intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Chu Văn An

Chia sẻ: Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

63
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Chu Văn An tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ kiểm tra sắp tới. Chúc các bạn thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Chu Văn An

  1.      Trường THPT Chu Văn An  ĐỀ THI  MINH HỌA  THPT QUỐC GIA NĂM  2018          Tổ Ngữ văn                           Môn : Ngữ văn. Thời gian làm bài: 120 phút                                                                                           (không kể phát đề) I.THIÊT LÂP MA TRÂN: ́ ̣ ̣    Câp đô ́ ̣ Vân dung ̣ ̣ Nhân biêt ̣ ́ Thông hiêu ̉ Câp đô ́ ̣  Câp đô ́ ̣  Công ̣ Tên chu đề ̉ thâṕ cao  Chu đê 1: ̉ ̀ Phong cách ngôn  Tìm chủ đề và trình   Đọc ­ hiểu ngữ, kết cấu lập  bày suy nghĩ  về  luận đoạn văn vấn đề Sô câu(4 câu) ́ Số câu : 2 Số câu : 2 Sô câu:4  ́ ̉   Số điểm : 1.0 Sô điêm (3 điêm) ́ ̉ Số điểm : 2.0 Số điểm:3.0 Ti lê:30% ̉ ̣ Tỉ lệ : 30% . ̣ ̣ ̉ Vân dung hiêu biêt kiên ́ ́      Chu đê 2 : ̉ ̀ thưc xa hôi lam ro suy ́ ̃ ̣ ̀ ̃   ̣ ̣ ̃ ̣ Nghi luân xa hôi nghĩ   của   bản   thân   về  ( tư tưởng đạo lí) nền   văn   hiến   của   dân  tộc và cách ứng xử của  con người.    Sô câu(1 câu) ́    Sô câu: 1 ́ Sô câu:1  ́ Sô điêm (2 điêm) ́ ̉ ̉   ́ ̉ Sô điêm: 2.0 Số điểm :  Ti lê:20% ̉ ̣ 2.0  Tỉ lệ : 20% Vâṇ   dung ̣   nhưng ̃   hiêu ̉   Chu đê 2 : ̉ ̀ biêt́   kiên ́   thưć   về  tać   Lam văn ̀ ̉ phâm, vê đăc tr ̀ ̣ ưng thể  ̣ ̣ Nghi luân văn hoc̣ loai, ̣   kêt́   hợp   cać   thao  ( Phân tích nhân  tać   nghị   luân ̣   và  vật) phương   thưć   biêu ̉   đat, ̣   biêt cach phân tich nhân ́ ́ ́   vật   Việt   trong   truyện  ngắn “ Những đứa con  trong   gia   đình”   của  Nguyễn Thi.
  2. Sô câu(1 câu) ́ Sô câu: 2 ́ Sô câu:1  ́ Sô điêm (5 điêm) ́ ̉ ̉ ́ ̉ Sô điêm:  Số điểm :  Ti lê:50% ̉ ̣ 7.0      5.0  Tỉ lệ : 50% Tông sô câu ̉ ́        Sô câu:2 ́ Số câu : 2 Sô câu:2 ́ Sô câu:6 ́ Tông sô điêm ̉ ́ ̉ ́ ̉ Sô điêm: 1.0 Số điểm : 2.0 ́ ̉ Sôđiêm:7.0 ́ ̉ Sô điêm:10 Ti lê:% ̉ ̣ ̉ ̣ Ti lê:10%  Tỉ lệ : 20% ̉ ̣ Ti lê:70% ̉ ̣ Ti lê:100% II. BIÊN SOAN ĐÊ KIÊM TRA: ̣ ̀ ̉ Trường THPT Chu Văn An  ĐỀ THI  MINH HỌA  THPT QUỐC GIA NĂM  2018          Tổ Ngữ văn                           Môn : Ngữ văn. Thời gian làm bài: 120 phút                                                                                           (không kể phát đề) 1. ĐỌC – HIỂU : ( 3 điêm)̉       Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “ Công cuộc bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ  hiện nay   đòi hỏi chúng ta phải có một sức mạnh nội lực đủ để  đương đầu với bất kì thử  thách   nào, bất kì thế lực nào, nội lực phải được hiểu bao gồm cả sức mạnh vật chất và sức   mạnh tinh thần.Chúng ta chỉ có thể  bảo vệ được độc lập dân tộc, chủ  quyền và toàn   vẹn lãnh thổ  khi chúng ta phát huy được cao độ  sự  tổng hợp của cả  hai nguồn sức   mạnh đó. Sức mạnh tinh thần đó là chủ nghĩa yêu nước được kết tinh từ tình yêu quê   hương đất nước; là tình yêu đồng bào với tinh thần “ người trong một nước phải   thương nhau cùng”; là lòng tự  hào về  lịch sử vẻ vang và nền văn hóa dân tộc(…); là   tinh thần độc lập dân tộc – mục tiêu tối thượng và nghĩa vụ  thiêng liêng của mọi thế   hệ  người Việt Nam; là ý thức sâu sắc về  chủ  quyền quốc gia và kiên quyết bảo vệ   vững chắc chủ quyền đó(..); là niềm tự tôn, tự hào dân tộc ngàn năm văn hiến. Nhưng   chỉ nội lực tinh thần thôi thì chưa đủ. Phải phát huy nội lực đó trong xây dựng để phát   triển sức mạnh vật chất. Chủ nghĩa yêu nước phải được “kích hoạt”   để  biến thành   nội lực phát triển, xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh…”
  3.                   ( Vũ Văn Quân – Cuộc trường chinh giữ nước – từ truyền thống đến hiện   đại­ Báo Quân Đội Nhân Dân, ngày 09/02/2015)  Câu 1/  Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? (0.5đ)  Câu  2/  Nêu chủ đề của đoạn văn trên? (1.0đ)  Câu  3/  Đoạn văn trên được trình bày theo kết cấu lập luận nào? (0.5đ)  Câu  4/ Tại sao tác giả lại cho rằng “ nội lực tinh thần thôi thì chưa đủ” trong công   cuộc xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh?  (1.0đ) 2.  LÀM VĂN: (7đ)   Câu 1. ( 2 điểm)       Trong bức thư của một du học sinh Nhật bàn về văn hóa Việt có đoạn :  Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm  văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách  hành xử đời thường. Là một người Việt trẻ tuổi, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình  bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.   Câu 2. ( 5 điểm)       Phân tích nhân vật Việt trong truyện “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn  Thi để thấy được sự tiếp nối truyền thống vẻ vang trong gia đình của người nông dân  Nam Bộ. Từ  đó anh/ chị hãy chỉ  ra ý nghĩa nhắc nhở của tác phẩm đối với con người  Việt Nam xưa và nay về vai trò của truyền thống dân tộc.    III. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ MINH HỌA THPT QUỐC GIA  NĂM 2018 Môn :  Ngữ Văn         1.  ĐỌC – HIỂU : ( 3 điêm)̉ 1.  Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.( 0.5đ)     2.   Chủ  đề  của đoạn văn : Cần phải phát huy sức mạnh vật chất và tinh thần của   mọi thế hệ người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.(1.0đ)
  4.    3.  Đoạn văn trên được trình bày theo kết cấu lập luận diễn dịch.( 0.5đ)      4.  Tác giả  lại cho rằng “ nội lực tinh thần thôi thì chưa đủ” trong công cuộc xây  dựng một nước Việt Nam hùng mạnh vì điều này xuất phát từ  đòi hỏi của thời kì hội  nhập kinh tế toàn cầu để trở thành quốc gia hùng mạnh. Trước hết, đất nước cần phải  phát triển lớn mạnh về kinh tế, muốn vậy chúng ta cần phải phát huy cả sức mạnh về  vật chất. Nội   lực tinh thần phải được phát huy để  trở  thành tiền đề  thúc đẩy sức   mạnh vật chất. Ví dụ  như  tinh thần yêu nước sẽ  khiến chúng ta đoàn kết chung tay  góp sức người, sức của, trí tuệ  và của cải để  phát triển kinh tế, xây dựng đất nước  ngày một giàu đẹp, vững mạnh. Đó là một trong những điều kiện để  chúng ta có thể  giữ gìn độc  lập, chủ quyền quốc gia. .(1.0đ)   II. LÀM VĂN :    Câu 1/  (2điểm)  a/   Yêu cầu về hình thức : ­ Viết đúng một đoạn văn, khoảng 200 chữ. ­ Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,…   b/ Yêu cầu về nội dung : + Giới thiệu câu nói của một du học sinh Nhật về ‘văn hóa Việt”. Giới  thiệu vấn  đề  nghị  luận: Suy nghĩ về  nền văn hiến 4000 năm đáng tự  hào của Việt Nam và ý   thức  phát huy điều đó trong cách hành xử đời thường. (0.25điểm) +  Ý cả  câu là một lời cảnh tỉnh đối với  mỗi ngưới Việt Nam: không ngủ  quên   trong quá khứ và hãnh diện về truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc mà cần để   truyền thống văn hóa tốt đẹp đó thể hiện trong cuộc sống thực tế hằng ngày.  ( 0.25  điểm) + Bàn luận vấn đề: ( 1.0 điểm) * Vì sao nói: Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến?: Vì trong thực tế  không phải dân tộc nào cũng có kịch sử  phát triển lâu đời như  vậy. Trong suốt 4000 năm dựng nước và giữ   nước, cha ông ta đã tạo ra những giá  trị  vật chất và tinh thần, hình thành bản sắc văn hóa của dân tộc với những nét tốt   đẹp, biểu hiện phong phú  ở  nhiều lĩnh vực trong cuộc sống ( học sinh lấy những   dẫn chứng trong thực tế: ví dụ truyền thống  lá lành đùm lá rách, truyền thống hiếu   khách …) * Vì sao nói: Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách   lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường? Vì 4000 năm văn hiến chỉ là nền tảng, hành trang quí báu, nhưng nó hoàn toàn là  thành tựu của quá khứ. Không thể  chỉ  tự  hào về  những điều trong sử  sách, vì văn   hóa của một dân tộc cần biểu hiện thành những điều cụ  thể  trong cuộc sống hiện   tại. Có như  vậy truyền thống văn hóa, văn hiến tốt đẹp của dân tộc mới được gìn  giữ, lưu truyền và phát huy trong hiện tại và tương lai. Nếu chúng ta chỉ nói mình có  truyền thống văn hiến mà thực tế lại không được điều đó thì sẽ  thật đáng hổ  thẹn   và không xứng đáng những gì mà thế hệ đi trước đã làm được và để  lại cho chúng   ta. Hơn nữa đánh mất bản sắc, làm mai một nền văn hiến lâu đời cũng có nghĩa là 
  5. làm mất đi cơ sở của lòng tự hào, tự tôn dân tộc, khiến hình ảnh của dân tộc mất đi  vị thế trên trường quốc tế. * Thực tế  hiện nay đáng cảnh báo vì sự  xuống cấp của những giá trị  văn hóa   trong lối sống. Học sinh lấy những dẫn chứng diễn ra phổ biến trong thực tế hiện   nay: truyền thống nhân đạo, tương thân tương ái ngàn xưa đang đứng trước nguy cơ  bị  đẩy lùi bởi thói vô cảm và chủ  nghĩa cá nhân; truyền thống trọng tình nghĩa mai  một trước chủ nghĩa thực dụng và toan tính… * Tuy nhiên sẽ  là phiến diện nếu không ghi nhận những tấm gương nổ  lực để  bảo vệ và phát huy truyền thống đó trong đời sống. + Là thế hệ trẻ chúng ta cần ý thức  được dân tộc ta có một nền văn hiến lâu đời.   Thế hệ trẻ cần phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong lời nói, việc   làm hằng ngày, trong cách đối nhân xử thế. Có thái độ tôn trọng, trùng tu và giữ gìn   các công trình văn hóa, những nơi thâm nghiêm: miếu mạo, đền đài…( 0.2 5 điểm) ­  Ý kiến khiến ta tự hào về nền văn hiến của dân tộc và nhắc nhở mỗi người Việt   Nam có ý thức giữ gìn và phát triển những truyền thống văn hóa tốt đẹp trong hiện  tại. (0.25điểm)    Câu 2/ ( 5.0 điểm)    a/ Yêu cầu về hình thức : ̣ ̣ ̣ ́ nhân vật để từ đó làm rõ yêu cầu đề bài.     ­ Biêt lam bai nghi luân văn hoc, phân tich  ́ ̀ ̀ ́ ́ ̣ ̃ ̃ ̣ ưu loat; không măc lôi chinh ta, dung t     ­ Kêt câu chăt che, diên đat l ́ ́ ̃ ́ ̉ ̀ ừ, ngữ phap. ́    b/ Yêu cầu về nội dung : ̀ ́ ́ ̉ ̀    Bai viêt co thê trinh bay theo nhiêu cach khac nhau song cân nêu bât nh ̀ ̀ ́ ́ ̀ ̣ ững ý cơ bản   sau : ­  Mở bài: (0.5điểm) + Giới thiệu phong cách sáng tác tiêu biểu của tác giả Nguyễn Thi  và truyện ngắn  Những đứa con trong gia đình. + Giới thiệu được hình tượng nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong   gia đình của Nguyễn Thi, thế hệ đã tiếp nối truyền thống cách mạng vẻ  vang của   gia đình. ­  Thân bài:  + Truyền thống gia đình Việt: Truyền thống yêu nước, căm  thù giặc. Ông nội và  cha của Việt đều tham gia cách mạng và bị  giặc giết. Gia đình Việt có mối thù sâu  sắc với giăc Mỹ. Chú Năm là người hội tụ  truyền thống gia đình ( người ghi cuốn   sổ) đã nuôi dạy chi em Việt, Chiến và  khích lệ tinh thần đánh giặc của hai chị em. (0.25điểm) + Phân tích nhân vật Việt : (2.0điểm) * Vừa là cậu trai lộc ngộc, vô lo vô nghĩ: Hay tranh giành với chị. Nét trẻ con của   Việt được biểu hiện trong cuộc nói chuyện với chị vào đêm trước ngày tòng quân đi   bộ đội. Ra trận, Việt mang theo súng cao su để bắn chim. Việt không sợ giặc nhưng   lại sợ ma…
  6. * Vừa là một chiến sĩ dũng cảm, kiên cường: Chưa đủ tuổi tòng quân nhưng Việt   nhất quyết xung phong tòng quân để  trả  thù cho ba má. Khi xông trận, Việt chiến  đấu rất dũng cảm, dùng pháo tiêu diệt  được một xe bọc thép của giặc. Khi bị trọng   thương:   một   mình   giữa   chiến   trường,   mắt   không   nhìn   thấy   gì,   toàn   thân   rã   rời   nhưng vẫn trong tư  thế  quyết chiến tiêu diệt giặc. Tao sẽ  chờ  mày… Mày có bắn   tao thì tao cũng bắn được mày… Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn đối với tao thì … mày  là thằng giặc. Kế tục truyền thống gia đình nhưng Việt tiến xa hơn, lập nhiều chiến công mới   hiển hách. * Tình cảm yêu nước của Việt hòa quyện với tình cảm gia đình: Gia đình có  truyền thống đã bồi đắp cho Việt, và Việt cùng chị Chiến là người  phát huy truyền  thống. * Việt là khúc sông sau có vai trò tiếp nối truyền thống, tiêu biểu cho thế  hệ  những đứa con trong gia đình và tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. * Nhận xét nghệ  thuật xây dựng nhân vật: Nghệ  thuật xây dựng nhân vật độc   đáo với cách tạo tình huống gây ấn tượng, giàu kịch tính; khai thác sâu sắc diễn biến  tâm lí nhân vật, ngôn ngữ phỏng theo giọng điệu của nhân vật.(0.5điểm) + Ý nghĩa nhắc nhở của tác phẩm đối với con người Việt Nam xưa và nay về vai   trò của truyền thống dân tộc: (0.5điểm) * Tác phẩm Những đứa con trong gia đình có vai trò giáo dục truyền thống đến  nhân dân ta và thế  hệ  thanh niên lúc bấy giờ, điều đó vô cùng có ý nghĩa đặc biệt   trong bối cảnh ra đời. Lúc đó, cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn   ác liệt nhất. Việt phát huy truyền thống dân tộc, sức manh dân tộc có vai trò vô cùng   to lớn. Sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc khàng chiến vĩ đại ấy bắt   nguồn từ chính truyến thống gia đình. * Ngày nay, tác phẩm có ý nghĩa giúp thế  hệ  hôm nay hiểu về  lịch sử  dân tộc,   trang sử của gia đình Việt là trang sử hào hùng của đất nước, tiếp thêm cho chúng ta  niềm tự hào về đất nước. * Là một học sinh: Cần tự hào về lịch sử và truyền thống dân tộc. Cần phát huy  truyền thống này bằng ý thức học tập, rèn luyện, tinh thần xây dựng đất nước. ­  Kết bài: (0.25điểm) Chân dung độc đáo với những phẩm chất anh hùng của Việt đã góp phần thể hiện  chủ đề tư tưởng tác phẩm: Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình   yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh   tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến   chống Mỹ cứu nước.
  7.                  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0