intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT An Lương

Chia sẻ: Lê Thị Tiền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

13
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT An Lương nhằm giúp học sinh ôn tập và củng cố lại kiến thức, đồng thời nó cũng giúp học sinh làm quen với cách ra đề và làm bài thi dạng trắc nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2018 - THPT An Lương

  1. SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 TRƯỜNG THPT AN  MÔN : SINH HỌC LƯƠNG Thời gian : 50 phút Câu 1: Khi tế bào khí khổng trương nước thì: a/ Vách (mép ) mỏng căng ra, vách (mép) dày co lại làm cho khí khổng mở  ra. b/ Vách dày căng ra, làm cho vách mỏng căn theo nên khi khổng mở ra. c/ Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra. d/ Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra.       d. Đúng vì vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở  ra. Câu 2: Để  tổng hợp được một gam chất khô, các cây khác nhau cần khoảng   bao nhiêu gam nước? a/ Từ 100 gam đến 400 gam. b/ Từ 600 gam đến 1000 gam. c/ Từ 200 gam đến 600 gam. d/ Từ 400 gam đến 800 gam.               c.Đúng vì:  Từ 200 gam đến 600 gam. Câu 3: Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là thành tế bào:  a/ Mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn. b/ Dày không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn. c/ Mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ. d/ Mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.  d. Đúng vì:  Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung  tâm lớn.   Câu 4: Nước liên kết có vai trò làm: a/ Tăng quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể. b/ Giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước. c/ Tăng độ nhớt của chất nguyên  sinh. d/ Đảm bảo độ  bền vững của hệ  thống keo trong chất nguyên sinh của tế  bào. d/ Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào. Câu 5: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến: a/ Sự vận chuyển nước ở thân. b/Quá trình hấp thụ nước ở rể. c/Quá trình thoát hơi nước ở lá. d/ Cả hai quá trình hấp thụ nước ở rể và thoát hơi nước ở lá. d . Đúng vì nhiệt độ có ảnh hưởng đến cả hai quá trình hấp thụ nước ở rể và  thoát hơi nước ở lá.
  2. Câu 6: Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không  ưa mặn mất khả  năng sinh   trưởng trên đất có độ mặn cao là: a/ Các phân tử  muối ngay sát bề  mặt đất gây khó khăn cho các cây con   xuyên qua mặt đất. b/ Các ion khoáng là độc hại đối với cây. c/ Thế năng nước của đất là quá thấp. d/ Hàm lượng oxy trong đất là quá thấp. c. Đúng vì thế năng nước của đất là quá thấp. Câu 7: Tác dụng chính của kỹ thuật nhỗ cây con đem cấy là gì? a/ Bố trí thời gian thích hợp để cấy. b/ Tận dụng được đất gieo khi ruộng cấy chưa chuẩn bị kịp. c/ Không phải tỉa bỏ bớt cây con sẽ tiết kiệm được giống. d/ Làm đứt chóp rễ và miền sinh trưởng kích thích sự ra rễ con để hút được   nhiều nước va muối khoáng cho cây. d. Đúng làm đứt chóp rễ  và miền sinh trưởng kích thích sự  ra rễ  con để  hút  được nhiều nước va muối khoáng cho cây. Câu 8: Sau khi bón phân, cây sẽ  khó hấp thụ  nước, thì áp suất thẩm thấu sẽ  thay đổi như thế nào? a/ Đất giảm. b/ Rễ tăng. c/ Đất tăng. d/ Rễ giảm c. Đúng vì áp suất thẩm thấu của đất tăng Câu 9. Dạng đột biến gen gây hậu quả lớn nhất về mặt cấu trúc của gen là A. mất 1 cặp nuclêôtit đầu tiên. B. mất 3 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc. C. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit. D. thay thế 1 nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác. A. Đúng .Câu 10 .Trên cây hoa giấy có những cành hoa trắng xen với những cành hoa   đỏ là kết quả sự biểu hiện của đột biến A. xôma.  B. lặn. C. giao tử. D. tiền phôi. A. Đúng Câu 11.: Một gen ở sinh vật nhân thực có chiều dài 5100A0. Số nuclêôtit loại G  của gen là 600. Sau đột biến, số liên kết hiđrô của gen là 3601. Hãy cho biết  gen đã xảy ra dạng đột biến nào? (Biết rằng đây là dạng đột biến chỉ liên quan  đến một cặp nuclêôtit trong gen). A. Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T. B. Mất một cặp A – T.
  3. C. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X.  D. Thêm một cặp G – X. C Đúng 5100 Số nuclêôtit của gen là:  2. = 3000 Nu . 3.4 Số nuclêôtit loại G = số nuclêôtit loại X = 600 Nu. 3000 Số nuclêôtit loại A = số nuclêôtit loại  T = − 600 = 900 Nu . 2 Số liên kết hiđrô của gen ban đầu là: 3.600 + 2.900 = 3600 Gen sau đột biến hơn gen ban đầu 1 liên kết hiđrô (liên kết H) mà đột biến gen  chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen nên đây là dạng đột biến thay thế  một cặp A – T (chứa 2 liên kết H) bằng một cặp G – X (chứa 3 liên kết H). Câu 12: Câu nào sau đây đúng? A. Phân tử ARN không có liên kết bổ sung A­U, G­X. B. mARN chỉ có ở tế bào chất để thực hiện quá trình sinh tổng hợp prôtêin. C. Hàm lượng mARN không thay đổi ở tất cả các tế bào trong cơ thể D. Phân tử ADN tập trung ở trong nhân, có ở ti thể, lục lạp của tế bào nhân  thực. D. Đúng Câu 13: Điểm nào có ở đột biến nhiễm sắc thể và không có ở đột biến gen? A. Biến đổi vật chất di truyền trong nhân tế bào. B. Luôn biểu hiện kiểu hình ở cơ thể mang đột biến. C. Di truyền được qua con đường sinh sản hữu tính. D. Phát sinh mang tính chất riêng lẻ và không xác định. B. Đúng Câu 14 : Một gen có chiều dài 510nm và trên mạch một của gen có A + T =  600 nucleotit. Số nucleotit mỗi loại của gen trên là: A. A = T = 300; G = X =1200              B. A = T = 1200; G = X =300 C. A = T = 900; G = X =600                   D    .  A = T = 600; G = X =900 D. Đúng vì: (gợi ý :Ta có : L = 510nm = 5100A0            ­N= 2L/ 3,4= 2x 5100/3,4= 3000(nucleotit)            Số nucleotit từng loại của ADN là :            A= T= A1+ T1= 600 (nucleotit)            G=X= (N/2) –A= (3000/2) – 600 = 900(nucleotit) Bài 15 : Ở 4 dòng ruồi giấm có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số 2 là:
  4. Dòng 1: A B F . E H G I D C K.                  Dòng 2: A B F . E D C G HI K.  Dòng 3: A B C D E . F G H I K.                    Dòng 4: A B F . E H G C D I K. Giả  thiết dòng 1 là dòng gốc và mỗi lần đột biến xảy ra chỉ  có một dạng,  ở  một vị trí thì các dòng mới đã tạo được ra theo trình tự nào sau đây là đúng? D. Đúng vì:   A. Dòng 1   → Dòng 3   → Dòng 4  → Dòng 2.                             B. Dòng 1   → Dòng  2  →  Dòng 4   →Dòng 3. C. Dòng 1 →  Dòng 4 →  Dòng 3 →  Dòng 2.                               D. Dòng 1  → Dòng  4  → Dòng 2  → Dòng 3. Câu 16: Có hai giống lúa, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh X,  một giống có gen quy định khả  năng kháng bệnh Y các gen này nằm trên các   NST tương đồng khác nhau. Bằng phương pháp gây đột biến, người ta có thể  tạo ra giống lúa mới có hai gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau.   Dạng đột biến cấu trúc NST được sử dụng để tạo ra giống lúa mới trên là đột   biến: A. lặp đoạn. B. chuyển đoạn. C. đảo đoạn. D. mất đoạn B. Đúng Câu 17: Phép lai giữa 2 cơ thể dị hợp về 2 cặp gen (Aa, Bb), các gen phân ly   độc lập sẽ cho số phân lớp kiểu hình có thể là: A. 2 hoặc 3 hoặc 4 hoặc 5 hoặc 6 hoặc 9. B. 2 hoặc 3 hoặc 4 hoặc 6 hoặc 9. C. 2 hoặc 3 hoặc 4 hoặc 6 hoặc 9 hoặc 10. D. 3 hoặc 4 hoặc 5 hoặc  9  hoặc 10. A. Đúng Câu 18: Các gen phân li độc lập, tỉ lệ kiểu gen AaBbCcDd tạo nên từ phép lai   AaBBCCDd X AABbccDd là bao nhiêu? A. 1/16. B. 1/8. C. 1/12. D. l/4. A. Đúng Câu 19: Trong cặp NST giới tính XY đoạn không tương đồng là đoạn: A. mang gen alen. B. có các lôcut như nhau. C.  mang gen qui định các tính trạng khác giới. D.  mang các gen đặc trưng cho mỗi chiếc. D. Đúng Câu 20:  Ở  gà, một tế  bào của cơ  thể  có kiểu gen AaX BY giảm phân bình  thường sinh ra giao tử. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng? (1) Luôn cho ra 2 loại giao tử. (2) Luôn cho ra 4 loại giao tử. (3) Loại giao tử AY luôn chiếm tỉ lệ 25% .    (4) Luôn sinh ra giao tử mang NST Y với tỉ lệ 50%. (5) Nếu sinh ra giao tử mang gen aXB thì giao tử này chiếm tỉ lệ 100%.
  5. A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. B. Đúng Câu 21: Ở một loại thực vật, cho F1 có kiểu gen AaBb tự thụ phấn thì F2 thu   tỉ  lệ  9 thân cao: 7 thân thấp. Để  F2 thu tỉ  lệ  3 thân cao:1 thân thấp thì F1 có   kiểu gen AaBb phải lai với cây có kiểu gen nào sau đây? A. AABb. B. AaBb. C. aaBb. D. aabb. Câu 22. Khi cho lai giữa hai giống gà thuần chủng chân cao, lông đen  với gà chân thấp, lông trắng được F1 toàn gà chân cao, lông xám xanh. Nếu cho F1 lai với nhau thì F2 phân  ly KG  như thế nào? A. KG = (1AA : 2 Aa : 1aa)(1BB : 2Bb : 1bb)  B. KG = (1AA : 3Aa : 1aa)(1BB : 2Bb : 1bb)  C. KG = (1AA : 2 Aa : 2aa)(1BB : 2Bb : 1bb)        D. KG = (1AA : 2 Aa : 1aa)(1BB : 1Bb : 1bb)  A. Đúng vì Giải:  Quy ước gen: ­ Gen A quy định chân cao, alen a quy đinh chân thấp. ­ Gen B quy định lông đen, alen b quy định lông trắng, KG Bb quy   định lông xám xanh. _ Pt/c:   Gà chân cao, lông đen có KG: AABB  Gà chân thấp lông trắng: aabb Pt/c:   AABB           x        aabb Gp:      AB                          ab F1:            Aa B b (chân cao, xám xanh) F1 x F1:  Aa B b        x         Aa B b GF1:  AB, Ab, aB, ab     AB, Ab, aB, ab F2: KG = (1AA : 2 Aa : 1aa)(1BB : 2Bb : 1bb)   Câu 23 : Người ta tiến hành cho các cây F1: quả đỏ, tròn lai với các  cây khác được các kết quả sau:
  6.  ­ KQ1: F2 gồm 4 loại KH với tỷ lệ: 9 cây quả đỏ, tròn; 3 cây quả đỏ,  dài; 3 cây quả vàng, tròn và 1 cây quả vàng, dài.  ­KQ2: F2 gồm 2 loại KH với tỷ lệ 75% quả đỏ, tròn; 25% quả  đỏ,   dài. Xác định KG của các cây đem lai với F1. A.KG cây khác: KQ1: AABb, KQ2: AABb B.KG cây khác: KQ1: AaBb, KQ2: AABb C.KG cây khác: KQ1: AaBb, KQ2: AaBb D.KG cây khác: KQ1: AaBb, KQ2: AABB B. Đúng vì: Giải: ­ KQ1:  + Xét riêng từng cặp tính trạng ở F2  * Tính trạng màu quả:   quả đỏ/quả vàng = (9+3)/(3+1) = 3/1 _ F2 gồm 4 tổ hợp giao tử = 2 x   2 _ F1 và cây đem lai mỗi bên cho 2 loại giao tử  _ dị hợp 1 cặp gen  đem lai và quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng.  * Tính trạng hình dạng quả: tương tự ta có quả tròn trội so với quả  dài, F1 và cây đem lai dị hợp 1 cặp gen đem lai. + Quy ước gen:    Gen A: quả đỏ; alen a: quả vàng   Gan B: quả tròn; alen b: quả dài. _ KG F1 và cây  đem lai: AaBb x AaBb ­ KQ2: F2 có KH = 3A­B­ : 1A­bb _ F2: 100% A­ _ F1 Aa  x AA.     F2: 3B­ : 1bb _ F1 Bb x Bb _ KG F1 và cây đem lai: AaBb xAABb Vậy KG cây khác: KQ1: AaBb, KQ2: AABb Câu 24. Cho những cây cà chua F1 có cùng KG với KH cây cao, quả  đỏ tự thụ phấn. F2 thu được tỉ lệ phân tính kiểu hình: 50,16% cao, đỏ : 24,84% cao, vàng : 24,84% thấp, đỏ : 0,16% thấp,  vàng Xác định tần số hoán vị gen
  7. A. 10% B. 16% C. 4% D. 8% D. Đúng vì: ab F2 cây thấp, vàng( ab ) = 0,16% = 4% ab x 4% ab   Hoán vị gen xảy  ra cả hai bên bố mẹ F1 đem lai ­AB = ab = 4%   25%  là giao tử  HVG Ab ­Ab = aB = 46%  25% là giao tử bình thường  KG của F1 là aB  và  tần số HVG( p) = 2  x  4% = 8% Câu 25: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen   a quy định quả vàng.Dùng cônsixin xử lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau  đó đem gieo các hạt này thành các cây. Sau đó, chọn ngẫu nhiên hai cây  cho   giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 7175 cây quả đỏ và 206 cây quả vàng.  Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các cây tứ bội đều tạo  giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen  của F1 là A.8 AAAA : 18AAAa: 8 AAaa : 1 Aaaa : 1 aaaa. B. 1 AAAA : 1AAAa: 8  AAaa : 18 Aaaa : 8 aaaa. C. 1 AAAA : 8 AAAa: 18 AAaa : 8 Aaaa : 1 aaaa.   D. 1AAAA : 18AAAa:  1 AAaa : 8 Aaaa : 8 aaaa. (gợi ý: F1 có TLKH là 35 đỏ: 1 vàng thì có 36 tổ hợp , nên mỗi cơ thể P giảm  phân cho 6 giao tử nên 2 cơ thể ở P có kiểu gen AAaa .     P: AAaa x Aaaa     F1: 1 AAAA : 8 AAAa: 18 AAaa : 8 Aaaa : 1 aaaa.  )  Câu  26    : Lai cây bí quả dẹt thuần chủng với cây bí quả dài thuần chủng (P), thu  được F1. Cho các câv F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 180 cây bí quả dẹt, 120  cây bí quả  tròn và 20 cây bí quả  dài. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lý  thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Các cây F1 giảm phân cho 4 loại giao tử. II. F2 có 9 loại kiểu gen. III. Tất cả các cây quả tròn F1 đều có kiểu gen giống nhau. IV. Trong tổng số cây bí quả dẹt F2, số cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/16. A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 A Đúng Tỉ lệ phân li F2: 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài. → tính trạng do 2 gen tương tác bổ  sung   với nhau
  8. Quy ước gen A­B­ dẹt; A­bb/aaB­ tròn; aabb :dài I đúng vì F1 có KG dị hợp 2 cặp gen => cho 4 loại giao tử. II đúng. III sai vì cây quả tròn F2 có 4 loại KG: Aabb, AAbb, aaBB, aaBB. IV sai vì số cây thuần chủng chiếm 1/9 số cây quả dẹt.  Câu 27 . Trong các phát biểu sau, phát biểu phù hợp với định luật Hacđi­ Van  béc là A. Trong một hệ sinh thái đỉnh cực, dòng năng lượng không thay đổi. B. Trong một quần  thể ngẫu phối, tần số các alen được duy trì ổn định từ  thế hệ này sang thế hệ khác. C. Các cá thể có chiều cao hơn phân bố bên dưới các vĩ độ cao hơn. D. Trong quần thể, tần số đột biến bù trừ với áp lực chọn lọc B. Đúng Câu 28.Một loài thực vật, ở thế hệ P có tỉ lệ Aa là 100%, khi bị tự thụ phấn  bắt buộc thì ở thế hệ F3 tỉ lệ Aa sẽ là A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 12,5%. D. Đúng . Vì F3 tỉ lệ Aa = (1/2)3 = 12,5%  Câu 29 :    Ở  một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả  năng nảy mầm trên  đất bị  nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả  năng này. Từ  một quần  thể  đang  ở  trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số  10000 hạt. Đem  gieo các hạt này trên một vùng đất bị  nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt nảy  mầm. Trong số  các hạt nảy mầm, tỉ  lệ hạt có kiểu gen đồng hợp tính theo lí   thuyết là  A. 36%.                     B. 16%.                    C. 25%.                 D. 48%.  D. Đúng Vì:    Cây mọc được phải có kiểu gen AA và Aa  à  Cây không mọc có kiểu gen aa = 10000­ 6400= 3600   à  tỉ  lệ  aa = 3600/  10000 = 0.36à a =0,6 và A = 0,4 à Tỉ lệ đồng hợp trội = 0,42 = 0,16 .  Vậy tỉ lệ cây đồng hợp trên tổng số cây mọc = 0,16/ 0,64 = 0,25    Câu 3 0   : Ở một phả hệ gia đình như sau:  +) Xét bên vợ  : cả  ba người là vợ, bố  vợ  lẫn mẹ  vợ: đều bình thường và có  máu A. Cô ruột vợ(em gái bố vợ) là máu O và bị bệnh K .Ông nội vợ máu B và   bình thường, bà nội vợ máu A cũng bình thường.  +) Xét bên chồng : chồng bình thường máu B có chị gái máu O bình thường .Bố  chồng và mẹ chồng đều máu B trong đó mẹ chồng bình thường còn bố chồng  bệnh K. Ông bà nội chồng đều bình thường. Bà nội máu B và ông nội máu O.   cặp vợ chồng này sinh được cậu con trai tên Jupiter máu AB và mang gen bệnh  K không biểu hiện, cậu con này cưới cô vợ tên là Linda có bệnh K có xác suất  
  9. biểu hiện như  mẹ  chàng và nhóm máu thì xác suất biểu hiện như  bố  chàng.  Biết Jupiter và Linda đã có một đứa con gái, xác suất để đứa con gái này máu B  và bị bệnh K là bao nhiêu ?  A.5/84 B.5/88 C.17/92 D.5/792  D. Dúng Vì: Ở một phả hệ gia đình như sau:  +) Xét bên vợ : cả ba người là vợ, bố  vợ lẫn mẹ vợ: đều bình thường và có  máu A. Cô ruột vợ(em gái bố  vợ) là máu O và bị bệnh K .Ông nội vợ máu B  và bình thường, bà nội vợ máu A cũng bình thường.  +) Xét bên chồng : chồng bình thường máu B có chị  gái máu O bình thường   .Bố  chồng và mẹ  chồng đều máu B trong đó mẹ  chồng bình thường còn bố  chồng bệnh K. Ông bà nội chồng đều bình thường. Bà nội máu B và ông nội  máu O. cặp vợ chồng này sinh được cậu con trai tên Jupiter máu AB và mang   gen bệnh K không biểu hiện, cậu con này cưới cô vợ tên là Linda có bệnh K  có xác suất biểu hiện như mẹ chàng và nhóm máu thì xác suất biểu hiện như  bố  chàng. Biết Jupiter và Linda đã có một đứa con gái, xác suất để  đứa con  gái này máu B và bị bệnh K là bao nhiêu ?  ­Giải­ vẽ Sơ đồ ra, sau đó đối chiếu với lời giải dưới đây:  =>>> xét máu:  +) Bên chồng:  IBIO x IBIO  1∕2 IB : 1∕2 IO 1∕2 IB : 1∕2 IO  Hay 1∕4 IBIB : 2/4 IBIO : 1∕4 IOIO  => chồng : 1/3 IBIB : 2/3 IBIO => 2/3 IB : 1/3 IO  +) Bên vợ  1/3 AA : 2/3 Aa x 1∕2 AA : 1∕2 Aa  2/3A : 1/3 a 3∕4 A : 1∕4 a  => 6/12 AA : 5/12 Aa : 1/12 aa  => vợ là 6/11 AA : 5/11 Aa => 17/22 A : 5/22 a  Linda có bệnh K có xác suất biểu hiện như  mẹ  Jupiter  và nhóm máu thì  xác   suất   biểu   hiện   như   bố   Jupiter     Vậy   tức   là   2/3IB   :   1/3IO   và  17/22A:5/22a Còn Jupiter thì là Aa và nhóm máu AB nên dễ dàng tính được  đời con của cặp đôi bệnh tật này ^^  Chú ý đề  cho là đã sinh được con gái nên không cần nhân thêm ½ vào XS  cuối Vậy nên XS con máu B là (2/3IB+1/3IO) x (1/2IB : 1/2IA) ra là ⅔*½ +   ⅓*½ = 1/18 . XS bệnh K là 5/22a * 1/2a = 5/44   nhân vào ta được đáp số cần tìm 5/792 đáp án B    Tiến hóa Câu 31.Cơ quan tương đồng là những cơ quan A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống  nhau, có hình thái tương tự. B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu  tạo giống nhau. C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
  10. D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có  kiểu cấu tạo giống nhau. B. Đúng  Câu 32.Theo Đác Uyn cơ chế tiến hoá tiến hoá là sự tích luỹ các A. các biến dị  có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn  lọc tự nhiên. B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể. C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại  cảnh. D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại  cảnh hay tập quán hoạt động. A. Đúng Câu 33.Ngày nay vẫn tồn tại song song nhóm sinh vật có tổ  chức thấp bên  cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì A. nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm. B. tổ chức cơ thể có thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn  cảnh sống đều được tồn tại.             C .cường độ  chọn lọc tự nhiên là không giống nhau trong hoàn cảnh   sống của mỗi nhóm. D .nguồn thức ăn cho các nhóm có tổ chức thấp rất phong phú.      B. Đúng Câu 34.Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân   tố sinh thái  A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. B. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống  của sinh vật. C hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. D .hữu sinh ảnh  hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. B. Đúng  Câu 35.Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không  phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là  A. yếu tố hữu sinh.         B. yếu tố vô sinh.     C. các bệnh truyền nhiễm.     D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng B. Đúng Câu 36.Ếch nhái, gấu ngủ đông là nhịp sinh học theo nhịp điệu A.mùa. B.tuần trăng.  C .thuỷ triều.   D .ngày đêm. A. Đúng  Câu 37 Phong lan và những cây gỗ làm vật bám là mối quan hệ A. hợp tác đơn giản.  B. cộng sinh. C . hội sinh.   D .ức chế cảm nhiễm C.Đúng.
  11. Câu 38:  Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào  →  Tôm  →  Cá rô  →  Chim bói cá. Khi nói về chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau   đây sai? I. Quan hệ  giữa tất cả  các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan   hệ cạnh tranh. II. Quan hệ giữa cá rô và chim bói cá dẫn đến hiện tượng không chế  sinh học. III. Tôm, cá rô và chim bói cá đều là sinh vật tiêu thụ. IV. Sự  tăng, giảm số  lượng chim bói cá sẽ  ảnh hưởng đến sự  tăng,   giảm số lượng cá rô. A. 2 B. 1 C. 4 D. 3  B. Đúng Câu 39: Giả sử lưới thức ăn của một quần xã sinh vật gồm các loài  sinh vật được kí hiệu là: A, B, C, D, E, F, G và H. Cho biết loài A và  loài C là sinh vật sản xuất, các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ.  Trong lưới thức ăn này, nếu loại bỏ  loài C ra khỏi quần xã thì chỉ  loài D và loài F mất đi. Sơ đồ lưới thức ăn nào sau đây đúng với các  thông tin đã cho? A. Sơ đồ I. B. Sơ đồ IV. C. Sơ đồ III. D. Sơ đồ II.  B. Đúng Câu 40 : Số phát biểu chưa chính xác:   1. Xavan ở Châu Phi và rừng Taiga ở dãy núi Alaska là một ví dụ về quần xã.  2. Quần đảo Galapagos ở Thái Bình Dương có 2 loài là Cự  đà và Cốc biển có  số lượng đông, có vai trò quan trọng đối với quần xã trên quần đảo này, có  thể coi 2 loài này là “hai loài ưu thế ” .  3. Ở vùng biển TBD, núi lửa Hunga phun trào tạo một đảo mới hoàn toàn, giả  sử  đảo này sau hàng ngàn năm phát triển thành nên quần xã, sao đó cháy  rừng thiêu hủy toàn bộ sinh vật, sau đó thì quần xã mới hình thành. Diễn thế  xảy ra trình tự: thứ sinh → nguyên sinh.  4. Hệ  sinh thái của một khu chung cư có năng suất thấp hơn hệ sinh thái một   khu rừng lớn.  A.1  B.2 C.3 D.4  C. Đúng vì:
  12. 1. Xavan ở Châu Phi và rừng Taiga ở dãy núi Alaska là  một ví dụ về quần xã.  ( hai ) → S  2. Quần đảo Galapagos  ở  Thái Bình Dương có 2 loài là Cự  đà và Cốc   biển có số  lượng đông, có vai trò quan trọng đối với quần xã trên quần đảo  này, có thể coi  2loài này là “hai loài ưu thế ” . → Đ  3. Ở vùng biển TBD, núi lửa Hunga phun trào tạo một đảo mới hoàn toàn,  giả  sử  đảo nàysau hàng ngàn năm phát triển thành nên quần xã, sao đó cháy  rừng thiêu hủy toàn bộ  sinhvật, sau đó thì quần xã mới hình thành. Diễn thế  xảy ra trình tự: thứ sinh → nguyên sinh→ (nguyên sinh → thứ sinh) → S  4. Hệ  sinh thái của một khu chung cư có năng suất thấp hơn hệ sinh thái  một khu rừng lớn.→ Không hoan toàn đúng→ S                                                         ....... Hết ..............
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0