intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Địa chỉ IPv4

Chia sẻ: Luong Khanh Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

269
lượt xem
86
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không gian địa chỉ IPv4 rất hạn chế và đang có nguy cơ thiếu hụt trầm trọng, theo tính toán gần đây của nhiều tổ chức, địa chỉ IPv4 chỉ đủ để sử dụng trong khoảng từ 5 đến 15 năm nữa. Tháng 10/2003, BBC và một số hãng thông tấn đăng những bản tin phân tích rằng IPv4 sẽ chính thức cạn kiệt vào năm 2005. Ngay sau đó, các tổ chức quản lý vùng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Địa chỉ IPv4

  1. 6.1.1 Địa chỉ IPv4 Không gian địa chỉ IPv4 rất hạn chế và đang có nguy cơ thiếu hụt trầm trọng, theo tính toán gần đây của nhiều tổ chức, địa chỉ IPv4 chỉ đủ để sử dụng trong khoảng từ 5 đến 15 năm nữa. Tháng 10/2003, BBC và một số hãng thông tấn đăng những bản tin phân tích rằng IPv4 sẽ chính thức cạn kiệt vào năm 2005. Ngay sau đó, các tổ chức quản lý vùng (RIR: Regional Internet Registry) đã có những phản ứng, đưa ra những bài phân tích tính chưa chính xác của những thông tin này và khẳng định các RIR sẽ còn đủ tài nguyên để tiếp tục cấp phát với tốc độ như hiện nay trong vòng 20 năm nữa dựa trên những số liệu thống kê về địa chỉ IPv4 còn lại hiện nay. Theo đó, Internet toàn cầu còn lại 91 khối địa chỉ /8 (địa chỉ lớp A). Trong khi đó tốc độ phân bổ địa chỉ của RIR là 4,25 khối (/8) vào năm 2002 và 5,5 khối (/8) năm 2003. Tuy nhiên, bài phân tích của các RIR dựa theo số liệu của tốc độ cấp phát địa chỉ hiện thời. Hiện nay, rất nhiều dịch vụ Internet sử dụng địa chỉ cấp tạm thời (các dịch vụ kết nối dial-up) có nghĩa là địa chỉ IPv4 cấp cho một kết nối Internet của người dùng cuối chỉ là tạm thời, khi người dùng đó hủy bỏ kết nối, địa chỉ này sẽ được sử dụng bởi một người dùng khác. Với các công nghệ kết nối không dây, công nghệ kết nối băng thông rộng (như ADSL, Cablemodem...), công nghệ di động thế hệ mới (GPRS, CDMA, 3G), máy tính và các thiết bị đầu cuối thông tin khác cần được cấp địa chỉ IP tĩnh (cấp cố định). Cùng tốc độ phát triển của công nghệ, khoảng thời gian 20 năm là chưa chắc chắn. Mặc khác, tại thời điểm này, chưa ai có thể dự báo chính xác sự phát triển của công nghệ. Điều này cũng giống như tại thời điểm ban đầu của Internet, người ta cũng không tiên đoán được sẽ phải đối phó với vấn đề cạn kiệt tài nguyên địa chỉ vài chục năm sau đó. Internet Việt Nam trong những năm đầu phát triển, lượng tài nguyên địa chỉ sử dụng cho hoạt động mạng Internet Việt Nam đạt mức khá khiêm tốn, việc sử dụng địa chỉ dùng riêng (private address) còn rất phổ biến. Nguyên nhân là các chủ thể tham gia hoạt động mạng Internet tại Việt Nam chưa hoàn toàn nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình tham gia vào việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên địa chỉ Internet, cho rằng việc cấp phát tài nguyên địa chỉ ngặt nghèo, khó khăn và nguyên nhân về lượng phí phải trả. Tuy nhiên, trên thực tế, việc cấp phát tài nguyên địa chỉ Internet rất thuận tiện và công bằng đối với mọi chủ thể, rõ rệt nhất từ khi VNNIC chính thức được cộng đồng Internet quốc tế và khu vực châu Á - Thái Bình Dương công nhận là tổ chức quản lý tài nguyên địa chỉ Internet cấp quốc gia ở Việt Nam – NIR (National Internet Registry) vào tháng 3/2003. Một thực tế khác có thể thấy là việc quy hoạch phân bổ và sử dụng không gian địa chỉ không tập trung, không khuyến khích sử dụng các vùng địa chỉ độc lập để kết nối đa hướng. Điều đó dẫn đến công tác quy hoạch mạng lưới, quy hoạch tài nguyên và đánh lại số địa chỉ IP diễn ra khá phức tạp, khó khăn, thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp và người sử dụng. Sau khi Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 08 năm 2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet được ban hành, các hoạt động và định hướng về phát triển cơ sở hạ tầng mạng Internet ở Việt Nam đã thực sự khởi sắc và có những bước tiến rõ rệt, Nhà nước đã khuyến khích nhiều thành phần kinh tế
  2. tham gia phát triển hạ tầng mạng Internet. Chính sách quản lý và cấp phát tài nguyên Internet đã thông thóang hơn, nhiều doanh nghiệp Internet được cấp tên miền cấp 2, địa chỉ IP độc lập. Cùng với việc VNNIC chính thức hoạt động với chức năng quản lý địa chỉ Internet cấp quốc gia (chức năng hoạt động của một NIR), lượng tài nguyên địa chỉ sử dụng đã tăng đột biến (200% mỗi năm). Bảng 6.1.1 Lượng tài nguyên tiêu thụ tại Việt Nam qua các năm. (Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam). Theo số liệu thống kê cho thấy, số lượng sử dụng tài nguyên địa chỉ hàng năm tăng với tốc độ khá nhanh, rõ rệt nhất từ khi Nghị định số 55/2001/NĐ-CP được ban hành và việc Trung tâm Internet Việt Nam được công nhận là tổ chức quản lý tài nguyên Internet cấp quốc gia NIR ở Việt Nam, các số liệu trên đã phần nào phản ánh được sự phát triển cũng như nhu cầu sử dụng địa chỉ IP của Internet Việt Nam (số lượng tài nguyên địa chỉ sử dụng được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế lấy làm dữ liệu quan trọng khi đánh giá sự phát triển công nghệ thông tin và hạ tầng mạng thông tin, mạng Internet của một quốc gia). Tuy nhiên, so sánh với sự phát triển chung của khu vực và quốc tế thì trình độ phát triển Internet tại Việt Nam còn thấp. Lượng tài nguyên Việt Nam tiêu thụ còn rất thấp so với các quốc gia khác trong khu vực (Tính đến tháng 2/2003, Trung Quốc được cấp 1,2 /8 (78643 class C địa chỉ)). Vấn đề nhận thức của cộng đồng Internet Việt Nam trong công tác quản lý và sử dụng địa chỉ Internet, công tác cấp phát địa chỉ của các ISP, chính sách phí đăng ký và sử dụng địa chỉ của Nhà nước, chính sách định tuyến, cạnh tranh thương mại … cũng là những nguyên nhân tác động đến việc sử dụng địa chỉ IP. Do vậy cùng với việc thúc đẩy hoạt động Internet Việt Nam, cần nâng cao nhận thức cho các chủ thể tham gia hoạt động Internet Việt Nam về việc sử dụng tài nguyên thỏa mãn nhu cầu thực tế và tuân thủ theo mọi chính sách cần thiết về cung cấp thông tin. Việc tuân thủ các chính sách khu vực là điều tối cần thiết để đảm bảo lượng tài nguyên phục vụ cho hoạt động mạng, cũng là đảm bảo cho sự phát triển của Internet nói riêng và hoạt động viễn thông nói chung. Thực hiện vai trò một tổ chức quản lý tài nguyên địa chỉ quốc gia, VNNIC đang tích cực tuyên truyền thúc đẩy nhận thức của các tổ chức tham gia hoạt động mạng Internet Việt Nam về quản lý và sử dụng địa chỉ, thúc đẩy số lượng thành viên, đặc biệt các tổ chức không phải ISP song sử dụng địa chỉ độc lập và kết nối đa hướng. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng mạng nói chung tại Việt Nam. Các hoạt động đào tạo về chính sách cũng như diễn đàn công nghệ sẽ được tổ chức như các hoạt động thường niên. 6.1.2 Mạng 6BONE Để hỗ trợ công tác nghiên cứu thử nghiệm, kết nối và thử nghiệm các dịch vụ mạng IPv6, khi mà cơ sở hạ tầng mạng Internet vẫn chủ yếu là IPv4, các dịch vụ và
  3. các giao dịch trên mạng đều dựa trên hạ tầng mạng IPv4. Cộng đồng mạng 6BONE được hình thành từ năm 1996 và tính đến thời điểm hiện nay đã có rất nhiều quốc gia và các tổ chức Internet tham gia kết nối thử nghiệm các dịch vụ mạng IPv6, cộng đồng mạng 6BONE được IANA cấp một vùng địa chỉ IPv6 TLA (Top Level Aggregation) là 3FFE::/16, được vận hành bởi NGTRANS (NEXT GENERATION TRANSITION) và đã hoạt động rất thành công. Các tổ chức trên toàn cầu có thể kết nối tới 6BONE bằng phương pháp tunnel sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của mạng IPv4 hoặc sử dụng đường kết nối thuần IPv6. Trước kia việc tham gia kết nối với mạng thử nghiệm 6BONE là một trong các điều kiện đăng ký xin cấp phát địa chỉ IPv6 ứng dụng. Từ năm 2001, VNNIC cũng đã tập trung nghiên cứu theo hướng thử nghiệm kết nối IPv6 và thiết lập mạng thử nghiệm kết nối 6BONE để tạo tiền đề xin cấp địa chỉ IPv6. 6.1.3 Ứng dụng Đối với hoạt động Internet trên thế giới, IPv6 hiện nay đã chuyển sang giai đoạn ứng dụng. Trong khi 6BONE cung cấp địa chỉ IPv6 với mục đích thử nghiệm, các RIR (phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương là APNIC) đã cấp địa chỉ IPv6 ứng dụng. Từ những năm gần đây (2002), số lượng địa chỉ IPv6 ứng dụng các RIR cấp ra đã lớn hơn rất nhiều so với số lượng địa chỉ do 6BONE cấp. Các số liệu sau đây cho thấy IPv6 đang là mối quan tâm và ứng dụng trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khu vực hiện nay đang có tốc độ phát triển rất cao trong hoạt động Internet khiến cho mức độ sử dụng tài nguyên rất lớn và mức tăng bình quân hàng năm rất nhanh. 6.1.4 Chính sách cấp địa chỉ IPv6 tại khu vực. Việc quản lý cấp phát và phân bổ IPv6 hoàn toàn như IPv4, tức là do các tổ chức quản lý cấp vùng (Regional Internet Registry - RIR) và tổ chức quản lý cấp quốc gia (National Internet Registry - NIR) đảm nhiệm. VNNIC là NIR tại Việt Nam, sẽ quản lý việc cấp phát và phân bổ địa chỉ IPv6 tại Việt Nam. Tuy nhiên, phải tuân thủ các chính sách chung của khu vực. Hiện nay APNIC cấp địa chỉ IPv6 theo hai dạng sau đây: Cấp phát: Tổ chức nhận được chỉ được dùng cho mạng của mình không được cấp lại cho khách hàng. Các tổ chức sau đây sẽ đủ tiêu chuẩn để được cấp phát: - IX: Internet Exchange. Kích cỡ tối thiểu vùng địa chỉ /48. - Critical network: Các tổ chức duy trì TLD (như VNNIC) hoặc là NIR: Kích cỡ tối thiểu /32. Phân bổ: Tổ chức nhận được có thể sử dụng cho mình và cấp lại cho khách hàng ( điển hình là các ISP ). Kích cỡ tối thiểu cho vùng địa chỉ sẽ là /32 và phải thỏa mãn điều kiện - Là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet ISP. - Có kế hoạch cung cấp kết nối và cấp phát các vùng địa chỉ IPv6 (/48) cho
  4. khách hàng. - Có ít nhất 200 khách hàng trong vòng 2 năm có khả năng sử dụng các vùng địa chỉ IPv6 (/48). Hiện nay Việt Nam đã yêu cầu và được cấp phát những vùng địa chỉ IPv6 sau đây: - Một /48 IPv6 cho VNIX (theo tiêu chuẩn cấp phát cho IXP). - Một /32 cấp cho VNPT (theo tiêu chuẩn phân bổ địa chỉ cho ISP). - Một /32 cấp cho mạng DNS của VNNIC (theo tiêu chuẩn tổ chức quản lý mạng lưới máy chủ tên miền quốc gia TLD).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2