intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Định giá và chuyển nhượng thương hiệu - Chương 6: Quản trị tài sản thương hiệu trong mua bán, chia tách và sáp nhập doanh nghiệp (Trường ĐH Thương Mại)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

29
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Định giá và chuyển nhượng thương hiệu - Chương 6: Quản trị tài sản thương hiệu trong mua bán, chia tách và sáp nhập doanh nghiệp. Chương này có nội dung trình bày: khái quát về hoạt động mua bán, chia tách và sáp nhập doanh nghiệp; quản trị tài sản thương hiệu trong mua bán, chia tách và sáp nhập doanh nghiệp;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Định giá và chuyển nhượng thương hiệu - Chương 6: Quản trị tài sản thương hiệu trong mua bán, chia tách và sáp nhập doanh nghiệp (Trường ĐH Thương Mại)

  1. CHƯƠNG 6 QUẢN TRỊ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU TRONG MUA BÁN, CHIA TÁCH VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 5 August 2020 98
  2. ĐỊNH GIÁ VÀ CHUYỂN NHƯỢNG THƯƠNG HIỆU Chương 6: QUẢN TRỊ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU TRONG MUA BÁN, CHIA TÁCH VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 6.1. Khái quát về hoạt động mua bán, chia tách và sáp nhập doanh nghiệp 6.1.1. Lợi ích và rủi ro của mua bán, chia tách và sáp nhập 6.1.2. Các hình thức mua bán, chia tách và sáp nhập 6.1.3. Điều kiện và quy trình thực hiện mua bán, chia tách và sáp nhập 6.2. Quản trị tài sản thương hiệu trong mua bán, chia tách và sáp nhập doanh nghiệp 6.2.1. Liên minh thương hiệu và phát triển thương hiệu liên minh 6.2.2. Đổi tên thương hiệu và hoán vị thương hiệu 6.2.3. Loại bỏ một thương hiệu và tái tung (re-launch) thương hiệu
  3. 6.1. Khái quát về hoạt động mua bán, chia tách và sáp nhập doanh nghiệp 6.1.1. Một số khái niệm cơ bản của mua bán, chia tách và sáp nhập • Hoạt động mua DN là việc một DN mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của DN khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của DN bị mua lại (Khoản 3, điều 17, Luật Cạnh tranh 2004) • Sáp nhập DN là việc một hoặc một số DN chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một DN khác đồng thời chấm dứt sự tồn tại của DN bị sáp nhập (điều 17 của Luật cạnh tranh ban hành ngày 03/12/2004 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam)
  4. 6.1.1. Một số khái niệm cơ bản của mua bán, chia tách và sáp nhập • Hoạt động hợp nhất DN: Hai hay một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất. (Điều 104 và điều 108 Luật Doanh nghiệp 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009) • Hoạt động thâu tóm DN: Là thuật ngữ được sử dụng khi một doanh nghiệp (gọi là doanh nghiệp thâu tóm) tìm cách nắm giữ quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp khác (gọi là doanh nghiệp mục tiêu) thông qua thâu tóm toàn bộ hoặc một tỷ lệ cổ phần hoặc tài sản của doanh nghiệp mục tiêu đủ để khống chế toàn bộ các quyết định của doanh nghiệp.
  5. 6.1.1. Một số khái niệm cơ bản của mua bán, chia tách và sáp nhập Chuyển giao quyền trong việc mua bán, chia tách, sáp nhập bao gồm các quyền: - Quyền sở hữu - Quyền sử dụng - Quyền quản lý
  6. 6.1. Khái quát về hoạt động mua bán, chia tách và sáp nhập doanh nghiệp 6.1.2. Các hình thức mua bán, chia tách và sáp nhập • Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp: thông qua việc góp vốn điều lệ công ty TNHH hoặc mua cổ phần phát hành để tăng vốn điều lệ của CTCP. • Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành của thành viên hoặc cổ đông của công ty: hình thức này được áp dụng đối với DN tư nhân theo quy định của luật DN và một số DNNN theo quy định của pháp luật về giao, bán, khoán, kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước. • Chia, tách doanh nghiệp: là hình thức kiểm soát doanh nghiệp thông qua việc làm giảm quy mô doanh nghiệp. Chủ thể chính của hoạt động chia tách doanh nghiệp là các thành viên hoặc cổ đông hiện tại của công ty.
  7. 6.1.2. Các hình thức mua bán, chia tách và sáp nhập • Hợp nhất doanh nghiệp: là hai hay một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất. • Sáp nhập doanh nghiệp: là hình thức kết hợp một hoặc một số công ty cùng loại (Công ty bị sáp nhập) vào một công ty khác (Công ty nhận sáp nhập) trên cơ sở chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập vào công ty nhận sáp nhập. Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, Công ty nhận sáp nhập vẫn tồn tại và kế thừa toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập
  8. 6.1. Khái quát về hoạt động mua bán, chia tách và sáp nhập doanh nghiệp 6.1.3. Lợi ích và rủi ro của mua bán, chia tách và sáp nhập Lợi ích: a. Bên mua: – Kế hoạch đầu tư được tiến hành nhanh chóng – Loại bớt được đối thủ cạnh tranh – Ít rủi ro hơn so với hoạt động đầu tư mới – Thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao – Gia tăng được lợi thế nhờ quy mô – Thúc đẩy tiếp cận thị trường và khẳng định vị thế trong ngành
  9. 6.1.3. Lợi ích và rủi ro của mua bán, chia tách và sáp nhập Lợi ích: b. Bên được mua, được sáp nhập : – Tránh nguy cơ bị phá sản – Tiếp cận được phương thức quản trị mới – Tạo động lực thu hút đầu tư – Giải quyết được vấn đề thiếu vốn
  10. 6.1.3. Lợi ích và rủi ro của mua bán, chia tách và sáp nhập Rủi ro: a. Bên mua – Định giá tài sản của doanh nghiệp mua lại quá cao – Việc liên kết hoạt động giữa các công ty sau mua bán và sáp nhập mất nhiều thời gian – Giải quyết các vấn đề của công ty mua lại như: hiệu quả sản xuất và kinh doanh kém, nợ đọng, cơ cấu lao động không hợp lý…
  11. 6.1.3. Lợi ích và rủi ro của mua bán, chia tách và sáp nhập Rủi ro: b. Bên được mua, được sáp nhập – Định giá tài sản, thương hiệu thấp hơn thực tế – Đánh mất thương hiệu trên thị trường
  12. 6.1. Khái quát về hoạt động mua bán, chia tách và sáp nhập doanh nghiệp 6.1.4. Điều kiện và quy trình thực hiện mua bán, chia tách và sáp nhập • Điều kiện và quy trình mua bán, sáp nhập doanh nghiệp: • Điều kiện mua bán sáp nhập doanh nghiệp: – Pháp lý – Hoạt động quản trị của DN – Lợi ích có được từ giá trị tài sản thương hiệu
  13. 6.1.4. Điều kiện và quy trình thực hiện mua bán, chia tách và sáp nhập Quy trình mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
  14. 6.1.4. Điều kiện và quy trình thực hiện mua bán, chia tách và sáp nhập • Với trường hợp chia tách: – Điều kiện – Quy trình
  15. 6.2. Quản trị tài sản thương hiệu trong mua bán, chia tách và sáp nhập doanh nghiệp 6.2.1. Liên minh thương hiệu và phát triển thương hiệu liên minh Hợp tác thương hiệu • Hợp tác thương hiệu đề cập đến quy trình khi hai thương hiệu kết hợp với nhau để tạo ra một liên minh và cùng nhau tạo dựng thương hiệu để tận dụng sự kết hợp giữa hai thương hiệu. • Hợp tác thương hiệu cũng có thể là một cách sắp xếp kết hợp một sản phẩm hoặc dịch vụ với nhiều thương hiệu hoặc kết hợp một sản phẩm với người khác không phải là nhà sản xuất chính. • Hợp tác thương hiệu là sự kết hợp của hai hay nhiều thương hiệu khác nhau để tạo ra những sản phẩm đồng thương hiệu.
  16. 6.2.1. Liên minh thương hiệu và phát triển thương hiệu liên minh Các hình thức hợp tác thương hiệu Căn cứ vào chủ thể sở hữu thương hiệu, người ta chia thành ba hình thức hợp tác thương hiệu: •Hợp tác thương hiệu của cùng chủ sở hữu: đây là hình thức hai hoặc nhiều thương hiệu khác nhau của một chủ sở hữu và chủ sở hữu thương hiệu xây dựng chiến lược chung quảng bá cùng lúc các thương hiệu khác nhau. •Hợp tác thương hiệu giữa các chủ sở hữu khác nhau: đây là hình thức liên doanh hợp tác xây dựng thương hiệu. Hai hoặc ba công ty thành lập liên minh chiến lược để thực hiện chào bán sản phẩm đến cùng khách hàng mục tiêu.
  17. 6.2.1. Liên minh thương hiệu và phát triển thương hiệu liên minh Hợp tác thương hiệu của hai chủ sở hữu khác nhau hình thành một thương hiệu • thuộc sở hữu chung: đây là hình thức hai hay nhiều thương hiệu khác nhau của các chủ sở hữu khác nhau cùng hợp tác tạo ra sản phẩm chung và ghép các thương hiệu khác nhau lại hình thành nên thương hiệu thuộc sở hữu chung của hai bên. Tên của thương hiệu chung có thể là sự kết hợp giữa hai thương hiệu khác nhau cùng tham gia hợp tác, cũng có thể là một cái tên khác do sự thỏa thuận của hai bên doanh nghiệp.
  18. 6.2.1. Liên minh thương hiệu và phát triển thương hiệu liên minh Căn cứ vào nội dung của hợp tác, người ta chia thành ba hình thức hợp tác thương hiệu: • Hợp tác thương hiệu trong việc quảng bá thương hiệu: hai hoặc nhiều thương hiệu khác nhau cùng nhau hợp tác trong hoạt động marketing như quảng cáo, đưa sản phẩm ra thị trường và xây dựng hệ thống phân phối. Thương hiệu này sẽ hỗ trợ thương hiệu kia để cùng nhau phát triển. • Hợp tác thương hiệu cùng công ty (same company cobranding) là hình thức một công ty quảng bá cho nhiều thương hiệu.
  19. 6.2.1. Liên minh thương hiệu và phát triển thương hiệu liên minh - Hợp tác thương hiệu với sự hỗ trợ đa năng (Multiple sponsor cobranding): hai • hoặc nhiều doanh nghiệp liên minh chiến lược trong công nghệ, phân phối, xúc tiến bán hàng. - Hợp tác thương hiệu thành phần (Ingredient Cobranding): là hình thức tạo ra giá • trị thương hiệu cho nguyên vật liệu, các thành phần chứa trong các sản phẩm khác. Nhà chế tạo sản xuất ra một bộ phận cấu thành của một sản phẩm cuối cùng và quảng bá thương hiệu của họ dưới sản phẩm của người khác.
  20. 6.2.1. Liên minh thương hiệu và phát triển thương hiệu liên minh Liên minh thương hiệu • Liên minh thương hiệu: việc sử dụng hai hoặc nhiều hơn các thương hiệu trên một sản phẩm nhất định để tạo ra đồng thương hiệu và có sự liên kết chặt chẽ về mặt kinh tế. • Liên minh thương hiệu: là sự kết hợp của các thương hiệu để tạo ra một sản phẩm mới gắn với một tên thương hiệu mới. • Liên minh thương hiệu: sự kết hợp của hai hay nhiều thương hiệu trong việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm của cả hai thương hiệu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2