Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Lê Lợi
lượt xem 2
download
Luyện tập với Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Lê Lợi giúp các bạn hệ thống kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề giúp bạn tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Lê Lợi
- ĐỀ MINH HỌA TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2021 BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA LẦN 1 CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC CỦA BGD 2021 Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề G/v: Cao Kim Huệ Họ, tên thí sinh:................................................................ Số báo danh:.................................................................... Câu 1 (NB). Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc? A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. B. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào. D. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. Câu 2 (TH): Thách thức lớn nhất của nhân loại trong những năm đầu của thế kỷ XXI là gì? A. Tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. B. Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. C. Chiến tranh xung đột nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới. D. Chủ nghĩa khủng bố đe dọa hòa bình thế giới. Câu 3 (VD): Cuộc vận động yêu nước đầu thế kỷ XX chưa diễn đến sự bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản ở Việt Nam vì A. Thiếu một đường lối chính trị đúng đắn. B. Cơ sở kinh tế xã hội chưa đủ mạnh. C. Thiếu sự lãnh đạo của một tổ chức thống nhất. D. Chưa chú ý xây dựng lực lượng trong nước. Câu 4 (NB): Cách mạng Tháng Hai năm 1917 bùng nổ khi nước Nga A. Xuất hiện hai chính quyền cũng tồn tại.
- B. Đang tham gia chiến tranh đế quốc. C. Vừa rút khỏi chiến tranh đế quốc. D. Vừa chuyển sang chế độ Cộng Hòa. Câu 5 (TH): Quá trình mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và phức tạp vì A. Nguyên tắc quá bán của tổ chức ASEAN. B. Mục tiêu nhất thể hóa khu vực Đông Nam Á. C. Thời gian giành độc lập của các nước không giống nhau. D. Sự khác nhau về thể chế chính trị giữa các nước. Câu 6 (NB): Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại là về phương Tây với hi vọng A. nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế. B. thành lập một liên minh chính trị ở Châu Âu C. xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu. D. tăng cường hợp tác khoa học kỹ thuật với các nước châu Âu. Câu 7 (NB): Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. chủ nghĩa thực dân mới. B. chủ nghĩa phát xít. C. chế độ độc tài thân Mĩ. D. chủ nghĩa thực dân cũ. Câu 8 (VD): Biểu hiện nào của Chiến tranh lạnh (nửa sau thế kỷ XX) tác động trực tiếp đến lịch sử Việt Nam? A. Chi phí chạy đua vũ trang của các nước ngày càng tăng. B. Chiến tranh cục bộ đã xảy ra ở một số nơi trên thế giới. C. Đặt thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. D. Liên Xô và Mỹ chuyển từ đồng minh sang đối đầu căng thẳng. Câu 9 (NB): Vai trò của Phiđen Cátxtơrô đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Cuba là:
- A. Đưa Cuba trở thành nước dân chủ tiến bộ. B. Đưa Cuba trở thành cường quốc phần mềm. C. Lãnh đạo cuộc đấu tranh lật đổ chế độ độc tài Pharuc. D. Đưa nền kinh tế Cuba phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa Câu 10 (NB): Ngày 12/3/1947, Tổng thống Mĩ Truman đề nghị viện trợ 400 triệu USD cho Thổ Nhĩ Kỳ và Hi Lạp nhằm A. giup đ ́ ỡ hai nươc nay khôi phuc lai kinh tê sau chiên tranh. ́ ̀ ̣ ̣ ́ ́ B. chuân bi thanh lâp tô ch ̉ ̣ ̀ ̣ ̉ ưc quân s ́ ự Băc Đai Tây D ́ ̣ ương (NATO). C. biên hai n ́ ươc nay thanh căn c ́ ̀ ̀ ứ tiên ph ̀ ương chông Liên Xô va Đông Âu. ́ ̀ D. tâp h ̣ ợp hai nươc nay vao liên minh quân s ́ ̀ ̀ ự chông Liên Xô va Đông Âu. ́ ̀ Câu 11 (NB): Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mĩ? A. Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ”. B. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh. C. Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh. D. Phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ. Câu 12 (TH): Nguyên nhân khác nhau giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước. B. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển. C. Đầu tư, chi phí cho quốc phòng thấp. D. Áp dụng thành tựu của cuộc khoa học – kĩ thuật Câu 13 (TH): Đặc điểm chung của các quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN năm 1967 là: A. Đã giành được độc lập. B. Có nền kinh tế phát triển. C. Có chế độ chính trị tương đồng đồng. D. Có nền văn hóa dân tộc đặc sắc.
- Câu 14 (TH): Nguyên tắc “dĩ bất biến ứng vạn biến” được thể hiện rõ nhất trong đường lối ngoại giao của Đảng thời kì nào? A. 1930 – 1931. B. 1945 – 1946. C. 1939 – 1945. D. 1954 – 1975. Câu 15 (NB): Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước trong cách mạng tháng Tám là: A. Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Yên Bái. B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. C. Bắc Kạn, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên. D. Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang. Câu 16 (VD): Căn cứ vào tiêu chí nào để khẳng định phong trào dân chủ (1936 – 1939) ở Việt Nam mang tính dân tộc? A. Tổ chức lãnh đạo. B. Hình thức đấu tranh. C. Phương pháp đấu tranh. D. Lực lượng tham gia. Câu 17 (TH): Trong cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953 1954, quân đội và nhân dân Việt Nam thực hiện kế sách gì để đối phó với kế hoạch Nava? A. Điều địch để đánh địch. B. Vận động chiến và công kiên chiến. C. Đánh điểm diệt viện. D. Vây, lấn, tấn, diệt. Câu 18 (TH): Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam (19191930) là A. chưa tập hợp được lực lượng trong mặt trận dân tộc thống nhất. B. đường lối chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cách mạng. C. nặng về chủ trương bạo lực và ám sát cá nhân. D. không lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Câu 19 (TH): Điều kiện trực tiếp dẫn tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là A. chủ nghĩa MácLênin được truyền bá vào Việt Nam. B. phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ.
- C. phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ. D. sự ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929. Câu 20 (VD): Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được xem là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam vì đã A. tổ chức phong trào "vô sản hóa" giúp truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin đến với giai cấp công nhân lực lượng lòng cốt của Đảng Cộng sản Việt Nam. B. chuẩn bị trực tiếp những điều kiện cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. C. đoàn kết giai cấp công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. D. góp phần tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào trong nước. Câu 21(NB): Nguyên tắc đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) là A. đổi mới mục tiêu phát triển kinh tếxã hội. B. vừa công nghiệp hóa vừa hiện đại hóa đất nước. C. bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. D. không thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Câu 22(TH): Các hình thức mặt trận ở Việt Nam thời kỳ 19391945 đều có điểm tương đồng nào? A. Thực hiện mục tiêu phân hóa cao độ kẻ thù. B. Là mặt trận thống nhất của ba nước Đông Dương. C. Do Quốc tế Cộng sản chỉ đạo thành lập. D. Cơ sở của mặt trận là các Hội Cứu quốc. Câu 23(VDC): Tính chất điển hình của Cách mạng tháng Tám là: A. giải phóng dân tộc. B. dân chủ tư sản kiểu mới. C. dân chủ tư sản kiểu cũ. D. dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 24(TH): Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã tạo bước ngoặt căn bản cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta trên mặt trận ngoại giao vì
- A. làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược. B. buộc Mĩ phải châm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc. C. buộc Mĩ phải đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. D. giáng một đòn nặng nề vào chính quyền Sài Gòn, khả năng can thiệp của Mĩ rất hạn chế. Câu 25 (NB): Quyết định nào không phải là của Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (101930)? A. Đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo. C. Cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức. D. Bầu đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư của Đảng. Câu 26 (NB): Lực lượng vũ trang có vai trò như thế nào trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Đông đảo, quyết định thắng lợi. B. Tiên phong, mở đường cho đấu tranh chính trị. C. Nòng cốt, quyết định thắng lợi. D. Xung kích, hỗ trợ lực lượng chính trị. Câu 27 (VD): Nội dung nào trong Bản Tuyên ngôn độc lập (291945) khẳng định quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam trên phương diện pháp lý và thực tiễn? A. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm, dân tộc đó phải được tự do và độc lập. B. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy. C. Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền tự do và bình đẳng, đó là quyền bất khả xâm phạm. D. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và thật sự đã trở thành một nước tự do, độc lập.
- Câu 28 (VDC): Hiệp định Sơ bộ (631946) của Việt Nam có điểm tương đồng với Hòa ước BrétLitốp (331918) của Nga về A. việc không tham gia vào chiến tranh đế quốc. B. tư tưởng đề cao và giữ gìn hòa bình. C. kiên quyết bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân. D. sự kiên trì con đường cách mạng vô sản. Câu 29 (NB): Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (19531954) nhằm A. nhanh chóng khôi phục lại nông nghiệp. B. bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân. C. đẩy mạnh tăng gia sản xuất nông nghiệp. D. đáp ứng nhu cầu lương thực cho chiến dịch. Câu 30 (VD): Nội dung nào cho thấy trong những năm 19261929, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam có sự chuyển biến về chất? A. Phong trào đấu tranh nổ ra ở khắp các địa phương trên cả nước. B. Các cuộc đấu tranh đều đặt dưới sự lãnh đạo của Công hội. C. Các cuộc bãi công bắt đầu có sự liên kết thành một phong trào chung. D. Đã buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ các quyền lợi về kinh tế. Câu 31 (NB): Sự kiện nào đánh dấu Đảng Cộng sản Đông Dương chính thức trở thành Đảng cầm quyền ở Việt Nam? A. Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công (81945). B. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (11930). C. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I thành công (11946). D. Các Xô viết được thành lập ở Nghệ AnHà Tĩnh (19301931). Câu 32 (NB): “Một tấc không đi, một li không rời” là quyết tâm của đồng bào miền Nam Việt Nam trong
- A. Cuộc đấu tranh yêu cầu Mỹ thi hành hiệp định Giơnevơ 1954. B. Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960). C. Cuộc đấu tranh chống và phá ấp chiến lược (1961 – 1965). D. Cuộc đấu tranh yêu cầu Mỹ rút quân về nước (1965 – 1968). Câu 33 (VDC): Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra từ sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu (1989 – 1991) có thể vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay là gì? A. Xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa phù hợp. B. Quan tâm phát triển khoa học – kĩ thuật. C. Thực hiện dân chủ và công bằng xã hội. D. Đề cao cảnh giác trước mọi thế lực thù địch. Câu 34 (NB): Tác phẩm Đường Kách mệnh (xuất bản năm 1927) là cuốn sách A. do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, viết về kinh nghiệm chiến tranh du kích của nước Nga Xô viết. B. tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu (Trung Quốc). C. tập hợp những tác phẩm, bài báo cáo của Nguyễn Ái Quốc khi còn hoạt động cách mạng ở Pháp. D. do Nguyễn Ái Quốc biên soạn, viết về tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam. Câu 35 (TH): Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là A. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. B. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao. C. kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy. D. kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao.
- Câu 36 (VD): So với luận cương chính trị tháng 10 1930 của Đảng cộng sản Đông Dương, nghị quyết hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5 1941 có điểm mới là A. Hoàn thành triệt để nhiệm vụ cách mạng ruộng đất. B. Quyết định thành lập chính quyền công nông binh. C. Quyết định thành lập chính quyền của toàn dân. D. Sẽ thành lập ở mỗi nước Đông Dương một đảng riêng. Câu 37 (TH): Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1965 – 1968) bộc lộ mâu thuẫn giữa A. phương tiện chiến tranh với lực lượng tại chỗ. B. tham vọng với khả năng thực hiện. C. mục đích chính trị với biện pháp xâm lược. D. tập trung với phân tán. Câu 38 (NB): Thay khẩu hiệu “lập chính quyền Xô viết công nông” bằng khẩu hiệu “ lập Chính phủ cộng hòa dân chủ” là chủ trương của A. Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939. B. Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1940. C. Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941. D. Hội nghị Trung ương Đảng tháng 8/1945. Câu 39 (NB): Kẻ thù của cách mạng miền Nam được xác định trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (7/1973) là A. chính quyền Sài Gòn và Ngô Đình Diệm. B. chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và bọn phản động. C. đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu. D. chính quyền phản động miền Nam và Mĩ. Câu 40 (VD): Thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 1954) và kháng chiến chống Mĩ (1954 1975) của nhân dân Việt Nam đã
- A. tạo điều kiện thuận lợi để Đảng, Chính phủ tiến hành cải cách ruộng đất. B. bảo vệ vững chắc thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945. C. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. D. trở thành chỗ dựa của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. ………………..hết………………. Bảng ma trận kiến thức Nhậ Vận Thông Số Lớp Chuyên đề n dụn VDC hiểu câu biết g 12 (có 10 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau 1 1 chuyên Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – đề) 1949) Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1 1 1991), Liên bang Nga (1991 – 2000) Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh (1945 – 2 2 4 2000) Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000) 2 1 3 Quan hệ quốc tế (1945 – 2000) 1 1 2 Việt Nam từ năm 1919 – 1930 2 2 3 7 Việt Nam từ năm 1930 – 1945 4 1 2 1 8 Việt Nam từ năm 1945 – 1954 2 1 1 4 Việt Nam từ năm 1954 – 1975 3 3 6 Việt Nam từ năm 1975 – 2000 1 1 2 Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 1 1 11 (có 2 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa XH chuyên Liên Xô từ năm 1917 – 1945 đề) Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 1 1 Tổng số câu 17 12 8 3 40 Tỉ lệ (%) 42,5 30 20 7,5 100 Định hướng ra đề thi
- Mức độ: trung bình Nhận xét: 1. Nội dung kiến thức nẳm trong chương trình Lịch sử lớp 11 và 12, trong đó tập trung chủ yếu vào kiến thức học kì 1 lớp 12. (Lịch sử thế giới 1945 – 2000, Lịch sử Việt Nam 1919 – 1954). 2. Phần lịch sử thế giới riêng biệt (chiếm 30 %): 12 câu hỏi (1 câu lớp 11, 11 câu lớp 12. 3. Lịch sử Việt Nam riêng biệt (chiếm 65 %): 26 câu (1 câu lớp 11, 25 câu lớp 12): 19 câu kì 1, 7 câu kì 2, câu hỏi vận dụng và vận dụng cao tập trung ở giai đoạn 19191954. 4. Phần lịch sử thế giới liên quan tới lịch sử Việt Nam (chiếm 5%): 2 câu (trong đề minh họa xuất hiện câu so sánh Việt Nam với Liên Xô) (vận dụng cao). Đáp án và lời giải chi tiết 1B 2D 3B 4B 5C 6A 7D 8B 9A 10C 11B 12C 13A 14B 15B 16D 17A 18B 19D 20B 21D 22A 23A 24C 25A 26D 27D 28B 29B 30C 31A 32C 33A 34B 35C 36C 37C 38A 39A 40B Câu 1. Phương pháp: Cách giải: Nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc gồm: Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Chung sống hòa bình và sự nhất trì giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc. => Loại trừ đáp án: B Chọn đáp án: B Câu 2.
- Phương pháp: Cách giải: Trong nền chính trị thế giới, chủ nghĩa khủng bố hiện đại bắt đầu trở thành một vấn đề an ninh quốc tế quan trọng vào cuối những năm 1960, với hàng loạt các vụ tấn công đẫm máu xảy ra nhiều nơi trên thế giới, rất nhiều trong số đó liên quan đến xung đột Israel Ảrập. Sau sự kiện 11/9, có thể nói chủ nghĩa khủng bố đã trở thành một vấn đề toàn cầu then chốt, là một trong những mối đe dọa lớn nhất cho các quốc gía. Ngày nay, hầu như mọi quốc gia và Liên Hiệp Quốc đều nhận ra bản chất nguy hiểm của mối đe dọa này và đang tìm mọi cách ngăn chặn nó phát triển mạnh hơn. Hành động khủng bố có thể do một vài cá nhân hoặc một tổ chức chống chính phủ gây nên, cũng có thể được chính chính quyền sử dụng và tài trợ để chống lại các nhóm chính trị nhất định. Chọn đáp án: D Câu 3. Phương pháp: sgk trang 5,6. Cách giải: Muốn thực hiện một cuộc cách mạng tư sản thực sự cần có phải có giai cấp tư sản đông đảo có thực về kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, giai cấp tư sản ở Việt Nam do tầm nhìn hạn chế và những trở lực không thể vượt qua nên cuối cùng cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX đã thất bại (sgk 11 trang 156) => Những cố gắng đáng khâm phục của họ chỉ mới tạo ra được một cuộc vận động theo khuynh hướng dân chủ tư sản chứ chưa có khả năng làm bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản thực sự ở nước ta. Chọn đáp án: B Câu 4. Phưng pháp: phân tích. Cách giải: Cách mạng tháng Hai năm 1917 diễn ra khi Nga vẫn còn tham gia chiến tranh đế quốc.
- Sau khi cách mạng tháng Mười Nga thành công, Lênin đã kí với Đức Hòa ước Brét Litốp (331918) (sgk 11 trang 35) để rút khỏi chiến tranh đế quốc. Chọn đáp án: B Câu 5. Phương pháp: Cách giải: Trong quá trình mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), do thời gian giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á có sự khác nhau, thậm chí phải cầm súng chiến đấu chống sự trả lại xâm lược của các nước Tây Âu rồi chủ nghĩa thực dân mới nên quá trình này diễn ra lâu dài và đầy gian khó. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN mới có thể phát triển từ “ ASEAN 6” lên “ASEAN 10”, mở ra chương mới cho lịch sử khu vực Đông Nam Á. Chọn đáp án: C Câu 6. Phương pháp: sgk trang 17. Cách giải: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến 2000 là ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế. Chú ý Ngoài chính sách ngả về phương Tây, Liên bang Nga còn khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN, ….). Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 còn gọi là chính sách định hướng Âu – Á. Chọn đáp án: A Câu 7. Phương pháp: Cách giải:
- Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa thực dân cũ. Chọn đáp án: D Câu 8. Phương pháp: phân tích. Cách giải: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột. Chiến tranh lạnh đã diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực, từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hóatư tưởng v.v. ngoại trừ sự xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường. Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới, nhưng trong gần nửa thế kỉ của Chiến tranh l ạnh, th ế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở nhiều khu vực như Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông…. Các cuộc chiến tranh cục bộ tiêu biểu: 1.Cuộc chiến tranh chống xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (19451954) 2. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (19501953) 3. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (19541975) (cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe). Chọn đáp án: B Câu 9. Phương pháp: sgk trang 59. Cách giải: Tháng 3/1952, Mỹ giúp Batixta lập chế độ độc tài quân sự, xóa bỏ Hiến pháp 1940, cấm các đảng phái chính trị hoạt động, bắt giam và tàn sát nhiều người yêu nước… Nhân dân Cu Ba đấu tranh chống chế độ độc tài Batixta dưới sự lãnh đạo của Phiđen Caxtơrô. Ngày1/1/1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ, nước Cộng hòa Cu Ba thành lập. Sau khi cách mạng thành công, Cu ba tiến hành cải cách dân chủ.
- Năm 1961, Cuba tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. => Vai trò của Phiđen Cátxtơrô đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Cuba là đưa nước này trở thành một nước dân chủ tiến bộ. Chọn đáp án: A Câu 10. Phương pháp: phân tích. Cách giải: ̉ ̣ ̣ ợ 400 triêu USD cho Thô Ngay 12/3/1947, Tông thông Mi Truman đê nghi viên tr ̀ ́ ̃ ̀ ̣ ̉ ̣ ̀ ủng cố các chính quyền phản động và đẩy lùi phong trào đấu Nhi Ki va Hi Lap nhăm c ̃ ̀ ̀ tranh yêu nước ở Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì thành những căn cứ tiền phương chống Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu từ phía nam của nước này. Chọn đáp án: C Câu 11. Phương pháp: sgk trang 63. Cách giải: Chiến lược toàn cầu của Mĩ được thực hiện và điều chỉnh qua nhiều chiến lược cụ thể, dưới tên gọi các học thuyết khác nhau nhằm thực hiện ba mục tiêu chủ yếu: Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ. Đáp án B là mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng“. Chọn đáp án: B Câu 12. Phương pháp: loại trừ. Cách giải: Các đáp án A, B, D: là điểm giống nhau trong nguyên nhân phát triển giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đáp án C: Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp (không quá 1% GDP) nên có điều kiện tập trung vốn cho phát triển kinh tế. Tây Âu không có nhân tố này. Chọn đáp án: C Câu 13. Phương pháp: Cách giải: Tổ chức ASEAN được thành lập khi các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập, bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện khó khăn nên nhiều nước trong khu vực thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển. Nếu chưa giành được độc lập thì nhu cầu này sẽ không được đặt ra. => Chính vì thế, các nước thành viên ASEAN đều giành được độc lập là điều kiện đầu tiên và quyết định nhất đưa đến sự thành lập tổ chức ASEAN năm 1967. Chọn đáp án: A Câu 14. Phương pháp: phân tích. Cách giải: Dĩ bất biến ứng vạn biến: Ứng phó với cái vạn biến nhưng không xa rời, vứt bỏ, đánh mất cái bất biến, cái giá trị cốt lõi đã đặt ra. Tuyệt đối không thể đem cái bất biến ấy ra mua bán, đổi chác. Hoàn cảnh luôn thay đổi, cuộc sống luôn thay đổi, phát triển, khi ứng phó thì phải mềm dẻo, uyển chuyển, nhưng dù có mềm dẻo, uyển chuyển, thay đổi như thế nào đi chăng nữa cũng không được quên mục đích cuối cùng (cái bất biến) mà ban đầu đã đặt ra. Trong giai đoạn 19451946, dù đảng chủ trương nhượng bộ với Trung Hoa Dân Quốc, sau đó hòa hoãn với Pháp nhưng đều vì mục tiêu muốn kéo dài thời gian để chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài. Nguyên tắc đảm bảo chủ quyền dân tộc vẫn luôn được giữ vững. Chọn đáp án: B Câu 15.
- Phương pháp: sgk trang 116. Cách giải: Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. Chọn đáp án: B Câu 16. Phương pháp: phân tích. Cách giải: Phong trào 1936 – 1939 không chỉ mang tính dân chủ điển hình mà còn mang tính dân tộc sâu sắc. Phong trào 1936 1939 là là giai đoạn Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, sau đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương, nhằm tập hợp mọi lực lượng dân chủ từ quần chúng nhân dân lao động đến các tầng lớp trên và kể cả những lực lượng thân Pháp nhưng có xu hướng chống phát xít ở Đông Dương, nhưng lực lượng chủ yếu trong mặt trận này vẫn là lực lượng dân tộc, mà đông đảo nhất là công nhân, nông dân. Vì thế xét về lực lượng thì đây là phong trào mang tính chất dân tộc. Chọn đáp án: D Câu 17. Phương pháp: Cách giải: Tại Hội nghị phổ biến kế hoạch Đông Xuân 19531954 do Bộ Tổng Tham mưu triệu tập ở Định Hoá, Thái Nguyên (từ ngày 19 đến 23111953), Đại tướng Võ Nguyên Giáp quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng chiến lược và tư tưởng chỉ đạo tác chiến. Giữa lúc Hội nghị đang họp, Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ (20111953). Đây là một tình huống mới xuất hiện, nhưng không nằm ngoài dự kiến của của Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy với kế sách điều địch để đánh địch, phân tán khối cơ động chiến lược của địch.
- => Thực tế trong các cuộc tiến công đông xuân 1953 – 1954 ta đã thực hiện đúng chủ trương này. Chọn đáp án: A Câu 18. Phương pháp: Cách giải: Nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta: – Các phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản tiêu biểu là hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng, đã phát triển mạnh từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đều lần lượt đi đến thất bại do : • Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam non kém về kinh tế, què quặt về chính trị. • Khuynh hướng chính chính trị theo con đường dân chủ tư sản dân tộc Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta. • Tổ chức non kém, không đủ sức để chống đỡ trước mọi thủ đoạn khủng bố của kẻ thù để tồn tại và phát triển. – Sự thất bại của phong trào dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa và cơ sở kinh tế và giai cấp xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. – Khởi nghĩa Yên Bái như một ngọn đèn tàn trong phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc. Trước khi tắt, nó bùng cháy một lần cuối đề rồi không bao giờ cháy nữa. đây là một sự kiện đánh dấu sự chấm dứt các phong trào yêu nước đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản để nhường chỗ cho phong trào yêu nước theo con đường Cách mạng vô sản ở Việt Nam Chọn đáp án: B Câu 19. Phương pháp: Cách giải:
- Ý nghĩa sự ra đời các tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn – Phản ánh xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. – Thúc đẩy phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân phát triển mạnh, tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam. => Sự thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã chứng tỏ điều kiện thành lập Đảng vô sản ở Việt Nam đã chín nuồi, là sự chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng. Chọn đáp án: D Câu 20. Phương pháp: phân tích. Cách giải: Hội Việt Nam Cách mạng thanhn niên được xem là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam do đã chuẩn bị trực tiếp những điều kiện cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Cụ thể là: *Về mục đích của sự thành lập (chuẩn bị về tư tưởng) Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên trong đó có Cộng sản Đoàn làm nòng cốt để đào tạo những người yêu nước Việt Nam thành những cán bộ tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, bồi dưỡng rèn luyện những người yêu nước Việt Nam thành những chiến sĩ cộng sản, chuẩn bị điều kiện cho sự thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. *Về đường lối chính trị (chuẩn bị về đường lối chính trị) Mục đích tôn chỉ của Hội: làm cách mạng dân tộc (đánh đuổi thực dân Pháp và giành độc lập cho xứ sở, rồi sau làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản). Lực lượng cách mạng: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhưng do công nông làm nòng cốt. Cách mạng phải có Đảng của chủ nghĩa MácLênin lãnh đạo.
- Cách mạng trong nước cần phải đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới và là một bộ phận của cách mạng thế giới. *Về hệ thống tổ chức (chuẩn bị về tổ chức) Gồm năm cấp đồng thời xây dựng các tổ chức quần chúng như công hội, nông hội, hội học sinh, hội phụ nữ. Trên cơ sở hoạt động đến 1929 đã làm cho giai cấp công nhân ngày càng giác ngộ, phong trào công nhân ngày càng phát triển theo hướng vươn lên một phong trào tự giác; làm cho khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc Việt Nam góp phần dẫn tới sự phân hóa về tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên hình thành nên hai tổ chức cộng sản: Đông Dương Công sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng. Đến năm 1930 hợp nhất với Đông Dương Cộng sản liên đoàn hình thành nên Đảng Cộng sản Việt Nam. => Như vậy, có thể khẳng định Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên chính là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam vì đã chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chọn đáp án: B Câu 21. Phương pháp: sgk trang 209. Cách giải: Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội mà phải làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Chọn đáp án: D Câu 22. Phương pháp: loại trừ. Cách giải: Đáp án: C, D: sai.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 45 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 có đáp án
272 p | 2513 | 53
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Tiếng Anh lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Hùng Vương
23 p | 361 | 23
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Tiếng Anh lần 1 có đáp án - Trường THPT Thái Phiên
22 p | 232 | 10
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Tiếng Anh lần 2 có đáp án - Trường THPT Ngô Quyền
5 p | 330 | 9
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Tiếng Anh lần 2 có đáp án - Trường THPT Thanh Hà
6 p | 238 | 8
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An (Lần 2)
42 p | 164 | 6
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Quang Trung (Lần 2)
26 p | 126 | 6
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Lương Tài 2 (Lần 1)
26 p | 155 | 5
-
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn GDCD năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Đồng Đậu
5 p | 236 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ văn lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh
4 p | 252 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Hóa học lần 2 có đáp án - Trường THPT Tĩnh Gia 2
12 p | 308 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Địa lí lần 2 có đáp án - Trường THPT Ngô Quyền
5 p | 120 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 môn GDCD năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân
5 p | 180 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Hóa học lần 1 có đáp án - Trường THPT Yên Lạc 2
5 p | 73 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Yên Lạc 2
5 p | 110 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Lam Sơn
6 p | 99 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu
8 p | 84 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Sinh học lần 1 có đáp án - Trường THPT Ngô Quyền
5 p | 60 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn