intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Tân Phước Khánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gửi đến các bạn học sinh Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Tân Phước Khánh được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây nhằm giúp các em có thêm tư liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Cùng tham khảo giải đề thi để ôn tập kiến thức và làm quen với cấu trúc đề thi các em nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Tân Phước Khánh

  1. TRƯỜNG THPT TÂN PHƯỚC KHÁNH ĐỀ THI THỬ TNTHPTQG MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút I.ĐỌC­ HIỂU (3.0 điểm)           Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu sau    Nếu có thể đo xương máu tiền nhân Trường Sơn ngút ngàn dễ gì so được Bao người mẹ, người vợ, người em – nước mắt Hồng Hà, Cửu Long đâu thể sánh cùng Bão trường chinh ào ạt mấy ngàn năm… Ào ạt mấy ngàn năm châu thổ Những bờ đê chắn lũ, ngăn thù Cùng bọc trứng trăm con đi muôn ngả Vẫn thắm lòng dưa hấu chốn biển xa Ào ạt mấy ngàn năm… Thánh Gióng Mới lên ba đã giáp sắt, tre ngà Câu thơ thần nhuộm đỏ sông Như Nguyệt Đỏ Bạch Đằng cuồn cuộn sóng bể xa Mấy ngàn năm… Vọng Phu xứ Bắc Phụ Tử bùi ngùi doi đất trời Nam Những cuộc chia ly, những vành khăn trắng Chẳng nguôi ngoai dù xác giặc chất chồng Chẳng thể dịu nỗi Rạch Gầm, Xoài Mút Hiền Lương, Khâm Thiên, Sơn Mỹ, Thổ Chu
  2. Máu Vị Xuyên, Gạc Ma bầm chát Vạn nghĩa trang hương khói nguyện cầu Ôi Tổ quốc, biên cương chưa yên giấc Đêm quặn lòng máu thịt Hoàng Sa Ngày đỏ mắt Trường Sa giông bão Lại bút, gươm giữ cõi, xây nhà.                     (Tổ quốc, Nguyễn Thế kỷ, http://thanhnien. vn/van­hoa) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Câu 2. Bài thơ nhắc đến những tác phẩm tự sự dân gian nào? Câu 3. Nêu tác dụng của điệp ngữ “ào ạt mấy ngàn năm” trong bài thơ. Câu 4. Anh/ chị rút ra thông điệp gì từ bài thơ trên? II.LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1.(2.0 điểm)           Từ bài thơ ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ  về  trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước? Câu 2.(5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: “Người đàn bà bổng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình: ­ Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày   cách mạng về  đã đỡ  đói khổ  chứ  trước kia vào các vụ  bắc, ông trời làm động biển   suốt hang tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối… ­ Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính nguỵ  không ? – Tôi bỗng hỏi một câu   như lạc đề. ­ Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ  đỏ  mặt –   nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật. ­ Vậy sao không lên bờ mà ở ­ Đẩu hỏi.
  3. ­ Làm nhà trên đất  ở  một chỗ  đâu có thể  làm được cái nghề  thuyền lưới vó ?   Từ  ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai  ở, vì không bỏ   nghề được ! ­ Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không ? – Tôi hỏi. ­ Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền   khác uống rượu…Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ…Sau này con cái lớn lên,   tôi mới xin được với lão…đưa tôi lên bờ mà đánh… ­ Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được ! – Đẩu và tôi cùng một   lúc thốt lên. ­ là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào   là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông… ­ Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, ­ bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua   chat, ­ trên thuyền phải có một người đàn ông…dù hắng man rợ, tàn bạo ? ­ Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động song gió chứ chú ? Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp: ­ Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hang chài  ở  thuyền   chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi   nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn   bà là để đẻ con, rôi nuôi con cho đến khi khôn lớncho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn   bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất   được ! Mong các chú lượng tình cho cái sự  lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ  nó ! –   Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sang lên như một nụ cười – vả   lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ. ­ Cả đời chị có một lúc nào thật vui không ? – Đột nhiên tôi hỏi? ­ Có chứ, chú ! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…” ( Trích “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu – Sách Ngữ văn  12, tập hai , NXB giáo dục Việt Nam, trang 75­76).
  4. Phân tích hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ  đó nhận xét về vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ được thể hiện trong văn học. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I. Đọc  1 Phương thức biểu đạt chính là  biểu cảm 0,5 hiểu 2 Các tác phẩm tự  sự  dân gian được nhắc đến:  0,75 Con   Rồng,   cháu   Tiên;   Sự   tích   quả   dưa   hấu;   Thánh Gióng; Sự tích Hòn vọng phu 3 Tác dụng của điệp ngữ “ào ạt mấy ngàn năm”: 0,75 – Khẳng định lịch sử và truyền thống ngàn đời  của dân tộc chưa bao giờ đứt gãy – Khẳng định sức mạnh dân tộc và khao khát  giữ gìn độc lập từ ngàn xưa vẫn cuộn chảy  mạnh mẽ – Nhấn mạnh nỗi đau chiến tranh 4 Nội dung câu trả lời cần hợp lí, phù hợp với bài  1,0 thơ. 1 ( 2 đ) a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn 0,25 II. Làm  văn b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 c. Triển khai vấn đề cần nghị luận 1,0 Trên cơ sở xác định được nội dung đề yêu cầu.  Học   sinh   có   thể   trình   bày   theo   nhiều   cách,  nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: – Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta 
  5. nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức  vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước. – Xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống  của mình. – Cần phải học tập tích lũy tri thức để góp  phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội  nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế. – Cần  quan tâm theo dõi đến tình hình chung  của đất nước, tỉnh táo  trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi  dụng. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ  nghĩa, ngữ  pháp   Tiếng Việt e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu   sắc về vấn đề nghị luận 2 ( 5đ) Phân tích hình tượng nhân vật người đàn bà   5,0 hàng chài trong đoạn trích trên. Từ  đó nhận   xét về vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ   được thể hiện trong văn học. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở  bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai  được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài  thể hiện trong đoạn trích. Từ đó nhận xét về vẻ  đẹp của hình tượng người phụ  nữ   được thể   hiện trong văn học. c.  Triển khai vấn đề  nghị  luận thành các luận   điểm Thí   sinh   có   thể   triển   khai   theo   nhiều   cách,  nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận,  kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; đảm   0,5 bảo các yêu cầu sau: *Giới thiệu khái quát về  tác giả  Nguyễn Minh   Châu,   tác   phẩm   “Chiếc   thuyền   ngoài   xa”   và   đoạn trích. * Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài  1,5 thể hiện trong đoạn trích
  6. ­   Sơ   lược   về   ngoại   hình   người   đàn   bà   hàng  chài: xấu xí ­Tính cách, phẩm chất: + Cam chịu, giàu đức hy sinh, bao dung . Bị chồng đánh vẫn cam chịu vì sống cho con;  . Nhận lỗi hết về  mình, không kể  tội chồng  ở  toà án. + Yêu thương con vô bờ bến . Không bỏ chồng vì cần chồng phụ bà nuôi đàn  con .Bị   chồng   đánh   bà   không   khóc,   nhưng   nhìn  thằng Phác bị bố nó đánh thì bà khóc. . Vui nhất là bà nhìn đàn con được ăn no. 0,25 + Thấu hiểu lẽ đời, chắt chiu hạnh phúc . Người đàn bà phải cần có người đàn ông để  chèo chống thuyền lúc phong ba…. . Gia đình bà có lúc cũng vui vẻ, hạnh phúc. ­  Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài  0,5 thể  hiện trong đoạn trích với nghệ  thuật  đặc  sắc:  + Khắc hoạ nhân vật tiêu biểu + Cách kể chuyện tự nhiên, cảm xúc. + Ngôn ngữ  đậm tính tiết lý, phù hợp với tính  cách nhân vật. * Đánh giá Nhân vật người đàn bà hàng chài mang vẻ  đẹp  tuyệt vời của người phụ  nữ, tuy xấu xí, nghèo  khổ  nhưng có phẩm chất tốt đẹp. Qua đó, nêu  lên cách nhìn nhận, đánh giá con người phải có  cái nhìn toàn diện, không nhìn vào hiện tượng,   vẻ bên ngoài.  *  Nhận xét về  vẻ  đẹp của hình tượng người   0,75 phụ nữ được thể hiện trong văn học. Thí sinh nêu được những ý sau: ­ Người phụ  nữ  trong văn học được khắc hoạ  với  những  phẩm  chất  cao  đẹp,   tiêu  biểu  cho  người mẹ, người vợ Việt Nam. ­ Họ  là những con người chịu nhiều khổ  cực   nhưng luôn toả  sáng với vẻ  đẹp tâm hồn cao  quý.
  7. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận;  có cách diễn đạt mới mẻ. ­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2