Định giá doanh nghiệp và thương hiệu trong hoạt động M&A
lượt xem 114
download
Gần đây giới doanh nhân ngày càng quan tâm nhiều đến vấn đề định giá doanh nghiệp. Nguyên nhân là vì các hoạt động cổ phần hóa, mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp (Merger & Acquisition “M&A”) đang ngày càng tấp nập hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Định giá doanh nghiệp và thương hiệu trong hoạt động M&A
- Định giá doanh nghiệp và thương hiệu trong hoạt động M&A Gần đây giới doanh nhân ngày càng quan tâm nhiều đến vấn đề định giá doanh nghiệp. Nguyên nhân là vì các hoạt động cổ phần hóa, mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp (Merger & Acquisition - “M&A”) đang ngày càng tấp nập hơn. Trong vài năm qua, thương trường thế giới có quá nhiều tiền thặng dư dẫn đến tình huống tín dụng dễ dãi, đầu tư cẩu thả. Đây là hiện tượng mà Cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ là ông Alan Greenspan đã gọi là “tâm lý sung mãn bất hợp lý” (irrational exuberance). Từ vài tháng qua, luật nhân quả đã thể hiện qua sự
- khủng hoảng của giới ngân hàng cho vay nhà đất ở Mỹ và các quỹ đầu tư. Thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ giảm sút trầm trọng, kéo theo một loạt báo động trên những TTCK khác. Ở Việt Nam, hoạt động kinh tế thương mại đã tăng nhanh từ khi bắt đầu hội nhập vào thị trường thế giới, từ Hiệp định thương mại song phương với Mỹ cách đây hơn 5 năm, đến việc gia nhập WTO đầu năm 2007. Số lượng các quỹ đầu tư đã tăng rất nhanh, từ mức ban đầu chỉ vài quỹ nước ngoài với số vốn khiêm tốn giờ đã lên đến trên 80 quỹ đầu tư (cả trong và ngoài nước), với số vốn trung bình lên đến vài trăm triệu USD, kể cả vài quỹ đã nâng vốn lên trên một tỉ USD. Thị trường chứng khoán trong nước cũng đã “kéo” được một số vốn đáng kể từ trong dân. Chỉ trong vòng 2 năm, một số tiền lớn (tương đối so với thị trường trong
- nước) đã được đầu tư vào các doanh nghiệp, phần lớn chưa được chuẩn bị để sử dụng những đồng vốn này một cách đúng mực. Nhận vốn đầu tư là nhận nợ, là nhận một gánh nặng trách nhiệm để phải tăng hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp nhằm tăng trưởng bền vững, tương xứng với mức vốn đã nhận được. Nhiều doanh nghiệp trong nước đang bị ru ngủ với sự sung mãn giả tạo, quên đi trách nhiệm phát triển nội lực để theo kịp với sự đòi hỏi của thị trường. Trong vài năm tới, hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp sẽ nhộn nhịp hơn. Một số lớn doanh nghiệp trong nước sẽ bị khủng hoảng vì thời gian qua đã gánh thêm những khoản nợ quá lớn qua sự hồ hởi cổ phần hóa và “lên sàn”, trong khi phần lớn số nợ mới chưa được sử dụng đúng mức cho việc tái cấu trúc, phát triển doanh nghiệp để thực sự tăng hiệu suất. Các doanh nghiệp này sẽ phải “trả nợ” cho sự xao lãng
- trách nhiệm; giá trị thị trường của họ sẽ sút giảm. Thị trường sẽ trải qua một giai đoạn điều chỉnh. Các doanh nghiệp yếu kém sẽ bị gạn lọc, đào thải. Các doanh nghiệp thực sự mạnh sẽ có cơ hội mua, sáp nhập với các doanh nghiệp khác để tạo một thế mạnh chiến lược trên thương trường. Đây sẽ là “cơ hội vàng” cho những doanh nghiệp mạnh, có khả năng tài chính mua lại những doanh nghiệp bị chao đảo vì bội thực những khoản nợ lớn mà thị trường vốn đã dễ dàng giao cho họ trong mấy năm qua. Lúc đó, nhu cầu định giá doanh nghiệp sẽ càng được quan tâm hơn. Hiện nay, có nhiều khái niệm về định giá doanh nghiệp và thương hiệu chưa được hiểu rõ ràng, chưa thích hợp với mục tiêu sử dụng các phương pháp định giá. Mục đích bài này là để làm rõ một số khái niệm cơ bản đặc biệt cho các chủ doanh nghiệp (chứ
- không phải cho các chuyên viên định giá) về vấn đề định giá doanh nghiệp để bán, mua, hoặc sáp nhập (hai doanh nghiệp nhập thành một, hoặc hoán đổi cổ phần) với mục đích hợp tác chiến lược. Định giá doanh nghiệp không chỉ là một khoa học chính xác mà là cả một nghệ thuật nữa. Có rất nhiều phương pháp định giá và mỗi phương pháp cho một đáp số khác nhau, con số cao nhất có thể cách xa con số thấp nhất đến vài lần. Giá trị của một doanh nghiệp (value) được “định” với một số giả thuyết chủ quan, khác với cái giá (price) là giá trị thuận mua vừa bán. Cái mà chủ doanh nghiệp quan tâm là cái giá cuối cùng mà người mua và người bán có thể gặp nhau.
- Mục đích định giá của bên mua và bên bán chỉ để thực tập bài toán giá trị với một số giả thuyết tương đối hợp lý, nhưng rất chủ quan có lợi cho bên họ, để làm khởi điểm cho cuộc thương thuyết mua bán. Chủ doanh nghiệp nên giao cho các chuyên gia định giá làm công việc định lượng này. Tuy nhiên, cái giá cuối cùng giữa người mua và người bán phần lớn được quyết định bởi những yếu tố định tính chứ không phải định lượng. Trong việc định giá doanh nghiệp, người ta thường quên giá trị lớn nhất của doanh nghiệp vẫn là con người: Nhân sự quản lý, hệ thống tổ chức quản lý, và văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là những yếu tố không dễ dàng định lượng được, là những giá trị định tính phải được thuyết phục trong cuộc thương lượng.
- Các phương pháp định giá (có tính định lượng cao) phần lớn thường được sử dụng cho việc cổ phần hóa (vì chủ doanh nghiệp có thể chủ động định giá thấp hoặc cao, phục vụ cho mục tiêu định giá của mình) và cho các vụ tranh tụng (ly dị, di chúc, thừa kế, tranh chấp nội bộ doanh nghiệp…) vì tòa án hoặc các đơn vị hòa giải chỉ có thể căn cứ trên những yếu tố định lượng sau khi đôi bên thỏa thuận sử dụng phương pháp nhất định nào đó để có hướng giải quyết tranh chấp. Giá trị nhất định của một doanh nghiệp chỉ có thể được khẳng định khi doanh nghiệp tìm được một người mua thuận mua ở một cái giá người bán vừa bán. Trên cơ sở lý thuyết, giá trị doanh nghiệp gồm có giá trị cứng (có thể tương đối cân đong đo đếm
- được, như tổng tài sản hiện có, khả năng sinh lời của doanh nghiệp…) cộng với giá trị thương hiệu của công ty. Giá trị thương hiệu là một yếu tố vô hình; giá trị này chỉ có thể định được ở một mức độ tương đối cho những công ty đã có một quá trình hoạt động ổn định lâu dài và phần lớn đã được niêm yết. Giá trị thương hiệu = tổng giá trị cổ phiếu của công ty- tổng giá trị tài sản (gồm hiện vật và hiện kim, hoặc theo cách tính dựa trên tổng giá trị thu nhập hàng năm cho một khoảng thời gian trong tương lai). Mới đây, Vietcombank định giá thương hiệu của họ bằng cách lấy giá trung bình của các nhà đầu tư nước ngoài nộp thầu trừ cho tổng giá trị tài sản của họ. Đây cũng chỉ là một cách tính tương đối vì giá trị tài sản cũng chỉ được định ở một mức độ tùy theo cách tính.
- Giá trị của bất cứ doanh nghiệp nào nôm na cũng được quyết định bởi hai yếu tố: 1) Doanh nghiệp này tạo nên được giá trị gì qua các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ mà xã hội đang cần và chấp nhận mua; 2) Doanh nghiệp này đã làm gì để được xã hội dễ dàng nhận diện được họ, có cảm tình và tin tưởng để quyết định chọn mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp này thay vì chọn một doanh nghiệp khác. Đó là hai yếu tố “quý” và “mến” tạo nên giá trị chung của doanh nghiệp. Cái “quý” quyết định giá trị kinh tế thực tiễn; cái “mến” quyết định giá trị xã hội (giá trị thương hiệu) hỗ trợ mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp. Người mua quyết định giá bán; người bán chỉ có quyền không bán chứ không chủ động được giá mua. Người bán chỉ có được
- giá bán theo ý họ nếu họ có khả năng thuyết phục được người mua có lời với cái giá họ muốn bán. Binh pháp nào cũng dạy: Muốn thắng phải biết người, biết ta và chủ động được tình thế. Trong thương trường cũng vậy. Người bán cần phải biết thế mạnh và cả thế yếu của mình; người mua là ai, họ đang cần gì, mong đợi gì để tạo giá trị gia tăng sau khi mua; thị trường đang có những ai đang cung cấp sản phẩm dịch vụ tương tự như mình? Dù đã nắm được những yếu tố chiến lược quyết định nhưng rồi kết quả định giá sẽ được quyết định ở bàn thương thuyết, qua khả năng thương thuyết. Đó là giá trị của người thương thuyết, của vị tướng trong chiến trận định giá. Người thương thuyết phải có đủ “IQ” (Intelligence quotient- độ thông minh, nhanh nhẹn) và “EQ” (Emotional quotient- độ cảm
- nhận tình huống tốt, biết lắng nghe, thấu hiểu đối tượng đang nói gì, phản ứng ra sao, biết ứng xử một cách tối ưu theo tình huống chứ không chỉ thương thuyết một cách “duy ý chí”, “theo bài”). Người mua nếu chưa có doanh nghiệp riêng sẽ có điều kiện tương đối đơn giản hơn khi mua. Họ chỉ cần được thuyết phục là doanh nghiệp họ mua sẽ tiếp tục đem lại một số lợi nhuận, cao hơn so với mức lợi nhuận cao nhất mà họ đang có. Đó là sự quan tâm vào mức lợi nhuận và tính bền vững của doanh nghiệp (điều kiện A). Điều kiện thứ hai là cái giá họ phải trả nếu chính họ phải tham gia quản lý ở một mức độ nào đó để doanh nghiệp được tiếp tục phát triển tốt (điều kiện B). Họ sẽ mua nếu: A-B>mức lợi nhuận cao nhất có thể có được nếu
- họ đầu tư vào một nơi khác (từ chuyên môn là “chi phí cơ hội” - opportunity cost). Bên mua có thể đã có doanh nghiệp và muốn mua thêm để tăng thị phần và thế mạnh chiến lược của họ trong thị trường sau khi hai công ty sáp nhập. Trong trường hợp này, giá trị “cộng hưởng” (synergy) quan trọng hơn là giá trị nhất định của doanh nghiệp họ đang định mua- nghĩa là sau khi mua cái tổng giá trị gia tăng sẽ cao hơn giá trị của từng doanh nghiệp cộng lại. Khi người mua đến với người bán thì người mua đã biết họ đang cần gì và tại sao họ tìm đến bên bán. Bên mua cũng đã có một ước tính họ sẽ lợi hơn được bao nhiêu so với một cơ hội khác họ có thể mua. Gọi đây là mức lời X tối thiểu họ kỳ vọng thì họ sẽ
- sẵn sàng trả cái giá (X-1) cho người bán. Nếu bên bán mong đợi bên mua trả cao hơn (X-1) thì họ phải thuyết phục được bên mua là số X “thực” là một con số lớn hơn con số X mà bên mua dự đoán. Chiến lược mua bán có thể được định bởi lãnh đạo doanh nghiệp, nhưng công việc thương thuyết phải được trao cho những người có khả năng thương thuyết chuyên nghiệp. Chủ doanh nghiệp không nên giữ vai trò thương thuyết vì thường thiếu độ khách quan và sự tỉnh táo cần thiết để thương lượng có kết quả tốt. Hơn nữa, chủ doanh nghiệp cũng cần dành cho mình quyền quyết định cuối cùng để tránh trường hợp bị bắt bí trên bàn thương thuyết.
- Ưu tiên hàng đầu của chủ doanh nghiệp là phát triển nội lực, biết thế mạnh của mình, nắm bắt được điều kiện thị trường, biết rõ đối tượng, biết chọn thời điểm thuận lợi để mua bán, và biết chọn đúng người để thương thuyết. Định giá chỉ là một công cụ tương đối cần chứ không phải là điều kiện đủ trong hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU
5 p | 406 | 113
-
Định giá doanh nghiệp và thương hiệu, vấn đề nằm ở đâu?
3 p | 235 | 108
-
MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP
3 p | 354 | 58
-
Bảy ứng dụng quan trọng của định giá thương hiệu
2 p | 194 | 55
-
Quản lý văn hóa trong doanh nghiệp CNTT
3 p | 95 | 13
-
Quảng bá thương hiệu VN bằng Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
5 p | 109 | 12
-
Năm phương pháp xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp
4 p | 105 | 11
-
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp thương mại - Bài 18
16 p | 120 | 11
-
Bài giảng Mua bán, sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp: Bài 5 - ThS. Đỗ Xuân Trọng
25 p | 42 | 7
-
Khởi sự kinh doanh với mô hình doanh nghiệp gia đình
15 p | 50 | 5
-
Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Nghề: Kinh doanh thương mại - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
118 p | 17 | 5
-
Liệu doanh nghiệp nhỏ có thể xây dựng thương hiệu lớn
6 p | 117 | 4
-
Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành hàng đồ gỗ gia dụng Việt Nam sau 8 năm gia nhập WTO
14 p | 89 | 4
-
Bài giảng Định giá và chuyển nhượng thương hiệu - Chương 6: Quản trị tài sản thương hiệu trong mua bán, chia tách và sáp nhập doanh nghiệp (Trường ĐH Thương Mại)
23 p | 28 | 4
-
Doanh nghiệp chưa để ý vấn đề bản quyền khi quảng cáo
5 p | 63 | 3
-
Nghiên cứu tác động chính sách trách nhiệm xã hội đến thương hiệu của doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 10 | 2
-
Bài giảng Định giá thương hiệu: Chương 4 - TS. Nguyễn Ngọc Quang
13 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn