intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Địa lí có đáp án - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:19

22
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực hành giải Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Địa lí có đáp án - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Bình Dương giúp các bạn củng cố lại kiến thức và thử sức mình trước kỳ thi. Hi vọng luyện tập với nội dung đề thi sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Địa lí có đáp án - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Bình Dương

  1. SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2021 TRƯỜNG THPT NTMK Bài thi: KHOA HỌC XàHỘI Môn thi thành phần: Địa lý Thời gian làm bài 50 phút không kể thời gian phát đề Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở vùng núi   Trường Sơn Nam là A. Kon Ka Kinh       B. Ngọc Linh C. Lang Bian       D. Bà Đen Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 ­5 và trang 13, hãy cho biết Đèo Hải Vân   nằm giữa hai tỉnh nào dưới đây? A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng B. Hà Tĩnh và Quảng Bình C. Quảng Trị và Quảng Bình D. Thanh Hóa và Nghệ An Câu 3. Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết Khu kinh tế biển Dung   Quất thuộc tỉnh nào dưới đây? A. Ninh Thuận B. Khánh Hòa C. Đà Nẵng. D. Quảng Ngãi Câu 4: Căn cứ  vào atlat địa lí Việt Nam trang 10, lưu vực sông có diện tích lớn nhất  ở  vùng Bắc Trung Bộ là A. Sông Mã       B. Sông Cả C. Sông Gianh       D. Sông Bến Hải Câu 5: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 11, hai hồ nước lớn  ở lưu vực sông Đồng   Nai là A. Hồ Dầu Tiếng, hồ Lắk       B. Hồ dầu Tiếng, hồ Kẻ Gỗ C. Hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An       D. Hồ Trị An, hồ Thác Bà Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết tỉnh nào sau đây phổ biến   mật độ dân số dưới 50 người/km2? A. Nam Định B. Lai Châu C. Hà Tĩnh D. Thái Bình Câu 7: Căn cứ  vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, khu vực kinh tế ven biển nào sau đây  không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long A. Đinh An       B. Nhơn Hội C. Phú Quốc       D. Năm Căn Câu 8: Căn cứ vào biểu đồ tròn thuộc bản đồ  chă nuôi ở  Atlat Địa lí Việt Nam trang 19,   trong giai đoạn 2000­ 2007, tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản   xuất nông nghiệp tăng A. 3,1%       B. 5,1% C. 7,1%       D. 9,1% Câu 9: Căn cứ vào biểu đồ cây công nghiệp ( năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 19,   hai tỉnh nào dưới đây có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta ? A. Kon Tum và Gia Lai       B. Lâm Đồng và Gia Lai C. Đắk Lắk và Lâm Đồng       D. Bình Phước và Đắk Lắk
  2. Câu 10. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 19, hãy cho biết cây cao su được trồng chủ yếu  ở  vùng nào? A. Đông Nam Bộ B. Bắc Trung Bộ C. Đông Bắc D. Tây Nguyên Câu 11. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy thủy điện Tuyên   Quang được xây dựng trên con sông nào? A. sông Lô B. sông Gâm C. sông Thái Bình. D. sông Chảy. Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết cơ  cấu ngành của trung   tâm công nghiệp Vinh? A. Cơ khí, chế biến nông sản, vật liệu xây dựng. B.  Luyện kim, cơ  khí, chế biến nông sản. C. Hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản.D. Hóa chất, chế biến thực phẩm, cơ  khí. Câu 13. Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây  ở  Trung du miền núi Bắc Bộ  không có chung đường biên giới trên đất liền với Trung  Quốc? A. Cao Bằng B. Tuyên Quang C. Lào Cai D. Lạng Sơn. Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cửa khẩu Cha Lo thuộc   tỉnh nào? A. Thanh Hóa. B. Nghệ An. C. Quảng Bình. D. Quảng Trị. Câu 15: Cấu trúc địa hình của nước ta gồm hai hướng chính là A. hướng bắc – nam và hướng vòng cung B.  hướng   tây   bắc­   đông   nam   và   hướng  vòng cung C. hướng đông – tây và hướng vòng cung D.  hướng   đông   bắc­   tây   nam   và   hướng  vòng cung Câu 16: Do tác động của gió mùa Đông Bắc nên nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta   thường có kiểu thời tiết: A. ấm áp, khô ráo       B. lạnh, khô C. ấm áp, ẩm ướt       D. lạnh, ẩm Câu 17. Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác   động của A. gió mùa Đông Bắc và Tín phong bán cầu Bắc. B. các dãy núi hướng tây bắc – đông nam và vòng cung. C. gió mùa với hướng của các dãy núi. D. địa hình phân hóa đa dạng. Câu 18: Gia tăng dân số nhanh không dẫn tới hậu quả nào dưới đây? A. Tạo sức ép lớn tới việc phát triển kinh tế ­ xã hội B. Làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên và môi trường
  3. C. Làm thay đổi cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn D. ảnh hưởng việc nâng cao chất lượng của từng thành viên trong xã hội Câu 19. Sự  thay đổi cơ  cấu lao động theo các ngành kinh tế  của nước ta hiện nay chủ  yếu do tác động của A. việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. B. sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cần nhiều lao động. C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. phân bố lại dân cư – lao động giữa các vùng. Câu 20: ý nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ  nước ta những năm qua? A. Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm B. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành C. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ra đời D. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động Câu 21. Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (Đơn vị: %) 1990 1995 2000 2005 Trồng trọt 79,3 78,1 78,2 73,5 Chăn nuôi 17,9 18,9 19,3 24,7 Dịch vụ nông nghiệp 2,8 3,0 2,5 1,8 Biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp là A. Tròn B. Cột chồng C. Miền D. Nan quạt Câu 22:  Một trong những nguyên nhân khiến cây công nghiệp phát triển mạnh mẽ   ở  nước ta trong những năm qua là A. Thị trường được mở rộng, công nghiệp chế biến dàn hoàn thiện B. Các khâu trồng và chăm sóc cây công nghiệp đều được tự động hóa C. Nhà nước đã bao tiêu toàn bộ sản phẩm từ cây công nghiệp D. Sản phẩm không bị cạnh tranh trên thị trường quốc tế Câu 23: ý nào dưới đây không đúng khi đánh giá về  ngành chăn nuôi của nước ta trong  những năm qua? A. Số lượng vật nuôi ngày càng giảm B. Các giống vật nuôi cho năng suất cao còn chưa nhiều C. Hiệu quả chăn nuôi chưa thức sự cao và ổn định D. Dịch bệnh thường xảy ra gây khó khăn cho ngành chăn nuôi
  4. Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết cây chè được trồng nhiều   nhất ở vùng nào? A. Duyên hải Nam Trung Bộ B. Bắc Trung Bộ C. Trung du và miền núi Bắc Bộ D. Tây Nguyên Câu 25: Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành  đánh bắt thủy sản ở nước ta A. Chế độ thủy văn      B. Điều kiện khí hậu C. Địa hình đáy biển       D.  Nguồn   lợi  thủy sản Câu 26:  Ý nào  không  phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm  ở  nước ta   hiện nay A. Có thế mạnh lâu dài B. Đem lại hiệu quả cao về kinh tế ­ xã hội C. Có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác D. Có tính truyền thống, không đòi hỏi về trình độ và sự khéo léo Câu 27: Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thủy điện ở nước ta là A. Sông ngòi nước ta ngắn và dốc B. Các sông lớn chủ yếu bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ C. Lượng nước phân bố không đều trong năm D. Sông ngòi nhiều phù sa Câu 28. Cho biểu đồ: (Nguồn niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015) Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị  xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2010 và năm 2014? A. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng. B. Tỉ trọng hàng nông, lâm thuỷ sản và hàng khác tăng.
  5. C. Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng. D. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm. Câu 29:  Ý nào  không  phải là đặc điểm của ngành công nghiệp chế  biến lương thực,   thực phẩm ở nước ta? A. Cơ cấu ngành đa dạng B. Là ngành mới, đòi hỏi cao về trình độ C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú D. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn Câu 30: Hình thức trung tâm công nghiệp ở nước ta chưa xuất hiện tại vùng A. Tây Nguyên       B. Trung du và miền núi Bắc Bộ C. Bắc Trung Bộ       D. Duyên hải Nam Trung Bộ Câu 31: Khó khăn về tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. Triều cường, xâm nhập mặn       B. Rét đậm, rét hại C. Cát bat, cát lấn       D. Sóng thần Câu 32. Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc   Bộ là A. thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật. B. đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao. C. thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp. D. thiết bị, máy móc, phương tiện khai thác thiếu. Câu 33. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng theo hướng công nghiệp  hóa là xu hướng có ý nghĩa quan trọng nhằm A. đáp ứng nhu cầu cho tiêu dùng và xuất khẩu B. giải quyết những hạn chế và phát huy những thế mạnh của vùng về tài nguyên. C. đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển công nghiệp D. góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Câu 34. Tại sao việc đánh bắt thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ hiện nay gặp nhiều khó khăn? A. thiếu lực lượng lao động. B. phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ. C. ngư dân chưa có kinh nghiệm đánh bắt. D. mưa bão diễn ra quanh năm. Câu 35. Vấn đề quan trọng hàng đầu cần giải quyết khi phát huy thế mạnh công nghiệp  của Bắc Trung Bộ là gì? A. điều tra trữ lượng các loại khoáng sản. B. tăng cường đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao. C. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở năng lượng. D. thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Câu 36. Thế mạnh vượt trội có khả năng làm biến đổi nhanh chóng nền kinh tế của vùng   duyên hải Nam Trung Bộ là
  6. A. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư. B. Phát triển tổng hợp kinh tế biển. C. Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp.D. Khai thác khoáng sản vùng thềm lục  địa. Câu 37: Sự khác biệt của Tây Nguyên với các vùng khác về vị trí là A. Không giáp biển       B. Giáp với Campuchia C. Giáp với nhiều vùng      D. Giáp Lào Câu 38. Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành   và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ, vì kinh tế biển A. đa dạng về ngành B. gắn liền với vùng ven biển C. mang lại hiệu quả cao D.  tác  động đến  nhiều  khu vực   kinh tế  khác. : Cho biểu đồ về dầu thô và điện của Phi­lip­pin, giai đoạn 2010 ­ 2015: Câu 39 (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô, cơ cấu sản lượng dầu thô và điện của Phi­lip­pin, giai đoạn 2010 ­ 2015. B. Sản lượng dầu thô và sản lượng điện của Phi­lip­pin, giai đoạn 2010 ­ 2015. C.  Chuyển dịch cơ  cấu sản lượng dầu thô và điện của Phi­lip­pin, giai đoạn 2010 ­   2015. D.  Tốc độ  tăng trưởng sản lượng dầu thô và điện của Phi­lip­pin, giai đoạn 2010 ­   2015. Câu 40. Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA 2005 ­ 2010 Năm 2005 2007 2009 2010 Sản lượng (nghìn tấn) 3 467 4 200 4 870 5 128 ­ Khai thác 1 988 2 075 2 280 2 421 ­ Nuôi trồng 1 479 2 125 2 590 2 707 Giá trị sản xuất (tỉ đồng) 38784 47 140 53 540 56 660
  7. Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản nước ta giai   đoạn 2005­2010? A. Sản lượng nuôi trồng tăng chậm hơn sản lượng khai thác B. Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản qua các năm đều giảm C. Sản lượng khai thác luôn lớn hơn sản lượng nuôi trồng D. Sản lượng khai thác tăng chậm hơn sản lượng nuôi trồng ĐÁP ÁN VÀ GIẢI THÍCH Câu 1: Căn cứ vào atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường  Sơn Nam là A. Kon Ka Kinh       B. Ngọc Linh C. Lang Bian       D. Bà Đen Đáp án: B Giải thích: Căn cứ vào atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất  ở vùng   núi Trường Sơn Nam là đỉnh Ngọc Linh (2598m). Một số  đỉnh núi khác có độ  cao trên   2000m là Chư Yang Sin (2405m), Bi Doup (2287m), Ngọc Krinh (2025m),… Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 ­5 và trang 13, hãy cho biết Đèo Hải Vân nằm   giữa hai tỉnh nào dưới đây? A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng B. Hà Tĩnh và Quảng Bình C. Quảng Trị và Quảng Bình D. Thanh Hóa và Nghệ An Đáp án: A Giải thích: Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 ­5 và trang 13, ta thấy Đèo Hải Vân nằm  giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Câu 3. Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết Khu kinh tế  biển Dung Quất   thuộc tỉnh nào dưới đây? A. Ninh Thuận B. Khánh Hòa C. Đà Nẵng. D. Quảng Ngãi Hướng dẫn giải:  Đáp án: D Giải thích:  B1. Xác định kí hiệu Khu kinh tế biển (xem bảng chú giải chung trang 3). B2. Căn cứ  vào Bản đồ  tự  nhiên (trang 28 Atlat ĐLVN) xác định vị  trí Khu kinh tế  biển Dung   Quất.
  8. B3. Căn cứ  vào Bản đồ  hành chính (trang 4 ­5 Atlat ĐLVN)  → xác định được Khu kinh tế  biển   Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Câu 4: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 10, lưu vực sông có diện tích lớn nhất ở vùng Bắc   Trung Bộ là A. Sông Mã       B. Sông Cả C. Sông Gianh       D. Sông Bến Hải Đáp án: B Giải thích: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 12, lưu vực sông có diện tích lớn nhất ở  vùng Bắc Trung Bộ là sông Cả (màu xanh lá cây). Câu 5: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 11, hai hồ nước lớn ở lưu vực sông Đồng Nai là A. Hồ Dầu Tiếng, hồ Lắk       B. Hồ dầu Tiếng, hồ Kẻ Gỗ C. Hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An       D. Hồ Trị An, hồ Thác Bà Đáp án: C Giải thích: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 11, hai hồ nước lớn ở lưu vực sông Đồng   Nai là hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) và hồ Trị An (Đồng Nai). Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết tỉnh nào sau đây phổ biến mật độ  dân số dưới 50 người/km2? A. Nam Định B. Lai Châu C. Hà Tĩnh D. Thái Bình Đáp án: B Giải thích: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 15: B1. Đọc bảng chú giải để nhận biết kí hiệu mật độ dân số dưới 50 người/km2 B2. Xác định tỉnh có mật độ dân số dưới 50 người/km2 là Lai Châu (nền chủ yếu màu trắng). Câu 7: Căn cứ  vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, khu vực kinh tế  ven biển nào sau đây không   thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long A. Đinh An       B. Nhơn Hội C. Phú Quốc       D. Năm Căn Hướng dẫn giải:  Đáp án: B Giải thích:  Căn cứ  vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, các khu vực kinh tế  ven biển của   vùng Đồng bằng sông Cửu Long là Định An (Trà Vinh), Năm Căn (Cà Mau) và Phú Quốc   (Kiên Giang). Khu vực kinh tế ven biển Nhơn Hội (Quy Nhơn) thu ộc vùng Duyên hải Nam   Trung Bộ. Câu 8: Căn cứ  vào biểu đồ  tròn thuộc bản đồ  chă nuôi  ở  Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, trong   giai đoạn 2000­ 2007, tỉ  trọng giá trị  sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị  sản xuất nông  nghiệp tăng A. 3,1%       B. 5,1% C. 7,1%       D. 9,1% Đáp án: B Giải thích: Căn cứ vào biểu đồ tròn thuộc bản đồ chăn nuôi ở Atlat Địa lí Việt Nam trang   19, trong giai đoạn 2000 ­ 2007, tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị  sản xuất nông nghiệp tăng từ 19,3% (2000) lên 24,4% (2007), tức là tăng thêm 5,1%.
  9. Câu 9: Căn cứ vào biểu đồ cây công nghiệp ( năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh   nào dưới đây có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta ? A. Kon Tum và Gia Lai       B. Lâm Đồng và Gia Lai C. Đắk Lắk và Lâm Đồng       D. Bình Phước và Đắk Lắk Câu 10. Căn cứ  vào Atlat ĐLVN trang 19, hãy cho biết cây cao su được trồng chủ  yếu  ở  vùng   nào? A. Đông Nam Bộ B. Bắc Trung Bộ C. Đông Bắc D. Tây Nguyên Đáp án: A Giải thích:  B1. Xem kí hiệu cây cao su ở trang 3 (kí hiệu chung). B2. Xác định các khu vực trồng cây cao su. ­ Kí hiệu cây cao su phổ biến nhất ở vùng Đông Nam Bộ. ­ Đông Nam Bộ là vùng có dện tích trồng cây cao su lớn nhất nước ta. Câu 11. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy thủy điện Tuyên Quang  được xây dựng trên con sông nào? A. sông Lô B. sông Gâm C. sông Thái Bình. D. sông Chảy. Đáp án: B Giải thích: Dựa vào Atlat trang 22 (nhà máy thủy điện kí hiệu ngôi sao màu xanh), xác định được   vị  trí nhà máy thủy điện Tuyên Quang với công suất là 342 MW nằm trên con sông Gâm (chảy   qua lãnh thổ Hà Giang, Tuyên Quang về Phú Thọ). Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết cơ cấu ngành của trung tâm công   nghiệp Vinh? A. Cơ khí, chế biến nông sản, vật liệu xây dựng. B. Luyện kim, cơ khí, chế biến nông sản. C. Hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản. D.  Hóa   chất,   chế  biến thực phẩm, cơ khí. Hướng dẫn giải:  Đáp án: A Giải thích:  B1. Xác định vị trí trung tâm công nghiệp Vinh trên bản đồ. B2. Kết hợp với bảng kí hiệu Atlat trang 3 để đọc tên các ngành công nghiệp của Vinh. Ta thấy trung tâm công nghiệp Vinh có 3 ngành, đó là: ngành công nghiệp cơ khí, chế biến nông   sản và ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây ở  Trung du   miền núi Bắc Bộ không có chung đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc? A. Cao Bằng B. Tuyên Quang C. Lào Cai D. Lạng Sơn. Hướng dẫn giải:  Đáp án: B
  10. Căn cứ  vào bản đồ  Hành chính (Atlat trang 4­5), xác định được các tỉnh có đường biên giới đất  liền với với Trung Quốc là: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.   Tuyên Quang không có đường biên giới với Trung Quốc. Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cửa khẩu Cha Lo thuộc tỉnh nào? A. Thanh Hóa. B. Nghệ An. C. Quảng Bình. D. Quảng Trị. Đáp án: C Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, ta thấy: Cửa khẩu Na Mèo (Thanh Hóa),  Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị) và A Đớt   (Thừa Thiên – Huế). Câu 15: Cấu trúc địa hình của nước ta gồm hai hướng chính là A. hướng bắc – nam và hướng vòng cung B.  hướng tây bắc­ đông nam và hướng vòng  cung C. hướng đông – tây và hướng vòng cung D.  hướng đông bắc­ tây nam và hướng vòng  cung Đáp án: B Giải thích: Mục 1 – ý b, SGK/29 địa lí 12 cơ bản. Câu 16: Do tác động của gió mùa Đông Bắc nên nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta thường   có kiểu thời tiết: A. ấm áp, khô ráo       B. lạnh, khô C. ấm áp, ẩm ướt       D. lạnh, ẩm Đáp án: B Giải thích: Mục 1 – ý c, SGK/40 ­ 41 địa lí 12 cơ bản Câu 17. Sự  phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây  ở  vùng đồi núi nước ta chủ  yếu do tác động   của A. gió mùa Đông Bắc và Tín phong bán cầu Bắc. B. các dãy núi hướng tây bắc – đông nam và vòng cung. C. gió mùa với hướng của các dãy núi. D. địa hình phân hóa đa dạng. Đáp án: C Giải thích: Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta chủ yếu do tác động   của gió mùa kết hợp với hướng của các dãy núi: ­ Đông Bắc với các cánh cung mở rộng về phía Bắc đón gió Đông Bắc  ⇒ mùa đông lanh giá, kéo  dài. ­ Tây Bắc nhờ có dãy HLS cao đồ sộ, hướng TB – ĐN ngăn cản ảnh hưởng của gió ĐB sang phía  Tây ⇒ mùa đông đỡ lạnh hơn. Câu 18: Gia tăng dân số nhanh không dẫn tới hậu quả nào dưới đây? A. Tạo sức ép lớn tới việc phát triển kinh tế ­ xã hội B. Làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên và môi trường C. Làm thay đổi cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn
  11. D. ảnh hưởng việc nâng cao chất lượng của từng thành viên trong xã hội Câu 19. Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu do tác   động của A. việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. B. sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cần nhiều lao động. C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. phân bố lại dân cư – lao động giữa các vùng. Đáp án: C Giải thích:  Để  đáp  ứng xu hướng chuyển dịch phù hợp với quá trình CHN – HĐH  ở  nước ta   hiện nay thì cơ  cấu kinh tế  nước ta đang chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ  trọng khu vực N­L­ NN; tăng tỉ  trọng ngành CNXD và dịch vụ. Sự thay đổi cơ  cấu KT kéo theo sự  thay đổi cơ  cấu  lao động giữa các ngành kinh tế. Câu 20: ý nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta   những năm qua? A. Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm B. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành C. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ra đời D. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động Câu 21. Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (Đơn vị: %) 1990 1995 2000 2005 Trồng trọt 79,3 78,1 78,2 73,5 Chăn nuôi 17,9 18,9 19,3 24,7 Dịch vụ nông nghiệp 2,8 3,0 2,5 1,8 Biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp là A. Tròn B. Cột chồng C. Miền D. Nan quạt Hướng dẫn giải:  Đáp án: C Giải thích:  Dựa vào dấu hiệu nhận biết biểu đồ  miền (thể  hiện sự  chuyển dịch cơ  cấu các   ngành kinh tế) ⇒ Biểu đồ  thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị  sản xuất nông   nghiệp là biểu đồ miền. Câu 22:  Một trong những nguyên nhân khiến cây công nghiệp phát triển mạnh mẽ   ở  nước ta   trong những năm qua là A. Thị trường được mở rộng, công nghiệp chế biến dàn hoàn thiện B. Các khâu trồng và chăm sóc cây công nghiệp đều được tự động hóa C. Nhà nước đã bao tiêu toàn bộ sản phẩm từ cây công nghiệp D. Sản phẩm không bị cạnh tranh trên thị trường quốc tế
  12. Câu 23: Ý nào dưới đây không đúng khi đánh giá về  ngành chăn nuôi của nước ta trong những   năm qua? A. Số lượng vật nuôi ngày càng giảm B. Các giống vật nuôi cho năng suất cao còn chưa nhiều C. Hiệu quả chăn nuôi chưa thức sự cao và ổn định D. Dịch bệnh thường xảy ra gây khó khăn cho ngành chăn nuôi Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết cây chè được trồng nhiều nhất ở  vùng nào? A. Duyên hải Nam Trung Bộ B. Bắc Trung Bộ C. Trung du và miền núi Bắc Bộ D. Tây Nguyên Đáp án: C Giải thích:  B1. Xem kí hiệu cây cao su ở trang 3 (kí hiệu chung) B2. Xác định các khu vực trồng cây cà phê. ­ Kí hiệu cây cà phê phổ biến nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. ­ Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có dện tích trồng cây cao su lớn nhất nước ta. Một số tỉnh  có diện tích và sản lượng cà phê lớn như Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái,… Câu 25: yếu tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành đánh bắt   thủy sản ở nước ta A. Chế độ thủy văn       B. Điều kiện khí hậu C. Địa hình đáy biển       D.  Nguồn   lợi   thủy  sản câu 26: Ý nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay A. Có thế mạnh lâu dài B. Đem lại hiệu quả cao về kinh tế ­ xã hội C. Có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác D. Có tính truyền thống, không đòi hỏi về trình độ và sự khéo léo Đáp án: D Giải thích: Mục 1, SGK/113 địa lí 12 cơ bản. Câu 27: Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thủy điện ở nước ta là A. Sông ngòi nước ta ngăn và dốc B. Các sông lớn chủ yếu bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ C. Lượng nước phân bố không đều trong năm D. Sông ngòi nhiều phù sa Đáp án: C Giải thích: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta có sự phân mùa, lượng nước tập chủ  yếu vào mùa mưa (khoảng 75%), đây là khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm   năng thủy điện ở nước ta. Câu 28. Cho biểu đồ:
  13. (Nguồn niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015) Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về  sự  thay đổi cơ  cấu giá trị  xuất   khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2010 và năm 2014? A. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng. B. Tỉ trọng hàng nông, lâm thuỷ sản và hàng khác tăng. C. Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng. D. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm. Hướng dẫn giải:  Đáp án: A Giải thích: Dựa vào biểu đồ, ta thấy: ­ Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có xu hướng tăng, tăng 13%. ­ Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có xu hướng giảm, giảm 6,7%. ­ Hàng nông, lâm, thủy sản và hàng khác có xu hướng giảm, giảm 6,3%. Câu 29: Ý nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm   ở nước ta? A. Cơ cấu ngành đa dạng B. Là ngành mới, đòi hỏi cao về trình độ C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú D. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn Đáp án: B Giải thích: Mục 2, SGK/122 địa lí 12 cơ bản. Câu 30: Hình thức trung tâm công nghiệp ở nước ta chưa xuất hiện tại vùng A. Tây Nguyên       B. Trung du và miền núi Bắc Bộ C. Bắc Trung Bộ       D. Duyên hải Nam Trung Bộ Đáp án: A
  14. Giải thích Trung tâm công nghiệp phát triển gắn liền với sự phát triển của các đô thị, đảm   nhiệm những vai trò khác nhau phụ thuộc vào sự phân công lao động hay giá trị sản xuất  công nghiệp. Trung tâm công nghiệp lớn nhất tập trung  ở các thành phố lớn như Hà Nội,   TP. Hồ  Chí Minh, Đà Nẵng,… và hình thức trung tâm công nghiệp  ở  nước ta chưa xuất   hiện tại vùng Tây Nguyên. Câu 31: Khó khăn về tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. Triều cường, xâm nhập mặn       B. Rét đậm, rét hại C. Cát bat, cát lấn       D. Sóng thần Câu 32. Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật. B. đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao. C. thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp. D. thiết bị, máy móc, phương tiện khai thác thiếu. Đáp án: B ­ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình chủ  yếu là đồi núi, vùng Tây Bắc có địa hình  cao, hiểm trở nhất cả nước. ­ Đa số các mỏ quặng của vùng nằm ở những nơi kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa phát   triển và nằm sâu trong lòng đất nên việc khai thác đòi hỏi chi phí cao. Câu 33. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ở đồng bằng sông Hồng theo hướng công nghiệp hóa là   xu hướng có ý nghĩa quan trọng nhằm A. đáp ứng nhu cầu cho tiêu dùng và xuất khẩu B. giải quyết những hạn chế và phát huy những thế mạnh của vùng về tài nguyên. C. đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển công nghiệp D. góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đáp án: B ­ Vùng ĐBSH có nhiều thế  mạnh về  dân cư  lao động dồi dào, lao động có trình độ, cơ  sở  hạ  tầng phát triển, chính sách của Nhà nước,… tuy nhiên công nghiệp phát triển chưa tương xứng  với các điều kiên, tiềm năng của vùng. ­ Các mặt hạn chế: sức ép về  vấn đề  việc làm, diện tích đất canh tác nông nghiệp thu hẹp, tài  nguyên cho phát triển CN còn hạn chế. Vì vậy, cần giảm tỉ  trọng ngành nông nghiệp (cụ  thể  là trồng trọt), tập trung phát triển công   nghiệp và dịch vụ để tạo nhiều việc làm, đầu tư công nghệ cao để nâng cao năng suất, hiệu quả  công nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm giải quyết những hạn chế và phát huy những thế  mạnh của vùng về tài nguyên. Câu 34. Tại sao việc đánh bắt thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ hiện nay gặp nhiều khó khăn? A. thiếu lực lượng lao động. B. phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ. C. ngư dân chưa có kinh nghiệm đánh bắt. D. mưa bão diễn ra quanh năm. Đáp án: B
  15. Giải thích: Phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ việc đánh bắt ven bờ là chính, nên ở nhiều nơi   nguồn lợi thủy sản bị suy giảm. Vì vậy, đánh bắt thủy sản ở Bắc Trung Bộ gặp nhiều khó khăn. Câu 35. Vấn đề  quan trọng hàng đầu cần giải quyết khi phát huy thế  mạnh công nghiệp của   Bắc Trung Bộ là gì? A. điều tra trữ lượng các loại khoáng sản. B. tăng cường đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao. C. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở năng lượng. D. thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đáp án: C Giải thích: Do hạn chế  về  nguồn nguyên liệu sản xuất điện nên việc giải quyết nhu cầu về  điện dựa vào nguồn điện lưới quốc gia. Nên để  phát huy thế  mạnh công nghiệp của BTB, vấn   đề quan trọng hàng đầu cần giải quyết là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở năng lượng. Câu 36. Thế mạnh vượt trội có khả năng làm biến đổi nhanh chóng nền kinh tế của vùng duyên  hải Nam Trung Bộ là A. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư. B. Phát triển tổng hợp kinh tế biển. C. Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp. D. Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa. Đáp án: B DHNTB có thế mạnh nổi trổi về phát triển tổng hợp kinh tế biển: tất cả các tỉnh đều giáp biển. ­ Đường bờ  biển dài, vùng biển rộng, nhiều ngư  trường lớn  → đánh bắt thủy sản. Bờ  biển có   nhiều vụng, đầm phá → nuôi trồng thủy sản. ­ Nhiều bãi biển đẹp → du lịch biển đảo. ­ Nhiều vũng vịnh kín gió → xây dựng cảng nước sâu. ­ Khoáng sản biển: titan, cát trắng, muối,... → CN khai khoáng. Phát triển tổng hợp kinh tế biển sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và thúc đẩy nhanh chóng nền   kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 37: Sự khác biệt của Tây Nguyên với các vùng khác về vị trí là A. Không giáp biển       B. Giáp với Campuchia C. Giáp với nhiều vùng       D. Giáp Lào Đáp án: A Giải thích: Mục 1, SGK/167 địa lí 12 cơ bản. Câu 38. Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay   đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ, vì kinh tế biển A. đa dạng về ngành B. gắn liền với vùng ven biển C. mang lại hiệu quả cao D. tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác. Đáp án: C Phát triển tổng hợp kinh tế biển  ở ĐNB, đặc biệt là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (tỉnh duy nhất giáp   biển) – là nơi hội tụ nhiều thế mạnh nổi trội về kinh tế biển: tài nguyên có giá trị  nhất là khai  thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam + trung tâm du lịch biển lớn + vận tải biển (cảng Bà Rịa –   Vũng Tàu) + khai thác hải sản (ngư trường lớn).
  16. Phát triển tổng hợp kinh tế biển, đặc biêt là khai thác và chế  biến dầu khí tạo ra động lực lớn,   thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển kinh tế của vùng ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu. ⇒  Ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ  cấu lãnh thổ  kinh tế  của Đông Nam Bộ  nói chung. : Cho biểu đồ về dầu thô và điện của Phi­lip­pin, giai đoạn 2010 ­ 2015: Câu 39 (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô, cơ cấu sản lượng dầu thô và điện của Phi­lip­pin, giai đoạn 2010 ­ 2015. B. Sản lượng dầu thô và sản lượng điện của Phi­lip­pin, giai đoạn 2010 ­ 2015. C. Chuyển dịch cơ cấu sản lượng dầu thô và điện của Phi­lip­pin, giai đoạn 2010 ­ 2015. D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô và điện của Phi­lip­pin, giai đoạn 2010 ­ 2015. Đáp án: B Giải thích: Dựa vào dấu hiệu nhận biết biểu đồ: ­ Thể hiện quy mô, cơ cấu: biểu đồ tròn ­ Thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu: Biểu đồ miền ­ Thể hiện tốc độ tăng trưởng: Biểu đồ miền Câu 40. Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA 2005 ­ 2010 Năm 2005 2007 2009 2010 Sản lượng (nghìn tấn) 3 467 4 200 4 870 5 128 ­ Khai thác 1 988 2 075 2 280 2 421 ­ Nuôi trồng 1 479 2 125 2 590 2 707 Giá trị sản xuất (tỉ đồng) 38784 47 140 53 540 56 660 Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản nước ta giai   đoạn 2005­2010? A. Sản lượng nuôi trồng tăng chậm hơn sản lượng khai thác
  17. B. Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản qua các năm đều giảm C. Sản lượng khai thác luôn lớn hơn sản lượng nuôi trồng D. Sản lượng khai thác tăng chậm hơn sản lượng nuôi trồng Hướng dẫn giải:  Đáp án: D Giải thích:  ­ Công thức: Sự tăng lên = giá trị năm cuối – giá trị năm gốc. ­ Từ  công thức trên, ta được: Sản lượng thủy sản khai thác tăng 433 nghìn tấn, nuôi trồng tăng   1288 nghìn tấn và giá trị sản xuất tăng 17 876 tỉ đồng. ­ Qua kết quả tính toán và bảng số liệu ta có những nhận xét sau:      + Sản lượng thủy sản khai thác tăng liên tục và tăng thêm 433 nghìn tấn. Sản lượng thủy sản   khai thác giai đoạn 2005 – 2007 luôn lớn hơn sản lượng thủy sản nuôi trồng nhưng từ năm 2007  – 2010 thì luôn nhỏ hơn.      + Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng liên tục và tăng thêm 1228 nghìn tấn (tăng nhanh hơn   khai thác).      + Giá trị sản xuất tăng liên tục và tăng thêm 17 876 tỉ đồng. Như vậy, với những nhận xét trên, xét thấy ý D là chính xác nhất.
  18. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI MA TRẬN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2021 MÔN: ĐỊA LÍ THỜI GIAN: 50 PHÚT (Không kể thời gian phát đề) Chuyên đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng số Địa lí tự nhiên Sô câu: 1 ́ Sô câu: 1 ́ Sô câu: 1 ́ Sô câu: 3 ́ ́ ̉ Sô điêm: 0.25 ́ ̉ Sô điêm: 0.25 ́ ̉ Sô điêm: 0.25 ́ ̉ Sô điêm: 0.75 ̉ ̣ Ti lê: 2.5% ̉ ̣ Ti lê: 2.5% ̉ ̣ Ti lê: 2.5% ̉ ̣ Ti lê: 7.5% Địa lí dân cư Sô câu: 2 ́ Sô câu: 2 ́ ́ ̉ Sô điêm: 0.5 ́ ̉ Sô điêm: 0.5 ̉ ̣ Ti lê: 5% ̉ ̣ Ti lê: 5% Địa lí các  Sô câu: 3 ́ Sô câu: 4 ́ Sô câu: 1 ́ Sô câu: 8 ́ ngành kinh tế ́ ̉ Sô điêm: 0.75 ́ ̉ Sô điêm: 1.0 ́ ̉ Sô điêm: 0.25 ́ ̉ Sô điêm: 2.0 ̉ ̣ Ti lê: 7.5% ̉ ̣ Ti lê: 10% ̉ ̣ Ti lê: 2.5% ̉ ̣ Ti lê: 20% Địa lí các vùng  Sô câu: 1 ́ Sô câu: 1 ́ Sô câu: 4 ́ Sô câu: 2 ́ Sô câu: 8 ́ kinh tế ́ ̉ Sô điêm: 0.25 ́ ̉ Sô điêm: 0.25 ́ ̉ Sô điêm: 1.0 ́ ̉ Sô điêm: 0.5 ́ ̉ Sô điêm: 2.0 ̉ ̣ Ti lê: 2.5% ̉ ̣ Ti lê: 2.5% ̉ ̣ Ti lê: 10% ̉ ̣ Ti lê: 5% ̉ ̣ Ti lê: 20% Thực hành kĩ  Sô câu: 15 ́ Sô câu: 2 ́ Sô câu: 2 ́ Sô câu: 19 ́ năng địa lí ́ ̉ Sô điêm: 3.75 ́ ̉ Sô điêm: 0.5 ́ ̉ Sô điêm: 0.5 ́ ̉ Sô điêm: 4.75
  19. ̉ ̣ Ti lê: 35% ̉ ̣ Ti lê: 5% ̉ ̣ Ti lê: 5% ̉ ̣ Ti lê: 50% Tổng số Sô câu: 20 ́ Sô câu: 8 ́ Sô câu: 7 ́ Sô câu: 5 ́ Sô câu: 40 ́ ́ ̉ Sô điêm: 5.0 ́ ̉ Sô điêm: 2.0 ́ ̉ Sô điêm: 1.75 ́ ̉ Sô điêm: 1.25 ́ ̉ Sô điêm: 10.0 ̉ ̣ Ti lê: 50% ̉ ̣ Ti lê: 20% ̉ ̣ Ti lê: 17.5% ̉ ̣ Ti lê: 12.5% ̉ ̣ Ti lê: 100%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2