Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2020 - THPT Chu Văn An
lượt xem 1
download
Nhằm đánh giá lại thực lực học tập của các em học sinh trước khi tham dự kì thi. Mời các em và giáo viên tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2020 - THPT Chu Văn An dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2020 - THPT Chu Văn An
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐỀ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2020 TRƯỜNG THCS VÀ TPHT CHU VĂN AN MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ THI KHẢO SÁT NĂNG LỰC (Đề thi có 05 trang) ........................................................................................................................................................................... Câu 81. Ở Thực vật nhóm các nguyên tố sau đây, nhóm nào thuộc các nguyên tố đa lượng (đại lượng) ? A. C, H, O, N, K, Fe. B. C, H, O, N, P, K. C. C, H, O, N, P, Mn. D. C, H, O, N, P, Cu. Câu 82. Trong hô hấp ở thực vật, quá trình đường phân xảy ra ở cơ quan nào: A. Tế bào chất. B. Chất nền của ti thể. C. Màng trong của ti thể. D. Màng ngoài của ti thể. Câu 83. Trật tự di chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa của người là: A. Cổ họng → thực quản → dạ dày → ruột già → ruột non. B. Cổ họng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già. C. Cổ họng → dạ dày → thực quản → ruột non → ruột già. D.Cổ họng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già. Câu 84. Phân tử tARN mang axi amin Foocmin metionin ở sinh vật nhân sơ có bộ ba đối mã (anticodon) là. A. 3’UAX5’. B. 5’AUG3’. C. 3’AUG5’. D. 5’UAX3’. Câu 85. Cho các thông tin sau đây. 1. mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein. 2. Khi riboxom tiếp với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất. 3. Nhờ 1 enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi polipeptit vừa tổng hợp. 4. mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành. Các thông tin về phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là. A. 3 và 4. B. 1 và 4. C. 2 và 4. D. 2 và 3. Câu 86. Ứng động ( vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước A. nhiều tác nhân kích thích. B. tác nhân kích thích không ổn định. C. tác nhân kích thích lúc có hướng lúc vô hướng. D. tác nhân kích thích không định hướng. Câu 87. Phương pháp lai và phân tích con lai của Menđen gồm các bước sau: 1. lai các dòng thuần chủng khác nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng, rồi phân tích kết quả lai ở đời F1, F2, F3. 2. sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giải thuyết giải thích kết quả. 3. tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ 4. tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình. A. 1,2,3,4. B. 4,1,2,3. C. 3,1,2,4. D. 2,1,3,4. Câu 88. Kiến lính sẵn sàng chiến đấu và hy sinh thân mình để bảo vệ kiến chúa và bảo vệ tổ, đây là ví dụ về A. Tập tính kiếm ăn. B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ. C. Tập tính thứ bậc. D. Tập tính vị tha. Trang 1
- Câu 89. Hệ tương tác nào dưới đây phát triển thành mầm móng cơ thể sinh vật có khả năng nhân đôi, tự đổi mới. A. Protein – Saccarit. B. Protein – Lipit. C. Protein – Axit nucleic. D. Protein – cacbon hydrat. Câu 90. Điểm đáng chú ý nhất của đại Trung Sinh là: A. Phát triển ưu thế của cây hạt trần và bò sát. B. Phát triển ưu thế của cây hạt trần và chim, thú. C. Phát triển ưu thế cảu cây hạt kín, sâu bọ, chim và thú. D. Chinh phục đất liền của thực vật và động vật. Câu 91. Ở giai đoạn trẻ em, nếu tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hoocmôn sinh trưởng sẽ: A. Trở thành người bé nhỏ. B. Trở thành người khổng lồ. C. Chậm lớn hoặc ngừng lớn. D. Sinh trưởng và phát triển bình thường. Câu 92. Ở gà trống cơ thể không tiết ra loại hoocmon nào sau đây thì chúng phát triển không bình thường như: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy… A. Sinh trưởng. B. tiroxin. C. ơstrogen. D.testosteron. Câu 93. Điều nào không đúng khi nói về thụ tinh ở động vật? A. Các động vật lưỡng tính chỉ có hình thức tự thụ tinh. B. Tự phối(tự thụ tinh) là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái cùng được phát sinh từ một cơ thể lưỡng tính. C. Giao phối( thụ tinh chéo) là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái được phát sinh từ hai cơ thể khác nhau. D. Một số dạng động vật lưỡng tính vẫn xảy ra thụ tinh chéo. Câu 94. Trong quá trình tự nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được tổng hợp theo chiều A. 3’ đến 5’ cùng chiều tháo xoắn của ADN. B. 5’ đến 3’ ngược chiều tháo xoắn của ADN. C. 5’ đến 3’ cùng chiều tháo xoắn của ADN. D. 3’ đến 5’ ngược chiều tháo xoắn của ADN. Câu 95. Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã: 1. ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã) 2. ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ đến 5’. 3. ARN polimeraza trược dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ đến 5’ 4. Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã. Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là. A. 1→4 →3→2. B. 2→3→1→4. C. 1→2→3→4. D. 2→1→3→4. Câu 96. Phép lai phân tích là: A. Aa x Aa hoặc AA x AA. B. Aa x Aa hoặc Aa x aa. C. Aa x aa hoặc AA x aa. D. Aa x AA hoặc Aa x aa. Câu97. Hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen có điểm giống nhau là các gen A. không alen nằm trên một cặp NST tương đồng. B. phân ly độc lập và tổ hợp tự do. C. nằm trên các NST thường khác nhau. D. nằm trên NST giới tính. Câu 98. Quần thể tự thụ có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,4BB + 0,2 Bb + 0,4bb = 1. Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn để có được tỷ lệ đồng hợp trội chiếm 0,475 ? A . 3 thế hệ B. 2 thế hệ C. 4 thế hệ D. 1 thế hệ Trang 2
- Câu 99. Ở gà, gen A qui định lông đen, gen a qui định lông trắng. một quần thể gà có 500 con trong đó có 80 con lông trắng. Như vậy tần số tương đối của các alen trong quần thể đó là: A. 0,7AA : 0,3aa. B. 0,84AA : 0,16aa. C. 0,6AA : 0,4aa. D. 0,4AA : 0,6aa. Câu 100. Phép lai nào sau đây đời con F1 có ưu thế lai cao nhất ? A. AABB x DDEE. B. AABB x aaBB. C. AAbb x aaBB. D. AABB x AAbb. Câu 101. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay. B. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau. C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự. D. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng. Câu 102. Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể ? A. Các con hổ nhốt riêng trong vườn thú. B. Các bầy voi sống trong rừng già Tây Nguyên. C. Đàn khỉ sống ở đảo khỉ Cần Giờ. D. Các con chó sói sống trong rừng. Câu 103. Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kỳ ? A. Ở Việt nam, vào mùa Xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. B. Ở miền Bắc Việt nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C. C. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 – 4 năm số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm. D. Ở Việt nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô.... chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. Câu 104. Xét 3 quần thể có số lượng cá thể của các nhóm tuổi như sau: Quần thể Tuổi trước sinh sản tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản A 150 149 120 B 200 120 70 C 100 120 190 Kết luận nào sau đây là đúng nhất ? A. Quần thể A được gọi là quần thể suy thoái. B. Quần thể B được gọi là quần thể trẻ. C. Quần thể C được gọi là quần thể ổn định. D. Quần thể C số lượng cá thể tăng nhiều nhất. Câu 105. Cơ chế phát sinh đột biến lệch bội là do sự không phân li của một hay một số cặp NST ở A. kỳ đầu của phân bào. B. kỳ giữa của phân bào. C. kỳ sau của phân bào. D. kỳ cuối của phân bào. Câu 106. Ở một loài có bộ NST 2n = 20. Một thể đột biến mà cơ thể đó có một số tế bào có 21 NST, một số tế bào có 19 NST, các tế bào còn lại có 20 NST. Đây là dạng đột biến: A. lệch bội, được phát sinh trong quá trình phân bào nguyên phân. B. lệch bội, được phát sinh trong giảm phân tạo giao tử ở bố và mẹ. C. đa bội lẻ, được phát sinh trong giảm phân tạo giao tử ở bố hoặc mẹ. D. đa bội chẵn, được phát sinh trong quá trình phân bào nguyên phân. Trang 3
- Câu 107. Trong trường hợp không phát sinh đột biến mới, phép lai nào sau đây có thể cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất? A. AaBb x AABb B. AABB x aaBb C. AaBb x AaBB D. AaBb x AaBb Câu 108. Khi nghiên cứu về tính trạng khối lượng hạt của 4 giống lúa (đơn vị tính:g/1000 hạt), người ta thu được kết quả như bảng sau: Giống lúa Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Khối lượng tối đa 300 310 335 325 Khối lượng tối thiểu 200 220 240 270 Tính trạng khối lượng của hạt giống nào có mức phản ứng rộng nhất ? A. Giống số 2. B. Giống số 3. C. Giống số 4. D. Giống số 1. Câu 109. Một tập hợp các cá thể cùng loài, có kiểu gen giống nhau và đồng hợp về tất cả các cặp gen thì được gọi là dòng thuần chủng. Dòng thuần có các đặc điểm: 1. Có tính di truyền ổn định. 2. Luôn mang các gen trội có lợi. 3. Không phát sinh các biến dị tổ hợp. 4. Thường biến đồng loạt và luôn theo một hướng. 5. Có khả năng hạn chế phát sinh các đột biến có hại. Phương án đúng là: A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 1, 3, 4. D. 2, 4, 5. Câu 110. Ở người bệnh và hội chứng nào sau đây xuất hiện chủ yếu ở nam giới mà ít gặp ở nữ giới? 1. Bệnh mù màu. 2. Bệnh máu khó đông. 3. Bệnh teo cơ. 4. Hội chứng Đao. 3. Hội chứng Claiphentơ. 6. Bệnh bạch tạng. Đáp án đúng là: A. 3, 4, 5, 6. B. 1, 2. C. 1, 2, 5. D. 1, 2, 4, 6. Câu 111. Quần thể cây tứ bội được hình thành từ quần thể cây lưỡng bội có thể xem như loài mới vì A. cây tứ bội giao phấn với cây lưỡng bội cho đời con bất thụ. B. cây tứ bội có khả năng sinh sản hữu tính kém hơn cây lưỡng bội. C. cây tứ bội có khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh hơn cây lưỡng bội. D. cây tứ bội có cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản lớn hơn cây lưỡng bội. Câu 112. Hai loài côn trùng có họ hàng gần gũi sống trong cùng một khu vực địa lý, nhưng một loài ăn thức ăn là cây A, loài còn lại ăn thức ăn là cây B và hai loài này không giao phối với nhau. Sự cách ly sinh sản giữa hai loài này là ví dụ về sự cách ly nào ? A. Cách ly thời gian. B. Cách ly tập tính. C. Cách ly cơ học. D. Cách li sinh cảnh. Câu 113. Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng? A.Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh. B. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. C. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh. D.Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh. Câu 114. Sản lượng sinh vật thứ cấp cao mà con người có thể nhận được nằm ở bậc dinh dưỡng nào? A. Vật dữ đầu bảng. B. Những động vật gần với vật dữ đầu bảng. C. Những động vật ở bậc dinh dưỡng trung bình trong chuỗi thức ăn. D. Động vật ở bậc dinh dưỡng gần với sinh vật tự dưỡng. Câu 115. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào sau đây? Trang 4
- (1) Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải. (2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường. (3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh. (4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người. (5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản. Phương án đúng là. A. (1), (3), (5). B. (2), (3), (5). C. (3), (4), (5). D. (1), (2), (4). Câu 116. Tác động..... là kiểu tác động của......gen thuộc...... khác nhau, khi đứng trong cùng kiểu gen làm xuất hiện một tính trạng mới. A. Bổ sung, hai hay nhiều, những lôcut. B. Át chế, hai hay nhiều, những lôcut. C. Cộng gộp, hai hay nhiều, những lôcut. D. Trội không hoàn toàn, hai gen, những lôcut. Câu 117. Quần thể người có tần số người bị bạch tạng 1/10000. Giả sử quần thể này cân bằng( biết bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định) . Tính xác suất để 2 người bình thường trong quần thể lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bạch tạng? A. 0,25 B. 0,0375 C. 0,00495 D. 0,0198 Câu 118. Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy: A. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3. B. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích. C. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt. D. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn. Câu 119. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau. Thế hệ Kiểu gen AA Kiểu gen Aa Kiểu gen aa F1 0,49 0,42 0,09 F2 0,49 0,42 0,09 F3 0,4 0,2 0,4 F4 0,25 0,5 0,25 F5 0,25 0,5 0,25 Quần thể trên đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào? A. Đột biến gen. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 120. Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau : I Nam bình thường 1 2 3 4 II Nam bị bệnh M 1 2 3 4 Nữ bình thường III Nữ bị bệnh M 1 2 Xác suất để người III2 mang gen bệnh là bao nhiêu: A. 0,335. B. 0,75. C. 0,67. D. 0,5. ------------------HẾT------------------ Trang 5
- ĐÁP ÁN 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 B A B A D D C D C A 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 B D A B D C A B C C 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 B A B B C A D D C B 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 A D A D D A C B C C Xuân Lãnh, ngày 22 tháng 11 năm 2019 Duyệt BGH Duyệt tổ trưởng chuyên môn GV biên soạn Trang 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 45 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 có đáp án
272 p | 2510 | 53
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên
30 p | 239 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An (Lần 2)
42 p | 164 | 6
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Khiết (Lần 1)
24 p | 60 | 5
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Lào Cai
14 p | 89 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Quang Trung (Lần 1)
37 p | 70 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Bình Minh (Lần 1)
34 p | 81 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hạ Long (Lần 1)
30 p | 75 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
26 p | 77 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hùng Vương (Lần 1)
17 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
78 p | 54 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 1)
41 p | 87 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bạc Liêu (Lần 1)
33 p | 119 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 1)
30 p | 90 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Lần 2)
38 p | 91 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 2)
39 p | 113 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 93 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT 19-5 Kim Bôi (Lần 1)
15 p | 72 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn