SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN II NĂM 2018<br />
<br />
TỈNH BÀ RỊA–VŨNG TÀU<br />
<br />
Bài thi: NGỮ VĂN<br />
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
ĐỀ THI CHÍNH THỨC<br />
(Đề thi có 01 trang)<br />
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:<br />
Tuổi trẻ không là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà chỉ một trạng thái tâm<br />
hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí<br />
mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối<br />
nguồn cuộc sống.<br />
Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải<br />
nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn… Không ai già đi vì tuổi tác, chúng ta chỉ già đi khi để tâm<br />
hồn mình héo hon.<br />
Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn. Năm tháng in hằn những vết nhăn trên<br />
da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống tạo những vết nhăn trong tâm hồn. Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin<br />
vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta.<br />
(Theo Điều kì diệu của thái độ sống, Mac Anderson, NXB Tổng hợp TPHCM, 2017, tr.68)<br />
Câu 1. Chỉ ra thao tác lập luận chính của đoạn trích.<br />
Câu 2. Theo tác giả, tuổi trẻ thể hiện ở những điều gì?<br />
Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về nghĩa của những cụm từ vết nhăn trong câu sau: Năm tháng in hằn<br />
những vết nhăn trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống tạo những vết nhăn trong tâm hồn?<br />
Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm “Tuổi trẻ không nhất thiết gắn liền với sức khỏe và vẻ<br />
tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của<br />
tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống” không? Vì sao?<br />
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
Câu 1 (2,0 điểm)<br />
Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của<br />
anh/chị về ý nghĩa của thái độ sống tích cực đối với mỗi người.<br />
Câu 2 (5,0 điểm)<br />
Cảm nhận của anh/chị về diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng<br />
A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXBGD, 2017). Từ đó liên hệ với diễn biến tâm trạng nhân<br />
vật Liên khi chờ chuyến tàu đêm (Hai đứa trẻ - Thạch Lam, Ngữ văn 11, Tập một, NXBGD, 2017) để<br />
nhận xét giá trị nhân đạo của tác phẩm dưới ngòi bút của nhà văn Tô Hoài và Thạch Lam.<br />
---------------HẾT----------------Họ và tên thí sinh…………………………………….<br />
Chữ kí của một giám thị……………………………..<br />
<br />
Số báo danh……………………….<br />
<br />