Tổng Quan<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN DO STAPHYLOCOCCUS AUREUS<br />
KHÁNG METHICILLIN (MRSA)<br />
Trần Văn Ngọc*<br />
<br />
ĐẠI CƯƠNGVỀ VIÊM PHỔI BỆNHVIỆN<br />
Viêm phổi bệnh viện (VPBV) (hospital<br />
acquired pneumonia - HAP, nosocomial<br />
pneumonia - NP) = viêm phổi mắc phải trong<br />
bệnh viện (hospital acquired pneumonia –<br />
HAP): là viêm phổi xảy ra sau 48 giờ nhập<br />
viện mà trước đó không có triệu chứng hô hấp<br />
hay nhiễm trùng và không có tổn thương mới<br />
hay tiến triển trên X quang ngực trước 48 giờ<br />
nhập viện.<br />
Viêm phổi kết hợp thở máy (VPTM)<br />
(ventilation associated pneumonia – VAP): là<br />
viêm phổi xảy ra sau 48 -72 giờ thở máy. Đây là<br />
hình thái viêm phổi thường xảy ra khi bệnh<br />
nhân nằm tại phòng săn sóc đặc biệt (ICU)<br />
Viêm phổi kết hợp với chăm sóc y tế<br />
(VPCSYT) (healthcare associated pneumonia –<br />
HCAP): là hình thái viêm phổi cũng được xem<br />
như là một bộ phận của VPBV do phổ vi<br />
khuẩn tương tự như VPBV thực sự. Khi bệnh<br />
nhân được chăm sóc hay điều trị như sau<br />
được xem là VPCSYT:<br />
Đã nhập viện > 48 giờ trong vòng 90 ngày kể<br />
từ ngày nhiễm trùng.<br />
Cư trú trong nhà dưỡng lão hay trung tâm<br />
chăm sóc dài hạn.<br />
Được điều trị kháng sinh tiêm mạch, hóa trị<br />
trong thời gian gần đây hay chăm sóc vết thương<br />
trong vòng 30 ngày.<br />
Chạy thận nhân tạo tại bệnh viện hay tại đơn<br />
vị chạy thận.<br />
Như vậy từ ngữ VPBV ở đây bao gồm cả<br />
viêm phổi mắc phải trong bệnh viện, viêm phổi<br />
thở máy và viêm phổi liên quan chăm sóc y tế(1).<br />
<br />
Viêm phổi liên quan thở máy (VPTM) và viêm<br />
phổi kết hợp với chăm sóc y tế (VPCSYT) do vi<br />
khuẩn kháng thuốc ngày càng gia tăng nhanh<br />
chóng gây khó khăn trong điều trị kháng sinh<br />
ban đầu làm tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian<br />
nằm viện và tăng chi phí điều trị(1).<br />
<br />
VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN DO S. AUREUS<br />
KHÁNG METHICILLINE (MRSA):<br />
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bảo<br />
và cs, trong nghiên cứu đa trung tâm năm 2010<br />
tại các bệnh viện lớn thành phố Hồ Chí minh<br />
như Chợ Rẫy, Nhân dân Gia Định, Thống Nhất,<br />
bệnh viện 175 và Đại Học Y Dược TP Hồ Chí<br />
Minh, với tổng số 785 chủng, tỉ lệ viêm phổi<br />
bệnh viện do vi khuẩn gram âm chiếm đa số với<br />
87,4% và trong đó cao nhất là Klebsiella spp<br />
(32,99%) Acinetobacter spp (25,99%),Pseudomonas<br />
spp (12,48%), E. coli (8,79%). Vi khuẩn gram<br />
dương chiếm 12,61% chủ yếu là S.aureus (4,97%)<br />
và S.coagulase âm (4,33%)(10).<br />
Tại các nước Châu á: VPBV tại các quốc gia<br />
Châu á trung bình từ 5-10 ca /1000 nhập viện,<br />
tương tự như các quốc gia phát triển(2).<br />
Có hai khuynh hướng nổi bật: vi khuẩn<br />
Acinetobacter spp gây viêm phổi bệnh viện ngày<br />
càng gia tăng tại các nước Châu á, chủ yếu tại<br />
Malaysia (23%), Thailand (28%), Pakistan (58,5%)<br />
và India (41,8% nhiễm trùng bệnh viện). Trong<br />
khi đó, S.aureus kháng methicillin (MRSA) là<br />
nguyên nhân thường gặp nhất tại Korea (23,5%<br />
% VPBV) và Đài loan (22 %)(2). Trong nghiên cứu<br />
SMART từ 2000-2005 tại Đài loan, 73% S.aureus là<br />
MRSA. Tác nhân thường gặp nhất tại ICU là<br />
S.aureus, P.aeruginosa, klebsiella spp và A.<br />
baumannii(2).<br />
<br />
Viêm phổi mắc phải trong bệnh viện (VPBV),<br />
* Khoa Hô hấp BV Chợ Rẫy, BM Nội ĐHYD TP HCM<br />
Tác giả liên lạc: PGS Trần Văn Ngọc<br />
ĐT: Email:<br />
<br />
38<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
ĐỀ KHÁNGKHÁNGSINHCỦA S.AUREUS<br />
Cơ chế đề kháng của S.aureus: có 3 cơ chế<br />
kháng vancomycin của tụ cầu:<br />
Vi khuẩn sản xuất men betalactamase bất<br />
hoạt vancomycin.<br />
Tái cấu trúc lớp peptidoglycan thành tế bào<br />
vi khuẩn không cho vancomycin gắn vào thành<br />
tế bào vi khuẩn.<br />
Dầy lớp peptidoglycan làm cho kháng sinh<br />
xâm nhập vào tế bào vi khuẩn bị nhốt trong lớp<br />
màng tế bào.<br />
MRSA hiện nay chiếm từ 70-80% trong<br />
nhiễm trùng S.aureus trong bệnh viện, gây kháng<br />
cao với betalactam bao gồm cephalosporin các<br />
thế hệ và carbapenem. Mặc dù nhạy cảm của<br />
MRSA với vancomycin còn rất cao trên khảo sát<br />
qua test nhậy cảm, nhưng MIC của S.aureus đối<br />
với vancomycin gia tăng làm cho điều trị<br />
vancomycin trên lâm làng đạt kết quả không cao<br />
và cần thay thế vancomycin bằng kháng sinh<br />
khác hiệu quả hơn (6,7,9,12,13,14).<br />
Tại Việt nam, nghiên cứu trên 100 chủng<br />
S.aureus năm 2008, Trần thị thanh Nga nhận thấy<br />
100% các chủng S.aureus có MIC ≥1,5 mg/l và<br />
51% có MIC ≥ 2mg/l. Nghiên cứu này mới chỉ<br />
khảo sát trên in vitro và chưa đánh giá tương<br />
quan giữa MIC cao và kết quả điều trị<br />
vancomycin trên lâm sàng(15).<br />
<br />
Tổng Quan<br />
<br />
nhân này kháng cao với các kháng sinh<br />
Amikacin<br />
68,1%,<br />
ciprofloxacin<br />
70,2%,<br />
clindamycin 82,6% oxacillin 69,9%, teicoplanin<br />
0,3% và vancomycin 0%.<br />
<br />
ĐIỀU TRỊ STAPHYLOCOCCUS AUREUS<br />
KHÁNG METHICILLIN (MRSA)<br />
Tiếp cận điều trị VPBV, VPTM và VPCSYT<br />
Phương pháp tiếp cận hiện nay đối với điều<br />
trị ban đầu theo kinh nghiệm là điều trị kháng<br />
sinh mạnh, phổ rộng, thích hợp ngay từ đầu cho<br />
phần lớn VPBV do vi khuẩn đa kháng, bệnh<br />
nhân có yếu tố nguy cơ cao. Sau khi bệnh nhân<br />
cải thiện lâm sàng và có kết quả vi sinh, điều trị<br />
kháng sinh sẽ thu hẹp lại nhằm tránh kháng<br />
thuốc, giảm chi phí.(1)<br />
Tuy nhiên, nguyên nhân gây VPBV rất nhiều<br />
và tình hình đề kháng cũng rất thay đổi tùy bệnh<br />
viện, các khoa và đơn vị ICU, nên cần có những<br />
nghiên cứu các dữ kiện vi sinh tại chỗ thường<br />
xuyên nhằm cập nhật nhanh chóng tình hình<br />
kháng thuốc kháng sinh để điều trị thích hợp và<br />
đầy đủ<br />
<br />
Tóm lược các bước cần lưu ý trước khi<br />
dùng kháng sinh trong VPBV, VPTM và<br />
VPCSYT(1)<br />
Tác nhân gây bệnh<br />
Vi khuẩn chủ yếu tại bệnh viện, khoa phòng<br />
và tính kháng thuốc của những tác nhân này.<br />
<br />
50<br />
<br />
Tỉ lệ vi khuẩn đường ruột sinh ESBL.<br />
<br />
40<br />
<br />
Tỉ lệ MRSA.<br />
Những tác nhân khác (nấm, legionella, kỵ<br />
khí …). Cần thực hiện cấy định lượng trước khi<br />
bắt đầu sử dụng kháng sinh.<br />
<br />
30<br />
20<br />
<br />
Bệnh nhân<br />
10<br />
<br />
Tình trạng dinh dưỡng.<br />
<br />
0<br />
0.5<br />
<br />
0.75<br />
<br />
1<br />
<br />
1.5<br />
<br />
2<br />
<br />
2.5<br />
<br />
Biểu đồ 1: MIC90 của MRSA đối với vancomycine<br />
Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của<br />
S.aureus tại bệnh viện Chợ Rẫy 2010 cho thấy tác<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Nguy cơ tạo khúm vi khuẩn nội tại hay<br />
ngoại lai (dụng cụ điều trị, nội khí quản,<br />
catheter, dây máy thở …).<br />
Kháng sinh đã dùng trước đây.<br />
Tác dụng phụ của kháng sinh.<br />
<br />
39<br />
<br />
Tổng Quan<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Bệnh đi kèm.<br />
Những tác nhân thường gây kháng thuốc<br />
ngày càng gia tăng trong môi trường bệnh<br />
viện làm cho việc điều trị kháng sinh trở nên<br />
không thích hợp như Acinetobacter baumannii,<br />
Pseudomonas aeruginosa, Enterobacteriacea sinh<br />
ESBL, MRSA (1,8). Cần phối hợp điều trị khi<br />
nghi ngờ nhiễm trùng do những tác nhân này<br />
hay VPBV nặng nhằm hạn chế điều trị không<br />
thích hợp.<br />
Lý Ngọc Kính và cs nhận thấy tại các khoa<br />
ICU trong cả nước tỉ lệ dùng kháng sinh không<br />
thích hợp là 74% và tăng lên 86% nếu do tác<br />
nhân là Acinetobacter spp.(8).<br />
Là tác nhân thường gặp trong nhiễm trùng<br />
bệnh viện hay viêm phổi bệnh viện đặc biệt<br />
S.aureus kháng methicillin (MRSA) chiếm 70-80%<br />
nhiễm trùng S.aureus trong bệnh viện và có tỉ lệ<br />
tử vong cao. Andrew Deryke và cs tiến hành<br />
nghiên cứu về dịch tễ học, điều trị và tử vong do<br />
viêm phổi bệnh viện có nhiễm trùng huyết do S.<br />
aureus trên 206 bệnh nhân trong 5 năm từ 19992004 nhận thấy rằng viêm phổi do S.aureus phát<br />
triển chậm trên bệnh nhân thở máy tại ICU và tử<br />
vong 55,5% so với tử vong chung và không có sự<br />
khác nhau về tử vong và thời gian nằm viện giữa<br />
điều trị thích hợp sớm và điều trị thích hợp trễ,<br />
giữa VPBV do S.aureus nhậy methicillin và<br />
kháng methicillin khi điều trị vancomycin. Kết<br />
quả từ nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên<br />
cứu của Osmon và cs (11). Điều này cho thấy nhu<br />
cầu một thuốc mới ngoài vancomycin trong điều<br />
trị tác nhân này(3).<br />
Oxacillin, nafcillin và cefazolin được dùng<br />
cho nhiễm trùng MSSA. Vancomycine được xem<br />
là tiêu chuẩn vàng điều trị MRSA trước đây.<br />
Trong vòng 2 thập niên qua MIC gia tăng làm<br />
giảm nhạy cảm với vancomycin (MIC trung gian<br />
(vancomycin intermediate susceptibility S. aureus<br />
(VISA)) với MICs 4–8 mg/l hay kháng hoàn toàn<br />
(vancomycin-resistant S. aureus (VRSA)) với<br />
MICs >8 mg/l. ngoài ra, một số chủng MRSA có<br />
<br />
40<br />
<br />
hiện tượng giảm nhạy cảm với vancomycin,<br />
(MIC creep). Những vi khuẩn này vẫn còn nhạy<br />
bằng test nhạy cảm nhưng cần nồng độ cao<br />
vancomycin gần mức trung gian để ức chế vi<br />
khuẩn (MIC # 2 mg/l). Lodise và cs nhận thấy<br />
rằng bệnh nhân có MICs >1.5 mg/l sẽ thất bại<br />
điều trị gấp 2,4 lần so với bệnh nhân có MICs<br />
5 ngày trong BV + kháng sinh trước đó)?<br />
Hoặc 1 yếu tố nguy cơn và phết thanh khí quản dương tính cầu trùng Gram (+)<br />
<br />
Có<br />
Điều trị theo kinh nghiệm MRSA<br />
KHÔNG<br />
<br />
Suy thận hoặc sử dụng aminoglycoside<br />
hoặc tuổi > 65<br />
<br />
Vancomycin<br />
/Teicoplanin<br />
<br />
CÓ<br />
<br />
Linezolid<br />
<br />
MSSA<br />
Oxacillin<br />
(nếu không dị<br />
ứng PCN)<br />
<br />
MRSA<br />
<br />
Cấy/Đáp ứng<br />
<br />
Ngưng vancomycin và<br />
sử dụng linezolid<br />
<br />
Cấy âm tính:<br />
Ngưng thuốc<br />
<br />
Đ<br />
áp ứ<br />
ng LS<br />
Đáp<br />
ứng<br />
KHÔNG<br />
<br />
Nếu vancomycin chuyển sang linezolid<br />
Nếu linezolid<br />
Thêm rifampin<br />
<br />
CÓ<br />
<br />
Tiếp tục<br />
<br />
Sơ đồ: Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn do MRSA (10)<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
American Thoracic Society Documents. Guidelines for the<br />
Management of Adults with Hospital-acquired, Ventilatorassociated, and Healthcare-associated Pneumonia.Statement<br />
of the American Thoracic Society and the Infectious Diseases<br />
Society of America was approved by the ATS Board of<br />
Directors, December 2004 and the IDSA Guideline<br />
Chawia R (2008). Epidemiology, etiology, and diagnosis of<br />
hospital –acquired pneumonia and ventilator-associated<br />
pneumonia in Asian countries.Am J Infect control.Vol.36, No.4<br />
Supplement 2; 36: s93-100.<br />
De Ryke CA, Lodise TP et al (2005). Epidemiology, Treatment,<br />
and Outcomes of Nosocomial Bacteremic Staphylococcus aureus<br />
Pneumonia. Chest. 128:1414 –1422<br />
Đồng Thị Nghiêm (2011). Đánh giá mối tương quan giữa<br />
nồng độ ức chế tối thiểu của vancomycin với hiệu quả điều trị<br />
lâm sàng trong nhiễm khuẩn do Staphylococcus aureus. Luận<br />
văn thạc sỹ y học – Đại học Y Dược TP HCM.<br />
Leroy O, Giradie P, Yazdanpanah Y, et al (2002) Hospitalacquired pneumonia: microbiological data and potential<br />
adequacy of antimicrobial regimens. Eur Respir J;20: 432–439.<br />
Levita KH, Donald IH, et al (2006). High-Dose Vancomycin<br />
Therapy for Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus<br />
Infections.Efficacy and Toxicity. Arch Intern Med;166:2138-2144<br />
Lodise TP, Graves J, Evans A, et al (2008). Relationship<br />
between Vancomycin MIC and Failure among Patients with<br />
Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus Bacteremia<br />
Treated with Vancomycin.Antimicrobial Agents And<br />
Chemotherapy, Vol. 52, No. 9, p. 3315–3320.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
Lý Ngọc Kính, Ngô Thi Bich Hà (2010). Tìm hiểu thực trạng<br />
sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn bệnh viện tại các đơn<br />
vị điều trị tích cực ở một số cơ sở khám, chữa bệnh. Nghiệm<br />
thu đề tài cấp Bộ.<br />
Musta AC, Riederer K, et al (2009). Vancomycin MIC plus<br />
Heteroresistance and Outcome of Methicillin-Resistant<br />
Staphylococcus aureus Bacteremia: Trends over 11<br />
Years.Journal Of Clinical Microbiology.Vol. 47, No. 6.,<br />
p.1640–1644<br />
Nguyễn Thanh Bảo, Cao Minh Nga, Trần Thị Thanh Nga, và<br />
cs (2012). Chọn lưa kháng sinh ban đầu trong điều trị nhiễm<br />
khuẩn bệnh viện tại một số bệnh viện TP HCM. Y học TP<br />
HCM, chuyên đề Nội Khoa II, PB tập 16, số 1: tr 206-214.<br />
Niederman MS (2009). Treatment options for nosocomial<br />
pneumonia due to MRSA. Journal of Infection, Volume 59, S25S31.<br />
Phạm Hùng Vân, Phạm Thái Bình (2005). Tình hình đề kháng<br />
kháng sinh của vi khuẩn Staphylococcus aureus. kết quả<br />
nghiên cứu đa trung tâm thực hiện trên 235 chủng vi khuẩn<br />
và hiệu quả in vitro của linezolide. Tạp chí y học thực hành.<br />
Công trình nghiên cứu khoa học – hội nghị bệnh phổi toàn<br />
quốc Cần Thơ, số 513 tr 244-248<br />
Sakoulas G, Moise-Broder PA et al (2004). Relationship of<br />
MIC and Bactericidal Activity to Efficacy of Vancomycin for<br />
Treatment of Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus<br />
Bacteremia. Journal Of Clinical Microbiology, p. 2398–<br />
2402.Vol. 42, No. 6<br />
Soriano A, Marco F et al (2008). Influence of Vancomycin<br />
Minimum Inhibitory Concentration on the Treatment of<br />
Methicillin- Resistant Staphylococcus aureus Bacteremia.<br />
<br />
41<br />
<br />
Tổng Quan<br />
<br />
15.<br />
<br />
42<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Clinical Infectious Diseases; 46:193–200.<br />
Trần Thị Thanh Nga và cs (2009). Kết quả khảo sát nồng độ ức<br />
chế tối thiểu của vancomycin trên 100 chủng Staphylococcus<br />
aureus được phân lập tại BV Chợ Rẫy từ tháng 5-8/2008. Y<br />
<br />
16.<br />
<br />
Hoc TP HCM, chuyên đề HNKHKT Bệnh viện Chọ Rẫy. Tập<br />
13, phụ bản của số 1 tr 295-299 .<br />
Wunderink RG (2011). New antibiotics for VAP. Eur Respir..<br />
53, 48–53.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />