SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2<br />
-----------<br />
<br />
KỲ THI THỬ THPTQG LẦN 3 NĂM HỌC 2018 - 2019<br />
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ<br />
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề.<br />
Đề thi gồm 05 trang.<br />
———————<br />
Mã đề thi 485<br />
<br />
Họ và tên:..................................................................... Số báo danh: ....................<br />
Câu 1: Trong những năm 1961- 1965, Mĩ thực hiện thủ đoạn “ Dùng người Việt đánh người Việt”, nhằm:<br />
A. Tận dụng xương máu người Việt Nam.<br />
B. Rút dần quân Mĩ và quân đồng minh.<br />
C. Tăng cường khả năng chiến đấu của quân Sài Gòn.<br />
D. Giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường.<br />
Câu 2: Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “ Việt Nam hóa<br />
chiến tranh” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là:<br />
A. Đều mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.<br />
B. Được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu.<br />
C. Đều mở rộng chiến tranh xâm lược Lào và Cam pu chia.<br />
D. Đều có quân Mĩ vừa trực tiếp chiến đấu, vừa cố vấn chỉ huy.<br />
Câu 3: Hình thức đấu tranh chủ yếu để chống Mĩ - Diệm của quân dân miền Nam trong phong trào Đồng<br />
khởi ( 1959- 1960) là:<br />
A. đấu tranh vũ trang.<br />
B. Đấu tranh nghị trường.<br />
C. Đấu tranh chính trị, hòa bình .<br />
D. Khởi nghĩa giành chính quyền.<br />
Câu 4: Điểm mới và cũng là tiến bộ nhất trong phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam những năm<br />
đầu thế kỉ XX là gì?<br />
A. Quan niệm về cuộc vận động cứu nước đã thay đổi: cầu điện bên ngoài giúp đỡ.<br />
B. Quan niệm muốn giành được độc lập dân tộc thì không chỉ có khởi nghĩa vũ trang.<br />
C. Quan niệm về tập hợp lực lượng đã thay đổi: gắn với thành lập hội, tổ chức chính trị.<br />
D. Quan niệm cứu nước phải gắn với duy tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ hơn.<br />
Câu 5: Điểm mới của Hội nghị lần thứ 8 (5/1941) so với Hội nghị tháng 11/1939 Ban chấp hành Trung<br />
ương Đảng cộng sản Đông Dương là:<br />
A. Tạm gác khẩu hiệu “ cách mạng ruộng đất”, thực hiện giảm tô, giảm tức.<br />
B. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến.<br />
C. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống đế quốc.<br />
D. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.<br />
Câu 6: Ý nghĩa lớn nhất của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 ( từ tháng 9/1945 đến tháng<br />
2/1947) là:<br />
A. Bảo vệ Trung ương Đảng và Chính phủ về căn cứ lãnh đạo kháng chiến.<br />
B. Thành lập Trung đoàn Thủ Đô.<br />
C. Tiêu hao được nhiều sinh lực địch.<br />
D. Giam chân địch ở các đô thị.<br />
Câu 7: Kẻ thù chủ yếu của nhân dân Mĩ Latinh trong phong trào giải phóng dân tộc từ sau chiến tranh thế<br />
giới thứ hai là:<br />
A. Chủ nghĩa Phát xít.<br />
B. Chủ nghĩa thực dân cũ.<br />
C. Chế độ phân biệt chủng tộc.<br />
D. Chế độ tay sai của chủ nghĩa thực dân mới.<br />
Câu 8: Ý nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của chiến dịch Biên giới Thu - Đông năm 1950?<br />
A. Con đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông.<br />
B. Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.<br />
Trang 1/5 - Mã đề thi 485<br />
<br />
C. Tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài.<br />
D. Quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ.<br />
Câu 9: Sự kiện nào dưới đây được coi là một bước phát triển nhảy vọt của Cách mạng miền Nam (19541975)?<br />
A. Phong trào “Đồng Khởi”.<br />
B. Chiến Thắng Bình Giã.<br />
C. Chiến thắng Vạn Tường.<br />
D. Chiến thắng Ấp Bắc.<br />
Câu 10: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và hiệp định<br />
Giơnevơ 21/7/1954 là:<br />
A. Phân hóa và cô lập cao đổ kẻ thù.<br />
B. Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.<br />
C. Không vi phạm chủ quyền dân tộc.<br />
D. Đảm bảo giành thắng lợi từng bước.<br />
Câu 11: Ý nào không đúng khi giải thích cho luận điểm: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã tạo ra bước<br />
ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?<br />
A. Từ đây, Cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo.<br />
B. Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên, quyết định những bước phát triển nhảy vọt mới của cách mạng.<br />
C. Cách mạng Việt Nam trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.<br />
D. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành chính Đảng mạnh nhất, giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt<br />
Nam.<br />
Câu 12: Thắng lợi trong chiến dịch nào có tính chất quyết định buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ?<br />
A. Chiến dịch Thượng Lào 1954.<br />
B. Chiến dịch Biên Giới 1950.<br />
C. Chiến dịch Trung Lào 1953.<br />
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.<br />
Câu 13: Từ sau 2/9/1945, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa thực hiện sách lược nhân nhượng với<br />
quân Trung Hoa Dân Quốc vì:<br />
A. Ta phải đánh Pháp tại Nam Bộ.<br />
B. Ta cần có hòa bình ở miền Bắc, quân Trung Hoa Dân Quốc là quân Đồng minh, chưa ra tay trực<br />
tiếp chống phá cách mạng mà sử dụng tay sai.<br />
C. Quân Trung Hoa Dân Quốc mạnh.<br />
D. Quân Trung Hoa Dân Quốc đã bắt tay với Pháp.<br />
Câu 14: Trong bối cảnh thế giới bị phân chia làm “ hai cực” “ hai phe”, nguyên tắc hoạt động được xem<br />
là có ý nghĩa thực tiễn nhất của Liên hợp quốc là:<br />
A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.<br />
B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình .<br />
C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước lớn trong Hội đồng Bảo an.<br />
D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết dân tộc.<br />
Câu 15: Xu thế chung trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh là:<br />
A. Tăng cường liên kết khu vực để tăng sức mạnh kinh tế, quân sự.<br />
B. Hòa bình, hợp tác để cùng nhau phát triển.<br />
C. Chống lại các tổ chức khủng bố, cực đoan.<br />
D. Cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.<br />
Câu 16: Thời cơ “ ngàn năm có một” cho nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong<br />
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là:<br />
A. Sự thất bại của phe phát xít ở Châu Âu.<br />
B. Phát xít Đức, Italia tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.<br />
C. Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.<br />
D. Sự thất bại của phe phát xít ở Châu Phi.<br />
Câu 17: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với Cách mạng Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 là:<br />
A. Thành lập 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam.<br />
B. Trực tiếp lãnh đạo cách mạng.<br />
C. Trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.<br />
Trang 2/5 - Mã đề thi 485<br />
<br />
D. Chuẩn bị chủ trương “ vô sản hóa” để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.<br />
Câu 18: Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam (1919 - 1930) thất bại vì:<br />
A. Không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam.<br />
B. Lực lượng và giai cấp lãnh đạo còn non yếu.<br />
C. Nặng nề chủ trương đấu tranh bạo lực và ám sát cá nhân.<br />
D. Không lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.<br />
Câu 19: Để hạn chế sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta,<br />
Mĩ đã dùng thủ đoạn nào?<br />
A. Kinh tế.<br />
B. Văn hóa.<br />
C. Ngoại giao.<br />
D. Chính trị.<br />
Câu 20: Tổ chức cách mạng nào dưới đây ở Việt Nam theo khuynh hướng dân chủ tư sản?<br />
A. Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
B. Đông Dương Cộng Sản Đảng.<br />
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.<br />
D. Việt Nam Quốc dân Đảng.<br />
Câu 21: Hậu quả tiêu cực nhất mà cuộc cách mạng khoa học - công nghệ gây ra cho con người và môi<br />
trường trái đất là:<br />
A. Tình trạng ô nhiễm môi trường và hiện tượng Trái Đất nóng lên.<br />
B. Tai nạn lao động và dịch bệnh mới.<br />
C. Tình trạng đất bị nhiễm mặn do nước thủy triều xâm lấn.<br />
D. Xuất hiện vũ khí hủy hoại môi trường.<br />
Câu 22: Một trong những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn còn nguyên giá<br />
trị trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay là:<br />
A. Luôn đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu trong chiến lược đấu tranh.<br />
B. Củng cố và phát huy truyền thống yêu nước, Kiên quyết chống giặc ngoại xâm của dân tộc.<br />
C. Kết hợp linh hoạt các hình thức đấu tranh.<br />
D. Đảng tập hợp các lực lượng yêu nước rộng rãi trong mặt trận dân tộc thống nhất.<br />
Câu 23: Nội dung nào dưới đây nhận xét đúng về cách xác định nhiệm vụ cách mạng trong cương lĩnh<br />
chính trị đầu tiên của Đảng?<br />
A. Cách xác định nhiệm vụ nêu trong cương lĩnh bao hàm cả nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, trong đó<br />
nhiệm vụ dân tộc được đặt lên hàng đầu.<br />
B. Cách xác định nhiệm vụ của cương lĩnh bao hàm cả nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ, hai<br />
nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau.<br />
C. Cách xác định nhiệm vụ của cương lĩnh bao hàm cả nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai<br />
cấp.<br />
D. Cách xác định nhiệm vụ của cương lĩnh thể hiện sự vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lenin<br />
trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp của Nguyễn Ái Quốc.<br />
Câu 24: Sự sát nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn nhằm mục đích gì?<br />
A. Đẩy mạnh xu hướng toàn cầu hóa.<br />
B. Tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.<br />
C. Hình thành các công ty xuyên quốc gia.<br />
D. Thắt chặt quan hệ thương mại quốc tế.<br />
Câu 25: Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với Cách mạng Việt Nam từ năm 1920 đến năm<br />
1930 là:<br />
A. Chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng.<br />
B. Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.<br />
C. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.<br />
D. Đề ra đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.<br />
Câu 26: Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo nhất trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của<br />
Nguyễn Tất Thành (1911 - 1917) so với những người đi trước là ở:<br />
A. Mục đích ra đi tìm con đường cứu nước.<br />
B. Hành trình đi tìm chân lý cứu nước.<br />
Trang 3/5 - Mã đề thi 485<br />
<br />
C. Thời điểm xuất phát và bản lĩnh cá nhân.<br />
D. Hướng đi và cách tiếp cận chân lý cứu nước.<br />
Câu 27: Quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ bằng ba mũi giáp công là:<br />
A. Kinh tế, chính trị, ngoại giao<br />
B. Chính trị. quân sự, binh vận.<br />
C. Chính trị, quân sự, văn hóa.<br />
D. Kinh tế, chính trị, binh vận.<br />
Câu 28: Sự kiện chính trị thể hiện tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương trong<br />
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là:<br />
A. Thắng lợi của liên quân Lào - Việt ở Trung Lào và thượng Lào.<br />
B. Sự ra đời và lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương.<br />
C. Sự thành lập Liên minh nhân dân Việt- Miên- Lào.<br />
D. Họp hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam- Lào- Campuchia.<br />
Câu 29: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là do:<br />
A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra trầm trọng.<br />
B. Các nước Anh, Pháp, Mĩ dung dưỡng, nhượng bộ với phát xít.<br />
C. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc xung quanh về vấn đề thuộc địa.<br />
D. Âm mưu muốn làm bá chủ thế giới của Đức và Nhật Bản.<br />
Câu 30: Các nước Anh, Pháp, Mĩ tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bằng<br />
biện pháp nào?<br />
A. Tăng cường gây chiến tranh để xâm chiếm thuộc địa, thị trường<br />
B. Tiến hành cải cách kinh tế, xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị<br />
C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ.<br />
D. Hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.<br />
Câu 31: Thắng lợi quân sự nào tác động trực tiếp buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán và kí hiệp định<br />
Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?<br />
A. Thắng lợi của nhân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1969) và lần thứ hai<br />
(1972) của Mĩ.<br />
B. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân ( 1968), trận “Điện Biên Phủ trên<br />
không” (1972).<br />
C. Thắng lợi Vạn Tường ( 1965) ở miền Nam, trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972) ở miền Bắc.<br />
D. Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược ( 1972) của quân dân miền Nam và trận “Điện Biên Phủ<br />
trên không” ( 1972).<br />
Câu 32: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)<br />
ở Đông Dương là:<br />
A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối đúng đắn, sáng tạo.<br />
B. Sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.<br />
C. Tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương.<br />
D. Toàn dân đoàn kết, chiến đấu dũng cảm.<br />
Câu 33: Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu của Mĩ trong “ chiến lược toàn cầu”?<br />
A. Đàn áp phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.<br />
B. Khống chế, chi phối các nước Đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.<br />
C. Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.<br />
D. Giúp Tây Âu, Nhật Bản trở thành trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.<br />
Câu 34: Thủ đoạn mới được đế quốc Mĩ thực hiện trong chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” là gì?<br />
A. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.<br />
B. Rút dần quân Mĩ về nước.<br />
C. Tăng số lượng ngụy quân.<br />
D. Cô lập cách mạng Việt Nam.<br />
Câu 35: Hình thái khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là:<br />
A. Khởi nghĩa từng phần ở các địa phương.<br />
B. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.<br />
C. Tổng khởi nghĩa trên quy mô cả nước.<br />
Trang 4/5 - Mã đề thi 485<br />
<br />
D. Khởi nghĩa từng phần với chiến tranh du kích.<br />
Câu 36: Năm 1957, nhân dân Liên Xô đã đạt được thành tựu có ý nghĩa quan trọng nào về khoa học kĩ<br />
thuật?<br />
A. Vươn lên thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới ( sau Mĩ).<br />
B. Trở thành nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo.<br />
C. Chế tạo thành công bom nguyên tử, Phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ.<br />
D. Phóng thành công tàu vũ trụ cùng nhà du hành bay vào không gian.<br />
Câu 37: Việt Nam đã và đang vận dụng nguyên tắc nào dưới đây của Liên Hợp Quốc để giải quyết vấn<br />
đề phức tạp ở biển Đông?<br />
A. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc.<br />
B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.<br />
C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.<br />
D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình .<br />
Câu 38: Thắng lợi nào của quân dân miền Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “ phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm<br />
lược?<br />
A. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.<br />
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.<br />
C. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.<br />
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968.<br />
Câu 39: Thực tiễn xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã để<br />
lại cho Đảng ta bài học về:<br />
A. Phát huy sức mạnh toàn dân.<br />
B. Xây dựng nền kinh tế thị trường.<br />
C. Tăng cường hợp tác quốc tế.<br />
D. Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.<br />
Câu 40: Biểu hiện không đúng của xu thế toàn cầu hóa là:<br />
A. Sự phát triển mạnh mẽ của các quan hệ thương mại quốc tế.<br />
B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết khu vực.<br />
C. Sự ra đời của tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).<br />
D. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.<br />
--------------------------------------------------------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 5/5 - Mã đề thi 485<br />
<br />