Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2020 - THPT Nguyễn Văn Linh
lượt xem 2
download
Hãy tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2020 - THPT Nguyễn Văn Linh giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2020 - THPT Nguyễn Văn Linh
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI NĂNG LỰC THPT QUỐC GIA NĂM 2020 PHÚ YÊN Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Trường THPT Nguyễn Văn Linh Môn thi thành phần: Sinh học TỔ SINH – THỂ DỤC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Câu 81 (NB). Một phụ nữ tế bào có 47 nhiễm sắc thể trong đó có 2 nhiễm sắc thể X. Người đó có thể bị hội chứng: A. Siêu nữ. B. Claiphentơ. C. Tớc nơ D. Đao. Câu 82 (NB). Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm ảnh hưởng đến số lượng vật chất di truyền là: A. Đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể B. Chuyển đoạn, lặp đoạn C. Đảo đoạn, chuyển đoạn không tương hỗ D. Lặp đoạn, đảo đoạn Câu 83 (NB). Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất? A. Phiên mã tổng hợp tARN. B. Nhân đôi ADN. C. Dịch mã D. Phiên mã tổng hợp mARN. Câu 84 (H).Khi nói về đột biến gen, có các phát biểu sau đây: (1) Đột biến thay thế một cặp nucleotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã. (2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. (3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nucleotit. (4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến. (5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường. Các phát biểu đúng là: A. (3), (4), (5) B. (1), (2), (3) C. (2), (4), (5) D. (1), (3), (5) Câu 85 (H) Đặc điểm nào sau đây không phải của mã di truyền ? A. Mã di truyền thống nhất ở hầu hết các loài sinh vật. B. Mã di truyền mang tính bán bảo toàn, trong quá trình đọc mã, chúng giữ lại một nửa. C. Mã di truyền được đọc một cách liên tục từng cụm bộ ba một mà không chồng gối lên nhau. D. Mỗi bộ ba trong mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin nhất định. Câu 86 (VD). Một phân tử ADN ở sinh vật nhân sơ có số nucleotit loại A bằng 600 và nucleotit loại G bằng 900. Theo lí thuyết, số liên kết hidro của phân tử ADN này là: A. 3000. B. 1500 C. 3900 D. 3600 Câu 87 (VD). Một cá thể ở một loài động vật có bộ NST 2n = 18. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2500 tế bào sinh tinh, người ta thấy 50 tế bào có cặp NST số 2 không phân ly trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Loại giao tử có 9 NST chiếm tỷ lệ: A. 2%. B. 49%. C. 80%. D. 98%. Câu 88 (VDC). Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli trong môi trường chỉ chứa N14 (lần thứ 1). Sau ba thế hệ, người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy chỉ chứa N15 (lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó, lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N14 (lần thứ 3) để chúng nhân đôi 2 lần nữa. Có bao nhiêu nhận xét đúng về các tế bào khi kết thúc quá trình nuôi cấy trên: (1) Số tế bào chứa cả N14 và N15 là 24. (2) Số tế bào chỉ chứa N14 là 80. (3) Số tế bào chỉ chứa N15 là 24. (4) Kết thúc quá trình nuôi cấy trên, số phân tử ADN có trong tất cả các tế bào là 128. A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 89 (VDC). Gen M có 2400 nucleotit và có A/G = 2/3. Gen M bị đột biến thành gen m có chiều dài không đổi so với gen trước đột biến và G = 719. Phát biểu nào sau đây sai? A. Đột biến trên thuộc dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit. B. Cặp gen Mm nhân đôi một lần thì số nucleotit tự do loại A môi trường cung cấp là 961. C. Gen m có số liên kết hidro là 3120. D. Cặp gen Mm nhân đôi một lần thì số nucleotit tự do môi trường cung cấp là 4800. Câu 90 (NB). Tính theo lý thuyết, quá trình giảm phân diễn ra bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaBbDD tạo ra loại giao tử abd với tỉ lệ
- A. 100% B. 0% C. 25% D. 12,5% Câu 91 (NB). Ở 1 loài thực vật, biết một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội hoàn hoàn, các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Phép lai giữa các cây nào sau đây thu được 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3 : 1? A. AA x Aa; B. Aa x aa; C. Aa x Aa; D. AA x aa Câu 92 (NB). Ở một loài động vật, con đực bình thường có bộ NST 2n = 40. Số nhóm gen liên kết của loài là: A. 40 B. 20 C. 30 D. 10 Câu 93 (NB). Một học sinh lập bảng pennet để xác định kiểu gen F1 như sau: Giao tử AB Ab aB ab AB AABB AABb AaBB AaBb Ab (1) AAbb AaBb Aabb aB AaBB AaBb (2) aaBb ab AaBb Aabb (3) aabb Kiểu gen trong các ô trống (1), (2), (3) lần lượt là: A. AaBb, aabb, AABB B. AABb, aaBB, aabb. C. AABb, aaBB, aaBb D. AABB, aaBB, aaBb. Câu 94 (NB). Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBBddee qua giảm phân bình thường sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử? A. 2. B. 1 C. 4 D. 5 Câu 95 (H). Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ. Tiếp tục cho F1 lai phân tích, nếu đời lai thu được 2 kiểu hình với tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền A. Tương tác gen. B. Phân li độc lập. C. Liên kết hoàn toàn. D. Hoán vị gen. Câu 96 (VD). Trong tế bào của một loài thực vật lưỡng bội có một phân tử ADN mạch kép, dạng vòng. Tính trạng màu hoa do gen nằm trên phân tử ADN này qui định. Lấy phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng được F1. Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là A. 100% hoa trắng. B. 9 đỏ : 7 trắng. C. 3 đỏ : 1 trắng. D. 100% hoa đỏ. Câu 97 (VD). Ở một loài thực vật, xét hai gen phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và mỗi gen đều có hai alen. Cho hai cây (P) thuần chủng có kiểu hình khác nhau về cả hai tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Cho biết không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, ở F2 có tối đa bao nhiêu loại kiểu hình? A. 9. B. 6. C. 4. D. 8. Câu 98 (VDC). Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, xét một lôcut có 4 alen, trong đó có 3 alen là đồng trội (A1, A2, A3) đều trội hoàn toàn so với alen A4. Cho các phát biểu sau: (1) Nếu locut này nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y thì đã tạo ra 26 kiểu gen khác nhau trong quần thể lưỡng bội của loài này. (2) Nếu locut này thuộc vùng tương đồng cặp NST giới tính X và Y thì số kiểu hình tối đa của thể lưỡng bội là 11. (3) Nếu locut này thuộc một cặp NST thường thì số loại kiểu gen tối đa của thể 4 nhiễm ở cặp này là 35 loại. (4) Nếu locut này thuộc một cặp NST thường thì thể lưỡng bội có tối đa 7 kiểu hình khác nhau. (5) Nếu locut này nằm trên cặp NST thường thì các thể 4 nhiễm về cặp này khi giảm phân cho tối đa 10 loại giao tử thừa một nhiễm sắc thể. Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 99 (VDC). Quá trình tổng hợp sắc tố cánh hoa của một loài cây xảy ra theo cơ chế: chất trắng chuyển thành sắc tố vàng nhờ enzym do alen A quy định; sắc tố vàng chuyển thành sắc tố đỏ nhờ enzym do alen B quy định, sắc tố đỏ chuyển thành sắc tố tím nhờ enzym do alen D quy định. Các alen tương ứng a, b, d không tạo ra enzym có chức năng. Phép lai P : AaBbDd x AaBbDd tạo ra F1. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng với F1? (1) Các cây hoa trắng có 9 kiểu gen.
- (2) Các cây hoa vàng chiếm tỉ lệ 3/16. (3) Trong tổng cây hoa đỏ có 4/9 số cây dị hợp 1 cặp gen. (4) Trong tổng cây hoa tím có 3/64 số cây mang 3 alen trội. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4 Câu 100 (VDC). Ở một loài côn trùng, tính trạng màu mắt do một gen quy định, trội lặn hoàn toàn. Khi cho con đực mắt đỏ giao phối với con cái mắt đỏ, F1 thu được tỉ lệ 3 mắt đỏ:1 mắt trắng, trong đó tất cả các cá thể mắt trắng đều là cái. Nếu cho các cá thể F1 giao phối tự do với nhau thu được ở đời F2. Dựa vào kết quả trên hãy cho biết có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng? (1) Ở F2 có 12,5% là con cái mắt trắng. (2) Ở F2 xuất hiện ba loại kiểu gen quy định mắt đỏ. (3) Toàn bộ kiểu hình mắt đỏ ở F2 là con đực. (4) Tỉ lệ cá thể mắt đỏ ở F2 chiếm 81,25%. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 101 (VDC). Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, trong quá trình giảm AB D d AB D phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Phép lai P: ♀ X X x♂ X Y thu ab ab được F1 có tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng trên chiếm tỉ lệ 4%. Ở F1: (1). Có 40 loại kiểu gen và 16 loại kiểu hình. (2). Trong tổng số cá thể cái mang kiểu hình trội của 3 tính trạng trên, số cá thể có kiểu gen đồng hợp 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 4/33. (3). Số cá thể mang kiểu hình trội của 1 trong 3 tính trạng trên chiếm tỉ lệ 11/52. (4). Số cá thể mang 3 alen trội của 3 gen trên chiếm tỉ lệ 36%. Theo lí thuyết, số dự đoán đúng về kết quả ở F1 là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 102 (NB). Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi -Vanbec? A. Quần thể có kích thước lớn B. Có hiện tượng di nhập gen C. Không có chọn lọc tự nhiên D. Các cá thể giao phối tự do Câu 103(VDC). Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể ban đầu gồm các cây có hoa màu đỏ, tiếp tục cho các cây trong quần thể (P) ban đầu tự thụ phấn. Ở thế hệ F1 thu được 10000 cây, trong đó có 300 cây có hoa màu trắng. Biết rằng cây hoa trắng không có khả năng sinh sản. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? (1) Tỉ lệ cây hoa đỏ dị hợp trong tổng số cây hoa đỏ ở F1 là 6,82%. (2) Tỉ lệ cây hoa đỏ dị hợp ở P gấp 3,88 lần so với tỉ lệ cây hoa đỏ dị hợp ở F2. (3) Tần số alen a ở F2 là 3/194 (4) Tỉ lệ cây hoa trắng thu được ở F5 là 2,55%. Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 104 (NB). Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau: 1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn; 2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau; 3. Lai các dòng thuần chủng với nhau. Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự: A. 1, 2, 3 B. 3, 1, 2 C. 2, 3, 1 D. 2, 1, 3 Câu 105 (VDC). Ở người bệnh M và bệnh B là 2 bệnh do đột biến gen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X, khoảng cách giữa 2 gen là 20cM. Người bình thường mang gen A và B, 2 gen này đều trội hoàn toàn so với gen lặn tương ứng. Cho sơ đồ phả hệ sau 1 2 Không bị bệnh Bị bệnh M 3 4 5 6 7 8 Bị cả 2 bệnh
- 9 10 11 12 13 Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Biết được kiểu gen chính xác của 9 người trong phả hệ. (2) Người số 7 và người số 11 có kiểu gen giống nhau. (3) Nếu người số 13 lấy vợ không bị bệnh nhưng bố của vợ bị cả 2 bệnh thì xác suất sinh con gái bị bệnh là 30%. (4) Nếu cặp vợ chồng số 11 – 12 trong phả hệ này sinh con thì xác suất đứa con đầu lòng bị cả 2 bệnh chiếm 8% A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 106 (NB). Nhân tố làm biến đổi nhanh nhất tần số tương đối của các alen về một gen nào đó là: A. chọn lọc tự nhiên. B. đột biến C. giao phối D. các cơ chế cách li Câu 107 (NB). Tiêu chuẩn được dùng thông dụng để phân biệt 2 loài là tiêu chuẩn: A. địa lý - sinh thái B. hình thái C. sinh lí - sinh hóa D. di truyền Câu 108 (H). Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho tất cả các nhân tố tiến hóa? A. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tạo ra sự sai khác về tỉ lệ kiểu gen trong quần thể. B. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. C. Làm tăng tính đa dạng và phong phú về vốn gen của quần thể. D. Làm xuất hiện các alen mới cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc. Câu 109 (VD). Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử: (1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn. (2) Một số loài kì giông sống trong một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh. (3) Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ. (4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè. (5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau. (6) Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình thường, hữu thụ nhưng con lai giữa hai dòng mang nhiều alen đột biến lặn nên có kích thước rất nhỏ và cho hạt lép. A. (2), (4), (5). B. (1), (3), (6). C. (2), (3), (5). D. (2), (3), (6). Câu 110 (NB) Giới hạn sinh thái là: A. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. B. Giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. C. Giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. D. Giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được. Câu 111 (NB). Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể? A. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt. B. Tập hợp cây cọ ở trên quả đồi Phú Thọ. C. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ. D. Tập hợp cá chép sinh sống ở Hồ Tây. Câu 112 (H). Kích thước của một quần thể không phải là: A. tổng số cá thể của nó. B. tổng sinh khối của nó. C. năng lượng tích luỹ trong nó. D. kích thước nơi nó sống. Câu 113 (H). Khi kích thước của quần thể hữu tính vượt mức tối đa, thì xu hướng thường xảy ra là: A. Giảm hiệu quả nhóm. B. Giảm tỉ lệ sinh. C. Tăng giao phối tự do. D. Tăng cạnh tranh. Câu 114 (VD) Xét các yếu tố sau đây: I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.
- II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể và hoặc ra khỏi quần thể . III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường. IV: Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là: A. I và II. B. I, II và III. C. I, II và IV. D. I, II, III và IV. Câu 115 (VD). Sau khi đi khảo sát một hệ sinh thái, bạn Nam mô tả một lưới thức ăn: ốc bươu vàng và châu chấu đều ăn lúa, nhện ăn châu chấu, cò ốc ăn ốc bươu vàng, châu chấu và nhện, chim cắt ăn cò ốc. Bạn Nam đưa ra các kết luận sau: (1). Cò ốc có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4. (2). Ốc bươu vàng và châu chấu thuộc cùng một bậc dinh dưỡng. (3). Khi số lượng cò ốc giảm thì số lượng ốc bươu vàng tăng lên. (4). Cò ốc là sinh vật có lợi cần được bảo vệ trong hệ sinh thái này. (5). Lưới thức ăn có 5 chuỗi thức ăn khác nhau. Có bao nhiêu kết luận bạn Nam đưa ra là đúng? A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 116 (VD). Rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất, do vậy cần được bảo vệ. Chiến lược khôi phục và bảo vệ rừng cần tập trung vào bao nhiêu giải pháp sau đây? (1) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học. (2) Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ nguyên liệu, vật liệu, dược liệu,… cho đời sống và công nghiệp. (3) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế xã hội. (4) Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn. (5) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản. A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 117 ( NB). Bộ phận hút nước chủ yếu của cây ở trên cạn là: A. Lá, thân, rễ. B. Lá, thân. C. Rễ, thân. D. Rễ. Câu 118 (NB). Quang hợp diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào của cây? A. Ti thể. B. Lá cây. C. Lục lạp. D. Ribôxôm. Câu 119 (H). Vì sao lưỡng cư sống được ở môi trường nước và trên cạn? A. Vì nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú. B. Vì hô hấp bằng da và bằng phổi. C. Vì da luôn cần ẩm ướt. D. Vì chi ếch có màng, vừa bơi, vừa nhảy được ở trên cạn. Câu 120 (H). Khi nói về quá trình tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng? I. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là tiêu hóa nội bào, nhờ các enzim thủy phân trong lizôxôm. II. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa, quá trình tiêu hóa gồm cả tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. III. Tiêu hóa ở động vật đã hình thành ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa, với sự tham gia của các enzim chủ yếu là tiêu hóa ngoại bào. IV. Tiêu hóa ở động vật ăn thịt và ăn tạp diễn ra trong các cơ quan tiêu hóa. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
- Đáp án : Câu 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 Đáp D A C C B C D C C B C B C B C A A D A B án Câu 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 Đáp A B A C C A B A D A C D D D B C D B B D án Ma trận Mức độ khó câu hỏi Lớp - Phần - Chương - Nội dung TH (Trung NB (Dễ) VD (Khó) VDC (Khó) bình) L12 - P5 - C1: Cơ chế di truyền và 3 2 2 2 biến dị L12 - P5 - C2: Tính quy luật của hiện 5 1 2 4 tượng di truyền L12 - P5 - C3: Di truyền học quần thể 1 0 0 1 L12 - P5 - C4: Ứng dụng di truyền học 1 0 0 0 vào chọn giống L12 - P5 - C5: Di truyền học người 0 0 0 1 L12 - P6: Tiến hóa 2 1 1 0 L12 - P7: Sinh thái học 2 2 3 0 L11 - P4 - C1: Chuyển hóa vật chất và 2 2 0 0 năng lượng Tổng 16 8 8 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 45 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 có đáp án
272 p | 2510 | 53
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên
30 p | 239 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An (Lần 2)
42 p | 164 | 6
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Khiết (Lần 1)
24 p | 60 | 5
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Lào Cai
14 p | 89 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Quang Trung (Lần 1)
37 p | 70 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Bình Minh (Lần 1)
34 p | 81 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hạ Long (Lần 1)
30 p | 75 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
26 p | 77 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hùng Vương (Lần 1)
17 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
78 p | 54 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 1)
41 p | 87 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bạc Liêu (Lần 1)
33 p | 119 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 1)
30 p | 90 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Lần 2)
38 p | 91 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 2)
39 p | 113 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 93 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT 19-5 Kim Bôi (Lần 1)
15 p | 72 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn