intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Số 1 Đức Phổ

Chia sẻ: Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

90
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Số 1 Đức Phổ sẽ giúp các bạn biết được cách thức làm bài thi cũng như kiến thức của mình trong môn học, chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia 2018 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Số 1 Đức Phổ

  1. 1 SỞ GD&ĐT QUẢNG NGÃI ĐỀ  ÔN TẬP TRƯỜNG THPT SỐ 1 ĐỨC PHỔ KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM HỌC 2017 ­ 2018 Môn thi: Ngữ văn  Thời gian: 120 phút I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Ai cũng từng có một thanh xuân Từng có một câu nói rằng: "Tuổi thanh xuân giống như  một cơn mưa rào, dù   cho bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa, bạn vẫn muốn đắm mình trong cơn mưa ấy   lần nữa." Tuổi trẻ, sau cùng chính là quãng thời gian đẹp đẽ nhất trong lòng người   mà ta không sao quay về được nữa. Tưởng tượng rằng ngày nào đó, tất cả chúng ta đều trở nên già cỗi, em từ một   cô gái xinh đẹp của tuổi hai mươi biến thành bà lão tám mươi lọm khọm, mắt kém,   ngồi vò võ một mình trước hiên nhà. Lúc  ấy, khi cảm giác cô đơn trống rỗng tràn   ngập tâm hồn, khi em biết rằng dù tốt dù xấu, mình cũng đã sống hết cuộc đời, liệu   em sẽ nhớ về cái gì nhất? Em nhớ  về  năm em 16 tuổi. Đó là lần đầu tiên em được một cậu bạn tỏ  tình.   Mối tình đầu của em, trong vắt như giọt sương sớm, ngọt ngào như  viên kẹo mật.   Khoảnh khắc cả  thế  giới lặng yên một chỗ  khi chúng em ngại ngùng nắm lấy tay   nhau đi hết đoạn đường phủ  kín hoa phượng đỏ  rực. Kể  cả  sau này, khi tình yêu   ngây ngô đó của chúng em không đơm hoa kết trái, em vẫn thấy mình nhớ  da diết   bóng hình cô gái mặc váy trắng, tết mái tóc dài ngồi líu lo kể chuyện đằng sau yên   xe đạp của cậu bạn trai cùng tuổi năm nào. Một phần thanh xuân của em. Em nhớ về năm em 18 tuổi. Đó là khi em biết, em phải học cách nghĩ nhiều hơn   là tình yêu đôi lứa và bản thân em. Em ngồi trên bàn học, nơi nhìn ra vườn cây ba   dày công vun xới sau nhà, thấy những giọt mồ hôi mệt mỏi lăn trên gương mặt mẹ,   và biết rằng, em còn có cả  một quãng đường dài phía trước để  mà đi. Nhiều đêm   liền, em thức trắng để  ôn bài cho kì thi Đại học. Những trang vở  mang trong đó   không chỉ niềm tin, ước mơ, khát vọng của em mà còn là công lao ba mẹ nuôi nấng   dạy dỗ  12 năm đèn sách. Chẳng có khoảnh khắc nào đáng nhớ  hơn thế, khi em   nhận ra rằng, mình đang nỗ lực, phấn đấu và cố gắng hết sức để có thể giành lấy   tương lai. Một phần thanh xuân của em. Em nhớ về năm em 20 tuổi.... Em nhớ về năm em 25 tuổi... Em đã tưởng tượng rất lâu, hồi tưởng rất nhiều. Em nhận ra rằng, con người ai   cũng cần một quãng đời như thế. Để được sống một cách bản năng nhất, mạnh mẽ   nhất, trước khi cuộc đời bắt chúng ta lớn lên và chấp nhận sự  nghiệt ngã của số   phận. Có một câu nói mà em rất thích: "Có những việc ngu xuẩn nếu hôm nay bạn   không làm thì tương lai sẽ không có cơ hội để làm. Vậy nên không cần suy nghĩ về   những sai lầm, đau khổ  từng trải qua nữa. Tuổi trẻ  hãy cứ  để  nó trong veo, đơn   thuần như vậy đi."
  2. 2 Đúng vậy. Bởi vì chúng ta chỉ có duy nhất một tuổi thanh xuân tươi đẹp để nhớ   về.                (Theo Kul.vn) Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.  Câu 2. (0,5 điểm) Theo tác giả, khi “mình cũng đã sống hết cuộc đời, liệu em sẽ   nhớ về cái gì nhất”? Câu 3. (1 điểm) Anh/Chị hiểu như  thế nào về  ý kiến:  Những trang vở mang trong   đó không chỉ  niềm tin,  ước mơ, khát vọng của em mà còn là công lao ba mẹ  nuôi   nấng dạy dỗ 12 năm đèn sách?  Câu 4. (1 điểm) Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: ."Tuổi trẻ chính là quãng thời   gian đẹp đẽ nhất trong lòng người mà ta không sao quay về được nữa”.Vì sao?  II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Từ  nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị  hãy viết một đoạn văn (khoảng 200  chữ) trình bày suy nghĩ về  ý nghĩa của những thăng trầm trong những tháng năm   tuổi trẻ. Câu 2: (5 điểm) Cảm nhận vẻ  đẹp phẩm hạnh của nhân vật “thị” trong truyện ngắn Vợ  nhặt của  nhà văn Kim Lân (Ngữ  Văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2017). Từ  đó, liên hệ  với   nhân vật thị  Nở  trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao (Ngữ  Văn 11,  tập một, NXB Giáo dục, 2017) để  thấy điểm gặp gỡ  trong quan niệm về  vẻ đẹp   con người của nhà văn Kim Lân và Nam Cao qua hai nhân vật này.                             ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Hết­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
  3. 3 HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I. Đọc – Hiểu 3 điểm 1 Chỉ  ra phương thức biểu đạt chính: Nghị  luận/ Phương  0,5 điểm thức nghị luận 2 Những điều nhớ nhất: ­ Em nhớ về em năm 16 tuổi ­ Em nhớ về em năm 18 tuổi 0,5 điểm ­ Em nhớ về em năm 20 tuổi ­ Em nhớ về em năm 25 tuổi Nghĩa là em nhớ về thời thanh xuân tươi đẹp đã qua 3 Những trang vở  mang trong đó không chỉ  niềm tin,  ước   mơ, khát vọng của em mà còn là công lao ba mẹ  nuôi   nấng, dạy dỗ 12 năm đèn sách: ­ Học tập là phương thức để biến ước mơ trở thành hiện  thực trong tương lai. Chính vì thế, những trang vở  không   chỉ  là kiến thức mà còn là niềm tin,  ước mơ, khát vọng   1 điểm của bản thân ­ Học tập cũng chính là câu trả  lời tốt nhất cho những   tình cảm yêu thương, lòng biết  ơn chân thành mà con cái  đối với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ba mẹ 4 Tuổi trẻ chính là quãng thời gian đẹp đẽ nhất trong lòng   người mà ta không sao quay về được nữa Đồng tình với quan niệm trên ­ Tuổi trẻ là thời điểm tươi đẹp nhất của một đời người  với biết bao niềm tin, ước mơ, khát vọng  ­ Tuổi trẻ  cũng là thời điểm vàng với biết bao cơ  hội.   Con người đủ  nhiệt huyết để  nỗ  lực, để  phát đấu trong  1 điểm hành trình hoàn thiện bản thân ­ Tuổi trẻ với những bồng bột, nông nổi, dại khờ  nhưng  vẫn có đủ thời gian để sửa chữa sai lầm, để tìm kiếm cơ  hội mới Nhưng thời gian luôn là dòng chảy xuôi chiều, tuổi trẻ chỉ  có một lần trong cuộc đời, những gì đã qua sẽ không bao   giờ quay trở lại. Khi hoài niệm về quá khứ, tuổi trẻ chính  là quãng thời gian đẹp nhất trong lòng người.
  4. 4 II Làm văn 7 điểm 1 Ý   nghĩa  của  những thăng  trầm  trong  những tháng  năm  2 điểm tuổi trẻ a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn Thí sinh có thể triển khai đoạn văn theo nhiều hình thức:  0,25   diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích.... điểm b.   Xác   định   đúng   vấn   đề   cần   nghị   luận:   Ý   nghĩa   của  0,25   những thăng trầm trong những tháng năm tuổi trẻ điểm c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để  triển  khai vấn đề  cần nghị  luận, nhưng cần đảm bảo những   yêu cầu cơ bản sau: ­ Giải thích khái niệm:  Những thăng trầm: những khó khăn, thử  thách của cuộc  sống Tuổi trẻ: là những tháng năm tươi đẹp nhất của cuộc đời,  1 điểm thời điểm có được hai món quà quý giá của tạo hóa: thời  gian và sức khỏe ­ Con người luôn đối mặt với những khó khăn, thử  thách  của cuộc sống. Khó khăn không phải là trở  ngại không  thể  vượt qua mà là thử  thách để  con người nỗ  lực phát  huy   năng   lực   của   bản   thân,   khơi   dậy   sức   mạnh   tiềm   năng, nắm bắt cơ hội, hướng đến tương lai tốt đẹp.  ­ Có thể, khi còn trẻ, con người dễ  nông nổi, vụng dại,  dễ vấp ngã và sai lầm. Nhưng trải qua những thăng trầm  trong cuộc sống, mỗi người sẽ  tự  rút ra bài học đắt giá  cho bản thân, rèn luyện ý chí và nghị  lực để  khẳng định  bản lĩnh trong cuộc sống. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25   Đảm bảo chuẩn chính tả, ngũ nghĩa, ngữ pháp điểm e. Sáng tạo 0,25   Có cách diễn đạt mới mẻ về vấn đề cần nghị luận điểm 2.  Nghị luận văn học 5 điểm a. Đảm bảo cấu trúc bài văn cần nghị luận 0,25   điểm b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25   điểm c. Triển khai vấn đề  4 điểm Giới thiệu tác giả, tác phẩm Kim Lân là cây bút xuất sắc của văn học hiện đại Việt  Nam và nhà văn chuyên viết truyện ngắn với đề tài nông  thôn và người nông dân, được mệnh danh là “nhà văn con  đẻ của đồng ruộng”. Ông viết chân thực và xúc động về  đời sống người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và  tâm lí của họ ­ những con người gắn bó tha thiết, thủy  0,5 điểm
  5. 5 chung với quê hương và cách mạng. Sáng lên trong tác  phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân  Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo  khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và  tài hoa.  ­ Vợ nhặt được xây dựng trên cái nền hiện thực của nạn  đói khủng khiếp năm Ất Dậu (1945) và được in trong tập  Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là  tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết năm 1946 nhưng  dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại  (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết  truyện ngắn này.  Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật “thị” ­ Thị  là người đàn bà “không có nổi một cái tên”, không  nhà cửa, không lai lịch, ngoại hình xấu xí ­> Trong nạn đói khủng khiếp, thân phận con người trở  nên hết sức vô nghĩa.  * Ngoại hình thảm hại do cái đói tạo ra.  ­ Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động: vô duyên, lẵng lơ, táo bạo  đến mức trơ trẽn, liều lĩnh * Khát vọng sống mãnh liệt:  Khi nhìn dưới góc độ  nhân bản thì tất cả  hành động, cử  chỉ  trơ  trẽn, vô duyên của thị  lại là biểu hiện của khát  vọng sống mãnh liệt ­> khâm phục thị.    Vẻ đẹp nữ tính:  _   Trên   đường   về   nhà   chồng:   rón   rén,   e   thẹn,   ngượng   2 điểm nghịu, thẹn thùng  _ Khi về đến nhà chồng:  + Thấy gia cảnh nhà chồng: lo lắng + Khi gặp gỡ mẹ chồng: lễ phép, lo lắng, vui mừng _ Sáng hôm sau:  + Dọn dẹp, vun vén nhà cửa.  + Bưng bát cháo khoán điềm nhiên và vào miệng.  Hiền hậu đúng mực, trở  thành người vợ  hiền, nàng dâu   thảo >>>> Cái xấu không phải là bản chất mà nhất thời do  hoàn cảnh  sống  tạo  nên.  Khi  được   sự   cưu  mang,   đùm  bọc, yêu thương của mọi người, thị đã trở lại chính mình,  trở lại với bản chất của một con người lương thiện. >>>> Thị  cũng chính là cầu nối để  gắn kết những thành   viên tỏng gia đình lại với nhau. Thị  đã hiện thực hóa mơ  ước, khát vọng được sống một cuộc sống hạnh phúc như  bao nhiêu người khác  ở  Tràng. Thị  thắp lên trong lòng   mọi người niềm tin và hi vọng vào tương lai tốt đẹp *Nghệ  thuật xây dựng nhân vật: chú trọng khắc họa cử  chỉ, hành động, ngoại hình để người đọc nhận ra vẻ đẹp 
  6. 6 của thị.  Liên hệ  với nhân vật Thị  Nở  trong tác phẩm  Chí Phèo  (Nam Cao) 1 điểm ­ Giới thiệu sơ  lược tác giả  Nam Cao và tác phẩm   Chí   Phèo  ­ Khái quát nhân vật Thị Nở  *Chân dung, lai lịch:  ­ Chân dung thảm hại: xấu ma chê quỷ  hờn, nghèo khổ,  dở  hơi ­> Không có cơ  hội tìm kiếm hạnh phúc cho bản   thân.  ­> Bi đát, thảm hại, đáng thương, tội nghiệp.  *Vẻ đẹp tâm hồn:  _ Biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc.  Bát cháo hành mang theo hương vị tình người của Thị Nở  đã làm “sống” lại bản chất người lâu nay bị vùi dập trong   Chí Phèo, đưa Chí Phèo quay trở lại cuộc sống con người   với khao khát được sống, ước mơ về những điều tốt đẹp Nhận xét về quan niệm về vẻ đẹp của con người  Kim Lân và Nam cao đều nhìn nhận con người trên vẻ  0,5 điểm đẹp về  nhân phẩm, về  tâm hồn. Đây cũng là chủ  nghĩa  nhân đạo trong sáng tác của hai nhà văn.  d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25   Đảm bảo chuẩn chính tả, ngũ nghĩa, ngữ pháp điểm e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, suy nghĩ sâu sắc về  vấn đề  0,25   cần nghị luận điểm Tổng điểm: 10 điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2