intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

30
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ là tài liệu luyện thi tốt nghiệp THPT hiệu quả dành cho các bạn học sinh THPT. Cùng tham khảo và tải về đề thi để ôn tập kiến thức, rèn luyện nâng cao khả năng giải đề thi để chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ

  1. ĐỀ THI THAM  KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM  KHẢO 2021 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Tên tác phẩm: HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT (LƯU QUANG VŨ) Đơn vị thực hiện: THPT NGUYỄN HUỆ ĐỀ BÀI I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đoc đo ̣ ạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Đưa con đi cùng đất nước Chòng chành nhịp võng ca dao Con gặp trong lời mẹ hát Cánh cò trắng, dải đồng xanh Con yêu màu vàng hoa mướp “Con gà cục tác lá chanh” … Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa (Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát, NXB Giáo dục, 2008) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh được tái hiện trong lời mẹ hát. Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về hình ảnh của người mẹ? … Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về cảm xúc và suy nghĩ của tác giả đối với người mẹ  được thể hiện trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)
  2.           Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200   chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa lời ru của mẹ đối với cuộc đời của mỗi  con người. Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt trong đoạn  trích sau. Từ  đó, nhận xét ngắn gọn về  quan điểm triết lí nhân sinh của Lưu  Quang Vũ được thể hiện trong đoạn trích. Hồn Trương Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy) Không! Không! Tôi   không muốn sống như thế này mãi! (nhìn chân tay thân thể) Tôi chán cái chỗ ở không   phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu   sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó   được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ là một lát!  (Trên sân khấu, hồn Trương Ba tách ra khỏi xác anh hàng thịt và hiện lờ mờ trong   dáng nhân vật Trương Ba thật. Thân xác bằng thịt vẫn ngồi nguyên trên chõng và lúc   này chỉ còn là thân xác)  Xác hàng thịt: (bắt đầu) Vô ích, cái linh hồn mờ  nhạt của ông Trương Ba khốn   khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi được tôi đâu, dù tôi chỉ là thân xác..  Hồn Trương Ba: A, mày cũng biết nói kia à? Vô lí, mày không thể  biết nói! Mày   không có tiếng nói, mày chỉ là xác thịt âm u đui mù…  Xác hàng thịt: Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi,   đã luôn luôn bị tiếng nói  ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê   gớm, lắm khi át cả linh hồn cao khiết của ông đấy!  Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ  là cái vỏ  bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết,   không có tư tưởng không có cảm xúc!  Xác hàng thịt: Có thật thế không?  Hồn Trương Ba: Hoặc nếu có thì chỉ  là những thứ  thấp kém mà bất cứ  con thú   nào cũng thèm được: Thèm ăn ngon, thèm rượu thịt… Xác hàng thịt: Tất nhiên, tất nhiên. Sao ông không kể tiếp: Khi ông ở bên nhà tôi… Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại.. Đêm   hôm đó suýt nữa thì…  Hồn Trương Ba: Im đi, đấy là mày chứ, chân tay mày hơi thở của mày…  Xác hàng thịt: Thì tôi có ghen đâu! Ai lại ghen với chính thân thể mình nhỉ? Tôi chỉ   trách là sao đêm hôm ấy, ông lại tự dưng bỏ chạy, hoài của… Này nhưng ta nên thành   thật với nhau một chút: Chẳng nhẽ ông không xao xuyến chút gì à? Hà hà, cái món tiết   canh cổ hủ, khấu đuôi và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc   được sao? Để thoả mãn tôi, chẳng nhẽ ông không tham dự vào chút đỉnh gì? Nào hãy   thành thật trả lời đi!  Hồn Trương Ba: Ta...ta... đã bảo mày im đi!  Xác hàng thịt: Rõ là ông không dám trả lời. Giấu ai chứ không thể giấu tôi được!   Hai ta đã hoà với nhau làm một rồi! 
  3. Hồn Trương Ba: Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch,   thẳng thắn…  Xác hàng thịt: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ  tôi, chiều theo những đòi   hỏi của tôi mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!  Hồn Trương Ba: (bịt tai lại)Ta không muốn nghe mày nữa!  Xác hàng thịt: (lắc đầu) Ông cứ  việc bịt tai lại! Chẳng có cách nào chối bỏ  tôi   được đâu! Mà đáng lẽ  ông phải cảm  ơn tôi. Tôi đã cho ông sức mạnh. Ông có nhớ   hôm ông tát thằng con ông toé máu mồm máu mũi không? Cơn giận của ông lại có   thêm sức mạnh của tôi! Ha ha..  Hồn Trương Ba: Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo.  Xác hàng thịt: Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục! Đâu phải   lỗi tại tôi.. (buồn rầu) Sao ông có vẻ  khinh thường tôi thế  nhỉ? Tôi cũng đáng được   quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng,   cuốc xới. ông nhìn ngắm trời đất cây cối người thân…Nhờ  có đôi mắt của tôi, ông   cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi… Khi muốn hành hạ tâm hồn con   người. Người ta xâm phạm thể xác.. Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay   vin vào có tâm hồn là quý, khuyên con người ts sống với hồn, để  rồi bỏ  bê cho thân   xác họ mãi khổ sở nhếch nhác.. Mỗi bữa cơm rôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn   thịt hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là  ở  chỗ  không có đủ  tám, chín bát cơm cho tôi ăn   chứ?  Hồn Trương Ba: Nhưng…nhưng..  Xác hàng thịt: Hãy công bằng hơn, ông Trương Ba  ạ! Từ  nãy tới giờ  chỉ  có ông   nặng lời với tôi, chứ  tôi thì vẫn nhã nhặn với ông đấy chứ? (thì thầm) Tôi rất biết   cách chiều chuộng linh hồn.  Hồn Trương Ba: Chiều chuộng?  Xác hàng thịt: Chứ sao? Tôi thông cảm với những trò chơi tâm hồn của ông. Nghĩa   là những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong   cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi. Làm xong   điều gì xấu ông cứ đổ  tội cho tôi, để  ông được thanh thản. Tôi biết cần phải để  cho   tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện. hà hà…miễn là.. ông vẫn   làm đủ mọi việc để thoả mãn những thèm khát của tôi!  Hồn Trương Ba: Lí lẽ của anh thật ti tiện!  Xác hàng thịt:  Ấy đấy, ông bắt đầu gọi tôi là anh rồi đấy! Có phải lí lẽ  của tôi   đâu, tôi chỉ  nhắc lại những điều ông vẫn tự  nói với mình và những người khác đấy   chứ! Đã bảo chúng ta tuy hai mà một mà!  Hồn Trương Ba: (như  tuyệt vọng) Trời! Xác hàng thịt (an  ủi) Ông đừng nên tự   dằn vặt làm gì! Tôi đâu muốn làm khổ  ông, bởi tôi cũng rất cần đến ông. Thôi, đừng   cãi cọ  nhau nữa. Chằng còn cách nào khác đâu! Phải sống hoà thuận với nhau thôi!   Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi này!
  4. (Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt. Trên sân khấu nhân vật   Trương Ba biến đi. Chỉ  còn lại xác hàng thịt mang hồn Trương Ba ngồi lặng lẽ bên   chõng…) (Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ,  Ngữ văn 12, tập hai, NXBGD Việt Nam, 2019) GỢI Ý ĐÁP ÁN Phần Nội dung Điể / m   Câu I ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1 ­ Thể thơ tự do 0,5 2 ­ Hai hình  ảnh được tái hiện trong lời mẹ  hát: cánh cò trắng, cánh đồng,  0,5 (hoặc hoa mướp) 3 ­ Người mẹ được tái hiện qua mái tóc bạc ghi dâu th ́ ơi gian, qua t ̀ ấm lưng   1,0 còng chịu nhiêu s ̀ ương gió.  ­ Những câu thơ  như  khăc ghi l ́ ại bong dang m ́ ́ ẹ  cao cả, suốt đời hi sinh  cho người con của mình những điều tốt đẹp nhất. 4 ­ Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ về lòng biết ơn của tác giả đối với  1,0 người mẹ. ­ Chính lời ru của mẹ đã chắp cho con đôi cánh, đã cho con ước mơ, niềm  tin, và nghị lực để con bay cao bay xa.  II LÀM VĂN 1 Suy nghĩ về ý nghĩa lời ru của mẹ đối với cuộc đời của mỗi con người a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân  hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Ý nghĩa lời ru của mẹ trong cuộc đời mỗi con người c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị  luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ, ý nghĩa lời ru của mẹ trong cuộc   đời mỗi con người. Có thể theo hướng sau: ­ Lời ru của mẹ bao giờ cũng rất bình dị và tràn ngập tình thương yêu tạo   nên thế giới êm đềm và thuần hậu cho con trẻ trong những ngày thơ ấu.  ­ Lời ru của mẹ đã dưỡng dục thể chất và tinh thần của con trẻ trong một   tất yếu “sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn”.  ­ Lời ru của mẹ đã nuôi dưỡng từ tình yêu đối với cha, mẹ, ông bà, anh em,   tình vợ chồng thủy chung son sắt đến lòng yêu quê hương, đất nước.  ­ Lời ru của người mẹ luôn hướng tâm hồn tuổi thơ biết vươn tới cái đẹp   và những giá trị cao quý trong cuộc đời. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25
  5. Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận. 2 Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt   trong đoạn trích sau. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về quan điểm triết lí  nhân sinh của Lưu Quang Vũ được thể hiện trong đoạn trích. Hồn Trương Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy) Không!  Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi!...  … Chỉ còn lại xác hàng thịt mang hồn Trương Ba ngồi lặng lẽ bên  chõng…) (Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ,  Ngữ văn 12, tập hai, NXBGD Việt Nam, 2019) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị  luận: có đủ  các phần mở  bài, thân bài, kết   0,25đ bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết   luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5đ ­ Đối thoại hồn Trương Ba và xác hàng thịt. ­ Quan điểm nghệ  thuật về  con người của Lưu Quang Vũ được thể  hiện  trong đoạn trích. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận Học sinh có thể  triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các  thao tác lập luận; kết hợp chặt ch4 giữa lí lẽ và dẫn chứng; cần đảm bảo   các yêu cầu cơ bản sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích 0,5đ * Cuộc đối thoại giữa hồn và xác: 2.0đ ­ Hoàn cảnh dẫn đến cuộc đối thoại: + Sau khi được sống lại trong thể xác hàng thịt, Hồn TB gặp rất nhiều   phiền toái và bản thân TB cũng bị  lây nhiễm một số  thói xấu cùng với  những nhu cầu vốn không phải của bản thân ông. Những điều đó làm TB  vô cùng đau khổ. + Trong tâm trạng đau đớn, chán chường trước cuộc sống không thật là  mình, trước cái chỗ   ở  không phải của mình, HTB khao khát tách xa, rời  khỏi thể xác thô lỗ: “Ta chỉ muốn dời xa mi tức khắc!”. ­ Diễn biến cuộc đối thoại: + HTB và XHT tranh luận về sức mạnh của thể xác (Tư tưởng hồn –   xác độc lập): ++Hồn TB: Tức tối, phẫn nộ và khinh bỉ thể xác. Phủ nhận sức mạnh   của thể xác “không có tiếng nói, mày chỉ là xác thịt âm u, đui mù”, “không  có tư  tưởng, không có cảm xúc”, cho rằng những nhu cầu của xác thịt là  thấp hèn. Khẳng định một cách đầy tin tưởng và tự hào về sự “trong sạch”   trong tâm hồn mình. ++Xác   hàng   thịt:   Mỉa   mai,   giễu   cợt,   gọi   HTB   là   cái   “linh   hồn   mờ  nhạt...khốn khổ”. Tự tin trước sức mạnh ghê gớm của mình, át cả linh hồn  cao khiết của TB. Đưa ra dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục để kđịnh  sức mạnh của mình, khiến TB bối rồi. + HTB và xác hàng thịt tranh luận về vai trò của thể xác (tư tưởng hồn   – xác là một, xác chi phối hồn):
  6. ++ Xác hàng thịt: Khẳng  định mình là “cái bình để  chứa đựng linh  hồn”. Tự  hào về  vai trò của thể  xác trong việc thoả  mãn những nhu cầu  của linh hồn. Phê phán, chế giễu sự coi thường của linh hồn trước những   nhu cầu của thể xác và đấu tranh co những nhu cầu chính đáng của mình.   Ve vuốt, đề nghị HTB trở về sống hoà hợp với mình. => Chủ động đặt nhiều câu hỏi phản biện, lí lẽ giảo hoạt ­> trở thành  kẻ thắng thế, buộc Trương Ba phải quy phục mình. ++ Hồn TB: Một mặt tức tối trước những lí lẽ ti tiện của xác hàng thịt,  mặt khác bối rối, lúng túng, không thể  phản bác những ý kiến đó. Chấp  nhận trở lại xác hàng thịt trong nỗi đau khổ, tuyệt vọng. => HTB bị  động, kháng cự  yếu  ớt, đuối lí, tuyệt vọng ­> trở  thành   người thua cuộc. ­ Nghệ thuật xây dựng cuộc đối thoại: + Tạo ra một tình huống nghệ thuật đặc sắc, giàu tính biểu tượng. Đó  là xung đột giưã cái phàm tục với cái thanh cao, giữa nội dung và hình thức,   giữa linh hồn và thể  xác. Đây cũng là xung đột dai dẳng giữa hai mặt tồn  tại trong một con người. + Xây dựng những nhân vật có tính cách đa diện, phức tạp và sống  động qua lời thoại giàu tính cá thể và hành động kịch logic, có sự phối hợp   nhịp nhàng giữa hành động bên ngoài và hành động bên trong. + Ngôn ngữ kịch vừa có màu sắc mỉa mai, dí dỏm, vừa mang tính chất   triết lí nghiêm trang, phù hợp với tính cách nhân vật. ­ Khái niệm: triết lí nhân sinh hay nhân sinh quan là vấn đề quan trọng  1,0đ đối với mỗi con người, là toàn bộ  những kinh nghiệm, cách nhìn nhận  chung nhất về  cuộc sống của con người và cũng là tư  tưởng chủ  đạo   xuyên suốt mục tiêu, hành động của con người. Bên cạnh đó nhân sinh   quan còn là nguồn gốc của mọi suy nghĩ, hành vi và chi phối các hoạt động  của con người trong đời sống. Nói vắn tắt thì nó là cách người ta nhìn cuộc  đời hay là cái đạo làm người của người ta. ­ Biểu hiện của triết lí nhân sinh thể hiện trong đoạn trích: + Linh hồn và thể xác là hai mặt tồn tại không thể thiếu trong một con   người, cả  hai đều đáng trân trọng. Một cuộc sống đích thực chân chính   phải có sự hài hoà giữa linh hồn và thể xác. + Tác giả một mặt phê phán những dục vọng tầm thường, sự dung tục   của con người, mặt khác vạch ra quan niệm phiến diện, xa rời thực tế khi   coi thường giá trị vật chất và những nhu cầu của thể xác. + Con người cần có sự ý thức chiến thắng bản thân, chống lại những   nghịch cảnh số  phận, chống lại sự  giả  tạo để  bảo vệ  quyền sống đích  thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách. ­ Đánh giá: + Cuộc đối thoại thể hiện bi kịch của nhân vật HTB: bị tha hoá, bị thể  xác sai khiến. Tâm trạng đau khổ, giằng xé trước cuộc sống trái tự nhiên. + Phẩm chất cao đẹp: luôn tự hào về đời sống tâm hồn của mình; dũng  cảm nhìn thẳng vào sự tha hoá của bản thân; nỗ  lực đấu tranh với nghịch   cảnh, với dục vọng tầm thường để  vươn tới những giá trị  tinh thần cao  quý.
  7. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25đ đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0,5đ Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2