intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ

  1. ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Tên tác phẩm: HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT Đơn vị thực hiện: Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi: Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em Nhưng làm được những điều phi thường lắm Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.   Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.    Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường. (Trích “Đất nước ở trong tim” của cô giáo Chu Ngọc Thanh, nguồn  https://thanhnien.vn) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì? Câu 2. Theo tác giả, tại sao đất nước mình bé nhỏ  nhưng làm được những điều phi  thường? Câu 3.  Anh/chị  hiểu như  thế  nào về  hai câu thơ:  “Bộ  đội vào rừng chịu nắng dầm   sương dãi/ Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường”? Câu 4. Qua khổ thơ thứ hai, anh/ chị thấy được phẩm chất tốt đẹp gì của dân tộc ta?   Nêu suy nghĩ ngắn gọn về phẩm chất đó. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách để tạo ra   những điều phi thường trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có đoạn: 
  2. “Hồn Trương Ba: Không thể  bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được.   Tôi muốn là tôi toàn vẹn. Đế  Thích: Thế  ông ngỡ  tất cả  mọi người đều được là mình toàn vẹn cả   ư?   Ngay cả  tôi đây.  Ở  bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên   trong. Mà cả  Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho   xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế  cả, nữa là ông. Ông đã bị   gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể  thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút   hình thù gì của ông đâu! Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác, đã là chuyện   không nên, đằng này cái thân tôi cũng phải sống nhờ vào anh hàng thịt. Ông chỉ  nghĩ   đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết! Đế Thích: (không hiểu) Nhưng mà ông muốn gì? Hồn Trương Ba: Ông từng nói: Nếu thân thể người chết còn nguyên vẹn, ông   có thể làm cho hồn người đó trở về. Thì đây, (chỉ vào người mình) thân thể anh hàng   thịt còn lành lặn nguyên xi đây, tôi trả  lại cho anh ta. Ông hãy làm cho hồn anh ta   được sống lại với  thân xác này. Đế Thích: Sao lại có thể  đổi tâm hồn đáng quý của bác lấy chỗ  cho cái phần   hồn tầm thường của anh hàng thịt ? Hồn Trương Ba: Tầm thường, nhưng đúng là của anh ta, sẽ sống hòa thuận   được với thân anh ta, chúng sinh ra là để sống với nhau. Vả lại, còn…còn chị vợ  anh   ta nữa…chị ta thật đáng thương!” ́ Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, SGK Ngữ văn 12, trang   (Trich 149, NXBGD) Chỉ  ra sự  khác biệt trong quan niệm sống của Trương Ba và Đế  Thích. Từ  đó  anh/chị hãy bình luận ngắn gọn về khát vọng được sống là chính mình. Hết
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Đoạn   trích   trên  được viết theo thể  0,5 thơ: tự do. 2 Theo   tác   giả,   tại  sao đất nước mình  bé   nhỏ   nhưng   làm  được   những   điều  phi thường là vì: ­   Tính   nhân   văn  0,5 được   cất   vào   sâu  thẳm. ­   Giữ   vẹn   nguyên  hai tiếng đồng bào. 3   Hai   câu   thơ   “Bộ   đội   vào   rừng   chịu   nắng   dầm   sương   dãi/   Để   họ   nghỉ   ngơi   nơi   đầy   đủ  chiếu   giường”   có  thể hiểu: ­ Tinh thần hy sinh  vì   nhân   dân   phục     1,0 vụ  các đồng chí bộ  đội  thật   đáng  biểu  dương. ­   Khẳng   định   tinh  thần   đồng   bào   cao  quý,   sẵn   sàng   sẻ  chia   trong   hoàn  cảnh   khó   khăn  hoạn nạn. 4 Qua   khổ   thơ   thứ  hai ta thấy được:  1,0 ­   Tinh   thần   đoàn  kết của dân tộc ta. ­ Đây là một truyền  thống   lâu   đời   của  dân   tộc   Việt   Nam.  Truyền   thống   ấy  càng trở  nên thiêng  liêng cao quý trong 
  4. những   hoàn   cảnh  khó   khăn,   thử  thách; giúp chúng ta  vững   bước   vượt  qua   mọi   gian   khổ,  hiểm nguy. II LÀM VĂN 7,0 1 Trình   bày   suy   nghĩ  của   anh/chị   về  cách   để   tạo   ra   2,0 những   điều   phi   thường   trong   cuộc   sống. a.   Đảm   bảo   yêu   cầu   về   hình   thức   đoạn văn Thí   sinh   có   thể  trình   bày   đoạn   văn  0,25 theo cách diễn dịch,  quy   nạp,   tổng   –  phân   –   hợp,   móc  xích   hoặc   song  hành b.   Xác   định   đúng   vấn   đề   cần   nghị   luận:  Cách để  tạo   0,25 ra   những   điều   phi   thường   trong   cuộc   sống.  ­ Giải thích:  1,0 ●  Điều phi thường  không chỉ  là những  thành tựu lớn lao to  lớn;   những   hành  động   hơn   người,  siêu   Phàm   của  những cá nhân kiệt  xuất mà hai chữ phi  thường   còn   xuất  phát từ  những hành  động   nhỏ   nhưng  đầy   ý   nghĩa   trong  cuộc sống. ●  Nêu   ví   dụ:   một 
  5. dân   nhỏ   bân   tộc  nhỏ   bé,   còn   nghèo  khổ  nhưng với tinh  thần   đoàn   kết   có  thể  đương đầu với  qua   mọi   sóng   gió,  chiến thắng mọi kẻ  thù; một người sinh  ra đã bị  khuyết tật  nhưng   vẫn   có   thể  đứng   lên   lên   bằng  nghị   lực   phi  thường;  ­ Bàn luận: ●  Ý   nghĩa   của  những   điều   phi  thường   xuất   phát  từ   những   việc   làm  nhỏ   bé:   con   người  nhận   ra   và   trân  trọng   mỗi   hành  động   việc   làm  trong đời sống hàng  ngày vì đều có thể  mang lại lợi ích cho  mình và cộng đồng;  phát huy sức mạnh  nội   tại,   tiềm   lực  của   mỗi   cá   nhân  góp   phần   vào   sự  nghiệp   chung;   tạo  nên động lực to lớn  để   mọi   người   có  thể   vượt   qua  nghịch cảnh… ●  Phê phán: những  kẻ   xem   thường  việc làm, đóng góp  của   người   khác;  những   người   chỉ  biết   ảo   tưởng   về  bản   thân,   ước   mơ  xa xôi mà quên mất  những điều bình dị  trong   cuộc   sống; 
  6. những   người   trông  đợi   vào   vận   may  mà   lại   muốn   tạo  nên những điều phi  thường. ­   Liên   hệ   thực   tế:  biết   cách   nhận   ra  những   giá   trị   của  mỗi   việc   làm   dù  nhỏ   bé   của   bản  thân và mọi người;  cố  gắng làm những  việc nhỏ  nhưng có  ý   nghĩa;   phát   huy  những truyền thống  tốt   đẹp   của   dân  tộc… d.   Chính   tả,   dùng   từ, đặt câu Đảm   bảo   chuẩn  0,25 chính tả, ngữ nghĩa,  ngữ   pháp   tiếng  Việt. e. Sáng tạo Có   cách   diến   đạt  mới   mẻ,   thể   hiện  0,25 suy nghĩ sâu sắc về  vấn đề nghị luận 2 Nghị luận văn học 5,0 a.   Đảm   bảo   cấu   trúc   bài   văn   nghị  luận Mở   bài   giới   thiệu  được vấn đề, Thân  0,25 bài triển khai được  vấn   đề,   Kết   bài  khái quát được vấn  đề.   b.   Xác   định   đúng   0,5 vấn   đề   cần   nghị   luận Sự   khác   biệt   trong  quan   niệm   sống  của   Trương   Ba   và 
  7. Đế   Thích.   Bình  luận   ngắn   gọn   về  khát   vọng   được  sống là chính mình. c.   Triển   khai   vấn   đề  nghị  luận thành   các luận điểm;  thể  hiện   sự   cảm   nhận  sâu   sắc   và  vận  dụng   tốt   các   thao  tác   lập   luận,   kết  hợp   chặt   chẽ   giữa  lí lẽ và dẫn chứng *Giới   thiệu   ngắn   gọn về  tác giả, tác  0,5 phẩm   và  vấn   đề   cần nghị luận *So   sánh  quan điểm của hai  nhân   vật   qua  đoạn trích. ­  Giải   thích  quan   điểm:   cách  2,0 nhìn   về   cuộc   sống  (mục đích, ý nghĩa,  lí do…sự  sống của  con   người).   Quan  điểm   đúng   thể  hiện   lập   trường,  đạo đức, vốn sống,  văn hóa và sự  tiến  bộ,   tích   cực   trong  cuộc   sống.   Quan  điểm sai lệch biểu  hiện   lối   sống   tiêu  cực, hành động sai  trái, tạo cơ  hội cho  kẻ xấu làm điều ác,  hãm   hại   người  tốt… ­   Hoàn   cảnh  của   Trương   Ba:  Bất   đắc   dĩ   phải  sống trong thân xác  hàng   thịt,   dần   dần 
  8. Trương   Ba   bị  nhiễm   nhiều   thói  xấu   của   xác   hàng  thịt, làm người thân  đau   khổ,   bản   thân  ông   bế   tắc   tuyệt  vọng.  ­ Quan  điểm của Trương  Ba: +   Không  chấp nhận lối sống  : bên   trong   một   đằng,   bên   ngoài   một nẻo. Đó là lối  sống   giả   dối,   gây  đau khổ  cho người  thân, gây phiền toái  cho   chính   mình.  Điều   đó   chứng   tỏ  Trương Ba đã dũng  cảm   đối   diện   với  hoàn   cảnh   nghiệt  ngã,   dám   từ   bỏ  cuộc   sống   không  phải là mình, chiến  thắng   sự   hèn   nhát  tầm   thường,   yếu  đuối của bản thân,  không chịu lùi bước  trước xác hàng thịt. + Khát vọng  được sống là mình:  trọn   vẹn   cả   linh  hồn và thể  xác. Đó  0,75 mới   thực   sự   là  sống   có   ý   nghĩa,  sống hạnh phúc và  0,25 đem lại hạnh phúc  cho mọi người. +   Phê   phán  Đế  Thích nghĩ đơn  giản,   sống   quan  liêu   hời   hợt: Chỉ  cần   cho   tôi   sống  
  9. nhưng   sống   như  thế   nào   thì   ông   chẳng   cần   biết.   Đối   với   Trương  Ba,   sống   không  được   là   mình   mà  phải nhờ vả, mượn  thân   xác   người  khác   chẳng   qua   là  sự  tồn tại, vô hồn,  không ý nghĩa. +   Dám   từ  bỏ   những   thứ  không   phải   của  mình để  trả  lại sự  sống   cho   anh   hàng  thịt.   Trương   Ba  không   chỉ   cao  thượng mà rất nhân  hậu vị tha. =>Quan  điểm   của   Trương  Ba   không   chấp  nhận cuộc sống giả  tạo, gượng ép,chắp  vá,   vô   nghĩa.  Trương Ba có lòng  tự   trọng,   sống   cao  thượng,   khao   khát  sống là chính mình  trọn vẹn thể xác và  linh hồn.  Đó là lối  sống đẹp đẽ,  đáng  trân   trọng   của  những   người   hiểu  rõ mục đích ý nghĩa  của cuộc sống. ­  Quan  điểm   của   Đế  Thích: +   Không   ai  được sống là mình,  trên   trời   dưới   đất  đều sống kiểu bên  trong   một   đằng, 
  10. bên ngoài một nẻo:  Tôi,   ông   và   cả  Ngọc   hoàng   cũng  vậy.  Đó là  sự  thật  phải   chấp   nhận  không nên thay đổi,  phủ nhận. +   Chỉ   cần  thể  xác được sống  lại cho linh hồn trú  ngụ  còn thể  xác và  linh   hồn   không  thống   nhất   không  quan trọng. Vì vậy  hãy   cố   gắng   chập  nhận và sống chung  với   hoàn   cảnh   đó.  Đó   là   quan   điểm  sống   hời   hợt,   vô  cảm. Nhận   xét  hai   quan   điểm  sống: + Trương Ba  đúng đắn, tích cực,  coi   trọng   sự   sống  thực sự là mình còn  Đế   Thích   sai   lầm,  quan   liêu   chỉ   coi  trọng sự tồn tại còn  sống được là mình  không   cần   quan  tâm. + Quan điểm  của Trương Ba thể  hiện  tư   tưởng  chủ  đề   của   vở   kịch  và  cũng   là   thông   điệp  của   nhà   văn   đến  mọi   người:   Hãy  sống   là   mình,   trọn  vẹn thống nhất thể  xác   và   linh   hồn.  Nếu   không   chỉ   là  sự tồn tại vô nghĩa, 
  11. tạo   cơ   hội   cho   kẻ  xấu lợi dụng, cái ác  hoành hành. +   Nhà   văn  phê   phán   lối   sống  giả   tạo,   lối   sống  hời   hợt,   chắp   vá,  gượng ép hoặc quá  đề  cao nhu cầu vật  chất hơn tinh thần,  tinh   thần   hơn   vật  chất   đang   diễn   ra  phổ  biến, trở  thành  trào   lưu   đáng   báo  động trong xã hội. ­   Nghệ  thuật:   từ   một   tình  huống trong truyện  cổ   dân   gian,   nhà  văn   đã   sử   dụng  sáng tạo thành xung  đột   kịch   gay   gắt  căng   thẳng;   ngôn  ngữ kịch giản dị, có  sức   khái   quát   cao,  thể   hiện   rõ   xung  đột   kịch   và   tích  cách nhân vật. Tính  chất   triết   lí   từ   hai  nhân   vật   có   quan  điểm   sống   trái  ngược   nhau   làm  nên thành công của  vở  kịch. Mâu thuẫn  được giải quyết. *   Yêu   cầu  nâng   cao:  Bình  luận  khát   vọng   được sống là chính   mình.  Trương   Ba  không   chấp   nhận  sống   chung   với   sự  tầm thường giả dối  của   người   khác,  ông   muốn   được 
  12. sống thuận theo lẽ  tự   nhiên:   trọn   vẹn  là   mình   hòa   hợp  linh   hồn   thể   xác.  Từ đó,  Tác giả muốn nhắn  nhủ   mỗi   người  chúng ta phải trang  bị  tri thức, kĩ năng,  luôn chủ  động, linh  hoạt   trước   những  biến   đổi   của   cuộc  sống.   Cần   giữ  vững cá tính, phong  cách của bản thân,  sống   hòa   nhập  nhưng   không   hòa  tan,   sống   theo   cá  tính,   phong   cách  riêng   nhưng   không  lập dị khác thường,  con   người   sẽ   có  được   hạnh   phúc  thực sự. d.   Chính   tả,   dùng   từ, đặt câu Đảm   bảo   chuẩn  0,25 chính tả, ngữ nghĩa,  ngữ   pháp   tiếng  Việt. e. Sáng tạo Có   cách   diến   đạt  mới   mẻ,   thể   hiện  0,5 suy nghĩ sâu sắc về  vấn đề nghị luận TỔNG ĐIỂM: 10.0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0