Đề xuất một số mô hình phát triển du lịch sinh thái thân thiện với môi trường, con người và phát triển bền vững khu vực ven sông trên địa bàn thành phố Thủ Đức
lượt xem 4
download
Bài viết tập trung phân tích thế mạnh cảnh quan tại Thành phố Thủ Đức và đề xuất mô hình du lịch sinh thái gắn với phát triển bền vững trong đô thị. Chúng tôi kỳ vọng rằng, kết quả nghiên cứu sẽ góp thêm ý tưởng vào sự phát triển du lịch thân thiện và đặc trưng gắn với cảnh quan Thành phố Thủ Đức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề xuất một số mô hình phát triển du lịch sinh thái thân thiện với môi trường, con người và phát triển bền vững khu vực ven sông trên địa bàn thành phố Thủ Đức
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 9 (1), 2023 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG, CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU VỰC VEN SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC Trần Thị Phương Thanh1*, Võ Thanh Tuyền2, Huỳnh Gia Lâm3 1*Cử nhân, Phòng Quản lý đô thị thành phố Thủ Đức 2 Thạc sĩ, Khoa Đô thị học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM 3 Khoa Đô thị học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM *Tác giả liên hệ: vothanhtuyen@hcmussh.edu.vn THÔNG TIN TÓM TẮT Theo nhiệm vụ phát triển đến năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) chú trọng phát triển du lịch với sản phẩm du lịch hấp dẫn (Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025, 2020, tr.171). Trong bối cảnh đổi mới, sáng tạo ở nhiều lĩnh vực của Thành phố Thủ Đức hiện nay, bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, quan sát và phỏng vấn, từ lý luận khoa học đến kinh nghiệm thực tiễn khi công tác tại Phòng Quản lý đô thị Thành phố Thủ Đức, bài viết tập trung phân tích thế mạnh cảnh quan tại Từ khóa: Thành phố Thủ Đức và đề xuất mô hình du lịch sinh thái Phát triển bền vững, mô gắn với phát triển bền vững trong đô thị. Chúng tôi kỳ vọng hình du lịch sinh thái, rằng, kết quả nghiên cứu sẽ góp thêm ý tưởng vào sự phát Thành phố Thủ Đức. triển du lịch thân thiện và đặc trưng gắn với cảnh quan Thành phố Thủ Đức. 52
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 9 (1), 2023 1. Mở đầu Thuật ngữ du lịch sinh thái thường phổ biến ở các vùng nông thôn gắn với cảnh quan thiên nhiên sở tại. Ngược lại, du lịch đô thị thường phổ biến với hoạt động tham quan các công trình kiến trúc (Võ Thanh Tuyền, Trương Hoàng Tố Nga, Trịnh Kim Ngân, 2018, tr.179). Theo giáo sư Gregory Ashworth, những nhà nghiên cứu về du lịch thường chưa quan tâm nhiều đến du lịch ở đô thị (Ashworth, G., Page, S.J., 2011). Theo nhiệm vụ phát triển thành phố nhiệm kỳ 2020 - 2025 được nêu trong văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025, “triển khai Chiến lược phát triển du lịch thành phố giai đoạn 2020 - 2030; hình thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn, đặc trưng và chủ lực của thành phố” (Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025, 2020, tr.171). Trong bối cảnh hướng đến phát triển du lịch đô thị hiệu quả, đáp ứng nhu cầu giải trí gắn với yếu tố thiên nhiên trong đô thị, thì việc nghiên cứu phát triển mô hình du lịch sinh thái trong đô thị không chỉ góp phần giúp đa dạng hình thức du lịch trong đô thị, góp phần hình thành sản phẩm du lịch gắn với cảnh quan của thành phố Thủ Đức, mà còn giúp đáp ứng nhu cầu giải trí đa dạng và thuận tiện của người dân thành phố. Nghiên cứu của nhóm tác giả Võ Thanh Tuyền, Trương Hoàng Tố Nga, Trịnh Kim Ngân năm 2018 đã tìm ra các tiêu chí đánh giá một đô thị du lịch, bao gồm: khả năng tiếp cận và di chuyển, vấn đề về lưu trú, yếu tố văn hóa đặc trưng của đô thị, chất lượng không gian công cộng đủ tiện nghi (ghế ngồi, thùng rác, nhà vệ sinh, hệ thống đảm bảo an ninh,...) và đặc biệt là yếu tố thiên nhiên. Nhóm tác giả nhấn mạnh đến sự quy hoạch phát triển du lịch tại bờ sông, bãi biển trong đô thị là lợi thế lớn trong phát triển du lịch ở các thành phố. Kế thừa nghiên cứu trên, cùng bối cảnh phát triển thành phố Thủ Đức hiện nay, hưởng ứng phong trào sáng tạo trong cộng đồng cư dân đô thị nói chung và thành phố Thủ Đức nói riêng, bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, quan sát và phỏng vấn, từ lý luận khoa học đến kinh nghiệm thực tiễn khi làm việc tại Phòng Quản lý đô thị Thành phố Thủ Đức, bài viết tập trung phân tích thế mạnh cảnh quan tại Thành phố Thủ Đức và đề xuất mô hình du lịch sinh thái gắn với phát triển bền vững trong đô thị. 2. Nội dung 53
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 9 (1), 2023 2.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái 2.1.1. Định nghĩa về du lịch sinh thái: Trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về loại hình du lịch sinh thái, tuy nhiên cụm từ “Du lịch sinh thái” xuất hiện và được định nghĩa lần đầu tiên vào năm 1987 bởi Hector Ceballos-Lascurain - một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái. Ông định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này”. Ở Việt Nam, căn cứ theo Luật Du lịch năm 2017 định nghĩa “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường” (Quốc Hội 14, 2017). 2.1.2. Điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Thủ Đức Thành phố Thủ Đức nằm ở phía đông Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở sáp nhập 03 Quận 2, 9 và Thủ Đức theo Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 09/12/2020 Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh; thành phố Thủ Đức có vị trí địa lý: Phía tây giáp Quận 12, Quận Bình Thạnh, Quận 1 và Quận 4 với ranh giới là sông Sài Gòn. Phía nam giáp Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai với ranh giới là sông Đồng Nai và Quận 7 với ranh giới là sông Sài Gòn. Phía bắc giáp các thành phố Thuận An và Dĩ An, Tỉnh Bình Dương. Thành phố Thủ Đức có diện tích tự nhiên là 211,56 km²; dân số là 1.210.774 người, tổng số hộ là 351.464 (tính đến 31/12/2020-Theo số liệu của Chi cục thống kê); Thành phố Thủ Đức có 34 phường với mạng lưới sông, rạch dày đặc. Phần lớn các tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố có chức năng giao thông thủy kết nối thuận lợi tạo nên không gian, cảnh quan kiến trúc sông nước đặc thù và tiềm năng lợi phục vụ vận tải hành khách, hàng hóa và phát triển kinh tế dịch vụ dọc bờ sông. 54
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 9 (1), 2023 Thành phố Thủ Đức có tổng diện tích đất đai khoảng 211,56 km², trong đó có 03 mặt phía Tây; phía Nam và phía Đông được bao phủ bởi Sông Sài Gòn và Sông Đồng Nai; chia làm 09 đoạn, gồm 07 đoạn giáp sông Sài Gòn với chiều dài là 36,73 km; 02 đoạn giáp sông Đồng Nai với chiều dài là 35,492 km, đây được xem là tài nguyên quan trọng về cảnh quan thiên nhiên, vừa góp phần tạo dựng không gian đặc trưng, tạo lợi thế về khả năng kết nối thông qua giao thông thủy, có tiềm năng khai thác phát triển thương mại dịch vụ du lịch và và duy trì chức năng sinh thái môi trường. Bảng 1. Các đoạn bờ sông khu vực Sông Sài Gòn và Sông Đồng Nai. Tên / ký hiệu Phường Lý trình Chiều dài Phường Hiệp Bình Đoạn 1 Rạch Vĩnh Bình - Rạch Ông Dầu 6,083km Phước Phường Hiệp Bình Rạch Ông Dầu - Sông Gò Dưa - Đoạn 2 Chánh - Phường 6,0km Rạch Thủ Đức Linh Đông Phường Trường Đoạn 3 Rạch Thủ Đức - Rạch Chiếc 2,2km Thọ Thảo Điền - An Đoạn 4 Cầu Rạch Chiếc đến cầu Sài Gòn 6,513km Phú Đoạn 5 An Khánh Cầu Sài Gòn đến dự án Lan Anh 1,577km Phường An Khánh, Cầu Thủ Thiêm 1 đến Khu TĐC Đoạn 6 Thủ Thiêm, Bình 7,980km 38,4ha Khánh Bình Trưng Tây, Khu 30ha Bình Khánh đến ngã ba Đoạn 7 6,390km Thạnh Mỹ Lợi Đèn Đỏ Thạnh Mỹ Lợi, Cát Nhà máy xử lý nước thải đến rạch Đoạn 8 8,532km Lái Bà Cua (giáp Quận 9 cũ) Phường Long Bình, Giáp ranh giới tỉnh Bình Dương Đoạn 9 Long Phước, Long (cách cầu Đồng Nai khoảng 320m) 26,96km Trường, Phú Hữu đến rạch Bà Cua 55
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 9 (1), 2023 (Nguồn: UBND Thành phố Thủ Đức, 2022) Từ điều kiện tự nhiên thuận lợi khu vực ven sông Sài Gòn và Sông Đồng Nai, nhóm tác giả nghiên cứu đề xuất các mô hình du lịch sinh thái ở nội dung tiếp theo. 3. Các mô hình du lịch sinh thái đề xuất phát triển ven sông trên địa thành phố 3.1. Xây dựng con đường dành riêng cho xe đạp ở ven sông và thương mại hóa du lịch Sau 2 năm xảy ra đại dịch Covid 19, người dân có xu hướng chú ý nhiều hơn đến việc cải thiện và bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng cách tham gia các hoạt động thể dục, thể thao. Trong đó, nổi lên loại hình đi xe đạp để rèn luyện thân thể. Không chỉ là một hoạt động thể lực giúp tăng cường sức khỏe thể chất, đạp xe còn trở thành một niềm đam mê và góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu lượng khí thải từ các phương tiện cá nhân. Trong quá trình tìm hiểu và quan sát, nhóm tác giả nhận thấy những người đi xe đạp thường chọn các thời điểm và cung đường vắng, có nhiều bóng mát, bên cạnh đó cũng có một số người chọn những cung đường khá xa để di chuyển. Từ đó, nhóm tác giả có đề xuất hình thành những cung đường dành riêng cho xe đạp ven các con sông, hoặc kết hợp với các khu vực công viên cảnh quan để hình thành một lối đi riêng dành cho những người dân có nhu cầu đi xe đạp. Từ bài học của Hàn Quốc về con đường dọc 4 con sông lớn (sông Hàn, Nakdong, Geum, sông Yeongsan) với tổng chiều dài khoảng 1.700 km được xây dựng để thu hút khách du lịch muốn kết hợp thể thao và ngắm cảnh (Hình 1). Hơn nữa, nhà hàng, nhà vệ sinh, chợ và khu vực nghỉ ngơi cho khách du lịch bằng xe đạp cũng như các BikeTel (Bike và hotel - nơi mà khách du lịch có thể cất xe đạp an toàn) nằm dọc theo sông cũng được đẩy mạnh (Hình 3). Các hoạt động dành cho khách du lịch bằng xe đạp như Lễ hội cắm trại bằng xe đạp, nhịp điệu hòa nhạc và xe đạp (buổi hòa nhạc dành cho những khán giả đi xe đạp), tàu xe đạp xanh (Trên tàu cao tốc hoặc tàu hỏa có khoang để xe đạp và lối lên xuống tàu đặc biệt cho xe đạp), tour đạp xe Soul-Busan trong 3 ngày chinh phục 500km và cung cấp sổ tay và lộ trình cho những người đi xe đạp (Hình 2). Chúng tôi nhận thấy đường bờ sông dài 35,492 km của thành phố Thủ Đức là một thế mạnh để xây dựng mô hình này nhằm tăng thêm không gian cho các hoạt 56
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 9 (1), 2023 động công cộng, tăng cường thói quen rèn luyện sức khỏe và nâng cao chất lượng sống cho người dân. Mô hình này có thể thí điểm ở quy mô nhỏ cho các công viên ven sông hoặc những đoạn bờ sông ngắn có nhiều bóng mát, lộ trình thích hợp di chuyển khoảng từ 6km - 20km (theo một nghiên cứu được thực hiện trên 10.000 người và công bố trên tờ International Journal of Sustainable Transportation (Anh)). Hình 1. Tuyến đường Cần Giờ là một tuyến đường đẹp và được khá nhiều người đi xe đạp yêu thích. (Nguồn: Dương Minh Phượng, 2021) 57
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 9 (1), 2023 Hình 2. Các tuyến đường được quy hoạch dành riêng cho người đi xe đạp tại Hàn Quốc. (Nguồn: theo Báo Giao thông) Hình 3. BikTel - khách sạn cho xe đạp ven bờ Hình 4. Tour du lịch đảo Jeju bằng xe đạp. sông ở Hàn Quốc. (Nguồn: Mai Thu, 2021) (Nguồn: Anh Nguyên, 2022) Từ ý tưởng và định hướng phát triển du lịch của Hàn Quốc, nhóm tác giả đề xuất các bên hữu quan có thể xem xét quy hoạch tuyến đường dành cho xe đạp khu vực ven sông đoạn 2, đoạn 6 và đoạn 9,... kết hợp thí điểm hình thức cho thuê xe đạp công cộng tại những khu vực này. 3.2. Mô hình khu du lịch cắm trại ven sông, kết hợp với các bộ môn thể thao dưới nước Trên thực tế, thành phố Thủ Đức có dân số khá cao là 1.210.774 người (tính đến 31/12/2020-Theo số liệu của Chi cục thống kê), chiếm 13,5% tổng dân số của thành phố 58
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 9 (1), 2023 Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, những địa điểm vui chơi giải trí phù hợp với người dân còn khá khiêm tốn, chưa thật sự hấp dẫn, thú vị. Bên cạnh đó, người dân từ các phường như Long Phước, Long Bình, Trường Thạnh,.. mất hơn 45 phút mới có thể di chuyển đến khu vực trung tâm TP. HCM (Quận 1, Quận 3) để đi Thảo Cầm Viên, Công viên Bạch Đằng hay phố đi bộ Nguyễn Huệ,...và mất hơn 1 giờ di chuyển để đến được Công viên văn hóa Đầm Sen. Có thể kể đến một số địa điểm vui chơi ở thành phố Thủ Đức như: KDL Suối Tiên - phường Tân Phú, KDL BCR - phường Trường Thạnh,...Các địa điểm du lịch tâm linh: Chùa Bửu Long, chùa bà Châu Đốc 3 - Long Phước,...Còn lại phần lớn là các Trung tâm thương mại phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí chủ yếu là của giới trẻ và đối tượng có thu nhập trung bình đến cao. Những địa điểm dành cho việc vui chơi, nghỉ dưỡng dành cho người lớn tuổi, gia đình đặc biệt là trẻ em để chúng có nhiều cơ hội được hòa mình vào thiên nhiên còn đang khan hiếm, không chỉ trên địa bàn thành phố Thủ Đức mà còn rất thiếu ở TP. HCM. Một mô hình du lịch nghỉ dưỡng mới đã hình thành và khá phát triển hiện nay đó là các khu du lịch, nghỉ dưỡng, cắm trại ven sông kết hợp với nhiều loại hình vui chơi giải trí khác tận dụng địa thế có sẵn như chèo sup, chèo thuyền cadac, dù lượn, cano… (Hình 7). Ưu điểm của mô hình này là tận dụng được lợi thế thiên nhiên sẵn có là đường bờ sông dài, quỹ đất ven sông còn nhiều, diện tích được bao phủ bởi cây xanh cao, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế ven sông của thành phố giai đoạn 2021 - 2030. Ngoài ra, điều làm nhóm tác giả lưu tâm và đánh giá cao tính ứng dụng của mô hình này là chi phí đầu tư thấp hơn so với các khu vui chơi giải trí nhân tạo có quy mô lớn. Bên cạnh đó, tận dụng và bảo vệ yếu tố thiên nhiên để xây dựng và duy trì khu cắm trại nhằm hướng đến phát triển du lịch đô thị bền vững, cũng là một trong những mục tiêu phát triển bền vững của TP. HCM. Chi phí sử dụng dịch vụ cũng sẽ phù hợp cho nhiều đối tượng. Tạo thêm được nhiều việc làm cho người dân ở địa phương, chuyển đổi cơ cấu việc làm sang ngành dịch vụ, góp phần nâng cao đời sống người dân. Việc cho phép phát triển các loại hình du lịch mới phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển của thành phố sẽ đánh thức tiềm 59
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 9 (1), 2023 năng sẵn có và khẳng định thêm về một Khu đô thị Sáng tạo tương tác cao phía Đông không chỉ giàu nguồn lực về kinh tế mà còn là một đô thị đáng sống ở Việt Nam. Hình 5. Một số hình ảnh của khu du lịch cắm trại Tropical EGlamping ở ấp Mít Nài, xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. (Nguồn: Tropical EGlamping, 2022) 60
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 9 (1), 2023 Hình 6. Hình ảnh về Khu nghỉ dưỡng Ohai Nazaré Outdoor Resort, Bồ Đào Nha. (Nguồn: Ohai Nazaré Outdoor Resort, 2022) Chèo sup trên sông. (Nguồn: Ngọc Thảo, 2020) Dù lượn. (Nguồn: Đinh Nam, 2022) Các hoạt động, trò chơi dân gian. Xe đạp trên sông. 61
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 9 (1), 2023 (Nguồn: Trịnh Kim Điền, 2015) (Nguồn: Trịnh Kim Điền, 2015) Hình 7. Các hoạt động giải trí có thể kết hợp với mô hình cắm trại nghỉ dưỡng ven sông. 3.3. Phát triển, mở rộng tuyến tham quan trên sông từ trung tâm TP. HCM đến Long Phước Từ thực tế trải nghiệm của những chuyến đi tham quan Thành phố Đà Nẵng, chúng tôi nhận thấy Đà Nẵng có nhiều nét tương đồng với TP. HCM về một đô thị ven sông. Cùng là hai trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước, cùng sinh ra, gắn bó và phát triển với dòng sông chảy ngang qua thành phố, Đà Nẵng đã rất thành công trong việc khai thác được tiềm năng của con sông Hàn bằng việc quy hoạch hai bên bờ sông và điểm nhấn là những cây cầu mang dấu ấn riêng. Điều làm chúng tôi ấn tượng nhất trong chuyến đi Đà Nẵng vào cuối tháng 7 năm 2022 vừa rồi đó chính là việc tham quan dọc sông Hàn bằng du thuyền và trong chuyến đi đó chúng tôi còn được thưởng thức những chương trình nghệ thuật đặc sắc. Khác với Thành phố Hồ Chí Minh, khi nhắc đến du thuyền người ta nghĩ ngay tới một phương tiện chỉ dành cho giới thượng lưu hoặc những nhà hàng nổi 5 sao trên mặt nước, nhưng hình thức khai thác phương tiện đường thủy này ở Đà Nẵng đã tạo cho không chỉ khách du lịch mà cả người dân ở địa phương được tham gia, trải nghiệm và giải trí với loại hình du lịch trên sông này với giá vé 150.000đ/người. Đối chiếu với tìm hiểu của nhóm tác giả về một số tour du lịch bằng du thuyền trên sông Sài Gòn của một số công ty du lịch dao động từ 200.000 đồng - 300.000 đồng một vé đối với những du thuyền chỉ chở khách tham quan, ngắm cảnh và không có tiết mục biểu diễn đặc sắc nào. Mức vé trên 62
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 9 (1), 2023 sẽ cao hơn (thường là trên một triệu đồng) nếu bao gồm ăn tối ở các nhà hàng trên du thuyền (như du thuyền Elisa, du thuyền Saigon Sensation,...). Hình 8. Vé du thuyền trên sông Hàn. Hình 9. Du thuyền trên sông Hàn, Thành phố (Nguồn: DaNaYatch, 2020) Đà Nẵng. (Nguồn: DaNaYatch, 2020) Từ những thông tin và trải nghiệm nêu trên, nhóm chúng tôi đề xuất phát triển hình thức du lịch bằng tàu, thuyền, du thuyền có sự kết hợp với trải nghiệm văn hóa địa phương để khách du lịch cũng như người dân tại thành phố Thủ Đức có cơ hội trải nghiệm nhiều dịch vụ du lịch hấp dẫn hơn. Với lợi thế sẵn có là những bến tàu thủy (hay ga xe buýt trên sông), chúng ta có thể để xuất mở rộng hơn những tuyến xe buýt trên sông này đến đoạn sông thuộc phường Long Bình, Long Phước, Long Trường, Phú Hữu (Đoạn 9) để tăng tính kết nối về giao thông cho các địa điểm du lịch sinh thái và tâm linh sẵn có ở đây. Bên cạnh đó, chính quyền thành phố cũng như chủ đầu tư của các loại hình này cần đưa ra một mức giá phù hợp để thu hút được sự quan tâm và tham gia sử dụng dịch vụ của người dân, giảm khoảng cách giàu nghèo và làm cho đời sống tinh thần của người dân tại thành phố Thủ Đức được đa dạng và phong phú hơn. 3.4. Sự giao thoa giữa ba mô hình du lịch nêu trên Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, quy hoạch, dân cư và tính kết nối mà mỗi mô hình nêu trên có thể được áp dụng ở từng khu vực. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn xem xét đến sự kết hợp và giao thoa giữa ba mô hình này.Hệ thống các mô hình du lịch này có thể kết hợp với nhau tạo thành quần thể du lịch sinh thái, thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu 63
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 9 (1), 2023 sử dụng không gian thiên nhiên để thư giãn, vui chơi giải trí. Có thể hình dung tổ hợp ba mô hình đề xuất như bản thiết kế tại Hình 10. Từ trung tâm TP.HCM, người dân có thể di chuyển bằng tàu hoặc phương tiện cá nhân đến địa điểm tham quan, nghỉ dưỡng, cắm trại,.. tại thành phố Thủ Đức. Sau đó vui chơi, giải trí, thuận tiện sử dụng xe đạp công cộng để tham quan ven khu vực bờ sông dành cho hoạt động du lịch, tăng tính kết nối cho các địa điểm văn hóa, tôn giáo khác ở khu vực phường Long Bình, Long Phước - những nơi cách trung tâm thành phố hiện hữu khá xa. Ngược lại, người dân hoặc du khách ở những khu vực này có thể dễ dàng di chuyển bằng đường thủy để đi vào trung thành phố. Hình 10. Tổ hợp giao điểm 3 mô hình du lịch sinh thái. (Nguồn: nhóm tác giả, 2022) 4. Kết luận Với dung lượng của bài tham luận, các ý tưởng mô hình được nhóm tác giả trình bày tổng quan, trên cơ sở nghiên cứu tài liệu thứ cấp và quan sát và phỏng vấn, từ lý luận khoa học đến kinh nghiệm thực tiễn khi công tác tại Phòng Quản lý đô thị Thành phố Thủ Đức, bài viết đã cho thấy thế mạnh cảnh quan ven sông tại khu vực Thành phố Thủ Đức và đề xuất được hệ thống các mô hình du lịch sinh thái gắn với phát triển bền vững trong đô thị. Chúng tôi kỳ vọng rằng, kết quả nghiên cứu sẽ góp thêm ý tưởng vào sự phát triển du lịch 64
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 9 (1), 2023 thân thiện, đặc trưng gắn với cảnh quan Thành phố Thủ Đức, phù hợp với chương trình phát triển kinh tế ven sông trên địa bàn thành phố Thủ Đức giai đoạn 2021 - 2030. TÀI LIỆU THAM KHẢO Võ Thanh Tuyền, Trương Hoàng Tố Nga, Trịnh Kim Ngân. (2018). Phát triển bền vững du lịch đô thị ở Việt Nam. Trần Kiên et al. (Eds.). Phát triển, du lịch, và bền vững của Việt Nam từ góc nhìn đa ngành & đa chiều (trang 177 - 201). NXB Đại học Quốc Gia TP. HCM. Ashworth, G., Page, S.J. (2011). Urban tourism research: Recent progress and current paradoxes. Progress in Tourism Management. 32 (4). Doi: https://doi.org/10.1016/j.tourman.2010.02.002 Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh. (2020). Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025. Dương Minh Phượng. (2021). Câu chuyện du lịch: Khám phá Cần Giờ bằng xe đạp. Truy xuất từ: https://www.sgtiepthi.vn/cau-chuyen-du-lich-kham-pha-can-gio-bang-xe-dap/ Mai Thu. (2021). Mô hình phát triển du lịch sinh thái của Hàn Quốc. Truy xuất từ: https://songv.langson.gov.vn/en/node/21267 Anh Nguyên. (2022). Hàn Quốc: Đảo Jeju đưa ra nhiều loại hình du lịch trải nghiệm mới. Truy xuất từ: https://www.vietnamplus.vn/han-quoc-dao-jeju-dua-ra-nhieu-loai- hinh-du-lich-trai-nghiem-moi/806252.vnp Tropical EGlamping. (2022). Truy xuất từ: https://www.eglamping.vn/ Ohai Nazaré Outdoor Resort. (2022). Truy xuất từ: https://ohairesorts.com/nazare/en/ Ngọc Thảo. (2020). Chèo thuyền SUP lướt sông Sài Gòn cực 'chill' ngắm những tòa cao tầng thành phố. Truy xuất từ: https://thanhnien.vn/cheo-thuyen-sup-luot-song-sai- gon-cuc-chill-ngam-nhung-toa-cao-tang-thanh-pho-post992247.html. Đinh Nam. (2022). Cơ hội trải nghiệm Sài Gòn trên khinh khí cầu bên bờ sông Sài Gòn. Truy xuất từ: https://www.sgtiepthi.vn/co-hoi-trai-nghiem-sai-gon-tren-khinh-khi- 65
- Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 9 (1), 2023 cau-ben-bo-song-sai-gon/. Trịnh Kim Điền. (2015). Giới trẻ mê mẩn với khu du lịch sinh thái tuyệt đẹp tại Sài Gòn. Truy xuất từ: https://kenh14.vn/doi-song/gioi-tre-me-man-voi-khu-du-lich-sinh- thai-tuyet-dep-tai-sai-gon-20150602052559686.chn. DaNaYatch. (2020). Giá Vé Du Thuyến Sông Hàn Đà Nẵng. Truy xuất từ: https://veduthuyendanang.com/gia-ve-du-thuyen-song-han-da-nang/ Quốc Hội 14. (2017). Luật Du lịch. 66
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tạp chí khoa học & công nghệ: Đề xuất mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới ở Việt Nam
6 p | 217 | 41
-
Phát triển du lịch homestay: Tiếp cận thực tế từ huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
6 p | 118 | 15
-
Phát triển du lịch nông thôn: Thực trạng, điển hình và kiến nghị
9 p | 82 | 10
-
Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng một số nước Asean - bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
12 p | 97 | 9
-
Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu thông tin cho điểm đến du lịch thông minh: Trường hợp thành phố Huế
14 p | 86 | 9
-
Đề xuất xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với nghề muối và các di tích thờ Bà Chúa Muối ở Thái Thụy (Thái Bình)
15 p | 72 | 7
-
Một số thách thức, trở ngại trong phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng ở Botswana
6 p | 119 | 6
-
Ứng dụng mô hình CIPO trong quản lý đào tạo ngành Việt Nam học tại trường Đại học Sài Gòn
10 p | 17 | 6
-
Mô hình du lịch nông nghiệp: Nghiên cứu trường hợp công viên nông nghiệp Long Việt, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
11 p | 19 | 6
-
Hoạt động du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2001 – 2011 thực trạng và một số giải pháp
8 p | 53 | 5
-
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong xúc tiến trực tuyến và ảnh hưởng của nó lên nhận thức về điểm đến và trung thành của du khách
6 p | 47 | 3
-
Du lịch giải trí Thành phố Thủ Đức: Mô hình, thực trạng và tiềm năng phát triển
13 p | 10 | 3
-
Phát triển mô hình du lịch sinh tồn tiềm năng và giải pháp
7 p | 39 | 2
-
Thực trạng mô hình hoạt động thể thao giải trí ở trường Đại học Thủy Lợi và giải pháp phát triển
4 p | 22 | 2
-
Cảnh quan văn hóa trong phát triển du lịch bền vững một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại Việt Nam
13 p | 12 | 2
-
Phát triển du lịch nông nghiệp theo hướng bền vững từ thực tiễn tỉnh Thái Bình
12 p | 8 | 1
-
Đào tạo nguồn nhân lực cao cho mô hình du lịch sức khỏe
7 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn