intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Dầu Tiếng, Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp bạn củng cố và nâng cao vốn kiến thức chương trình Toán học THPT để chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra, TaiLieu.VN chia sẻ đến bạn Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Dầu Tiếng, Bình Dương, cùng tham gia giải đề thi để hệ thống kiến thức và nâng cao khả năng giải bài tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Dầu Tiếng, Bình Dương

  1. KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2021 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Câu 1: Pháp luật do chủ thể nào dưới đây ban hành? A. Do nhà nước ban hành. B. Do cơ quan, tổ chức ban hành. C. Do cá nhân ban hành. D. Do địa phương ban hành. Câu 2: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép? A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 3: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là thực hiện pháp luật theo hình thức A. áp dụng pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. thi hành pháp luật. Câu 4: Hành vi trái pháp luật mang tính có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là A. xâm phạm pháp luật. B. trái pháp luật. C. vi phạm pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 5: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới A. các quy tắc quản lý nhà nước. B. các hành vi nguy hiểm cho xã hội. C. quan hệ lao động và công vụ nhà nước.D. quan hệ tài sản và nhân thân. Câu 6: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ A. nhân thân. B. tình bạn. C. gia đình. D. xã hội. Câu 7: Vợ chồng có quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo là bình đẳng A. trong quan hệ nhân thân. B. trong quan hệ tài sản. C. trong quan hệ việc làm. D. trong quan hệ nhà ở. Câu 8: Việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh khi có sự bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. nhân thân. B. tài sản. C. giao dịch. D. giám hộ. Câu 9: Công dân tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm là thể hiện nội dung bình đẳng về A. quyền tự do lao động. B. công bằng trong lao động. C. hợp đồng lao động. D. thực hiện quyền lao động. Câu 10: Theo quy định của pháp luật, lao động nữ được tạo điều kiện để thực hiện tốt chức năng làm mẹ là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa A. nhà đầu tư và đội ngũ nhân công. B. lực lượng lao động và bên đại diện. C. người sử dụng lao động và đối tác. D. lao động nam và lao động nữ.
  2. Câu 11: Bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật có nghĩa là mọi doanh nghiệp đều phải A. sử dụng các dịch vụ bảo hiểm B. tuyển dụng chuyên gia cao cấp C. kinh doanh đúng ngành, nghề đăng kí D. nhập khẩu nguyên liệu tự nhiên Câu 12: Trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mọi doanh nghiệp đều có quyền A. tự chủ đăng kí kinh doanh. B. kinh doanh không cần đăng kí. C. xin ý kiến chính quyền để kinh doanh. D. kinh doanh trước rồi đăng kí sau. Câu 13: Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở tính A. bao quát, định hướng tổng thể. B. chuyên chế độc quyền. C. bảo mật nội bộ. D. xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 14: Hành vi nào sau đây là không thi hành pháp luật? A. Không vượt đèn đỏ. B. Không phụng dưỡng cha mẹ già. C. Không dùng hóa chất làm tươi sống thực phẩm. D. Không sản xuất pháo trái phép. Câu 15: Đến hạn nộp tiền điện mà X vẫn không nộp. Vậy X không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 16: Nhà hàng A không đáp ứng đủ thức ăn theo thực đơn khách hàng đã đặt trước là thuộc loại vi phạm pháp luật A. hành chính. B. kỉ luật. C. hình sự. D. dân sự. Câu 17: Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính khi tự ý  A.  l  ấn chiếm hành lang giao thông.  B. tàng trữ trái phép vũ khí. C. tổ chức sản xuất tiền giả. D. thay đổi kết cấu nhà đang thuê. Câu 18: Nội dung nào dưới đây không thể hiện mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí? A. Răn đe người khác. B. Giáo dục pháp luật. C. Điều chỉnh hành vi. D. Bảo mật danh tính. Câu 19: Do phải chuyển công tác nên anh H đã bắt vợ mình phải chuyển gia đình đến ở gần nơi công tác mới của mình. Anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về A. tôn trọng, giữ gìn danh dự của nhau. B. lựa chọn nơi cư trú. C. tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt. D. sở hữu tài sản chung. Câu 20: Biểu hiện nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con? A. Chăm lo giáo dục và tạo điều kiện cho con phát triển. B. Nuôi dưỡng, bảo vệ quyền của các con. C. Thương yêu con ruột hơn con nuôi.
  3. D. Tôn trọng ý kiến của con Câu 21: Cùng làm việc một doanh nghiệp nhưng anh B có trình độ chuyên môn cao hơn nên được sắp xếp vào công việc với mức lương cao hơn C là biểu hiện bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng trong hợp đồng lao động. B. Bình đẳng trong sử dụng lao động. C. Bình đẳng trong tìm kiếm việc làm. D. Bình đẳng thực hiện quyền lao động. Câu 22: Sau thời gian nghỉ thai sản, chị B đến công ty làm việc thì nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của giám đốc công ty. Trong trường hợp này, giám đốc công ty đã A. vi phạm giao kết hợp đồng lao động. B. vi phạm quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. C. vi phạm quyền bình đẳng trong tự do sử dụng sức lao động. D. vi phạm quyền tự do lựa chọn việc làm. Câu 23: Khi biết chị T mang thai, giám đốc công ty X đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng với chị, chị đã làm đơn khiếu nại lên ban giám đốc công ty. Trong trường hợp này, pháp luật có vai trò như thế nào ? A. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. B. Thực hiện nghĩa vụ hợp pháp của công dân. C. Nhà nước quản lý công dân. D. Nhà nước quản lý các tổ chức. Câu 24: Sau khi tốt nghiệp Đại học Công nghệ thông tin, H đã xin mở Công ty máy tính và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Việc làm của H là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ? A. Thực hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Sáng kiến pháp luật. Câu 25: Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Mức phạt khi từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn bằng với mức phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn. Quy định đó thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 26: Chủ một cửa hàng tạp hóa là bà K thường xuyên nhập hàng hóa không rõ nguồn gốc về bán, đồng thời không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. Bà K đã không thực hiện pháp luật theo những hình thức nào sau đây? A. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật. C. Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật. Câu 27: Ông H thuê anh S tìm gặp và yêu cầu anh T gỡ bỏ bài viết trên mạng xã hội bịa đặt việc mình có con ngoài giá thú với chị K. Do anh T không đồng ý và còn lớn tiếng xúc phạm nên anh S đã đánh anh T gãy chân. Tức giận, ông Q là bố anh T đến nhà ông H để gây rối và đẩy ông H ngã khiến ông bị chấn thương sọ não. Những ai dưới đây chưa tuân thủ pháp luật? A. Ông H và anh S. B. Ông H, anh S và ông Q. C. Anh S và ông Q. D. Anh T, ông Q và anh S.
  4. Câu 28: Sau khi viết bài phản ánh hiện tượng bảo kê tại khu chợ đầu mối X lên mạng xã hội, chị A thường xuyên bị ông B là chủ một đường dây cho vay nặng lãi nhắn tin dọa giết cả nhà khiến chị hoảng loạn tinh thần phải nằm viện điều trị dài ngày. Ông B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hình sự. B. Hành chính. C. Kỉ luật. D. Dân sự. Câu 29: Anh M và anh K hướng dẫn cho anh N và anh V sử dụng thiết bị đọc trộm thông tin ở thẻ ATM và làm thẻ giả để lấy trộm tiền của nhiều người. Một hôm, khi anh N và anh V đang rút tiền thì bị công an bắt quả tang. Anh N chạy thoát còn anh V bị đưa về trụ sở công an. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Anh K, anh N. B. Anh M, anh K, anh V, anh N. C. Anh N, anh V. D. Anh M, anh K, anh V. Câu 30: Anh T đã cho bà con trong khu dân cư nơi mình ở mượn lâu dài ngôi nhà anh được thừa kế riêng làm điểm sinh hoạt văn hóa dù vợ anh muốn cho thuê ngôi nhà đó để trang trải cuộc sống. Anh T không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây? A. Thừa kế. B. Kinh tế. C. Nhân thân. D. Tài sản. Câu 31: Giám đốc một công ty là anh Y sử dụng 200 triệu đồng của cơ quan để cá độ bóng đá. Sợ trợ lí của mình là chị V  phát hiện, anh Y kí quyết định điều chuyển chị V sang bộ phận sản xuất hóa chất độc hại mặc dù chị không đồng ý. Anh Y đã  vi phạm quyền bình đẳng trong lao động ở nội dung nào sau đây? A. Sử dụng dịch vụ bảo hiểm. B. Bảo vệ lợi ích khách hàng. C. Bảo lưu loại hình doanh nghiệp.  D.  Giao k   ết hợp đồng lao động.  Câu 32: Giám đốc một khách sạn là ông A ép đầu bếp là chị H phải sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc để chế biến thức ăn cho khách. Vì chị H không đồng ý và dọa sẽ làm đơn tố cáo ông A nên ông A trì hoãn thanh toán tiền lương cho chị. ông A đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động ở nội dung nào sau đây? A. Chính sách bảo vệ người dân. B. Chế độ ưu tiên lao động nữ. C. Quy trình tuyển dụng nhân sự. D. Giao kết hợp đồng lao động. Câu 33: Biết mình không đủ điều kiện nên anh A lấy danh nghĩa em trai mình là dược sĩ đứng tên trong hồ sơ đăng kí làm đại lí phân phối thuốc tân dược. Sau đó anh A trực tiếp quản lí và bán hàng. Anh A đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Cải tiến quy trình đào tạo. B. Thay đổi phương thức quản lí. C. Chủ động giao kết hợp đồng. D. Tự chủ đăng kí kinh doanh Câu 34: Công ty sản xuất nước nước giải khát X đang kinh doanh có hiệu quả thì bị báo N đăng tin không đúng sự thật rằng nước giải khát của công ty X có chứa chất gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Trên cơ sở quy định của pháp luật, công ty X đã đề nghị báo N cải chính thông tin sai lệch này. Sự việc này cho thấy, pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân? A. Pháp luật bảo vệ mọi quyền lợi của công dân. B. Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. C. Pháp luật luôn đứng về phía người sản xuất kinh doanh. D. Pháp luật bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
  5. Câu 35: Trong thời gian D và T yêu nhau, họ thường xuyên chụp ảnh và lưu lại những bức ảnh của nhau trên máy tính của mình. Tuy nhiên gần đây do mâu thuẫn dẫn đến việc 2 người chia tay. Thấy T yêu anh V, thì D tỏ ra bực tức và tuyên bố với K là sẽ tìm cách chia rẽ 2 người. Trong 1 lần vô tình cho K mượn máy tính, thấy trong máy tính có nhiều hình ảnh nhạy cảm của T, K đã đăng lên trang cá nhân của anh V nhằm chia rẽ tình yêu giữa T và V. Trong trường hợp này anh K đã chưa thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới dây ? A. thi hành pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 36: Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ. Ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X,ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ sổ vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an thì sáng tỏ. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Ông A và ông T. B. Ông A và ông B. C. Ông B và bố con ông A. D. Ông A, ông B và ông T. Câu 37: Phát hiện anh C đã tung tin đồn thất thiệt về chị T trên mạng xã hội nên chị B kể lại việc này với chị T. Sau khi yêu cầu anh C gỡ bỏ thông tin sai lệch về mình không được, chị T rất bực mình. Thương bạn, chị B đã tung tin cả nhà anh C nhiễm HIV khiến gia đình anh C bị kì thị còn anh C bị trầm cảm. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Chị B. B. Anh C. C. Chị T. D. Chị C và chị B. Câu 38: Sau khi lấy chị O, anh V bắt chị O phải nghỉ việc để ở nhà chăm sóc gia đình. Vì cho rằng chị O ở nhà ăn bám chồng nên bà D, mẹ chồng chị nói với anh V rằng mọi việc chi tiêu, mua bán trong gia đình anh V đều toàn quyền quyết định mà không cần hỏi ý kiến của chị O. Ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Chị O, anh V và bà D. B. Chị O và anh V. C. Anh V và bà D. D. Bà D và chị O. Câu 39: Chị K và em gái ruột là chị L cùng làm việc cho công ti X. Trong thời gian chị K đang nghỉ chế độ thai sản, chị L tự ý nghỉ việc để chuyển sang công ty khác làm việc với mức lương cao hơn. Liên lạc với chị L không được, giám đốc công ti X là ông P đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với cả chị K và chị L, đồng thời nhận cháu họ của mình là chị T vào làm việc. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động? A. Chị L và ông P. B. Chị K, chị L và chị T. C. Ông P, chị L và chị T. D. Ông P và chị T. Câu 40: Chị V được cấp giấy phép kinh doanh mặt hàng văn phòng phẩm, nhờ bà Q môi giới chị V đã bán thêm một số hàng mỹ phẩm và được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Bức xúc anh P chủ cửa hàng mỹ phẩm bên cạnh tung tin chị V kinh doanh hàng giả, hàng nhái. Chị V đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Mở rộng thị trường kinh doanh. B. Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. C. Kinh doanh hàng kém chất lượng. D. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Đ.án Câu Đ.án Câu Đ.án Câu Đ.án Câu Đ.án Câu Đ.án 1 A 8 B 15 A 22 A 29 B 36 D 2 D 9 D 16 D 23 A 30 D 37 A 3 C 10 D 17 A 24 C 31 D 38 C 4 C 11 C 18 D 25 D 32 D 39 A 5 A 12 A 19 B 26 B 33 D 40 B 6 A 13 D 20 C 27 D 34 B 7 A 14 B 21 D 28 A 35 D
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0