intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Chuyên Lê Khiết

Chia sẻ: Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

36
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Chuyên Lê Khiết giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Chuyên Lê Khiết

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NGÃI                ĐỀ  ÔN THI THPT QUỐC GIA  TRƯỜNG THPT CHUYÊN               LỚP 12 – NĂM HỌC : 2017­2018                                                 LÊ KHIẾT                                MÔN    : NGỮ VĂN­ Ngày 12/3/2018.                                                                Thời gian làm bài:120 phút (Không kể thời gian giao đề)  I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm )         Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1­ 4:       “ Người con trai đầu của cô Hiền vừa tốt nghiệp trung học, tình nguyện đăng kí xin đi  đánh Mĩ. Tháng 4 năm 1965, lên Thái Nguyên huấn luyện. Tháng 7 rời Thái Nguyên vào Nam.  Họ có dừng lại Hà Nội vài giờ vào lúc tối, nhưng không một ai biết. Tôi hỏi cô: “Cô bằng  lòng cho em đi chiến đấu chứ ?”. Cô trả lời : “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn  nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng” ”.       ( Trích: Một người Hà Nội­ Nguyễn Khải; Ngữ văn 12, tập 2­ NXB GD, năm 2008 ). 1. Nêu nội dung chính những điều cô Hiền trả lời nhân vật tôi. 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 3. Phương thức biểu đạt đó thường sử dụng kiểu câu nào? 4. Vì sao nhân vật cô Hiền lại nói: “ Tao đau đớn mà bằng lòng” ? II.PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm). Câu 1 ( 2, 0 điểm).   Từ câu trả lời của cô Hiền trong đoạn văn trên, anh/ chị  hãy viết một đoạn văn (khoảng 200  chữ ) trình bày suy nghĩ của mình về lòng tự trọng của con người. Câu 2 ( 5,0 điểm).   Kết thúc truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, sáng tác trước Cách mạng tháng 8/1945, nhà  văn kể lại chuyện bà cô và Thị Nở cùng đến xem Chí Phèo chết. Trước lời lẽ đay nghiến của  bà cô, Thị Nở nhìn xuống bụng mình và “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ   bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua...”.                     (Trích:Chí Phèo­ Nam Cao. Ngữ văn 11, tập một. NXB GD, năm 2008).   Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, sáng tác sau Cách mạng tháng  8/1945, nhà văn  viết:           “Trong óc Tràng vẫn thấy  đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới ...”.                            (Trích: Vợ nhặt­ Kim Lân . Ngữ văn 12, tập hai . NXB GD, năm 2008).     Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về hai cách kết thúc truyện ngắn nói trên. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­  *Thí sinh không sử dụng tài liệu và giám thị không giải thích gì thêm .
  2.  *Họ và tên thí sinh:..................................................; Số báo danh: .................................                 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ  ÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2017­2018                                    MÔN NGỮ VĂN­ LỚP 12. (Tháng 3/ 2018)                                            (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)  I.Đọc  h    i  ểu  (3,0 đi   ểm)  1.Nội dung chính: Cách giáo dục con cái của cô Hiền là trong cuộc sống cần phải có lòng tự  trọng. (1,0 điểm) 2.Phương thức biểu đạt chính là:  Tự sự. (0,5 điểm) 3.Phương thức biểu đạt đó sử dụng kiểu câu  chủ yếu là : Câu kể // câu tự sự.  (0,5 điểm) 4. Câu nói của cô Hiền có hai ý tương phản nhưng lại thống nhất trong suy nghĩ của người  mẹ, một người công dân trong bối cảnh đất nước có chiến tranh: ­ Tao đau đớn, bởi vì không có người mẹ nào lại không xót xa , đau đớn khi người con do  mình dứt ruột đẻ ra lại phải xông pha nơi chiến trường, nơi sự sống, cái chết chỉ trong gang  tấc. ­ Nhưng (tao) lại bằng lòng, vì không có người mẹ nào lại muốn con mình trở nên hèn nhát,  muốn sống ích kỉ,(mình sống để bạn bè chết) vì đó là lòng tự trọng.   (1,0 điểm)  II. L    àm       văn  ( 7,0 di   ểm)   Câu 1 ( 2,0    điểm) . *Yêu cầu về hình thức: ­Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 chữ (Trường hợp học sinh viết hơn một đoạn văn hoặc  dưới một đoạn văn thì cho không quá ½ số điểm của câu. Còn tùy vào nội dung!) ­Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu ­Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội *Yêu cầu về nội dung: Bài làm của học sinh cần có những nội dung cơ bản sau: 1.Giới thiệu được vấn đề nghị luận: lòng tự trọng của con người   (0,25đ) 2 Giải thích: Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách của mình (0,25đ) 3 Bình luận:(1,5đ)   ­ Khẳng định phẩm chất của lòng tự trọng:  ++ Con người có lòng tự trọng là con người luôn luôn có ý thức và biết trách nhiệm, nghĩa vụ  của mình, biết những việc nào mình cần làm, nên làm, việc nào nên tránh. Biết xử lí đúng đắn  , hài hòa các mối quan hệ , lợi ích riêng­ chung...    ++ Người có lòng tự trọng là người biết ứng xử có văn hóa, biết giữ gìn đạo đức, tư cách.    ­ Ý nghĩa ,tác dụng của lòng tự trọng:
  3.  ++Lòng tự trọng của con người là biểu hiện của lối sống đẹp, của ý thức văn hóa, giúp con  người tự tin trong cuộc sống, tạo nên bản lĩnh văn hóa, nâng cao nhân cách con người.  ++Nếu con người không có hoặc mất đi lòng tự trọng thì họ sẽ trở nên ích kỉ, nhỏ nhen, tầm  thường trong cuộc sống..., cuộc sống của họ sẽ trở nên đơn điệu, nghèo nàn, không có  ý  nghĩa với mọi người, với xã hội. ­ Bài học cho bản thân và mọi người: Mỗi người cần có ý thức và hành động thể hiện lòng tự  trọng của bản thân để cuộc sống , xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Câu 2 ( 5,0 điểm). *YÊU CẦU CHUNG. ­Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài  nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. ­Thấy được điểm chung và nét riêng trong cách kết thúc tác phẩm của mỗi nhà văn ở hai giai  đoạn sáng tác ­Từ đó, chỉ ra tài năng và tư tưởng của mỗi nhà văn gắn với mỗi giai đoạn lịch sử văn học * YÊU CẦU CỤ THỂ  1. Giới thiệu hai tác giả, hai tác phẩm; Nêu vấn đề nghị luận. (0,5đ)     2.Cách kết thúc các tác phẩm: 2.1 Về cách kết thúc truyện ngắn Chí Phèo (1,5đ) ­Hoàn cảnh xảy ra kết thúc: Dân làng Vũ Đại, bà cô, Thị Nở đến xem, bàn tán về cái chết của  Bá Kiến và Chí Phèo ­Nội dung kết thúc truyện :Thị Nở nghĩ, Chí Phèo chết, đứa con của Thị ra đời nơi lò gạch bỏ  hoang… tiếp tục số phận như cha nó . ­ Ý nghĩa của cách kết thúc      ++/  Là cách kết thúc của truyện ngắn hiện đại “ kết thúc mà không kết thúc”­ để lại cho  người đọc truyện nhiều dự cảm khác nhau.      ++/ Nam Cao kết thúc lặp lại hình ảnh cái lò gạch cũ và đứa con Chí Phèo ra đời tại đó  đem lại một dự cảm về cuộc đời số phận của những người nông dân khốn khổ không lối  thoát, một khi xã hội đó không thay đổi.       ++/Khát khao đầy tính nhân đạo của nhà văn là xóa bỏ xã hội cũ để mở ra một xã hội mới  sáng sủa hơn tốt đẹp hơn, đem lại hạnh phúc cho con người.    ++/ Chỉ ra cách kết thúc này là hạn chế của văn học hiện thực phê phán mà Nam Cao không  thể vượt qua “nóc nhà” thời đại của mình. Nó đem lại một dư âm buồn về số phận con  người không thay đổi mà cứ lặp lại như một vòng tròn khép kín.  2.2 Về cách kết thúc truyện ngắn  V   ợ nhặt. (1,5đ)     ­ Hoàn cảnh xảy ra kết thúc: Sau “hôn nhân”, những người trong gia đình cụ Tứ kể chuyện  cho nhau nghe “ Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang, người ta không chịu đóng thuế… còn phá  cả kho thóc của Nhật chia cho người đói”, Tràng thấy ân hận,tiếc rẻ vẩn vơ... 
  4. ­ Nội dung kết thúc truyện: Hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” ám ảnh  Tràng. ­ Ý nghĩa của cách kết thúc      ++/  Là cách kết thúc của truyện ngắn  thuộc VHCM sau 1945 đem lại cho người đọc  truyện một dự cảm về sự thay đổi, giải phóng số kiếp con người.       ++/ Kim Lân kết thúc truyện bằng hai hình ảnh “ đám người đói” và “lá cờ đỏ ”  đem lại  một không khí lạc quan cho các nhân vật và người đọc. Những con người nghèo khổ đói rách  đã vùng lên đổi đời, Cách mạng sẽ về giúp họ giải thoát số phận của kiếp sống  nô lệ lầm  than.       ++/ Thể hiện lòng nhân ái, sự cảm thông , chia sẻ của nhà văn với nỗi khổ cực của những  con người đói. Nó mở ra  một chân trời mới đem lại niềm tin yêu về chế độ mới, sáng sủa  hơn, tốt đẹp hơn, đem lại hạnh phúc cho con người.    ++/ Chỉ ra cách kết thúc này là một ưu điểm vượt trội  của VH Cách mạng sau 1945 mà Kim  Lân đã cho thấy khác hẳn với Nam Cao.    3. So sánh:  3.1 Điểm giống nhau. (0    ,75    đ)    ­ Hai cách kết thúc truyện đều đem lại những dư âm trong cảm nhận và suy nghĩ của người  đọc về số phận của con người. ­Cả hai cách kết thúc truyện đều rất ấn tượng nhờ vào tài năng chọn chi tiết, hình ảnh nhỏ  mà có ý nghĩa lớn của mỗi nhà văn.  3.2 Điểm khác nhau. (0    ,75    đ)    ­Nam Cao kết thúc truyện theo đặc điểm của VH ­ HTPP tạo nên cách kết cấu vòng tròn.  Trong đó số phận con người chưa tìm được một sự giải thoát đáng kể( Chí Phèo cha chết có  Chí Phèo con nối tiếp qua suy nghĩ của Thị Nở; cũng như Bá kiến chết có Lí Cường lên thay). ­ Kim Lân kết thúc truyện theo đúng đặc điểm của VH Cách mạng, đem lại sự thay đổi số  phận con người. Ông hướng người đọc vào một niềm tin yêu ở Cách Mạng qua hình ảnh “lá  cờ đỏ bay phấp phới”, biểu tượng cho  cuộc sống mới đang về với  người nghèo. ­ Suy nghĩ , liên hệ của bản thân về xã hội mới mà Cách mạng đã đem lại cho mình: Cách  mạng đã đem lại sự đổi đời cho nhân dân nói chung, cho người nông dân nói riêng, trong đó có  bản thân mỗi con người, mỗi gia đình...( Thay cho phần kết bài). *Lưu ý! Câu NLVH có thể là khá mới lạ với một số em học sinh, do vậy nhóm chấm cần  thảo luận, thống nhất cách chấm và cho điểm phù hợp với thực tế bài làm của học sinh!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0