Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Tây Nam, Bình Dương
lượt xem 2
download
Hãy tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Tây Nam, Bình Dương để giúp các bạn biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Tây Nam, Bình Dương
- SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2021 TRƯỜNG THPT TÂY NAM Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: Lịch sử Thời gian làm bài 50 phút không kể thời gian phát đề Câu 1. Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm1945) là A. Tổ chức Y tế Thế giới. B. Tòa án Quốc tế. C. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa. D. Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Câu 2. Yếu tố nào dưới đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kê hoạch 5 năm (19461950)? A. Liên Xô là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai. B. Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường. C. Liên Xô có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú. D. Liên Xô có sự hợp tác hiệu quả với các nước Đông Âu. Câu 3. Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực là nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào dưới đây? A. Cách mạng công nghiệp. B. Cách mạng chất xám. C. Cách mạng công nghệ. D. Cách mạng xanh. Câu 4. Với sự kiện 17 nước châu Phi được trao trả độc lập, lịch sử ghi nhận năm 1960 là A. Năm châu Phi nổi dậy. B. Năm châu Phi giải phóng. C. Năm châu Phi thức tỉnh. D. Năm châu Phi. Câu 5. Trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” (thập niên 90 của thế kỷ XX), để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, Mĩ A. tăng cường tính năng động của nền kinh tế. B. sử dụng lực lượng quân đội mạnh. C. sử dụng khẩu hiệu chống chủ nghĩa khủng bố. D. sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ”. Câu 6. Sự kiện nào là mốc mở đầu đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản? A. Học thuyết Phucưđa (1977). B. Học thuyết Kaiphu (1991). C. Học thuyết Miyadaoa (1993). D. Học thuyết Hasimôtô (1997). Câu 7. Quan hệ đồng minh giữa Liên Xô và Mĩ trong Chiến tranh thế giới thứ hai tan vỡ vì A. Mĩ đưa ra học thuyết Truman. B. Mĩ có ưu thế về vũ khí hạt nhân. C. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. D. Sự đối lập về mục tiêu chiến lược giữa hai nước. Câu 8. Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của A. sự phát triển quan hệ thương mại thế giới. B. sự sáp nhập các công ti thành tập đoàn lớn. C. cách mạng khoa học công nghệ. D. sự ra đời của các công ti xuyên quốc gia. Câu 9. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (19191929), thực dân Pháp chủ trương đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm
- A. tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng kinh tế. B. làm cho kinh tế thuộc địa phát triển cân đối. C. đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế chính quốc. D. xóa bỏ phương thức sản xuất phong kiến. Câu 10. Tháng 31929, tổ chức nào được thành lập tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội)? A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. B. Chi bộ Cộng sản đầu tiên. C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. D. Việt Nam Quốc dân đảng. Câu 11. Nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh trong phong trào nào sau đây? A. Phong trào dân tộc dân chủ 19251930. B. Phong trào cách mạng 19301931. C. Phong trào dân tộc dân chủ 19191925. D. Phong trào dân chủ 19361939. Câu 12. Hình thái khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. Tổng khởi nghĩa trên quy mô cả nước. B. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa. C. khởi nghĩa từng phẩn ở các địa phương. D. khởi nghĩa từng phần với chiến tranh du kích. Câu 13. Trong bản Tạm ước 14/9/1946, chúng ta tiếp tục nhân nhượng cho Pháp quyền lợi nào? A. Một số quyền lợi về kinh tế và văn hoá. B. Một số quyền lợi về chính trị, quân sự. C. Một số quyền lợi về kinh tế và quân sự. D. Chấp nhận cho Pháp đem 15.000 quân ra Bắc. Câu 14. Trước tình thế sa lầy và thất bại của thực dân Pháp ở Đông Dương, thái độ của Mĩ đối với cuộc chiến tranh Đông Dương như thế nào? A. Can thiệp sâu vào cuộc chiến. B. Chuẩn bị can thiệp vào cuộc chiến. C. Bắt đầu can thiệp vào cuộc chiến. D. Không can thiệp vào cuộc chiến. Câu 15. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng những thuận lợi của ta trước khi mở Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950? A. Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công. B. Ngày 13/5/1949, Chính phủ Pháp đề ra Kế hoạch Rơve. C. Nhân dân tiến bộ trên thế giới phản đối cuộc chiến tranh của Pháp tại Đông Dương. D. Tháng 1/1950, các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với ta. Câu 16. Chiến thắng nào sau đây của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 1954), được Chủ tịch Hồ Chi Minh đánh giá “cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử dân tộc”? A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16. B. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. C. Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947. D. Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950. Câu 17. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, song chưa trọn vẹn vì A. Việt Nam mới giải phóng được miền Bắc. B. ba nước Đông Dương chưa được hưởng quyền dân tộc. C. Hiệp định không công nhận quyền tự do của Việt Nam. D. chưa đề cập tới các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương. Câu 18. Thất bại bước đầu trong chiến lược chiến tranh nào buộc Mĩ phải chấp
- nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Pari? A. “Chiến tranh đặc biệt” (1961 1965). B. “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 1973). C. “Chiến tranh cục bộ” (1965 1968). D. Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai (1972). Câu 19. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất mối quan hệ của cách mạng hai miền Nam Bắc Việt Nam trong giai đoạn 1954 1975? A. Hợp tác với nhau. B. Hỗ trợ lẫn nhau. C. Gắn bó mật thiết, tác động qua lại. D. Hợp tác, giúp đỡ nhau. Câu 20. Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 121986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương hình thành cơ chế kinh tế nào? A. Thị trường. B. Tập trung. C. Bao cấp. D. Kế hoạch hóa. Câu 21. Chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh (đầu thế kỷ XX) không có nội dung nào dưới đây? A. Đề cao cải cách, duy tân nhằm nâng cao dân trí và dân quyền. B. Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam. C. Chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển kinh tế. D. Dựa vào Pháp đánh đổ ngôi vua và chế độ phong kiến lạc hậu. Câu 22. Trước những hành động xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn có động thái như thế nào? A. Từ phản ứng quyết liệt chuyển dần sang đầu hàng. B. Chấp nhận đầu hàng để tránh đổ máu cho nhân dân. C. Từ phát động toàn dân kháng chiến đi đến đầu hàng. D. Nhu nhược, đầu hàng ngay khi quân Pháp tấn công. Câu 23. Năm 1945, ở khu vực Đông Nam Á các quốc gia nào giành được độc lập? A. Việt Nam, Lào, Campuchia. B. Inđônêxia, Việt Nam, Lào. C. Việt Nam, Lào, Philíppin. D. Việt Nam, Inđônêxia, Thái Lan. Câu 24. Văn kiện nào đặt nền tảng cho quan hệ Mĩ Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Văn kiện về vấn để Nhật Bản tại Hội nghị Pốtxđam (1945). B. Hiến pháp Nhật Bản (1947). C. Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô (1951). D. Hiệp ước an ninh MĩNhật (1951). Câu 25. Nhận xét nào dưới đây về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là không đúng? A. Đây là cuộc cách mạng có tính chất nhân dân sâu sắc. B. Đây là cuộc cách mạng có tính chất dân tộc điển hình. C. Đây là cuộc cách mạng có tính chất dân chủ điển hình. D. Đây là cuộc cách mạng có tính chất bạo lực rõ nét. Câu 26. Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930) đó là gì? A. Xác định nhiệm vụ và lực lượng cách mạng. B. Xác định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng. C. Xác định vị trí của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. D. Xác định phương pháp đấu tranh và hình thái khởi nghĩa. Câu 27. Quân Trung Hoa Dân quốc vào nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thực chất nhằm mục đích
- A. giải giáp quân Nhật. B. giúp đỡ chính quyền cách mạng nước ta. C. kiềm chế quân Pháp. D. lật đổ chính quyền cách mạng nước ta. Cầu 28. Thắng lợi nào của quân dân miền Nam Việt Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược? A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968. C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Câu 29. Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của châu Phi đã lập ra tổ chức nào, tờ báo nào là cơ quan ngôn luận? A. Hội Liên hiệp thuộc địa Báo Nhân đạo. B. Hội Liên hiệp thuộc địa Báo Người cùng khổ. C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên – Báo Thanh Niên. D. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông Báo Nhân đạo. Câu 30. Một trong những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay là A. Đảng tập hợp các lực lượng yêu nước rộng rãi trong mặt trận dân tộc thống nhất. B. luôn đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu trong chiến lược đấu tranh. C. củng cố và phát huy truyền thống yêu nước, kiên quyết chống giặc ngoại xâm của dân tộc. D. kết hợp linh hoạt các hình thức đấu tranh. Câu 31. Ý nào không đúng về vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX? A. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. B. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Thống nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Khởi thảo Luận cương chính trị với những nét khái quát về cách mạng Việt Nam. Câu 32. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện có ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam là A. phe Hiệp ước giành thắng lợi trong chiến tranh. B. Quốc tế III được thành lập. C. nước Pháp giành thắng lợi trong chiến tranh. D. các nước thắng trận họp Hội nghị Vécxai. Câu 33. Vì sao nói: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là là sự chuẩn bị tất yếu cho những bước phát triển nhảy vọt của cách mạng nước ta? A. Xác định công nhân là giai cấp tiên phong. B. Tập hợp các lực lượng tham gia cách mạng. C. Đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, khoa học và sáng tạo. D. Xác định nông dân là lực lượng to lớn, đông đảo của cách mạng. Câu 34. Hình thức mặt trận dân tộc cao nhất của cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 1945 do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo là A. Mặt trận Liên Việt. B. Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh. C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
- Câu 35. Sách lược của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày 2 tháng 9 năm 1945 đến trước ngày 6 tháng 3 năm 1946 với giặc ngoại xâm và tay sai là gì? A. Nhượng bộ với THDQ ở Miền Bắc, đánh Pháp ở Miền Nam. B. Đánh cả Pháp ở Miền Nam và THDQ ở Miền Bắc. C. Lợi dụng mấu thuẫn tiến tới cô lập kẻ thù. D. Nhưỡng cho THDQ bốn ghế bộ trưởng, cung cấp lương thực. Câu 36. Điểm khác biệt căn bản về nội dung giữa Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam và Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương là A. Các bên phải cam kết tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. B. Đồng ý để miền Nam tiến hành tổng tuyển cử tự do mà không có sự can thiệp nước ngoài. C. Yêu cầu các bên cam kết không được dính líu quân sự vào Việt Nam, hủy bỏ các căn cứ quân sự. D. Không cho phép quân đội nước ngoài ở lại miền Nam Việt Nam. Câu 37. Điểm khác nhau cơ bản trong hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với Việt Nam Quốc dân đảng là A. tập trung phát triển lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. B. chú trọng xây dựng tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh. C. chú trọng tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê nin. D. tăng cường tổ chức quần chúng đấu tranh vũ trang. Câu 38. Đường lối “kháng chiến, kiến quốc” trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (19451954) của nhân dân Việt Nam được vận dụng như thế nào trong giai đoạn 1954 1975? A. Tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. B. Kết hợp kháng chiến chống Mĩ với xây dựng những mầm mống của chế độ mới ở những vùng giải phóng của miền Nam. C. Thực hiện khẩu hiệu chiến lược độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở cả hai miền Nam Bắc đất nước. D. Vừa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ ở miền Bắc. Câu 39. Điểm chung về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng ta trong các cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 1954) và chống Mỹ (1954 1975) là A. kết hợp khởi nghĩa từng phần với chiến tranh cách mạng. B. kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao. C. giành thắng lợi từng bước đi đến giành thắng lợi hoàn toàn. D. kết hợp tiến công của bộ đội chủ lực và nổi dậy của nhân dân. Câu 40. Ở Việt Nam, căn cứ địa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (19451954) đều A. là nơi đứng chân của lực lượng vũ trang ba thứ quân. B. là nơi tiếp nhận viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa. C. cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến. D. tạo tiền đề để tiến lên xây dựng chế độ xã hội mới.
- MA TRẬN ĐỀ THI THỬ THPT QG 2021 MÔN LỊCH SỬ Lớp Chuyên đề Nhậ Thôn VD VDC Tổng n g biết hiểu Sự hình thành trật tụ của thế 1 1 giới mới sau CTTG thứ 2 (1945 1949) Liên xô và các nước Đông Âu 2 1 (19451991), Liên bang Nga (1991 2000) Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh 2 2 4 (1945 2000) 12 Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 2 1 3 2000) Quan hệ quốc tế (1945 2000) 1 1 2 Việt Nam từ năm 1919 1930 4 1 2 7 Việt Nam từ năm 1930 1945 4 1 3 9 Việt Nam từ năm 1945 1954 1 1 3 Việt Nam từ năm 1954 1975 3 3 6 Việt Nam từ năm 1975 2000 1 1 2 11 Cách mạng tháng Mười Nga 1 1 năm 1917 và công cuộc xây dựng
- chủ nghĩa XH ở Liên Xô từ năm 1917 1945 Lịch sử Việt Nam từ 1958 đến 1 1 1918 Tổng số câu 20 10 7 3 40 Tỉ lệ (%) 50% 17,5% 2,5 100% % HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN: LỊCH SỬ 1B 2B 3D 4D 5D 6A 7A 8C 9C 10B 11D 12A 13A 14A 15B 16B 17A 18C 19C 20A 21B 22A 23D 24D 25C 26A 27D 28B 29B 30A 31D 32B 33C 34B 35A 36B 37C 38A 39D 40C
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng
8 p | 154 | 8
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
6 p | 152 | 7
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 3 có đáp án - Trường THPT chuyên Sư Phạm
5 p | 131 | 4
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Hoàng Lệ Kha
4 p | 125 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH KHTN
10 p | 61 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH Vinh
5 p | 67 | 3
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐH KHTN
8 p | 48 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi
6 p | 63 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
5 p | 58 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Phú Bình
5 p | 43 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
5 p | 127 | 2
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên Lam Sơn
6 p | 99 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu
8 p | 79 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 1 có đáp án - Trường THPT Yên Lạc 2
5 p | 109 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT chuyên Bắc Ninh
7 p | 45 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Sơn La (Lần 2)
7 p | 46 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí lần 2 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
7 p | 121 | 1
-
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội (Lần 3)
7 p | 93 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn