intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Dầu Tiếng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

15
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Dầu Tiếng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2021 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Dầu Tiếng

  1. TRƯỜNG THPT DẦU  KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA  TIẾNG NĂM 2021 ĐỀ THAM KHẢO Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Câu 81: Những sản phẩm nào sau đây do gen mã hóa? A. ADN hoặc prôtêin. B. ARN hoặc chuỗi pôlipeptit. C. ADN hoặc chuỗi pôlipeptit. D. ADN hoặc ARN. Câu 82: Trong số các bộ ba mã hóa axit amin ở sinh vật nhân thực, trên mạch gốc của  các sinh vật có hai bộ ba mà mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một axit amin đó là? A. 3’AXX5’; 3’TAX5’. B. 5’XXA3’; 5’TAX3’. C. 5’XAX3’; 5’TXA3’. D. 3’AUG5’; 3’UGG5’. Câu 83: Trong thành phần của nuclêôtit trong phân tử ADN không có chứa chất nào  sau đây? A. Bazơ nitơ loại timin. B. Bazơ nitơ loại uraxin. C. Đường đêôxiribôzơ. D. Axit phôtphoric. Câu 84: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của A. mạch mã hoá. B. mARN. C. mạch mã gốc. D. tARN. Câu 85: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là A. codon. B. axit amin. C. anticodon. D. triplet. Câu 86: Trong quá trình phiên mã, ARN–pôlimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm  gen tháo xoắn? A. Vùng khởi động. B. Vùng mã hoá.  C. Vùng kết thúc. D. Vùng vận hành.  Câu 87: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là A. vi khuẩn B. động vật nguyên sinh C. 5­BU D. virut hecpet Câu 88: Guanin dạng hiếm kết cặp không đúng trong tái bản sẽ gây A. biến đổi cặp G­X thành cặp A­T B. biến đổi cặp G­X thành cặp X­G C. biến đổi cặp G­X thành cặp T­A D. biến đổi cặp G­X thành cặp A­U Câu 89: Phương pháp ngiên cứu của Menđen gồm các nội dung : 1  Sử dụng tóan xác suất để phân tích kết quả lai.  2  Lai các dòng thuần và phân tích kết quả F1, F2, F3 .
  2. 3  Tiến hành thí nghiệm chứng minh.  4  Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn. Trình tự các bước thí nghiệm như thế nào là hợp lý. A. 4  2  1 3 . B. 4 2  3 1. C. 4  3  2 1 . D. 4  1  2  3. Câu 90: Theo quan niệm của Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do A. hai cặp nhân tố di truyền quy định .           B. hai nhân tố  di truyền khác loại quy  định. C. một nhân tố di truyền quy định.                    D. một cặp nhân  tố di truyền quy   định . Câu 91: Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số  lượng alen của một gen trong tế bào  nhưng không làm tăng số loại alen của gen này trong quần thể? A. Đột biến gen. B. Đột biến đa bội. C. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. Đột biến chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. Câu 92: Cơ  thể  có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể  đồng hợp tử  về  cả  hai cặp   gen đang xét? A. AABb. B. AaBB. C. AAbb. D. AaBb. Câu 93: Trong một quần thể thực vật cây thân cao trội hoàn toàn so với cây thân thấp.   Quần thể luôn đạt trạng thái cân bằng Hacđi­ Van béc là quần thể có  A.  toàn cây thân cao.                                   B. 1/2 số cây thân cao : 1/2 số cây thân thấp. C.  1/4 số cây thân cao, còn lại là cây thân thấp.            D. toàn cây thân thấp. Câu 94. Để tạo ra một giống cây thuần chủng có kiểu gen AAbbDD từ hai giống cây   ban đầu có kiểu gen AABBdd và aabbDD, người ta có thể tiến hành:  A. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 rồi chọn các cây có kiểu hình (A­bbD­) cho tự  thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD.  B.  Lai  hai  giống ban  đầu  với  nhau tạo F1;  cho F1  lai trở   lại với cây có  kiểu gen  AABBdd tạo F2. Các cây có kiểu hình (A­bbD­) thu được  ở  F2  chính là giống cây có  kiểu gen AAbbDD.  C. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có  kiểu hình (A­bbD) rồi cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu   gen AAbbDD.  D. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có  kiểu hình (A­bbD) rồi dùng phương pháp tế  bào học để  xác định cây có kiểu gen  AAbbDD.  Câu 95: Ở  một  loài  động vật  ngẫu  phối,  xét  một  gen  có  hai  alen,  alen  A  trội  hoàn  toàn so với alen  a.  Có bốn  quần thể thuộc loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di  truyền về gen trên và có tỉ lệ kiểu hình lặn như sau: Quần thể Quần thể 1 Quần thể 2   Quần thể 3   Quần thể 4 Tỉ lệ kiểu hình lặn 64% 6,25% 9% 25%
  3. Trong các quần thể trên, quần thể nào có tần số kiểu gen dị hợp tử cao nhất? A. Quần thể 3.               B. Quần thể 2.             C. Quần thể 4.          D. Quần thể 1. Câu 96: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở? A. Chim bồ câu. B. Cá chép. C. Rắn hổ mang. D. Châu chấu. Câu 97: Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những loại cây nào? A. Cây thân gỗ. B. Cây thân cột. C. Cây thân bò. D.  Cây   bụi   thấp   và   những   cây   thân  thảo. Câu 98: Một phần tử glucôzơ bị ôxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep,   nhưng 2 quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Một phần năng lượng còn lại tế bào thu  nhận từ phân tử glucozơ đi đâu? A. Trong phân tử  được thải ra từ quá trình này. B. Trong . C. Trong NADH và . D. Mất dưới dạng nhiệt. Câu 99: Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây? (1) Lizoxom. (3) Lục lạp. (5) Ti thể. (2) Riboxom. (4) Peroxixom. (6) Bộ máy Gongi. Các đáp án đúng là: A. (1), (4) và (5). B. (1), (4) và (6). C. (2), (3) và (6). D. (3), (4) và (5). Câu 100: Trường hợp nào sau đây phản ánh mối quan hệ hỗ trợ khác loài? A. Những con chim bồ nông xếp thành hàng ngang để cùng nhau bắt cá. B. Đàn chim cánh cụt đứng úp vào nhau, kết thành bè lớn trong bão tuyết. C. Những con cò và nhạn bể làm tổ thành tập đoàn. D. Những cây thông nhựa sống gần nhau có rễ nối thông nhau. Câu 101: Tập hợp nào sau đây không được xem là một quần thể sinh vật? A. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam. B. Các cá thể rô phi sống chung một ao. C. Tập hợp các cá thể cá chép sống chung trong một ao. D. Tập hợp những con voi sống ở Châu Phi và Châu Á. Câu 102: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây  không  đúng? A. Tiến hóa nhỏ  là quá trình làm biến đổi tần số  alen và thành phần kiểu gen của   quần thể. B. Tiến hóa nhỏ  sẽ không xảy ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần   thể được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. C. Các yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể. D. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật. Câu 103: Quần thể chỉ tiến hóa khi: A. quần thể đạt trạng thái cân bằng.
  4. B. thành phần kiểu gen hay cấu trúc di truyền của quần thể không biến đổi qua các  thế hệ. C. thành phần kiểu gen hay cấu trúc di truyền của quần thể biến đổi qua các thế hệ. D. kiểu hình và thành phần kiểu hình của quần thể biến đổi qua các thế hệ. Câu 104: Ba loài  ếch: Rana pipiens, Rana clamitans và Rana sylvatica, cùng sinh sống  trong một ao. Song, chúng bao giờ  cũng bắt cặp giao phối đúng với các cá thể  cùng  loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về kiểu cách li nào? A. Cách li tập tính. B. Cách li thời gian. C. Cách li sinh thái. D.  Cách li sau hợp tử  và con lai bất  thụ. Câu 105: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai? A. Quần thể là đơn vị tiến hóa để hình thành loài mới. B. Quần thể sẽ không tiến hóa nếu luôn đạt trạng thái cân bằng di truyền. C. Tất cả các nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể. D. Không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể hình thành loài mới. Câu 106: Trên một cây cổ thụ có nhiều loài chim cùng sinh sống, có loài ăn hạt, có loài   hút mật hoa, có loài ăn sâu bọ. Khi nói về các loài chim này, có bao nhiêu phát biểu sau   đây đúng? I. Các loài chim này tiến hóa thích nghi với từng loại thức ăn. II. Các loài chim này có ổ sinh thái về dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn. III. Số lượng cá thể của các loài chim này luôn bằng nhau. IV. Loài chim hút mật tiến hóa theo hướng mỏ nhỏ, nhọn và dài. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Đáp án chi tiết: Các ý đúng là I và IV. II sai vì các loài chim này có các loại thức ăn khác nhau nên ổ sinh thái về dinh dưỡng  của chúng không trùng nhau. III sai – số lượng các cá thể của các loài chim này không thể bằng nhau vì chúng thuộc  các loài khác nhau. Câu 107:  Trong một quần xã sinh vật trên cạn, châu chấu và thỏ  sử  dụng cỏ  làm  nguồn thức ăn; châu chấu là nguồn thức ăn của gà và chim sâu. Chim sâu, gà và thỏ  đều là nguồn thức ăn của trăn. Khi phân tích mối quan hệ  dinh dưỡng giữa các loài  trong quần xã trên, phát biểu nào sau đây đúng? A. Châu chấu và thỏ có ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau. B. Gà và chim sâu đều là sinh vật tiêu thụ bậc 3. C. Trăn là sinh vật có sinh khối lớn nhất. D. Trăn có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc bậc dinh dưỡng cấp 4. Đáp án chi tiết: Lưới thức ăn: Trăn có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp  Bậc dinh dưỡng cấp 1: Sinh vật sản xuất: Bao gồm các sinh vật tự  dưỡng như  cây   xanh, tảo. Bậc dinh dưỡng cấp 2: SVTT1: Là động vật ăn thực vật hay sinh vật kí sinh trên thực  vật. Bậc dinh dưỡng cấp 3: SVTT2: Là động vật  ăn SVTT1 hay sinh vật kí sinh trên   SVTT1.
  5. Bậc dinh dưỡng cấp n: SVTTn­1… Câu 108: Xét một lưới thức ăn được mô tả như hình dưới. Giả sử nếu loài B bị  loại  bỏ hoàn toàn khỏi hệ sinh thái. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Hệ sinh thái chỉ còn lại 5 loài. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Đáp án chi tiết: I đúng. Vì loài B là thức ăn duy nhất của các loài H, C nên nếu loài B   bị loại bỏ thì hệ sinh thái còn lại các loài: A, E, F, D, T. II sai. Vì loài B là thức ăn của loài A nên khi loài B bị loại bỏ thì số lượng loài A cũng   giảm. III sai. Vì loài E và B là thức ăn của loài A nên khi loài B bị loại bỏ, loài A sẽ chuyển  sang dùng hoàn toàn loài E làm thức ăn nên số lượng loài E sẽ giảm. IV đúng. Loài D là thức ăn duy nhất của loài B nên khi loài B bị loại bỏ  Loài D tăng. Câu 109: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp  phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? I. Sử dụng tiết kiệm nguồn điện. II. Trồng cây gây rừng. III. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. IV. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, không đốt rừng làm nương  rẫy. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Đáp án chi tiết: Sử  dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là hình thức sử  dụng vừa  thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người để  phát triển xã hội, vừa đảm bảo duy  trì lâu dài các tài nguyên cho thế hệ sau. Vậy các hoạt động I, II, III, IV đều góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên   thiên nhiên. Câu 110: Xét chuỗi thức ăn: Cây ngô  Sâu  Nhái  Rắn  Đại bang. Trong chuỗi thức ăn  này, loài nào được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 3? A. Nhái. B. Đại bàng. C. Rắn. D. Sâu. Câu 111: Cho một tế bào sinh tinh có kiểu gen  , biết khoảng cách giữa hai gen A và B  trên bản đồ di truyền là 20cM, giao tử Ab có thể được tạo ra với tỉ lệ là A.  25%. B.  10%. C.  40%. D. 35%. Câu 112: Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nuclêôtit loại timin nhiều gấp  2 lần số nuclêôtit loại guanin. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 2798 liên  kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen a là A. A = T = 799; G = X = 401. B. A = T = 801; G = X = 400. C. A = T = 800; G = X = 399. D. A = T = 799; G = X = 400. Câu 113 : Xét một đoạn ADN chứa 2 gen. Gen thứ nhất có tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên  mạch đơn thứ nhất là: A: T: G: X= 1 : 2: 3: 4. Gen thứ hai có số lượng nuclêôtit từng 
  6. loại trên mạch đơn thứ hai là A= T/2= G/3= X/4. Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu  sau đây đúng? I. Đoạn ADN này có tỉ lệ từng loại nuclêôtit là A = T = 15%; G = X = 35%.  II. Gen thứ nhất của đoạn ADN này có tỉ lệ từng loại nuclêôtit là A = T = 15%; G = X  = 35%.  III. Gen thứ hai của đoạn ADN này có tỉ lệ từng loại nuclêôtit là A = T = 15%; G = X =  35%. IV. Gen thứ nhất và gen thứ hai đều có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 7/3. A. 1.  B. 3.  C. 2.  D. 4.  Lời giải: Gen 1: trên mạch 1 có: A: T: G: X = 1: 2: 3: 4 → tỉ lệ % mỗi loại nu trên mạch 1 tương  ứng là 10%:20%:30%:40% → trên toàn gen có tỉ lệ A = T = (1+2)/2 = 15% G = X = (3+4)/2 = 35% Gen 2: trên mạch 2 có A = T/2 = G/3 = X/4 ↔ A: T: G: X = 1: 2: 3: 4 → tỉ lệ % mỗi  loại nu trên mạch 1 tương ứng là 10%:20%:30%:40% → trên toàn gen có tỉ lệ A = T = 15% G = X = 35% Vậy đoạn ADN này có tỉ lệ từng loại nucleotide là: A = T = 15% và G = X = 35% → (I), (II), (III) đều đúng, (IV) sai Câu 114:Ở phép lai ♂ AaBbDD × ♀ AaBbDd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể  đực, cặp gen Aa có 10% tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II phân li  bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ  thể cái, cặp NST Bb có 20% tế bào không phân li trong giảm phân II, giảm phân I phân  li bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Có học sinh đã đưa ra một số  nhận định sau: (1) Kiểu gen AaabbDd ở đời con chiếm tỉ lệ 0,25%. (2) Kiểu gen AaaBBbDD ở đời con chiếm tỉ lệ 0,031%. (3) Kiểu gen AaabDd chiếm tỉ lệ gấp đôi kiểu gen AaaBbbDd. (4) Kiểu gen BBB bằng kiểu gen BBb và cùng chiếm tỉ lệ 2,5%.
  7. (5) Số kiểu gen khác nhau tạo ra trong quần thể là 64. Số nhận định đúng là A. 2 B. 1 C. 4 D. 5 Lời giải: Xét cặp Aa: + Giới đực : 0,05 Aa: 0,05O: 0,45 A: 45 a + Giới cái: 0,5 A, 0,5 a→Aaa = 0,05×0,5 = 0,025 Số kiểu gen: 7 (3 bình thường; 4 đột biến) Xét cặp Bb: ­ Giới đực: 0,5B:0,5b ­ Giới cái: 0,05BB:0,05bb; 0,1O; 0,4B; 0,4b→BBb =Bbb = BBB =0,05×0,5 = 0,025; Số kiểu gen 9 (6 đột biến; 3 bình thường)Xét cặp Dd: DD × Dd → 1DD:1Dd Xét các phát biểu: (1) đúng, AaabbDd = 0,025×0,4×0,5×0,5 =0,25%. (2) đúng, AaaBBbDD = 0,025×0,025×0,5≈0,031% (3) đúng, AaabDd = 0,025×0,5×0,1×0,5 =0,0625%; AaaBbbDd = 0,025×0,025×0,5 =  0,03125%; (4) đúng (5) sai, số kiểu gen tối đa trong quần thể là: 7×9×2=126 Câu 115: Tính trạng khối lượng quả của một loài thực vật do 3 cặp gen Aa, Bb, Dd   phân li độc lập và tương tác theo kiểu cộng gộp. Kiểu gen đồng hợp lặn quy định quả  có khối lượng 30g. Cứ có thêm 1 alen trội thì quả nặng thêm 5g. Phép lai P: AaBbDd x   AaBbDd, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về F1? I. F1 có 7 loại kiểu hình, 27 loại kiểu gen. II. Ở F1, kiểu hình quả nặng 40g chiếm tỉ lệ 15/64. III. Ở F1, loại kiểu hình có quả nặng 45g chiếm tỉ lệ cao nhất. IV. F1 có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình có quả nặng 35g. A. 1.  B. 2.  C. 3.  D. 4. LỜI GIẢI: I. Đúng. Vì P dị hợp 3 cặp gen, tương tác cộng gộp nên số kiểu hình là 7 và số kiểu gen là 27. Câu 116: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng do hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B quy định quả dẹt; khi chỉ có một trong hai alen trội A hoặc B quy định quả tròn; khi không có alen trội nào quy định quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do cặp gen
  8. D, d quy định; alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả dẹt, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 6 cây quả dẹt, hoa đỏ: 5 cây quả tròn, hoa đỏ: 3 cây quả dẹt, hoa trắng: 1 cây quả tròn, hoa trắng: 1 cây quả dài, hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến và không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? I. Cây P có thể có kiểu gen là Ad//aD Bb . II. Lấy ngẫu nhiên một cây quả tròn, hoa đỏ ở F1, xác suất thu được cây thuần chủng  là 20%. III. Ở F1, quả dẹt,  hoa đỏ thuần chủng  chiếm 5%. IV. Cho P lai phân tích thì đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1: 1: 1:1. A. 1.  B. 4.  C. 2.  D. 3. LỜI GIẢI; P dị 3 cặp gen qui định 2 tính trạng, F1 16 tổ hợp 3gen nằm trên 2 NST liên kết chéo Câu 117: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy   định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng;   alen D quy định quả  tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả  dài. Cho cây thân   cao, hoa đỏ, quà tròn ( P) tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ: 6 cây thân cao, hoa đỏ, quả  tròn: 3 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài: 3 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn: 2 cây thân cao,  hoa trắng, quả tròn: 1 cây thân cao, hoa trắng, quả dài: 1 cây thân thấp, hoa trắng, quả  tròn. Biết không xảy ra đột biến gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là   đúng? I. Cây P có thể có kiểu gen là Ab//aB Dd II. F1 có tối đa 21 kiểu gen. III. Cho cây P lai phân tích thì có thể  sẽ  thu được đời con có kiểu hình thân cao, hoa  trắng, quả dài chiếm tỉ lệ 25%. IV. Nếu F1 chỉ có 9 kiểu gen thì khi lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn   ở F1. Xác suất thu được cây dị hợp về cả ba cặp gen là 2/3. A. 3.  B. 4.  C. 2.  D. 1. LỜI GIẢI: dị 3 cặp tự thụ phấn F1 16 tổ hợp 3 gen nằm 2 NST I. A liên lkết với d ( liên kết chéo)  I sai Câu 118 : Ở một loài thực vật, cho cây quả dẹt, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả tròn, hoa đỏ : 3 cây quả dẹt, hoa trắng : 1 cây quả tròn, hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ. Biết rằng cặp gen Dd quy định tính trạng màu hoa và không xảy ra đột biến, không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cây P có thể có kiểu gen là Aa  II. Lấy ngẫu nhiên 1 cây quả  tròn, hoa đỏ   ở  F 1, xác suất thu được cây thuần chủng là  20%.
  9. III. Cho một cây quả quả tròn, hoa đỏ tự thụ phấn thì có thể thu được đời con có 50% số  cây quả tròn, hoa đỏ.  IV. Cho P lai phân tích thì đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1.  A. 1.  B. 2. C. 3. D. 4. LỜI GIẢI Cả 4 phát biểu đúng. Câu 119: Phả hệ ở hình bên mô tả sự di truyền của bệnh M và bệnh N ở người, mỗi bệnh đều do 1 trong 2 alen của một gen quy định. Cả hai gen này đều nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X. Biết rằng không xảy ra đột biến và không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Người số 1 dị hợp về cả hai cặp gen. II. Xác suất sinh con thứ hai bị bệnh của cặp 9 – 10 là . III. Xác định được tối đa kiểu gen của 9 người trong phả hệ. IV. Xác suất sinh con thứ hai là con trai bị bệnh của cặp 7 – 8 là . A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Lời giải: Chọn B Kiểu gen của cặp 7­8 là (1XMNXMN : 1XMNXMn) x XMNY Kiểu gen của cặp 9­10 là XMNXMn x XMNY I. Sai. Người số 1 mang kiểu gen XMNXMn II. Đúng. Xác suất sinh con thứ 2 bị bệnh của cặp vợ chồng 9­10 là 1.1/2 = ½. III. Sai. Có 11 người xác định được kiểu gen trừ số 7. IV. Sai. Xác suất sinh con thứ 2 là con trai bị bệnh của cặp số 7­8 là ¼.1/2 = 1/8.  Câu 120:  Ở người, 1 gen nằm trên NST thường có 2 alen: alen A quy định thuận tay   phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể  người đang ở  trạng thái cân bằng di truyền có 64% số  người thuận tay phải. Một người phụ  nữ  thuận tay trái kết hôn với 1 người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể  này. Xác   suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này là con gái thuận tay trái giống mẹ  là bao nhiêu?  A. 18,75%. B. 12%.  C. 24%.  D. 37,5%. LỜI GIẢI:  ­ Kiểu gen người vợ: aa  tạo trứng chưa alen a chiếm tỉ lệ 100% ­ Kiểu gen người chồng: 0,16AA:0,48Aa     Tạo tinh trùng chứa alen a chiếm tỉ  lệ  0,24/0,64 = 0,375. Xác suất để  người con đầu lòng của cặp vợ  chồng này là con gái và thuận tay trái   giống mẹ =  0,5.1.0,375.100 = 18,75%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0