Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Sơn Hà
lượt xem 0
download
Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Sơn Hà dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Sơn Hà
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NGÃI ĐỀ THI ÔN TẬP TRƯỜNG THPT SƠN HÀ NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Phần 1: Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi : Nhà khoa học người Anh Phơrăngxít Bêcơn (thế kỉ XVI – XVII) đã nói một câu nổi tiếng: “Tri thức là sức mạnh”. Sau này Lênin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ thể hơn: “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”. Đó là một tư tưởng rất sâu sắc. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten métxơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đô la. Nhiều người cho Xtenmétxơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xtenmét xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô la.”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không?... Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức. Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức. Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực! (Theo Hương Tâm, Ngữ văn 9, Tập hai NXB Giáo dục Việt Nam, 2005, tr.3536) Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2. Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản. Câu 3. Trong văn bản, việc chuyên gia Xtenmétxơ “xem xét” máy phát điện bị hỏng và nhanh chóng “làm cho máy hoạt động trở lại” nói lên điều gì? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với nhận xét của tác giả “Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức” không? Tại sao? Phần 2: Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. Hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức”. Câu 2. NLVH (5điểm): Trong bài “Tây Tiến”, Quang Dũng viết: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm
- Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Trong thi phẩm “Việt Bắc”, Tố Hữu viết: “Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cũng mũ nan”. Anh ( chị) có cảm nhận như thế nào về 2 đoạn thơ trên?. ……………………………..Hết……………………………… HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN KỲ THI KIỂM TRA NĂNG LỰC SỞ GD & ĐT QUẢNG NGÃI ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM TRƯỜNG THPT SƠN HÀ Môn: NGỮ VĂN 12 Phầ n Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3.0 Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. 1 0.5đ Câu 2. Hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản: chứng minh, bình I Đọc luận. Hiểu 2 0.5đ Câu 3. Trong văn bản, việc chuyên gia Xtenmétxơ “xem xét” máy phát điện bị hỏng và nhanh chóng “làm cho máy hoạt động trở lại” đã khẳng định: sức mạnh của tri thức. Nó chứng minh cho chân lí: người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. 3 1đ 4 Câu 4. Thí sinh có thể đồng tình, hoặc không đồng tình với nhận xét Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức của tác giả song phải lí giải được nguyên nhân một cách hợp lí và có sức thuyết phục. 1đ II LÀM VĂN 7.0 Viết đoạn văn ngắn (Khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến 1 “Hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức”. 2,0 a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ. Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.
- Học sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích0,25 hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “Hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức”. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Học sinh trình bày theo nhiều cách hiểu khác nhau nhưng cần đảm bảo. 1đ Cụ thể: Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề cần nghị luận: “Hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức”. Các câu phát triển đoạn: 1. Giải thích: chưa biết quý trọng : sự thờ ơ, không quan tâm , xem nhẹ… 2. phân tích , chứng minh các biểu hiện : + Trong trường học: Học sinh lười học, không ham thích tìm tòi… + Ngoài xã hội: người tự học qua sách ngày càng ít, không quan tâm đến những hoạt động tôn vinh tri thức.. ( hs có thể lấy dẫn chứng thực tế theo sự hiểu biết của mình) 3. Bàn luận: + Nguyên nhân + Hậu quả 4 . Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học phù hợp cho bản thân. Nhận thức: Hành động: d. Chính tả, dùng từ, đặt câu hoặc có ý sáng tạo: 0.5đ Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, phù hợp 2 5.0đ Cảm nhận về 2 đoạn thơ a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,25đ Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài phát triển được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hai đoạn trích được trích từ hai bài thơ đều tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận, song mỗi nhà thơ lại có những cách khám phá, cách thể hiện riêng. 0,25đ c. Triển khai vấn đề nghị luận 4đ Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. A. Đoạn thơ trong bài thơ “Tây Tiến”: *Vẻ đẹp bi thương vừa hào hùng của đoàn quân Tây Tiến trên
- đường hành quân: Cái bi thương của người lính được gợi lên từ ngoại hình ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc, da dẻ xanh như màu lá. + Hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc” không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng mà nét vẽ này xuất phát từ 1 hiện thực trong cuộc sống của người lính TT + Hình ảnh “quân xanh màu lá” ở đây có thể hiểu là màu xanh áo lính hay màu xanh của lá ngụy trang khiến cho cả doàn quân xanh màu lá. Nhưng theo mạch thơ có lẽ còn nên hiểu đây là câu thơ miêu tả gương mặt xanh xao, gầy yếu vì sốt rét rừng, vì cuộc sống kham khổ. *Cái hào hoa: + Thủ pháp nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình ốm yếu và tâm hồn bên trong đã làm nên khí chất mạnh mẽ của người lính. “Không mọc tóc” là cách nói ngang tàn rất lính, hóm hỉnh đùa vui với khó khăn gian khổ của mình. + Thể hiện qua cách dùng từ Hán Việt “đoàn binh”. Chữ “đoàn binh” chứ không phải “đoàn quân” đã gợi lên được sự mạnh mẽ lạ thường của sự hùng dũng. Ba từ “dữ oai hùm” gợi lên dáng vẻ oai phong lẫm liệt, oai của chúa sơn lâm. *Họ còn là những chàng trai Hà Nội hào hoa, lãng mạn: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. + “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới” là đôi mắt thao thức về quê hương Hà Nội, về một dáng kiều thơm trong mộng. Mộng và mơ gửi về hai phía của chân trời: biên giới và Hà Nội. Người lính TT không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động, nhớ nhung về vẻ đẹp của Hà Nội: B. Đoạn thơ trong bài thơ “Việt Bắc”: *Vẻ đẹp hào hùng của đoàn quân: “Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng” + Đại từ sở hữu “của ta” vang lên một cách dõng dạc thể hiện niềm tự hào của những con người được làm chủ đất nước, đồng thời khẳng định Việt Bắc là chiến khu tự do. + Không khí sôi nổi của những ngày chiến dịch được tác giả tái hiện sinh động qua những từ ngữ, hình ảnh: rầm rập, đất rung, những từ
- láy: điệp điệp, trùng trùng. Hai chữ “rầm rập” vừa gợi âm thanh, vừa tạo hình ảnh. Biện pháp nghệ thuật so sánh, tượng trưng được tác giả sử dụng triệt để giúp ta cảm nhận hình ảnh những đoàn quân đang ngày đêm tiến về mặt trận. *Vẻ đẹp lãng mạn: “Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. Đây có thể là hình ảnh sao trời treo trên đầu súng của những người lính trong mỗi đêm hành quân, cũng có thể là ánh sáng của ngôi sao gắn trên chiếc mũ nan của người lính, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi cho người lính bước đi. Họ là những con người có lí tưởng cao cả, đẹp đẽ, sẵn sàng cống hiến vì sự nghiệp chung. Ý thơ khiến người đọc liên tưởng đến hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu. C. So sánh hai đoạn thơ: Giống nhau: Đều khắc họa người lính với vẻ đẹp vừa hào hùng, vừa lãng mạn, bay bổng. Khác nhau: + Trong đoạn thơ thuộc bài thơ “Tây Tiến”, vẻ đẹp hào hùng của người lính phảng phất sự bi thương. + Trong đoạn thơ thuộc bài thơ “Việt Bắc”, vẻ đẹp lãng mạn của người lính còn được Tố Hữu gắn liền với hiện thực. Cả hai tác giả đều có trải nghiệm từ thực tế chiến đấu nên thơ đều có chất hiện thực. Bên cạnh đó, Quang Dũng là một chàng trai rất hào hoa nên thơ ông có cái lãng mạn rất riêng; còn ở Tố Hữu, thơ ông là thơ trữ tình chính trị, luôn có cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào cách mạng. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu hoặc có ý sáng tạo: Chính tả, dùng từ, đặt câu: chính xác, hợp lí. 0,25 e/ Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, phù hợp 0,25 TỔNG ĐIỂM: 10.0 …………………HẾT ……………….
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 45 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 có đáp án
272 p | 2509 | 53
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên
30 p | 239 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An (Lần 2)
42 p | 164 | 6
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Khiết (Lần 1)
24 p | 60 | 5
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Lào Cai
14 p | 89 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Quang Trung (Lần 1)
37 p | 70 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Bình Minh (Lần 1)
34 p | 81 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hạ Long (Lần 1)
30 p | 75 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
26 p | 77 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hùng Vương (Lần 1)
17 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
78 p | 54 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 1)
41 p | 87 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bạc Liêu (Lần 1)
33 p | 119 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 1)
30 p | 90 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Lần 2)
38 p | 91 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 2)
39 p | 113 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 92 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT 19-5 Kim Bôi (Lần 1)
15 p | 72 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn