intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

303
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trãi để các em ôn tập lại các kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi để chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Tài liệu đi kèm đáp án giúp các em so sánh kết quả và tự đánh giá được năng lực bản thân, từ đó đề ra phương pháp học tập hiệu quả giúp các em tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trãi

  1. ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM  2021 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Tên tác phẩm: VỢ NHẶT – KIM LÂN Đơn vị thực hiện: TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: … “Chúng tôi là những người đàn bà bình thường trên Trái Đất.  Quen với việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày  Chúng tôi chẳng có tàu ngầm, tên lửa, máy bay  Càng không có hạt nhân nguyên tử  Chúng tôi chỉ có chậu, có nồi, có lửa  Có tình yêu và có lời ru  Những con cò, con vạc từ xưa  Vẫn lặn lội bờ sông bắt tép  Cuộc sống vẫn ngàn đời nối tiếp  Như trăng lên, như hoa nở mỗi ngày...  Nếu ví dụ không có chúng tôi đây  Liệu cuộc sống có còn là cuộc sống  Ai sẽ mang lại cho các anh vui buồn hạnh phúc  Mở lòng đón các anh sau thất bại nhọc nhằn  Thử nghĩ xem thế giới chỉ đàn ông  Các anh sẽ không còn biết yêu, biết ghét  Các anh không đánh nhau nhưng cũng chẳng làm nên gì hết  Thế giới sẽ già nua và sẽ lụi tàn  Ai sẽ là người sinh ra những đứa con  Để tiếp tục giống nòi và dạy chúng biết yêu, biết hát...”   (Thơ vui về phái yếu, Xuân Quỳnh)  Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Theo tác giả, nhờ có chúng tôi (những người đàn bà bình thường trên Trái Đất)   đã mang lại cho cuộc sống những điều tốt đẹp nào? Câu 3. Những dòng thơ  sau giúp anh/ chị  hiểu gì về  vị  trí, vai trò của người phụ  nữ  trong cuộc sống?
  2. Chúng tôi chẳng có tàu ngầm, tên lửa, máy bay  Càng không có hạt nhân nguyên tử  Chúng tôi chỉ có chậu, có nồi, có lửa  Có tình yêu và có lời ru  Câu 4. Anh/ chị hãy nhận xét tình cảm, thái độ của tác giả đối với người phụ nữ được  thể hiện trong đoạn trích II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Từ đoạn trích trong phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200   chữ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về  sức mạnh của tình yêu thương đối với mỗi  người trong cuộc sống Câu 2: (5,0 điểm) “… Người đàn bà lẳng lặng đi vào trong bếp. Tràng nom thị hôm nay khác lắm,   rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như   mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh. Không biết có phải vì mới làm dâu mà thị tu chí làm   ăn không? Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo   u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa. Hình như ai   nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời họ có thể   khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn. Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau   chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả  nhà đều ăn rất ngon lành. Bà   cụ  vừa ăn vừa kể  chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui,   toàn chuyện sung sướng về sau này: ­ Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia   làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà   cho mà xem... Tràng chỉ  vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ  trong nhà này mẹ   con lại đầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng   lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn. Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ: ­ Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ. Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão   đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười: ­ Chè đây. ­ Bà lão múc ra một bát ­ Chè khoán đây, ngon đáo để cơ. Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị  tối lại. Thị  điềm   nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười,   đon đả:
  3. ­ Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả   có cám mà ăn đấy. Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chum ngay lại,   miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ   cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi   người. Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ  trên những   cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vần   trên nền trời như những đám mây đen. Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng: ­ Trống gì đấy, u nhỉ? ­ Trống thúc thuế  đấy. Đằng thì nó bắt gồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế.   Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con  ạ... ­ Bà lão ngoảnh vội ra   ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc. Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lầm bầm: ­ Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à? Im lặng một lúc thị lại tiếp: ­ Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế  nữa đâu.   Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy. Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lại, khó đăm đăm. Miếng cám   ngậm trong miệng hắn đã bã ra chát xít... Hắn đang nghĩ đến những người phá kho   thóc Nhật. Tràng hỏi vội trong miếng ăn: ­ Việt Minh phải không? ­ Ừ, sao nhà biết?...” (Trích  Vợ   nhặt,  Kim  Lân,  Ngữ   văn 12,  tập 2,  NXB  Giáo dục   Việt  Nam  2020,   tr   30,31,32) Phân tích hình tượng nhân vật người vợ nhặt trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận  xét về tư tưởng  nhân đạo của nhà văn gửi gắm qua tác phẩm. ………………Hết……………..
  4. ĐAP AN – THANG ĐIÊM ́ ́ ̉ Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU  3.0 1 Thể thơ tự do 0.5 Theo   tác   giả,   nhờ  2 có chúng tôi (những người  đàn   bà   bình   thường   trên  0.5 Trái Đất) đã mang lại cho  cuộc sống những điều tốt  đẹp như: ­   Họ   là   người  “mang lại cho các anh vui   buồn hạnh phúc; Mở  lòng   đón  các  anh sau  thất  bại   nhọc nhằn” - Họ   còn   là   người  “sinh   ra   những   đứa   con;   Để  tiếp tục giống nòi và   dạy   chúng   biết   yêu,   biết   hát...”  Những dòng thơ: 3 Chúng tôi chẳng có  tàu ngầm, tên lửa,  1.0 máy bay 
  5. Càng không có hạt  nhân nguyên tử  Chúng tôi chỉ có  chậu, có nồi, có  lửa  Có tình yêu và có  lời ru  Giúp người đọc hiểu  được: ­ Thế  giới của người phụ  nữ  có thể  không gắn với  “tàu   ngầm,   tên   lửa,   máy   bay” hoặc những điều lớn  lao   kì   vĩ   như   người   đàn  ông. Thế  giới của họ  nhỏ  hẹp   hơn   gắn   với   những  việc   quen   thuộc,   gần  gũi… ­   Tuy   vậy,   vai   trò   của  người phụ  nữ  là vô cùng  quan trọng , họ  dùng tình  yêu thương, sự  chăm sóc,  quan tâm và cả  những hy  sinh   thầm   lặng   để   mang  lại cuộc   sống hạnh  phúc  cho   những   người   xung  quanh. Nhận xét tình cảm, thái độ  4 của tác giả  đối với người  phụ   nữ   được   thể   hiện  1.0 trong đoạn trích: ­ Tác giả  đã ngợi ca, trân  trọng   vai   trò   của   người  phụ   nữ   (sinh   thành   nên  mỗi chúng ta, chăm sóc về  mọi   mặt;   chia   sẻ,   an   ủi  mọi lúc trong cuộc sống). ­   Từ   đó,   tác   giả   khẳng  định giá trị  của người phụ  nữ:   dẫu   họ   rất   bình 
  6. thường   với   những   việc  làm   giản   dị,   thầm   lặng  nhưng   họ   đã   khiến   cuộc  sống  của   mỗi   người   đầy  đủ   hơn,   đem   lại   cho   thế  giới   này   bao   điều   nhẹ  nhàng mà ý nghĩa. II LÀM VĂN  7.0 1 Viết một đoạn văn  2.0 ngắn   (khoảng   200   chữ)  trình   bày   suy   nghĩ   của  anh /chị về sức mạnh của  tình yêu thương đối với  mỗi   người   trong   cuộc  sống a. Đảm bảo hình thức một   0.25 ̣ đoan va ̉ ̆n, khoang 200 ch ữ;  thí   sinh   có   thể   trình   bày  đoạn   văn   theo   cách   diễn  dịch, quy nạp, tổng ­ phân  ­ hợp, móc xích hoặc song  hành. b.   Xác   định   đúng  vấn  đề   0.25 nghị  luận: sức mạnh của  tình yêu thương đối với  mỗi   người   trong   cuộc  sống c. Triển khai vấn  đề  hợp  lí,   kết   hợp   lí   lẽ   và   dẫn  chứng; rút ra bài học nhận  thức và hành động. Có thể  theo hướng sau:  *   Giải   thích:  Tình  yêu  thương  là   sự  đồng   cảm,  1.0 sẻ   chia   ,   gắn   bó,   thấu  hiểu….giữa con người và  con   người.   Đó   là   một  phẩm   chất   cao   đẹp   của  con người * Phân tích, bàn luận sức 
  7. mạnh của tình yêu thương  đối   với   mỗi   người   trong  cuộc sống: ­ Tình yêu thương là động  lực thúc đẩy ta hoàn thành  công   việc   tốt   hơn,   có  niềm tin yêu vào cuộc đời,  tỏa ra năng lượng tích cực,  sống ý nghĩa, hạnh phúc. ­   Tình   yêu   thương   giúp  nuôi dưỡng tâm hồn ngày  càng   hoàn   thiện   hơn   về  mặt   nhân   cách,   nhân  phẩm, đạo đức. ­   Tình   yêu   thương   giúp  chữa   lành     nỗi   đau,   hàn  gắn vết thương trong tâm  hồn,   hóa   giải   những   hận  thù;   khiến   cho   mối   quan  hệ giữa con người với con  người trở nên tốt đẹp, góp  phần xây dựng một cộng  đồng nhân ái, nhân văn. ­   Cuộc   sống   của   mỗi  người   nói   riêng,   cộng  đồng nói chung nếu thiếu  tình yêu thương sẽ trở nên  vô cảm, ích kỉ và đáng sợ * HS rút ra bài học nhận  thức   và   hành   động   đúng  đắn,   phù   hợp   cho   bản  thân. ­   Hãy   dành   tình   thương  của   mình   cho   mọi   người  thật   nhiều,   hãy   là   người  kết nối yêu thương, tạo ra  hạnh phúc từ  những việc  nhỏ nhất ­  Giúp   đỡ   mọi   người   có  hoàn   cảnh   khó   khăn,   sẻ 
  8. chia   giúp   đỡ   mọi   người  xung   quanh,   sống   hòa  đồng cởi mở… e. Chính tả, dùng từ,đặt  câu: Đảm bảo quy tắc  0.25 chính tả, dùng từ, đặt câu. e. Có sáng tạo trong diễn   0.25 đạt,   đảm   bảo   quy   tắc  chính tả, dùng từ, đặt câu. Phân tích hình tượng  nhân vật người vợ nhặt  5.0 trong đoạn trích trên. Từ  2 đó, nhận xét về tư  tưởng  nhân đạo của  nhà văn gửi gắm qua tác  phẩm. a. Đảm bảo cấu trúc bài   0.25 nghị  luận: có đủ  các phần  mở  bài,  thân  bài,  kết bài.  Mở  bài nêu được vấn đề  nghị   luận,   thân   bài   triển  khai   vấn   đề   thành   các  ý/đoạn   văn,   kết   bài   kết  luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề  0.5 cần nghị luận: Phân tích  hình tượng nhân vật người  vợ nhặt trong đoạn trích  trên. Từ đó, nhận xét về tư  tưởng  nhân đạo của nhà  văn gửi gắm qua tác  phẩm. c. Triển khai vấn đề  nghị   luận thành các luận điểm;  vận dụng tốt các thao tác  lập   luận;   kết   hợp   chặt  chẽ   giữa   lí   lẽ   và   dẫn  chứng *  Giới thiệu  khái quát về  0.5 tác giả Kim Lân, tác phẩm 
  9. Vợ   nhặt,   đoạn   trích,   vấn  đề nghị luận *   Phân   tích   hình   tượng   2.0 nhân vật người vợ  nhặt   trong đoạn trích: ­   Giới   thiệu   chung   về   nhân vật người vợ nhặt: + Lai lịch: Không nhà cửa,  không gia đình,  không tên  (Thị, cô ả, người đàn  bà)Cuộc đời thị là một  số o tròn trĩnh, thể hiện  tính chất cay đắng của  thân phận con người + Ngoại hình: Khuôn mặt  lưỡi cày xám xịt, gầy sộp,  áo quần tả tơi như tổ  đỉa… Thân phận khốn  khổ, đói nghèo truy đuổi  không biết bám víu vào  đâu… ­ Tính cách:  + Trước khi làm vợ Tràng:  Thị chao chát, chỏng lỏn  trong lời nói, vô duyên  trong hành động.  Được  Tràng cho ăn, thị ăn liền  một chặp bốn bát bánh  đúc và chấp nhận theo  không  về làm vợ Tràng Cái đói đã làm thị đánh  mất cả sĩ diện  thị cần  một nơi nương tựa, bấu  víu. ­ Sau khi về làm vợ  Tràng, thị hoàn toàn thay  đổi, trở thành người phụ   nữ đúng mực, bộc lộ  nhiều phẩm chất đáng 
  10. quý. Điều đó được thể  hiện rõ nhất qua đoạn  trích trên. + Thị trở nên hiền hậu,  đúng mực + +  Trong hành động:  Chăm chỉ  quét dọn nhà  cửa, vườn tược, vun vén  cho tổ ấm; chăm chút cho  bữa cơm gia đình; hiền  thục đoan trang khác hẳn  trước đây, chính Tràng  cũng nhận ra hôm nay  “nom thị hôm nay khác  lắm, rõ ràng là người đàn  bà hiền hậu đúng mực  không còn vẻ gì chao chát  chỏng lỏn như mấy lần  Tràng gặp ở ngoài tỉnh” ++ Trơng lời nói, cử chỉ:  “Trống gì đấy, u nhỉ?”,  “Ừ, sao nhà  biết?” + Biết cảm thông với  hoàn cảnh khốn khó của  nhà chồng: ++ Trong bữa cơm, khi  đón nhận bát chè khoán  thực ra là cháo cám từ  người mẹ, Thị “đưa lên  mắt nhìn, hai con mắt thị  tối lại. Thị điềm nhiên và  vào miệng” + Thị còn là người  gieo  niềm tin và hướng về  tương lai: ++ Bữa cơm đón nàng dâu  mới thật thảm hại diễn ra  trong tiếng thúc thuế  dồn  dập ngoài kia khiến bà mẹ 
  11. từ  đầu đã cố    vui, gượng  vui cũng phải quay mặt để  giấu   đi   giọt   nước   mắt.  Thế  nhưng, cũng chính tại  thời   khắc   tuyệt   vọng   đó,  thị  lại thắp lên một niềm  hy   vọng   mới   cho   Tràng  bằng   câu   hỏi   đầy   ngạc  nhiên   “­  Ở  đây vẫn phải   đóng thuế cơ à?”  Im lặng một lúc thị   lại tiếp: ­   Trên   mạn   Thái   Nguyên, Bắc Giang người   ta   không   chịu   đóng   thuế   nữa đâu. Người ta còn phá   cả   kho   thóc   của   Nhật,   chia   cho   người   đói   nữa   đấy.” ++   Khi   trang   phấn   khởi  hỏi  lại  “  Việt  Minh  phải   không?”, thị đã trả  lời thật  lễ phép và hào hứng: “­ Ừ,   sao nhà biết?...” Đánh   giá:   Đoạn   trích  nói   riêng,   tác   phẩm   nói  chung đã thể hiện tài năng  của   Kim   Lân   trong   việc  xây   dựng   tình   huống  truyện độc đáo, eo le; cách  kể   tự   nhiên,   hấp   dẫn,  dựng cảnh sinh động   với  nhiều   chi   tiết   đặc   sắc;  nhân   vật   được   khắc   họa  sinh   động,   đối   thoại   hấp  dẫn,   ấn   tượng,   thể   hiện  tâm   lí   tinh   tế;   ngôn   ngữ  mộc   mạc,   giản   dị   nhưng  chắc   lọc   và   giàu   sức   gợi  cảm.   Qua   đó,   tác   giả   đã 
  12. xây dựng thành công nhân  vật người vợ  nhặt, có thể  thấy   thị   là   nạn   nhân   của  nạn   đói,   nhưng   trong   sâu  thẳm vẫn là người phụ nữ  đảm   đang,   chịu   thương,  chịu   khó,   khát   khao   mái  ấm gia đình và có niềm tin  vào   tương   lai.   Nhân   vật  góp phần làm toát lên giias  trị hiện thực và giá trị nhân  đạo sâu sắc. * Khái quát vấn đề  nghị   luận. Đánh giá chung Nhận xét về tư tưởng   1.0 nhân đạo của nhà văn  gửi gắm qua tác phẩm. * Truyện ngắn “Vợ  nhặt” thể hiện tư tưởng   nhân đạo sâu sắc, mới  mẻ của nhà văn Kim  Lân: ­ Tư  tưởng   nhân đạo thể  hiện qua tiếng nói tố  cáo  tội ác của chế độ thực dân  –   phát   xít   đã   đẩy   những  người dân vô tội vào nạn  đói khủng khiếp, khiến họ  phải   đứng   ngay   bên   bờ  vực của cái chết, thậm chí  đánh mất cả  danh dự  của   bản thân.  ­   Không   những   thế   qua  cách   miêu   tả,   qua   giọng  điệu của tác phẩm người  đọc   cảm  nhận  được   tấm  lòng   thương   yêu,   cảm  thông, chia sẻ của nhà văn  với   tình   cảnh   của   nhân 
  13. vật. ­ Trong nạn đói quắt quay,  khi   con   người   phải   đối  mặt với cái chết, Kim Lân  vẫn   phát   hiện   và   khẳng  định được vẻ đẹp tâm hồn  của họ, rằng họ  vẫn luôn  hướng   về   sự   sống,   vẫn  yêu   thương   và   đùm   bọc  lẫn   nhau,   vẫn   khát   khao  hạnh   phúc   và   hướng   về  tương lai bằng một niềm  tin mãnh liệt.  ­   Cho   đến   gần   cuối  truyện, nạn đói vẫn chưa  buông   tha   nhân   vật,   họ  ngồi ăn bữa cơm đón nàng  dâu   mới   thật   thảm   hại  trong tiếng thúc thuế  dồn  dập ngoài kia. Thế  nhưng,  với   chi   tiết   kết   thúc   là  hình  ảnh  “đám người đói   và   lá   cờ   đỏ   bay   phấp   phới”  hiện   lên   trong   óc  Tràng   vẫn   gieo   vào   lòng  người   đọc   một   niềm   tin  mãnh liệt rằng rồi đây CM  sẽ   dẫn   dắt   những   người  dân   khốn   khổ   như   Tràng  tìm đến một tương lai tốt  đẹp hơn.  e. Chính tả, dùng từ,đặt  câu: Đảm bảo quy tắc  0.25 chính tả, dùng từ, đặt câu. d. Sáng tạo: Có cách diễn  đạt mới mẻ, thể hiện suy  0.5 nghĩ sâu sắc về vấn đề  nghị luận. Tổng điểm 10.0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0