SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN<br />
TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH<br />
<br />
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016 - 2017<br />
MÔN: SINH HỌC<br />
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
Họ, tên thí sinh:.................................................................SBD:.......................<br />
<br />
Mã đề thi: 385<br />
<br />
Câu 1: Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường gồm 2 alen, alen A trội hoàn<br />
toàn so với alen a. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào thải hoàn toàn ngay sau<br />
khi sinh ra. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có cấu trúc di truyền là 0,8AA : 0,2Aa. Cho rằng không có tác động<br />
của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, thế hệ F4 của quần thể này có tần số alen A là<br />
A.<br />
<br />
1<br />
.<br />
13<br />
<br />
B.<br />
<br />
13<br />
.<br />
14<br />
<br />
C.<br />
<br />
12<br />
1<br />
. D..<br />
.<br />
13<br />
14<br />
<br />
Câu 2: Người ta không dùng phương pháp nào để tạo ra sinh vật biến đổi gen?<br />
A. Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen<br />
B. Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính<br />
C. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen D. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen<br />
Câu 3: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di<br />
truyền của quần thể sẽ là:<br />
A. 0,35 AA + 0,30 Aa + 0,35 aa = 1.<br />
B. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1.<br />
C. 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1.<br />
D. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1.<br />
Câu 4: Cho các ví dụ về các loại cơ quan ở các loài sau:<br />
(1) Cánh của chim và cánh của các loài côn trùng.<br />
(2) Tay của người, chi trước mèo, cánh của dơi.<br />
(3) Xương cụt, ruột thừa và răng khôn của người,<br />
(4) Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà<br />
(5) Tuyến nọc độc ở rắn và tuyến nước bọt ở các động vật khác.<br />
Trong các ví dụ trên, những ví dụ nào là cơ quan tương đồng?<br />
A. (2), (4), (5).<br />
B. (1), (3), (5).<br />
C. (1), (3), (4).<br />
D. (2), (5).<br />
Câu 5: Cho các phát biểu sau đây :<br />
1- Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.<br />
2- Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi.<br />
3- Đột biến và di - nhập gen là nhân tố tiến hoá có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật.<br />
4- Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.<br />
5- CLTN phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.<br />
6- CLTN sẽ đào thải hoàn toàn một alen t r ội có hại ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại alen trội.<br />
Số phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại về tiến hóa là:<br />
A. 3<br />
B. 6<br />
C. 5<br />
D. 4<br />
Câu 6: Ở một loài thực vật, cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F . Một trong các hợp tử này nguyên<br />
1<br />
<br />
phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 336<br />
crômatit. Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là<br />
A. 14<br />
B. 28<br />
C. 21<br />
D. 15<br />
Câu 7: Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hoá là<br />
A. các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh đều di truyền.<br />
B. các biến dị nhỏ, riêng rẽ tích luỹ thành những sai khác lớn và phổ biến dưới tác dụng của CLTN<br />
C. sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính không liên quan đến chọn lọc tự nhiên.<br />
D. sinh vật biến đổi dưới tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của điều kiện ngoại cảnh.<br />
Câu 8: Cho phép lai P: ♀<br />
<br />
AB<br />
<br />
D<br />
<br />
d<br />
<br />
X X ×♂<br />
<br />
ab<br />
<br />
Ab<br />
<br />
D<br />
<br />
X Y, thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể không mang alen<br />
<br />
aB<br />
<br />
trội của các gen trên chiếm 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở 2 giới với tần số bằng nhau.<br />
Theo lí thuyết, ở F1 số cá thể cái mang alen trội của cả 3 gen trên chiếm tỉ lệ<br />
A. 27%.<br />
B. 13,5%.<br />
C. 41,25%.<br />
D. 40,5%.<br />
Câu 9: Xét 3 quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:<br />
Quần thể<br />
Trước sinh sản<br />
Sinh sản<br />
Sau sinh sản<br />
1<br />
<br />
248<br />
<br />
239<br />
<br />
152<br />
<br />
2<br />
<br />
420<br />
<br />
234<br />
<br />
165<br />
<br />
3<br />
<br />
76<br />
<br />
143<br />
<br />
168<br />
<br />
Hãy chọn kết luận đúng:<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 385<br />
<br />
A. quần thể 3 đang có sự tăng trưởng số lượng cá thể.<br />
B. quần thể 2 có kích thước đang tăng lên.<br />
C. quần thể 1 có kích thước bé nhất.<br />
D. quần thể 3 được khai thác ở mức phù hợp.<br />
Câu 10: Nếu một người mắc hội chứng Claiphentơ thì bộ NST của người này thuộc vào:<br />
A. Thể một nhiễm<br />
B. Thể ba nhiễm kép<br />
C. Thể ba nhiễm<br />
D. Thể một nhiễm kép<br />
Câu 11: Ở sinh vật nhân thực, gen nằm ở vị trí nào sau đây tồn tại thành từng cặp alen?<br />
A. Gen trong lục lạp.<br />
B. Gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X.<br />
C. Gen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y.<br />
D. Gen trong ti thể.<br />
Câu 12: Chọn phát biểu không đúng?<br />
A. Dùng dòng côn trùng mang đột biến mất đoạn nhỏ làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng liệu pháp gen<br />
B. Bệnh hồng cầu hình liềm ở người là do đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp T – A ở bộ ba thứ 6 của gen βhemôglôbin đã làm thay thế axit amin Glutamin bằng Valin trên phân tử prôtêin<br />
C. Đột biến đảo gây nên sự sắp xếp lại của các gen, góp phần tạo sự đa dạng giữa các thứ, các nòi trong cùng một loài<br />
D. Đột biến mất đoạn được ứng dụng để xác định vị trí của gen trên NST<br />
Câu 13: Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn. Trong quá trình giảm phân<br />
tạo giao tử đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Phép lai P:<br />
<br />
AB<br />
AB<br />
Dd x<br />
Dd thu được F1 có kiểu<br />
ab<br />
ab<br />
<br />
hình lặn về cả 3 tính trạng là 4%. Cho các nhận định sau về kết quả của F1<br />
(1) Có 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.<br />
(2) Tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trạng trội, một tính trạng lặn chiếm 30%.<br />
(3) Tỉ lệ kiểu hình mang một tính trạng trội, hai tính trạng lặn chiếm 16,5%.<br />
(4) Kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen chiếm tỉ lệ 34%.<br />
(5) Trong số các kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng chiếm 8/99.<br />
Trong các nhận định trên, có mấy nhận định đúng?<br />
A. 2<br />
B. 4.<br />
C. 5.<br />
D. 3.<br />
Câu 14: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?<br />
A. Kết thúc của tiến hóa nhỏ hình thành nên loài mới.<br />
B. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.<br />
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi<br />
tần số alen của quần thể.<br />
D. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể<br />
theo một hướng xác định.<br />
Câu 15: Trong kĩ thuật chuyển gen, thể truyền có thể là:<br />
(1). Plasmit<br />
(2). Vi khuẩn<br />
(3). Súng bắn gen<br />
(4). Virut<br />
(5). Vi tiêm<br />
(6). NST nhân tạo<br />
A. (3), (5)<br />
B. (1), (4), (6)<br />
C. (1), (2), (4)<br />
D. (1), (3), (4), (5)<br />
Câu 16: Hai gen A và B cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và cách nhau 40 cM, hai gen C và D cùng nằm trên một cặp<br />
nhiễm sắc thể và cách nhau 30 cM. Biết rằng, mỗi gen quy định một tính trạng, quan hệ giữa các tính trạng là trội, lặn<br />
<br />
Ab CD ab Cd<br />
x<br />
hoàn toàn. Trong phép lai P: aB cd ab cd , kiểu hình đồng hợp lặn về tất cả các tính trạng ở F1 chiếm tỉ lệ:<br />
A. 15%.<br />
B. 3,5%.<br />
C. 7%.<br />
D. 1,5%.<br />
Câu 17: Một cặp alen Aa dài 0,408µ. Alen A có 3120 liên kết hyđrô; alen a có 3240 liên kết hyđrô. Do đột biến dị bội đã xuất<br />
hiện thể 2n + 1 có số Nu thuộc các gen trên là A = 1320 và G = 2280 Nu. Cho biết kiểu gen của thể dị bội nói trên là:<br />
A. aaa.<br />
B. Aaa.<br />
C. AAA.<br />
D. AAa.<br />
Câu 18: Phân bố theo nhóm (hay điểm) là<br />
A. dạng phân bố ít phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể thích sống tụ họp với nhau.<br />
B. dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể không thích sống tụ họp với nhau.<br />
C. dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể thích sống tụ họp với nhau.<br />
D. dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể sống tụ họp với nhau ở<br />
những nơi có điều kiện tốt nhất.<br />
Câu 19: Ở một quần thể cá rô phi, sau khi khảo sát thì thấy có 14% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 53% cá thể ở tuổi đang<br />
sinh sản, 43% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Để trong thời gian tới, tỉ lệ cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên cần phải<br />
A. thả vào ao nuôi các cá rô phi đang ở tuổi sinh sản.<br />
B. thả vào ao nuôi các cá rô phi con.<br />
C. thả vào ao nuôi các cá rô phi đang ở tuổi sinh sản và trước sinh sản.<br />
D. đánh bắt các cá thể cá rô phi ở tuổi sau sinh sản.<br />
Câu 20: Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân thấp; D: quả đỏ, d: quả vàng. Hai gen này cách nhau 30cM và quá trình<br />
giảm phân ở 2 giới như nhau. Nếu cho cây có kiểu gen<br />
A. 16%<br />
<br />
B. 10,5%<br />
<br />
Ad<br />
Ad<br />
tự thụ phấn thì lệ loại kiểu gen<br />
được hình thành ở F1 là:<br />
aD<br />
aD<br />
C. 24,5%<br />
<br />
D. 32%<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 385<br />
<br />
Câu 21: Ví dụ nào không đúng đối với sự biến động số lượng có tính chu kì của các loài ở Việt Nam?<br />
A. Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hàng năm.<br />
B. Ếch nhái có nhiều vào mùa khô.<br />
C. Muỗi thường có nhiều khi thời tiết ấm áp và độ ẩm cao.<br />
D. Sâu hại xuất hiện nhiều vào các mùa xuân, hè.<br />
Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ổ sinh thái?<br />
A. Trong ổ sinh thái của một loài, tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép<br />
loài đó tồn tại và phát triển.<br />
B. Ổ sinh thái của một loài biểu hiện cách sinh sống của loài đó.<br />
C. Ổ sinh thái tạo ra sự cách li về mặt sinh thái giữa các loài nên nhiều loài có thể sống chung được với nhau trong<br />
một khu vực mà không dẫn đến cạnh tranh quá gay gắt.<br />
D. Mỗi loài cá có một ổ sinh thái riêng, nên khi nuôi chung một ao sẽ tăng mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau dẫn<br />
đến giảm năng suất.<br />
Câu 23: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?<br />
A. Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi môi trường không có tác nhân đột biến<br />
B. Đột biến gen tạo ra các lôcut gen mới, làm tăng đa dạng di truyền của loài<br />
C. Các đột biến gen gây chết vẫn có thể truyền lai cho đời sau<br />
D. Đột biến gen lặn vẫn có thể biểu hiện ngay ra kiểu hình ở cơ thể bị đột biến<br />
Câu 24: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Thế hệ xuất phát (P)<br />
của một quần thể gồm toàn cây thân cao, trong đó tỉ lệ cây thân cao có kiểu gen dị hợp tử là 0,4. Quần thể tự thụ phấn<br />
liên tiếp qua các thế hệ. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, ở thế hệ<br />
F2 của quần thể, cây thân cao chiếm tỉ lệ<br />
A.<br />
<br />
3<br />
4<br />
<br />
B.<br />
<br />
1<br />
10<br />
<br />
C.<br />
<br />
3<br />
.<br />
20<br />
<br />
D.<br />
<br />
17<br />
.<br />
20<br />
<br />
Câu 25: Trình tự các kỉ từ sớm đến muộn trong đại trung sinh là<br />
A. Triat (Tam điệp) → Kreta (Phấn trắng) → Jura<br />
B. Jura → Kreta (Phấn trắng) →Triat (Tam điệp)<br />
C. Triat (Tam điệp)→ Jura → Kreta (Phấn trắng)<br />
D. Kreta (Phấn trắng) → Jura → Triat (Tam điệp).<br />
Câu 26: Trong các thành phần dưới đây, có bao nhiêu thành phần trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp chuỗi Polipeptit:<br />
(1) Gen. (2) mARN. (3) Axit amin. (4) tARN. (5) Riboxom. (6) Enzim. (7) ADN. (8) ARN mồi. (9) Đoạn Okazaki.<br />
A. 6.<br />
B. 8.<br />
C. 5.<br />
D. 7.<br />
Câu 27: Ở người, gen lặn a gây bệnh bạch tạng trên NST thường, alen trội tương ứng A không gây bệnh. Bệnh mù màu<br />
đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy<br />
định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau:<br />
<br />
Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III10- III11 trong phả hệ<br />
này sinh con, xác suất đứa con gái của họ sẽ không mang alen gây bệnh là bao nhiêu?<br />
A. 1/6.<br />
B. 4/9.<br />
C. 1/3.<br />
D. 8/9.<br />
Câu 28: Trong quá trình điều hòa hoạt động của Operon. Khi môi trường không có Lactozơ thì protein ức chế bám vào<br />
vùng nào của Operon Lac?<br />
A. Vùng khởi động (P) B. Vùng gen cấu trúc Z, Y, A<br />
C. Vùng vận hành (O)<br />
D. Vùng gen điều hòa<br />
Câu 29: Những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật?<br />
1. Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.<br />
2. Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài.<br />
3. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.<br />
4. Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.<br />
5. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.<br />
6. Quần thể có thể có khu vực phân bố rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông, núi, eo biển…<br />
Tổ hợp câu đúng là :<br />
A. 1, 2, 3.<br />
B. 3, 4, 5.<br />
C. 4, 5, 6.<br />
D. 2, 3, 6.<br />
Câu 30: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly độc lập?<br />
A. mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng.<br />
B. Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.<br />
C. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng.<br />
D. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh.<br />
Câu 31: Hãy sắp xếp trình tự đúng để làm tiêu bản tạm thời nhiễm sắc thể (NST) của tế bào tinh hoàn châu chấu đực.<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 385<br />
<br />
(1) Dùng kéo cắt bỏ cánh, chân của châu chấu đực.<br />
(2) Tay trái cần phần đầu ngực, tay phải kéo phần bụng ra (tách khỏi ngực) sẽ có một số nội quan trong đó có tinh hoàn bung ra.<br />
(3) Đưa tinh hoàn lên phiến kính, nhỏ vào đó vài giọt nước cất.<br />
(4) Dùng kim mổ tách mỡ xung quanh tinh hoàn, gạt sạch mỡ ra khỏi phiến kính.<br />
(5) Đậy lá kính, dùng ngón tay ấn nhẹ lên mặt lá kính cho tế bào dàn đều và làm vỡ tế bào để NST bung ra.<br />
(6) Nhỏ vài giọt oocxêin axêtic lên tinh hoàn để nhuộm trong thời gian 15 - 20 phút.<br />
(7) Đưa tiêu bản lên kính để quan sát: lúc đầu dùng bội giác nhỏ để xác định các tế bào, sau đó dùng bội giác lớn hơn.<br />
(8) Đếm số lượng và qua sát hình thái của NST.<br />
A. (1) (2) (3) (4) (6) (5) (7) (8). B. (1) (2) (4) (5) (3) (6) (7) (8).<br />
C. (1) (2) (4) (3) (5) (6) (7) (8). D. (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8).<br />
Câu 32: Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với một cây cà chua lưỡng bội kiểu gen Aa. Quá trình giảm<br />
phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử<br />
lặn ở đời con là:<br />
<br />
1<br />
A. 4<br />
<br />
1<br />
B. 6<br />
<br />
1<br />
C. 36<br />
<br />
1<br />
D. 12<br />
<br />
Câu 33: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?<br />
A. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.<br />
B. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng thực tế của quần thể có hình chữ S.<br />
C. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.<br />
D. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống.<br />
Câu 34: Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định và phân ly độc lập với nhau; gen trội hoàn toàn lấn át gen lặn.<br />
Ở đời con của phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd; tỉ lệ kiểu hình mang tính trạng trội là:<br />
A. 81/256<br />
B. 27/256<br />
C. 9/256<br />
D. 255/256<br />
Câu 35: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?<br />
A. Khi không có tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của<br />
quần thể vẫn có thể bị thay đổi.<br />
B. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố qui định chiều hướng và nhịp điệu tiến hóa.<br />
C. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa.<br />
D. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.<br />
Câu 36: Nói về nhân tố sinh thái, phát biểu nào là đầy đủ nhất: Nhân tố sinh thái là<br />
A. Nhân tố môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để thích nghi<br />
B. Nhân tố môi trường tác động gián tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để thích nghi<br />
C. Nhân tố môi trường tác động trực tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để thích nghi<br />
D. Nhân tố môi trường tác động trực tiếp lên sinh vật, sinh vật có phản ứng để tự vệ<br />
Câu 37: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?<br />
A. Tập hợp cá trong Hồ Tây.<br />
B. Tập hợp côn trùng trong rừng Cúc Phương.<br />
C. Tập hợp cây cỏ trong một ruộng lúa.<br />
D. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.<br />
Câu 38: Điều nào không phải là nguyên nhân khi kích thước xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái<br />
suy giảm dẫn tới diệt vong?<br />
A. Số lượng cá thể của quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với<br />
những thay đổi của môi trường.<br />
B. Mật độ cá thể bị thay đổi, làm giảm nhiều khả năng hỗ trợ về mặt dinh dưỡng giữa các cá thể trong quần thể.<br />
C. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối cận huyết thường xảy ra, sẽ dẫn đến suy thoái quần thể.<br />
D. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội tìm gặp của các cá thể đực với các cá thể cái ít.<br />
Câu 39: Trong quan hệ hỗ trợ cùng loài, sự quần tụ giúp cho sinh vật:<br />
(1) Dễ dàng săn mồi và chống được kẻ thù hơn.<br />
(2) Hình thành các vùng lãnh thổ khác nhau của từng cặp trong đàn.<br />
(3) Dễ kết cặp trong mùa sinh sản.<br />
(4) Chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên.<br />
(5) Thúc đẩy quá trình chọn lọc tự nhiên.<br />
Phương án đúng là:<br />
A. (1), (3), (4).<br />
B. (1), (4), (5).<br />
C. (1), (2), (3), (5).<br />
D. (1), (2), (4), (5).<br />
Câu 40: Ở một loài thực vật, alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng.Cho 5 cây hoa đỏ (P)<br />
tự thụ phấn, ti ỉệ phân li kiểu hình ở đời lai F1 là:<br />
a) 3 đỏ : 1 vàng<br />
b) 5đỏ : 3 vàng<br />
c) 9 đò : 1 vàng<br />
d) 4 đỏ : 1 vàng<br />
e) 19 đỏ : 1 vàng .<br />
f) 100% đỏ<br />
g) 17 đỏ : 3 vàng<br />
h) 5 đỏ : 1 vàng<br />
Tổ hợp đáp án đúng gồm:<br />
A. b c ,d, e, f, h.<br />
B. c ,d, e, f, g, h.<br />
C. a, b, c ,d, e, f.<br />
D. a,c,d,e, f,g.<br />
<br />
----------- HẾT ---------Trang 4/4 - Mã đề thi 385<br />
<br />