<br />
<br />
SỞ QUY HOẠCH ‐ KIẾN TRÚC <br />
THÀNH PHỐ <br />
HỒ CHÍ MINH <br />
<br />
<br />
<br />
DI SẢN VÀ DU LỊCH <br />
Bảo tồn di sản đồng hành <br />
cùng phát triển kinh tế <br />
<br />
<br />
Tổng hợp nội dung tọa đàmngày 27/04/2016 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lời nói đầu <br />
<br />
Cuộc tọa đàm với chủ đề “Di sản và du lịch: Bảo tồn di sản đồng hành cùng phát triển kinh tế” là <br />
hội thảo thứ tư trong chuỗi hội thảo về di sản đô thị theo sáng kiến của Trung tâm Dự báo và Nghiên <br />
cứu đô thị (PADDI – cơ quan hợp tác giữa Vùng Rhône‐Alpes– Grand Lyon và TP.HCM) phối hợp với <br />
Dự án hợp tác Phát triển đô thị Hà Nội – Île‐de‐France (IMV – cơ quan hợp tác giữa Vùng Île‐de‐<br />
France và Thành phố Hà Nội) và sự hỗ trợ của Quỹ Đoàn kết Ưu tiên (FSP) dành cho di sản khu vực <br />
Nam Lào (trực thuộc Bộ Ngoại giao và Phát triển quốc tế Pháp). PADDI và IMV là hai cơ quan hợp tác <br />
cấp địa phương có vai trò hỗ trợ cho các cơ quan chức năng của TP Hồ Chí Minh và Hà Nội trong việc <br />
xây dựng và triển khai các chính sách bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản song hành cùng nhiều <br />
hoạt động khác trong lĩnh vực đô thị. <br />
Hội thảo lần này do Sở Quy hoạch Kiến Trúc TPHCM, PADDI, IMV phối hợp tổ chức, với sự hỗ trợ của <br />
Tổng Lãnh sự quán Pháp tại TPHCM và Viện Pháp tại Việt Nam. <br />
Ba hội thảo được tổ chức trước đó bao gồm: <br />
‐<br />
‐<br />
‐<br />
<br />
“ Hài hòa giữa bảo tồn di sản và phát triển, các cách tiếp cận và công cụ quản lý đô thị nào <br />
phục vụ cho công tác bảo tồn di sản ở TP.HCM”, phối hợp với Viện NCPT TP.HCM, 3/2014, <br />
“Phân loại, công cụ pháp lý và quy trình thực hiện, áp dụng vào trường hợp biệt thự tại <br />
TP.HCM”, phối hợp với Viện NCPT TP.HCM, 11/2014, <br />
“Di sản phương Tây ở Đông Nam Á: các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn » tổ <br />
chức tại Hà Nội tháng 06/2015. <br />
<br />
Chuỗi hội thảo bàn tròn này nhằm mục đích phổ biến rộng hơn các kết quả nghiên cứu đã được thực <br />
hiện trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác cấp địa phương của chúng tôi (đào tạo, nghiên cứu, hỗ <br />
trợ kỹ thuật) và tạo ra một diễn đàn trao đổi thường kỳ với nhiều chủ thể khác nhau, dù đó là các cơ <br />
quan quản lý, nhà nghiên cứu hay các nhà chuyên môn về đô thị di sản trong vùng. Mỗi cuộc tọa <br />
đàm đều cố gắng phản ánh thực trạng về các thành phố lớn của Việt Nam hiện đang xây dựng và <br />
triển khai thực hiện các chính sách về di sản trong bối cảnh phải chịu áp lực lớn về phát triển kinh tế. <br />
Thông qua việc tổng kết kinh nghiệm của các thành phố tại Việt Nam và Đông Nam Á, những cuộc <br />
thảo luận này cũng sẽ tạo điều kiện để đề cập đến các chủ đề chuyên biệt (các phương pháp kiểm kê <br />
di sản, các công cụ pháp quy, các kỹ thuật trùng tu…) và hình hành nên một mạng lưới liên kết giữa <br />
các chuyên gia trong lĩnh vực này. <br />
Cuộc tọa đàm lần thứ tư với chủ đề “Di sản và du lịch: Bảo tồn di sản đồng hành cùng phát triển <br />
kinh tế” đề cập đến vấn đề phối hợp giữa công tác bảo tồn di sản và khai thác du lịch như một nhân <br />
tố tạo nên sức hút của các đô thị xét theo các góc độ kinh tế và kỹ thuật. Làm thế nào để đánh giá <br />
được hiệu quả kinh tế và xã hội của việc phát huy giá trị di sản? Cần những đòi hỏi gì về kỹ thuật? <br />
Để đạt được những mục tiêu đó, chương trình tọa đàm được tổ chức thành ba phiên khác nhau : <br />
‐<br />
‐<br />
<br />
Phiên thứ nhất: trình bày những thách thức chính trong việc bảo tồn di sản nhằm phát huy <br />
giá trị du lịch; <br />
Phiên thứ hai: giới thiệu những ví dụ cụ thể về các hoạt động, công cụ và sáng kiến phát huy <br />
tiềm năng kinh tế của di sản; <br />
<br />
<br />
2 <br />
<br />
<br />
<br />
‐<br />
<br />
Phiên thứ ba: tham quan có hướng dẫn trong khu trung tâm lịch sử và khu vực tập trung <br />
nhiều biệt thự cổ của TP.HCMđể tìm hiểu tiềm năng khai thác du lịch di sản kiến trúc, đô thị <br />
và cảnh quan của thành phố. <br />
<br />
<br />
<br />
3 <br />
<br />
<br />
Bối cảnh <br />
<br />
Bảo tồn di sản thường được nhìn nhận như một yếu tố gây trở ngại cho sự phát triển của các đô thị <br />
bởi công tác này thường kéo theo yêu cầu phải giữ nguyên trạng các công trình, tuyến phố, không <br />
gian đô thị và thậm chí cả cấu trúc của toàn thành phố, từ đó bị gắn với hình ảnh biến cả một thành <br />
phố thành bảo tàng theo kiểu bất di bất dịch. <br />
Tuy nhiên, khắp nơi trên thế giới đều có xu hướng tăng cường mối liên hệ giữa di sản đô thị và du <br />
lịch. Đó là kết quả của nỗ lực kết hợp nhiều nhân tố khác nhau. Trước hết là những nhân tố mang <br />
tính bản sắc bởi các khu nội đô lịch sử trở thành những nơi chốn tạo nên bản sắc riêng của địa <br />
phương trước quá trình toàn cầu hóa. Tiếp đến là các yếu tố kinh tế khiến cho các địa danh và khu <br />
phố cũ trở nên vô cùng hấp dẫn, từ đó tạo nên giá trị kinh tế và công ăn việc làm. Cuối cùng là các <br />
yếu tố mang tính đô thị tạo ra sự gắn kết hài hòa trong một tổng thể đô thị. Quả thực chừng nào các <br />
đô thị lớn còn chú trọng tới việc tăng cường thương mại và dịch vụ thì du lịch đô thị còn đóng một <br />
vai trò tăng trưởng mạnh trong nền kinh tế địa phương. Lĩnh vực này phát triển dựa vào di sản đô thị <br />
như một yếu tố chủ đạo để tạo ra các dịch vụ du lịch có chất lượng. Như vậy, chức năng kinh tế của <br />
di sản ngày càng được thừa nhận rộng rãi không chỉ với các nhà quản lý mà với cả các chủ thể kinh <br />
tế. Trong bối cảnh đó, người ta ngày càng chú ý tới các quần thể di sản có tính gắn kết cũng như <br />
công năng đa dạng của các công trình di sản căn cứ theo các nhu cầu hiện tại. Mặt khác, việc đánh <br />
giá tác động về mặt kinh tế của di sản và việc phát huy giá trị hoàn toàn có thể thực hiện được: <br />
nguồn thu trực tiếp từ bán vé tham quan công trình và nguồn thu gián tiếp từ việc cho thuê mặt <br />
bằng kinh doanh, mở quầy hàng lưu niệm, xây dựng lộ trình tham quan, v.v… cũng như tạo công ăn <br />
việc làm. <br />
Trước hết, việc phát huy giá trị của các địa danh phải xuất phát từ việc hiểu rõ hơn những địa danh <br />
đó (kiểm kê/quảng bá cho nhiều đối tượng khác nhau). Tiếp đến cần cân đối hài hòa giữa phát triển <br />
du lịch và quản lý di sản; bảo tồn các khu trung tâm lịch sử và phát huy giá trị đất đai của những <br />
không gian có tính chiến lược; tài sản chung được hình thành từ di sản và tính sở hữu tư nhân. Cuối <br />
cùng, sự đối thoại giữa chính quyền địa phương và các nhà chuyên môn là một yếu tố then chốt tạo <br />
nên thành công của các dự án bảo tồn và phát huy giá trị di sản vì mục đích khai thác du lịch: Cần áp <br />
dụng chính sách di sản gì? Cần quy định thế nào về việc tổ chức các hoạt động du lịch tại các địa <br />
danh di sản? Nên can thiệp thế nào đối với các công trình (làm nhà hàng, cải tạo, v.v… )? Tìm các <br />
nguồn tài chính ở đâu? <br />
Hiện nay, trong bối cảnh các thành phố lớn ở Việt Nam đều phát triển kinh tế theo hướng thương <br />
mại – dịch vụ, vai trò của của du lịch như một nhân tố tạo sức hút kinh tế càng được củng cố. Do đó, <br />
tiềm năng mà di sản đô thị và văn hóa tạo ra được xem như một yếu tố chiến lược trong phát triển <br />
đô thị và kinh tế. Di sản không chỉ là một gánh nặng mà đã trở thành một lợi thế cơ bản làm nên <br />
sức hấp dẫn của các địa phương, sự phát triển kinh tế có bản sắc và sự gắn kết xã hội. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4 <br />
<br />
<br />
Như vậy, mục đích của cuộc tọa đàm là so sánh, đối chiếu các kinh nghiệm cụ thể giữa nhiều thành <br />
phố khác nhau dựa trên những cách làm đã được kiểm chứng trong nhiều bối cảnh khác nhau, đồng <br />
thời làm nổi bật các nguyên tắc cơ bản trong quá trình thực hiện các chính sách phát huy giá trị di <br />
sản này thông qua việc mở rộng cách tiếp cận từ góc độ kỹ thuật – pháp quy tới cách tiếp cận toàn <br />
diện hơn theo hướng khuyến khích sự phát triển cho các địa bàn đô thị. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5 <br />
<br />
<br />