Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Đinh Tiên Hoàng
lượt xem 2
download
Mời các em học sinh tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Đinh Tiên Hoàng sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các em học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Đinh Tiên Hoàng
- TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HOÀNG ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2018 ĐỀ MINH HỌA MÔN: NGỮ VĂN, Thời gian làm bài 120Phút I. Đọc hiểu( 3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chính ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch cảnh. Cách tốt nhất thích ứng cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình. Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kì hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận và tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình. Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn. Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm được thật nhiều tiền, có gia đình hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc. Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia ánh nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống bạn mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến chiều thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này? Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng những khoảnh khắc quý giá trong chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai! (Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Văn học, 2012) Câu 1. Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về câu nói: “Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình”? Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng: “khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chính ta đang sống”? Câu 4.Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? II. Làm văn: ( 7 điểm) Câu 1:(2 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về hạnh phúc. Câu 2: ( 5 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài (“Vợ chồng A Phủ” Tô Hoài). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu (“Chí Phèo” – Nam Cao), để nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai nhà văn? Hết 1
- HƯỚNG DẪN CHẤM: I. Đọc hiểu: 1. (Nhận biết) – Thao tác lập luận chủ yếu: + Phân tích. + Giải thích lý do chọn: để làm rõ luận điểm “khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chính ta đang sống”, tác giả đưa ra những luận cứ phân tích “Đừng trông đợi một phép màu hay ai đó mang đến hạnh phúc”, “Đừng đợi…”,... 2. (Thông hiểu) – “Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình” vì đó là quá trình sống, trải nghiệm cả đời như một con đường chứ nó không chỉ là một khoảnh khắc. Từ sự trải nghiệm trên hành trình ấy ta sẽ cảm nhận được hạnh phúc. 3. (Thông hiểu) – “khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chính ta đang sống” vì “Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch cảnh” nên những khoảnh khắc hạnh phúc rất khó có được. – Do vậy, biết trân trọng từng giây phút chúng ta đang sống trên đời, biết hài lòng với thực tại và chọn sống hạnh phúc cho hôm nay thay vì đau khổ, muộn phiền. 4.(Vận dụng) – Thông điệp: Hạnh phúc ở hiện tại, hãy trân trọng. – Ý nghĩa: hiểu được ra hạnh phúc không phải chỉ là một khoảnh khắc mà là cả một quá trình, bản thân mỗi người sẽ biết trân trọng cuộc sống, chắt chiu hạnh phúc ở hiện tại. II.Làm văn: Câu 1: Nghị luận xã hội A. Về kĩ năng: Viết đúng đoạn văn khoảng 200 từ Biết cách làm bài nghị luận xã hội Bài viết có bố cục chặt chẽ; lập ý sáng tạo; vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận; hành văn mạch lạc, trôi chảy, có cảm xúc; không mắc lỗi dùng từ, chính tả. B. Về kiến thức: Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các ý sau: 2
- 1. Giải thích thế nào là hạnh phúc? Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý của con người khi ta cảm thấy thỏa mãn một nhu cầu trừu tượng. Đó là một khái niệm thuộc phạm vi đời sống tinh thần của con người. Đó là trạng thái tinh thần lý tưởng nhất mà con người theo đuổi. Dẫn chứng: Nhà triết học Heraclitus nói: “Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc...” Karl Marx: “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất...” “Chỉ có cầm thú mới quay mặt trước nỗi đau của đồng loại, mà chăm lo cho hạnh phúc riêng của mình” 2. Bình luận vấn đề Biểu hiện của hạnh phúc: đối với mỗi người mỗi lứa tuổi thì niềm hạnh phúc sẽ khác nhau, bên cạnh đó còn tùy theo hoàn cảnh, công việc,… Hạnh phúc không quá xa với mà rất đỗi gần gũi Đôi khi hạnh phúc là mang lại hạnh phúc cho người khác Tác dụng: mang lại sự thỏa mãn, thanh thản,… Những hành động có thể làm mất đi sự ham muốn hạnh phúc Tham vọng về quyền lực, tiền tài, lối sống buông thả trong xã hội ngày nay đang ngày càng đe dọa, cướp đi hạnh phúc của bao người 3. Liên hệ bản thân: bài học rút ra Câu 2: Nghị luận văn học A.Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giơi thiêu đ ́ ̣ ược vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khai quat đ ́ ́ ược vấn đề. Kết cấu bài làm chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. B. Về kiến thức: Xác định được vấn đề nghị luận Triển khai vấn đề nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Có thể có nhiều cách làm bài khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: 1. Giới thiệu chung 3
- – Giới thiệu về tác giả Tô Hoài; Nhân vật Mị trong cảnh đêm tình mùa xuân. – Giới thiệu về tác giả Nam Cao; Nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu. Hai nhà văn đều đi sâu khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động. 2. Cảm nhận hình tượng nhân vật Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài – Mị có phẩm chất tốt đẹp nhưng bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần + Mị là một thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, hồn nhiên, yêu đời; chăm chỉ làm ăn, yêu tự do, ý thức được quyền sống của mình. + Mị là giàu lòng vị tha, đức hi sinh. + Là con dâu gạt nợ, Mị bị đối xử như một nô lệ. Mị sống khổ nhục hơn cả súc vật, thường xuyên bị A Sử đánh đập tàn nhẫn. Mị sống như một tù nhân trong căn buồng chật hẹp, tối tăm. + Sống trong đau khổ, Mị gần như vô cảm “ngày càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. – Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân + Bên trong hình ảnh “con rùa nuôi trong xó cửa” vẫn đang còn một con người khát khao tự do, hạnh phúc. Gió rét dữ dội cũng không ngăn được sức xuân tươi trẻ trong thiên nhiên và con người, tất cả đánh thức tâm hồn Mị. + Mị uống rượu để quên hiện tại đau khổ. Mị nhớ về thời con gái, Mị sống lại với niềm say mê yêu đời của tuổi trẻ. + Tiếng sáo (biểu tượng của tình yêu và khát vọng tự do) từ chỗ là hiện tượng ngoại cảnh đã đi sâu vào tâm tư Mị. + Mị thắp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối. Mị chuẩn bị đi chơi nhưng bị A Sử trói lại; tuy bị trói nhưng Mị vẫn tưởng tượng và hành động như một người tự do, Mị vùng bước đi. – Khái quát nghệ thuật + Bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật phân tích tâm lí tinh tế, Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị. + Có áp bức, có đấu tranh; Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn lên mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do. 3. Liên hệ nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu a. Liên hệ nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu: – Sau khi gặp Thị Nở và được Thị chăm sóc, yêu thương, Chí Phèo lần đầu tiên tỉnh 4
- rượu sau những cơn say triền miên và đã có sự chuyển biến sâu sắc trong tâm trạng: + Từ tỉnh rượu đến tỉnh ngộ: Tỉnh rượu: lần đầu tiên – từ khi ra tù, Chí hết say và cảm nhận được thời gian và âm thanh hằng ngày của cuộc sống. Âm thanh cuộc sống đang từng tiếng một gõ nhịp vận hành cùng với sự thức tỉnh của Chí Phèo. Những âm thanh này ngày nào mà chẳng có, nhưng đây lại là lần đầu tiên Chí mới nhận ra. Tỉnh ngộ : nhận thức và nhìn lại cuộc đời mình trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. + Khát khao hoàn lương và mong ước hạnh phúc. Chí mong muốn trở lại làm người lương thiện. Nam Cao cho cho ta thấy được bản tính tốt của con người có ngay trong con người bị tha hoá. Bản tính ấy sẽ trỗi dậy khi có chất xúc tác. b. Nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai nhà văn – Hai nhân vật Mị và Chí Phèo của nhà văn Tô Hoài, Nam Cao là những hình tượng điển hình cho số phận con người lao động vượt lên sự đè nén của cường quyền và thần quyền để khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của con người. + Mị: Tưởng chừng như đã trở thành vật vô tri, vô giác trong nhà thống lý, nhưng vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân. + Chí Phèo: Dù bị hủy hoại cả về nhân hình lẫn nhân tính nhưng Chí vẫn khao khát hướng đến cuộc sống lương thiện. Mỗi nhà văn có một cách sáng tạo riêng, nhưng khi viết về người nông dân thì các tác giả đều hướng tới khám phá vẻ đẹp tâm hồn của họ. Từ đó, đề cao, trân trọng những phẩm chất đáng quý của người nông dân. 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 45 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 có đáp án
272 p | 2509 | 53
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên
30 p | 238 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An (Lần 2)
42 p | 164 | 6
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Khiết (Lần 1)
24 p | 60 | 5
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Lào Cai
14 p | 89 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Quang Trung (Lần 1)
37 p | 70 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Bình Minh (Lần 1)
34 p | 81 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hạ Long (Lần 1)
30 p | 75 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
26 p | 76 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hùng Vương (Lần 1)
17 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
78 p | 53 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 1)
41 p | 87 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bạc Liêu (Lần 1)
33 p | 119 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 1)
30 p | 89 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Lần 2)
38 p | 91 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 2)
39 p | 113 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 92 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT 19-5 Kim Bôi (Lần 1)
15 p | 71 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn