Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2020 - THPT Trần Suyền
lượt xem 3
download
Nhằm cung cấp thêm nhiều tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2020 hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2020 - THPT Trần Suyền dưới đây, giúp các bạn ôn luyện và làm quen với cấu trúc đề thi để rút kinh nghiệm cho kỳ thi THPT quốc gia 2020 sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2020 - THPT Trần Suyền
- ĐỀ THI THỬ Sở GD& ĐT Phú Yên TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020 Trường THPT Trần Suyền BÀI THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN MÔN: Sinh học (Đề thi có 06 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:.............................................. …….. Số báo danh:................ Câu 1: Thực vật chỉ hấp thu được dạng nitơ trong đất bằng hệ rễ là: A. Dạng nitơ tự do trong khí quyển (N2) B. Nitơ nitrat (NO3-), nitơ amôn (NH4+). C. Nitơnitrat (NO3-). D. Nitơ amôn (NH4+). Câu 2: Lưỡng cư sống được ở cả dưới nước và trên cạn vì A. nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú. B. lưỡng cư hô hấp cả bằng da (chủ yếu) và bằng phổi. C. da lưỡng cư luôn cần ẩm ướt. D. chi của lưỡng cư có màng, vừa bơi, vừa nhảy được ở trên cạn. Câu 3: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế: A. Nguyên phân và giảm phân. B. Nhân đôi và dịch mã C. Phiên mã và dịch mã. D. Nhân đôi, phiên mã và dịch mã. Câu 4: Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ 2 thành phần chính là A. ADN và ARN B. ADN và prôtêin histon. C. ARN và prôtêin histon D. Axit nuclêic và prôtêin. Câu 5: Một gen có số nucleotit loại T = 14,25% tổng số nuclêôtit. Theo lí thuyết, tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là: A. A = T = 14,25%; G = X = 86,75%. B. A = T = 7,125%; G = X = 42,875%. C. A = T = 14,25%; G = X = 35,75%. D. A = T = G = X = 14,25%. Câu 6: Để xác định tính trạng nào đó do gen trong nhân hay do gen trong tế bào chất quy định thì người ta dùng phép lai nào sau đây? A. Lai phân tích. B. Lai xa. C. lai khác dòng. D. Lai thuận nghịch. Câu 7: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen? A. aabbdd. B. AaBBdd. C. AaBBDd D. AaBbDd Câu 8: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBbDd giảm phân bình thường tạo ra loại giai tử abd chiếm tỉ lệ? A. 15%. B. 25%. C. 50%. D. 75%. Câu 9: Xét một gen gồm 2 alen trội - lặn hoàn toàn. Số loại phép lai khác nhau về kiểu gen mà cho thế hệ sau đồng tính là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 6. Câu 10: Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết có thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể? A. 6 B. 4 C. 10 D. 9 Câu 11: Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A = 0,2. Cấu trúc di truyền của quần thể là: A. 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa. B. 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa. C. 0,04AA : 0,48Aa : 0,48aa. D. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.
- Câu 12: Khi lai khác dòng thì con lai F1 có ưu thế lai cao nhất nhưng không dùng để nhân giống bằng phương pháp hữu tính vì: A. nó mang gen lặn có hại, các gen trội không thể lấn át được. B. đời con có tỉ lệ dị hợp giảm, xuất hiện đồng hợp lặn có hại. C. nó mang một số tính trạng xấu của bố hoặc mẹ. D. giá thành rất cao nên nếu làm giống thì rất tốn kém. Câu 13: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, loại chất hữu cơ mang thông tin di truyền đầu tiên là: A. ADN. B. ARN. C. Prôtêin. D. Lipit. Câu 14: Tiến hoá nhỏ là quá trình A. biến đổi vốn gen của quần thể dẫn tới hình thành loài mới. B. diễn ra trên phạm vi rộng, trong thời gian dài. C. phân chia loài thành các nhóm phân loại nhỏ hơn. D. hình thành các đơn vị phân loại trên loài. Câu 15: Hai loài chim cùng sống trong một môi trường, một loài ăn hạt và một loài ăn sâu. Người ta gọi sự phân bố của chúng là: A. thuộc một ổ sinh thái. B. thuộc hai ổ sinh thái khác nhau C. thuộc hai quần xã khác nhau. D. thuộc hai hệ sinh thái khác nhau Câu 16: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, những mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước là: A. Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang. B. Cây ngô, sâu ăn lá ngô, nhái. C. Nhái, rắn hổ mang, diều hâu. D. Cây ngô, sâu ăn lá ngô, diều hâu. Câu 17: Bón phân quá liều thì cây bị héo và chết do: A. Các nguyên tố khoáng vào tế bào nhiều, làm mất ổn định thành phần chất nguyên sinh của tế bào lông hút. B. Nồng độ dung dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào, tế bào lông hút không hút được nước bằng cơ chế thẩm thấu. C. Thành phần khoáng chất làm mất ổn định tính chất lí hoá của đất D. Làm cho cây nóng và héo lá. Câu 18: Khi nói về đặc điểm hệ tuần hoàn kín, phát biểu nào sau đây sai? A. Máu tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các tế bào. B. Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín. C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình. D. Tốc độ máu chảy nhanh. Câu 19: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai? A. Mất đoạn nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi số lượng và thành phần gen của nhiễm sắc thể. B. Chuyển đoạn tương hỗ không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của nhiễm sắc thể. C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể xảy ra ở cả nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. D. Chuyển đoạn có thể làm cho gen từ nhóm liên kết này sang nhóm liên kết khác. Câu 20: Dạng đột biến nào sau đây ít gây hậu quả nghiêm trọng mà lại tạo điều kiện cho đột biến gen tạo thêm các gen mới cho quá trình tiến hóa? A. Đột biến gen trội thành gen lặn. B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. Đột biến gen lặn thành gen trội. D. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
- Câu 21: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1? A. Aa × Aa. B. XaXa × XAY. C. XAXa × XaY. D. XAXa × XAY. Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về giao phối không ngẫu nhiên? A. Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm tần số alen lặn có hại trong quần thể. B. Giao phối không ngẫu nhiên có thể không làm thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thể. C. Giao phối không ngẫu nhiên có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể. D. Các hiện tượng tự phối, giao phối gần và giao phối có chọn lọc được xếp vào giao phối không ngẫu nhiên. Câu 23: Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên (CLTN), phát biểu nào sau đây là không đúng? A. CLTN thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. B. CLTN tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể. C. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định. D. CLTN quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể Câu 24: Bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về các nhân tố sinh thái? (1) Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái’ mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển. (2) Nhân tố vật lí, hóa học và sinh học của môi trường sống là nhân tố vô sinh. (3) Nhân tố sinh thái hữu sinh là thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau. (4) Con người là nhân tố hữu sinh có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 25: Tại sao những loài sinh vật ngoại lai thường là mối đe dọa cho sự cân bằng ở HST bản địa? A. Trong môi trường mới, loài ngoại lai xuất hiện các biến dị giúp chúng thích nghi hơn ban đầu. B. Loài ngoại lai luôn có sức đề kháng và khả năng chống chịu vượt trội so với những loài SV bản địa. C. Trong môi trường mới, loài ngoại lai có thể không bị khống chế như trong môi trường ban đầu của chúng. D. Loài ngoại lai luôn sinh trưởng và phát triển vượt trội so với những loài sinh vật bản địa. Câu 26: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở đột biến gen mà không có ở đột biến cấu trúc NST? (1) Không làm thay đổi vị trí của gen trên NST. (2) Có thể biểu hiện ra kiểu hình dưới dạng thể khảm. (3) Cần trải qua ít nhất là hai lần nhân đôi. (4) Tỉ lệ giao tử mang các đột biến khác nhau trong quần thể lưỡng bội chỉ khoảng 10-6 đến 10-4. (5) Là nguồn nguyên liệu sơ cấp và chủ yếu cho chọn giống và tiến hóa. Phương án đúng là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 27: Cơ thể lưỡng bội (2n) có kiểu gen AaBbDd. Có một thể đột biến số lượng NST mang kiểu gen AAaBbDb. Thể đột biến này thuộc dạng A. thể tam bội. B. thể ba. C. thể bốn. D. thể ba kép. Câu 28: Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng; nếu trong kiểu gen có chứa alen A thì màu sắc hoa không được biểu hiện (hoa trắng), alen lặn a không có khả năng này. Alen D quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định thân thấp. Cặp alen B, b nằm trên NST số 1, cặp alen A, a và D, d cùng nằm trên NST số 2. Cho một cây hoa trắng, thân
- cao giao phấn với một cây có kiểu gen khác nhưng có cùng kiểu hình, đời con thu được 6 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa vàng, thân thấp chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng nếu có hoán vị gen ở cả hai giới thì tần số hoán vị của hai giới bằng nhau. Tần số hoán vị gen có thể là: (1) 20%. (2) 40%. (3) 16%. (4) 32%. (5) 8%. Phương án đúng là A. (1), (3), (4). B. (1), (2), (3), (4) C. (1), (2), (5). D. (1), (3), (5). Câu 29: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 1 cặp gen qui định. Cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng F1 thu được 100% cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ ở đời F1 lai với cây hoa trắng P thu được Fa. Cho các cây Fa tạp giao với nhau, ở F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa trắng: 43,75% cây hoa đỏ. Tính xác suất để chọn được 4 cây hoa đỏ ở F2 mà khi cho các cây này tự thụ phấn thì tỉ lệ hạt mọc thành cây hoa trắng chiếm 6,25%. A. 6/2401 B. 32/81 C. 24/2401 D. 8/81. Câu 30: Phát biểu nào sau đây về quá trình hình thành loài là đúng? A. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường dễ xảy ra giữa các loài có quan hệ xa nhau về nguồn gốc. B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái diễn ra trong những khu phân bố riêng biệt nhau. C. Hình thành loài bằng con đường địa lý chỉ gặp ở những loài có khả năng phát tán mạnh. D. Hình thành loài bằng con đường tập tính chỉ xảy ra ở động vật. Câu 31: Khi thống kê tỉ lệ cá đánh bắt trong các mẻ lưới ở 3 vùng khác nhau, người ta thu được kết quả như sau: Nhóm tuổi Trước sinh sản Đang sinh sản Sau sinh sản Vùng A 78% 20% 2% B 50% 40% 10% C 10% 20% 70% Kết luận được rút ra về hiện trạng khai thác cá ở 3 vùng trên là: A. Vùng A: Khai thác hợp lý; vùng B: Khai thác quá mức; vùng C: Chưa khai thác hết tiềm năng. B. Vùng A: Khai thác quá mức; vùng B: Khai thác hợp lý; vùng C: Chưa khai thác hết tiềm năng. C. Vùng A: Chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B: Khai thác quá mức; vùng C: Khai thác hợp lý. D. Vùng A: Chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B: Khai thác hợp lý; vùng C: Khai thác quá mức. Câu 32: Trong một hệ sinh thái đồng cỏ, xét 5 loài với mức năng lượng như sau: Loài A có 2,8.105 kcal, loài B có 3,5.10 6 kcal, loài C có 2,1.105 kcal, loài D có 107 kcal và loài E có 104 kcal. Chuỗi thức ăn nào sau đây là chuỗi thức ăn dài nhất có thể xảy ra? A. D → B → A → C → E. B. D → B → C → A → E. C. D → B → A → E. D. D → B → C → A. Câu 33: Có 5 tế bào (2n) của một loài cùng tiến hành nguyên phân 6 lần. Ở kỳ giữa của lần nguyên phân thứ 4 có 2 tế bào không hình thành được thoi vô sắc. Ở các tế bào khác và trong những lần nguyên phân khác, thoi vô sắc vẫn hình thành bình thường. Sau khi kết thúc 6 lần nguyên phân đó, tỉ lệ tế bào bị đột biến trong tổng số tế bào được tạo ra là bao nhiêu? A. 1/12. B. 1/7. C. 1/39. D. 3/20. Câu 34: Ở một loài lưỡng bội, xét hai gen I và II cùng nằm trên 1 cặp NST thường, trong đó gen I có 3 alen, gen II có 4 alen. Gen III và gen IV đều nằm trên vùng tương đồng của cặp NST giới tính XY, mỗi gen có 2 alen. Trong điều kiện không có đột biến, trong quần thể sẽ có tối đa bao nhiêu kiểu gen dị hợp về tất cả các cặp gen?
- A. 108 B. 216 C. 72 D. 144. Câu 35: Quan sát quá trình phân bào của một tế bào sinh tinh và một tế bào sinh trứng ở một loài động vật (2n = 4) dưới kính hiển vi với độ phóng đại như nhau, người ta ghi nhận được một số sự kiện xảy ra ở hai tế bào này như sau: Biết rằng trên NST số 1 chứa alen A, trên NST số 1’ chứa alen a; trên NST số 2 chứa alen B, trên NST số 2’ chứa alen b và đột biến chỉ xảy ra ở một trong hai lần phân bào của giảm phân. Cho một số phát biểu sau đây: (1) Tế bào X bị rối loạn giảm phân 1 và tế bào Y bị rối loạn giảm phân 2. (2) Tế bào X không tạo được giao tử bình thường. (3) Tế bào Y tạo ra giao tử đột biến với tỉ lệ 1/2. (4) Tế bào X chỉ tạo ra được hai loại giao tử là ABb và a (5) Nếu giao tử tạo ra từ hai tế bào này thụ tinh với nhau có thể hình thành nên 2 hợp tử với kiểu gen AaBbb và aab. Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 36: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám, alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài, alen b quy định cánh cụt. Biết rằng chỉ xảy ra hoán vị gen ở giới cái. Theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 3 loại kiểu hình? AB AB Ab AB AB Ab (1) ♀ ♂ (2) ♀ ♂ (3) ♀ ♂ ab ab ab ab ab aB AB Ab Ab aB AB AB (4) ♀ ♂ (5) ♀ (6) ♀ ♂ ab Ab ab ab ab ab A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 37: Ở một loài động vật, lai con cái lông đen với con đực lông trắng, thu được F1 có 100% con lông đen. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau F2 thu được 9 lông đen : 7 lông trắng. Trong đó lông trắng mang toàn gen lặn chỉ có ở con đực. Cho các con lông đen ở F2 giao phối với nhau thì tỉ lệ lông đen thu được ở F3 là bao nhiêu ? Biết giảm phân thụ tinh xảy ra bình thường và không có đột biến xảy ra. A. 7/9. B. 9/16. C. 3/16. D. 1/32. Câu 38: Cho hai giống đậu Hà Lan thuần chủng và khác nhau về các cặp tính trạng tương phản lai với nhau, thu được F1 100% hoa mọc ở trục, màu đỏ (đối lập với kiểu hình này là hoa mọc ở đỉnh, màu trắng). Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, giả sử ở F2 thu được 1000 cây thì theo lý thuyết, số cây khi
- tự thụ phấn có thể cho các hạt nảy mầm thành các cây có hoa mọc ở đỉnh và màu đỏ là bao nhiêu nếu có sự phân li độc lập của hai tính trạng đã cho? A. 500 B. 125 C. 188 D. 563 Câu 39: Trong một quần thể ngẫu phối, ban đầu có 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa. Nếu khả năng thích nghi của kiểu gen AA và Aa kém hơn so với kiểu gen aa thì tỉ lệ của kiểu gen dị hợp (Aa) sẽ thay đổi như thế nào trong các thể hệ tiếp theo của quần thể? A. Ở giai đoạn đầu tăng, sau đó giảm dần. B. Liên tục tăng dần qua các thế hệ. C. Liên tục giảm dần qua các thế hệ. D. Ở giai đoạn đầu giảm dần, sau đó tăng dần. Câu 40: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền ở người, bệnh bạch tạng do một gen có 2 alen năm tren NST thường quy định, bệnh mù màu do một gen có 2 alen nằm trên NST X tại vùng không tương đồng trên Y quy định. Xác suất sinh một con gái không bị bệnh nào của cặp vợ chồng (13) và (14) là A. 7/81 B. 7/9. C. 1/72. D. 4/9.
- ĐÁP ÁN ĐỀ MINH HỌA 2020 Câu 1: Đáp án B Câu 2: Đáp án B Câu 3: Đáp án C - A sai, vì nguyên phân và giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh giúp đảm bảo bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ. - B sai, nếu không có quá trình phiên mã thì quá trình dịch mã cũng không sẽ xảy ra. - C đúng, quá trình phiên mã tạo ra ARN, quá trình dịch mã giúp tổng hợp protein và protein sẽ quy định sự biểu hiện của tính trạng. - D sai, quá trình nhân đôi đóng vai trò truyền đạt thông tin di truyền trong ADN từ tế bào mẹ sang tế bào con. Câu 4: Đáp án B Câu 5: Đáp án C Câu 6: Đáp án D - A sai, vì phép lai phân tích dùng để xác định kiểu gen là đồng hợp hay dị hợp. - B sai, vì lai xa là phép lai giữa 2 loài khác nhau thường dùng kết hợp với đa bội hóa để tạo ra loài mới. - C sai, vì lai khác dòng đơn hay khác dòng kép nhằm tạo ra ưu thế lai cao nhất cho đời con. - D đúng, vì khi lai thuận nghịch, nếu tính trạng nào đó do gen trong TBC quy định thì cho kết quả khác nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ. Câu 7: Đáp án C Câu 8: Đáp án B Câu 9: Đáp án C Câu 10: Đáp án D Câu 11: Đáp án B Câu 12: Đáp án B Câu 13: Đáp án B Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, loại chất hữu cơ mang thông tin di truyền đầu tiên là: ARN Câu 14: Đáp án A Câu 15: Đáp án B Câu 16: Đáp án A Câu 17: Đáp án B Câu 18: Đáp án A Câu 19: Đáp án B - Chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen từ nhóm liên kết này sang nhóm liên kết khác → làm thay thành phần gen của nhiễm sắc thể và có thể làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể. Câu 20: Đáp án D - Lặp đoạn tạo thêm 1 đoạn vật chất di truyền mới trên NST và trong quá trình tiến hóa, nếu có đột biến gen tác động nhiều lần lên đoạn này có thể làm xuất hiện gen mới. Câu 21: Đáp án C Câu 22: Đáp án A Phương án B đúng, giao phối không ngẫu nhiên có thể không làm thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thể trong trường hợp quần thể chỉ bao gồm những dòng thuần, ví dụ như những loài tự thụ phấn trong tự nhiên.
- Phương án C, D đúng. Phương án A sai vì GP không làm thay đổi tần số. Câu 23: Đáp án B - Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên (CLTN): + Thực chất của CLTN là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản (hay phân hóa về mức độ thành đạt sinh sản) của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. + CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể. + Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần tố alen theo một hướng xác định (CLTN chỉ giữ lại những kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi với môi trường) → CLTN là nhân tố qui định chiều hướng tiến hóa. + CLTN làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm. Ví dụ: CLTN loại bỏ alen trội nhanh hơn loại bỏ alen lặn và không bao giờ loại bỏ hết alen lặn ra khỏi quần thể. → Kết luận: CLTN quy định chiều hướng và nhịp độ tiến hóa. Câu 24: Đáp án B (1) đúng, ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái’ mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển. (2) sai, (3) và (4) đúng: - Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống sinh vật. - Có 2 nhóm nhân tố sinh thái cơ bản: + Nhân tố sinh thái vô sinh là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật. + Nhân tố sinh thái hữu sinh là thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau. Trong đó con người là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh vật. Câu 25: Đáp án C Trong hệ sinh thái các loài tồn tại và gắn bó với nhau thông qua chuỗi và lưới thức ăn đã được hình thành dưới tác dụng của CLTN trong suốt quá trình tiến hóa. Khi đem một sinh vật ngoại lai vào một hệ sinh thái mới, có thể chúng không bị khống chế (bị các loài bắt làm thức ăn) như trong môi trường ban đầu. Đây là 1 trong các nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái bản địa. Ốc bưu vàng là minh chứng cụ thể cho trường hợp này. Câu 26: Đáp án B (1) Đúng. Vì đột biến gen chỉ làm biến đổi cấu trúc của gen mà không làm thay đổi vị trí gen. (2) Sai. Vì đb NST cũng có thể (vd: đb 1 mô sinh dưỡng trên cơ thể sinh vật) (3) Đúng, vì đột biến gen phải trải qua lần thứ nhất tạo ra tiền đột biến (biến đổi trên 1 mạch) và phải thêm 1 lần nhân đôi nữa để tạo ra đột biến gen (biến đổi trên 2 mạch). (4) Sai. Tần số đột biến của từng gen riêng lẻ là là 10-6 đến 10-4 nhưng nếu xét các đột biến khác nhau (nhiều gen) thì lớn hơn rất nhiều. (5) Đúng. Đột biến cấu trúc NST có thể nhanh chóng hình thành loài mới nhưng đó chỉ là nguồn nguyên liệu sơ cấp nhưng không phải là chủ yếu cho chọng giống và tiến hóa Câu 27: Đáp án B Câu 28: Đáp án D - Màu hoa có 3 loại KH: đỏ, vàng, trắng → Quy ước: A- B = A-bb: trắng; aaB- đỏ; aabb vàng. - Chiều cao có 2 loại KH: cao, thấp → D: cao >> d: thấp. - P: (A-B- + A-bb)D- x (A-B- + A-bb)D- (A-D-)(B- + bb) x (A-D-)(B- + bb).
- - Để F1 cho đủ 6 loại kiểu hình thì P phải: (A-D-) x (A-D-) và Bb x Bb hoặc Bb x bb. - Vì F1 xuất hiện (aadd)bb → P: Aa,Dd x Aa,Dd. * Trường hợp 1: P: Bb x Bb → F1 cho bb = 1/4. F1: (aa,dd)bb = 0,01 → aa,dd = 0,04 = 0,4 x 0,1 = 0,2 x 0,2 = 0,5 x 0,08. + Nếu 0,4ad x 0,1ad → P: (AD/ad)Bb (f = 0,2) x (Ad/aD)Bb (f = 0,2). → Tần số hoán vị gen bằng 20%. + Nếu 0,2ad x 0,2ad → P: (Ad/aD)Bb (f = 0,4) x (Ad/aD)Bb (f = 0,4) → loại vì có kiểu gen giống nhau. + Nếu 0,5ad x 0,08ad → P: (AD/ad)Bb (f = 0) x (Ad/aD)Bb (f = 0,16). → Tần số hoán vị gen bằng 16%. (vì đề cho nếu có HVG ở cả 2 giới thì tần số hoán vị của cả 2 giới bằng nhau → trường hợp HVG ở 1 giới vẫn phù hợp với yêu cầu của đề). * Trường hợp 2: P: Bb x bb → F1: bb = 50% → (aa,dd) = 1% : 0,5 = 2% = 0,5 x 0,04. → P: [AD/ad (f = 0) x Ad/aD (f = 0,08)][Bb x bb]. → Tần số hoán vị gen bằng 8%. => (1), (3), (5) đúng. Câu 29: Đáp án C Quy ước A:Đỏ>a:trắng → P:AA x aa →F1: Aa, lấy F1 lai hoa trắng P: Aa x aa → Fa: 1/2Aa : 1/2aa → Cho Fa tạp giao → (1/2Aa : 1/2aa) x (1/2Aa : 1/2aa) → F2:1/16 AA,6/16 Aa,9/16 aa → Như vậy trong tổng số hoa đỏ: AA= 1/7;Aa= 6/7 → Để chọn được 4 cây hoa đỏ ở F2 mà khi cho các cây này tự thụ phấn thì tỉ lệ hạt mọc thành cây hoa trắng (6,25%). → 6.25% =1/4 x 1/4. Vậy theo đề bài ta phải chọn được 1 cây Aa và 3 cây AA = 3 1 6 1 24 C4 7 7 2401 Câu 30: Đáp án D - Phương án A sai, hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa dễ xảy ra hơn ở các loài có họ hàng gần gũi vì chúng có bộ NST gần giống nhau. - Phương án B sai, hình thành bằng con đường sinh thái diễn ra trong cùng 1 khu vực địa lý. - Phương án C sai, hình thành loài bằng con đường địa lý thường xảy ra ở những loài có khả năng phát tán mạnh những vẫn có thể gặp ở các loài khác nếu khu phân bố bị chia cắt bởi những vật cản địa lý. - Phương án D đúng vì tập tính chỉ có ở động vật. Câu 31: Đáp án B Tỉ lệ cá đánh bắt trong các mẻ lưới ở 3 vùng khác nhau cho thấy: - Quần thể ở vùng A là quần thể trẻ với nhóm tuổi trước sinh sản chiếm ưu thế. - Quần thể ở vùng B là quần thể ổn định với nhóm tuổi trước sinh sản và đang sinh sản chiếm tỉ lệ xấp xỉ nhau. - Quần thể ở vùng C là quần thể suy thoái vì nhóm tuổi sau sinh sản chiếm ưu thế. Điều này cho thấy ở vùng A đã bị khai thác quá mức (tỉ lệ cá nhỏ chiếm chủ yếu); ở vùng B đang có sự khai thác hợp lý và vùng C chưa khai thác hết tiềm năng (tỉ lệ cá lớn còn nhiều). Câu 32: Đáp án C
- - Đối với hệ sinh thái trên cạn, qua mỗi bậc dinh dưỡng năng lượng bị thất thoát khoảng 90%, chỉ còn khoảng 10% năng lượng được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn phía sau. Như vậy ở bậc dinh dưỡng phía trước luôn có tổng năng lượng lớn hơn ở bậc dinh dưỡng phía sau. - Sắp xếp thứ tự các loài có tổng năng lượng giảm dần, ta thấy loài A và loài C có tổng mức năng lượng tương tự nhau, vì vậy loài A và loài C là 2 loài trong cùng một bậc dinh dưỡng. D (10 7kcal) → B (3,5.106kcal) → A (2,8.10 5 kcal) → C (2,1.105 kcal) → E (10 4 kcal) - Vậy từ số liệu trên ta có thể thu được 2 loại chuỗi thức ăn tối đa có 4 mắt xích như sau: D→B→A→E D→B→C→E Câu 33: Đáp án C Do đột biến chỉ xảy ra trong lần nguyên phân thứ 4 nên 3 lần nguyên phân đầu tiên diễn ra bình thường → 5 TB sau 3 lần nguyên phân tạo ra 5 x 23 = 40 TB bình thường + Ở lần nguyên phân thứ 4 có 2 TB không hình thành thoi vô sắc nên kết thúc lần nguyên phân này hình thành nên 2 TB bị đột biến(4n). + 38 TB khác nguyên phân bình thường nên kết thúc lần nguyên phân thứ 4 tạo ra 38 x 2 = 76 TB bình thường. Hai lần nguyên phân cuối cùng diễn ra bình thường nên : + 2 TB bị đột biến sau 2 lần nguyên phân tạo ra 2x\2^2\) = 8 TB bị đột biến + 76 TB bình thường sau 2 lần NP tạo ra 76x22 = 304 TB bình thường Như vậy kết thúc 6 lần nguyên phân tạo ra 8+304 = 312 TB trong đó TB bị đột biến chiếm tỉ lệ là 8/312 = 1/39. Câu 34: Đáp án B - Kí hiệu gen trên NST: 34 II 43 ( 22 X X 22 22 XY22 ) - Số KG dị hợp về tất cả các gen: (C32 C42 2)(C22 C22 2 C22 C22 2 2) Câu 35: Đáp án C Chú ý: Dưới cùng độ phóng đại, tế bào Y có kích thước lớn hơn nên là tb sinh trứng, tế bào Y có kích thước nhỏ hơn nên là tế bào sinh tinh (hoặc tế bào Y phân bào lần thứ nhất cho một tế bào bé và một tế bào lớn → tế bào Y là tế bào sinh trứng). (1) Đúng. (2) Đúng. TB X tạo 2 giao tử ABb và 2 giao tử a (3) Sai. TB Y khi phân bào lần thứ nhất tạo ra một tế bào bé và một tế bào lớn. Tế bào bé tiếp tục phân bào sẽ tạo nên 2 tế bào tb: 1 tế bào AAB, 1 giao tử B nhưng hai tế bào này đều trở thành 2 thể định hướng. Tế bào lớn tiếp tục phân bào tạo ra 2 tế bào bình thường ab, một trong 2 tế bào này sẽ trở thành tế bào TRỨNG. Như vậy, tế bào Y chỉ tạo được 1 giao tử bình thường (trứng) có kiểu gen ab. (4) Đúng. (5) Sai. Vì chỉ có 1 trứng tạo ra nên sự thụ tinh giữa 2 tế bào này chỉ tạo được 1 hợp tử có kiểu gen AaBbb hoặc aab. Câu 36: Đáp án C AB AB (1) ♀ ♂ → A-, B- + A-, bb + aa,B- + aa,bb = 4 loại kiểu hình ab ab Ab AB (2) ♀ ♂ → A-, B- + A-, bb + aa,b = 3 loại kiểu hình ab ab AB Ab (3) ♀ ♂ → A-, B- + A-, bb + aa,B- = 3 loại kiểu hình ab aB
- AB Ab (4) ♀ ♂ → A-, B- + A-, bb = 2 loại kiểu hình ab Ab Ab aB (5) ♀ → A-, B- + A-, bb + aa,B- + aa,bb = 4 loại kiểu hình ab ab AB AB (6) ♀ ♂ → A-, B- + A-, bb + aa,B- + aa,bb = 4 loại kiểu hình ab ab Câu 37: Đáp án A - Quy ước gen: A-B-: đen; A-bb + aaB- + aabb: trắng. - F2: 9 đen, 7 trắng (chỉ có con đực trắng đồng hợp lặn) → F1 dị hợp 2 cặp gen và gen Aa hoặc Bb nằm trên NST giới tính X. - F1 x F1: AaXBXb × AaXBY - F2: (1AA:2Aa:1aa)(1XBXB:1XBXb:1XBY:1XbY) - Đen F2 giao phối với nhau: (1/3AA:2/3Aa)(1/2XBXB:1/2XBXb) × (1/3AA:2/3Aa)XBY - F3: Tỉ lệ con đen = A-XB- = (1-aa)(1-XbY) = (1- 1/3 x 1/3)(1 – 1/4 x 1/2) = 7/9. Câu 38: Đáp án D - Quy ước: A – mọc ở trục, a – mọc ở đỉnh ; B – màu đỏ, b – màu trắng. - F1: AaBb giao phấn : - F2: Tỉ lệ những cây ở F2 tự thụ có thể cho con aaB- là: 2/16AaBB +4/16AaBb +1/16aaBB +2/16aaBb = 9/16. - Trong 1000 cây ở F2, số cây tự thụ có thể cho con aaB- = 9/16 x 1000 ≈ 563 cây. Câu 39: Đáp án A - Trong quần thể ngẫu phối, tỉ lệ kiểu gen Aa cao nhất khi tần số alen A = 0,5; a = 0,5. - AA và Aa kém thích nghi hơn aa nên tần số alen A giảm dần và tần số alen a tăng dần. - Ví dụ: Tần số alen A Tần số alen a Tỉ lệ kiểu gen Aa P 0,8 0,2 0,32 F1 0,7 0,3 0,42 F2 0,6 0,4 0,48 F3 0,5 0,5 0,5 F4 0,4 0,6 0,48 F5 0,3 0,7 0,42 ... ..... ... Câu 40: Đáp án D * Tìm kiểu gen của người chồng (13): + (12) aaXbXb → (7) AaXBXb và (8) AaXbY → (13): (1/3AA:2/3Aa)XBY. * Tìm kiểu gen của người vợ (14): (4) A-XbY và (15) aaXBX- → (9) AaXBXb và (10) AaXBY → (14): (1/3AA:2/3Aa)(1/2XBXB:1/2XBXb) * Ta có: (13): (1/3AA:2/3Aa)XBY × (14): (1/3AA:2/3Aa)(1/2XBXB:1/2XBXb) → XS sinh con A-XBX- = (1-aa)(XBXB + XBXb) = (1-1/3 × 1/3) × 1/2 = 4/9.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 45 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 có đáp án
272 p | 2510 | 53
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hưng Yên
30 p | 239 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An (Lần 2)
42 p | 164 | 6
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Khiết (Lần 1)
24 p | 60 | 5
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Lào Cai
14 p | 89 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Quang Trung (Lần 1)
37 p | 70 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Bình Minh (Lần 1)
34 p | 81 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hạ Long (Lần 1)
30 p | 75 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
26 p | 77 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hùng Vương (Lần 1)
17 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
78 p | 54 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 1)
41 p | 87 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Bạc Liêu (Lần 1)
33 p | 119 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 1)
30 p | 90 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh (Lần 2)
38 p | 91 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Lần 2)
39 p | 113 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 93 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT 19-5 Kim Bôi (Lần 1)
15 p | 72 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn