Bài giảng Định giá và chuyển nhượng thương hiệu - Chương 2: Phát triển tài sản thương hiệu (Trường ĐH Thương Mại)
lượt xem 3
download
Bài giảng Định giá và chuyển nhượng thương hiệu - Chương 2: Phát triển tài sản thương hiệu. Chương này có nội dung trình bày về: khái niệm và sự cần thiết phát triển tài sản thương hiệu; định hướng chiến lược phát triển tài sản thương hiệu; các phương án phát triển tài sản thương hiệu;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Định giá và chuyển nhượng thương hiệu - Chương 2: Phát triển tài sản thương hiệu (Trường ĐH Thương Mại)
- CHƯƠNG 2 PHÁT TRIỂN TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU 5 August 2020 19
- 2.1.1. Khái niệm Phát triển tài sản thương hiệu là các hoạt động nhằm duy trì và nâng cao giá trị cảm nhận của thương hiệu, tăng cường sức mạnh, khả năng thích ứng với môi trường cạnh tranh biến động và gia tăng giá trị tài chính của thương hiệu. • Tập hợp những hoạt động cả trên cấp độ tư duy chiến lược và thực tiễn triển khai. • Hoạt động được thực hiện bởi chủ sở hữu và các bên liên quan (cá nhân, doanh nghiệp, tập thể những doanh nghiệp và các cổ đông, bên góp vốn …) • Nâng cao giá trị cảm nhận (chất lượng sản phẩm, nhận thức thương hiệu, các liên tưởng thương hiệu...). • Tăng cường sức mạnh thương hiệu, năng lực cạnh tranh và dẫn dắt thị trường… • Gia tăng giá trị tài chính thông qua các hoạt động khai thác thương hiệu 5 August 2020 20
- 2.1.2. Sự cần thiết phát triển tài sản thương hiệu • Gia tăng các giá trị cho Doanh nghiệp: - Giúp doanh nghiệp gia tăng được các khách hàng trung thành - Thu hút thêm lượng khách hàng tiềm năng mới - Tạo nền tảng cho sự phát triển thông qua việc mở rộng thương hiệu - Tạo nền tảng cho việc phát triển và sử dụng hiệu quả các chính sách marketing - Tạo rào cản để hạn chế sự thâm nhập trị trường của các đối thủ cạnh tranh mới - Giúp doanh nghiệp duy trì được vị thế thương hiệu trên thị trường • Gia tăng giá trị cho khách hàng: - Gia tăng sự nhận biết, thông tin và chất lượng cảm nhận từ đó mang lại sự yên tâm cho khách hàng khi quyết định gắn bó với thương hiệu - Gia tăng các lợi ích về tài chính và các mối quan hệ xã hội đối với các khách hàng là đối tác và nhà đầu tư cho thương hiệu 5 August 2020 21
- 2.1.3. Đặc điểm và xu hướng phát triển tài sản thương hiệu • Đặc điểm: – Luôn song hành cùng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. – Các tài sản có mối quan hệ mật thiết, vì thế khó có thể chỉ đề cập đến một tài sản cụ thể nào. – Mọi tài sản đều có thể quy ra tiền theo cách nào đấy, vì vậy phát triển giá trị tài chính của doanh nghiệp nói chung và thương hiệu nói riêng thường được kỳ vọng trong tương lai. – Có rất nhiều cách để phát triển tài sản thương hiệu. – Quá trình phát triển tài sản TH luôn hàm chứa những rủi ro. • Xu hướng: – Gắn với xu hướng toàn cầu hoá (Trở thành thương hiệu toàn cầu; Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; Thực hiện các hoạt động hợp tác thương hiệu; Hình thành các liên minh…) – Gắn với hoạt động kinh doanh và khai thác thương hiệu (Phát triển giá trị cảm nhận để gia tăng lòng trung thành; Nhượng quyền thương mại hoặc license nhãn hiệu; Bán, mua lại thương hiệu; Sáp nhập hoặc chia tách …) 5 August 2020 22
- 2.2.1. Căn cứ xác lập định hướng phát triển tài sản thương hiệu • Căn cứ vào yếu tố môi trường cạnh tranh ngành • Căn cứ vào các yếu tố nội tại của doanh nghiệp: nguồn lực, khả năng thích ứng doanh nghiệp, khả năng khai thác và phát triển thị trường mục tiêu, khả năng phát triển sản phẩm. • Căn cứ nhu cầu và xu hướng tiêu dùng trên các đoạn thị trường mục tiêu. • Căn cứ vào những đánh giá và nhận định, liên tưởng của khách hàng về thương hiệu và sản phẩm mang thương hiệu • Căn cứ định hướng hoạt động và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. 5 August 2020 23
- 2.2.2. Các mục tiêu phát triển tài sản thương hiệu • Mục tiêu chung – Gia tăng giá trị doanh nghiệp thông qua các hoạt động khai thác thương mại • Mục tiêu cụ thể – Phát triển giá trị tài chính từ thương hiệu cá biệt trong doanh nghiệp – Phát triển giá trị cảm nhận đối với các thương hiệu – Phát triển các liên tưởng thương hiệu – Phát triển lòng trung thành của khách hàng – Phát triển khả năng thương mại hoá các tài sản liên quan đến thương hiệu 5 August 2020 24
- 2.2.3. Lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu Xu hướng khách mua lặp lại sản phẩm của một thương hiệu trong một khoảng thời gian nhất định thay vì mua các thương hiệu khác Trung thành cảm xúc - Mức độ thiện cảm, thích thú mà khách hàng dành cho thương hiệu. Thái độ cảm xúc càng mạnh và tích cực thì mức độ cam kết thương hiệu càng cao. Cảm xúc đều phải xuất phát từ chất lượng. Trung thành nhận thức - Nhấn mạnh đến khía cạnh lí trí, gồm bốn yếu tố như: • Có nguồn gốc (accessibility) - Thái độ được hình thành từ trí nhớ, trải nghiệm. • Tự tin (confidence) - Mức độ chắc chắn của NTD về sản phẩm, liên quan đến thái độ hay sự đánh giá. • Trung tâm (centrality) - Thái độ liên quan đến hệ thống giá trị cá nhân KH. • Rõ ràng (clarity) – Khi khách hàng xác định rõ thái độ đối với từng thương hiệu (trung thành hoàn toàn, trung thành một nửa, trung thành nhiều TH). Trung thành về mặt hành vi (conative) - Khách hàng có những dự định tiếp tục sử dụng sản phẩm của công ty. 5 August 2020 25
- 2.3.1. Phát triển dựa trên gia tăng sức mạnh nội tại của TH • Gia tăng mức độ nhận thức thương hiệu - Phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu - Tăng cường các hoạt động truyền thông thương hiệu • Kiểm soát và nâng cao chất lượng cảm nhận của sản phẩm - Kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn, cam kết - Khai thác các chứng nhận chất lượng (ISO, HACCP…) - Tìm hiểu nhu cầu và gia tăng khả năng đáp ứng nhu cầu • Phát triển các giá trị cảm nhận của sản phẩm và thương hiệu - Truyền thông về giá trị và lợi ích của sản phẩm - Gia tăng các giá trị văn hoá doanh nghiệp - Phát triển các liên tưởng thương hiệu theo ý tưởng định vị • Phát triển các đoạn thị trường có nhiều tiềm năng và cơ hội khai thác - Xác định đoạn thị trường có cơ hội phát triển - Xây dựng danh mục thương hiệu chiến lược • Phát triển các liên kết thương hiệu dựa trên ý tưởng định vị • Quản trị quan hệ khách hàng nhằm duy trì và phát triển lòng trung thành thương hiệu 5 August 2020 26
- 2.3.2. Phát triển dựa vào các liên minh, liên kết • Tăng cường các hoạt động hợp tác thương hiệu – Hợp tác trong truyền thông thương hiệu – Hợp tác trong phân phối sản phẩm – Các chương trình khuyến mại hợp tác – Các hoạt động hợp tác kinh doanh – Xây dựng sản phẩm đồng thương hiệu • Hình thành các liên minh thương hiệu thông qua các hoạt động góp vốn – Góp vốn và liên doanh – Liên minh thông qua phát triển các thương hiệu tập thể – Liên minh hình thành các thương hiệu mới 5 August 2020 27
- 2.3.3. Phát triển dựa vào các hoạt động khai thác thương hiệu • Các hoạt động nhượng quyền – Nhượng quyền sơ cấp: Nhận quyền thương mại từ Bên nhượng quyền ban đầu – Nhượng quyền thứ cấp: Bên nhượng quyền có quyền cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp • Li-xăng nhãn hiệu và các tài sản trí tuệ khác – Cấp quyền khai thác nhãn hiệu – Cấp quyền khai thác sáng chế – Cấp quyền khai thác các đối tượng sở hữu trí tuệ khác • Chuyển nhượng thương hiệu – Chuyển nhượng từng thương hiệu riêng của doanh nghiệp – Chuyển nhượng đồng thời nhiều thương hiệu 5 August 2020 28
- 2.3.3. Phát triển dựa vào các hoạt động khai thác thương hiệu Các hoạt động nhượng quyền Xét theo tiêu chí lãnh thổ: - Nhượng quyền thương hiệu từ nước ngoài vào nội địa: Đây là hình thức mà thương hiệu có khởi nguồn từ nước ngoài đầu tư vào nội địa theo hình thức Franchise - Nhượng quyền thương hiệu từ trong nước ra nước ngoài: Là hình thức mà các thương hiệu nội địa đầu tư ra nước ngoài bằng cách nhượng quyền - Nhượng quyền trong nước 5 August 2020 29
- 2.3.3. Phát triển dựa vào các hoạt động khai thác thương hiệu Xét theo tiêu chí hoạt động kinh doanh: - Nhượng quyền thương hiệu phân phối sản phẩm: Đây là hình thức mà người nhượng quyền cho phép người nhận quyền phân phối sản phẩm do mình sản xuất, dịch vụ của mình trong phạm vi khu vực và thời gian nhất định, sử dụng thương hiệu (brand), biểu tượng, tên nhãn hiệu (trade mark), logo, slogan (khẩu hiệu)… - Nhượng quyền thương hiệu sử dụng công thức kinh doanh: không chỉ cho phép bên nhận nhượng quyền được phân phối sản phẩm dưới thương hiệu của người nhượng quyền mà còn chuyển giao kỹ thuật kinh doanh, công thức điều hành quản lý và huấn luyện nhân viên cho bên nhận nhượng quyền. Nhượng quyền theo tiêu chí phát triển hoạt động: - Nhượng quyền thương hiệu độc quyền - Nhượng quyền thương hiệu vùng - Nhượng quyền thương hiệu phát triển khu vực - Nhượng quyền thương hiệu riêng lẻ 5 August 2020 30
- 2.3.4. Phát triển thương hiệu trên môi trường số và các phương án khác • Xu hướng phát triển của các phương thức kinh doanh trên môi trường mạng internet • Xu hướng phát triển thương hiệu điện tử: – Là một xu hướng được coi là tất yếu để DN có nhanh chóng đưa được thương hiệu của mình đến cộng đồng và phát triển hoạt động kinh doanh – Khai tác tối đa kết quả phát triển của trí tuệ nhân tạo trong quá trình xây dựng THĐT – Kết nối chặt chẽ với quá trình xây dựng các thương hiệu truyền thống. Đảm bảo tính bền vững và khả năng xác thực đối với các thương hiệu hiện nay.
- 2.3.4. Phát triển thương hiệu trên môi trường số và các phương án khác Chia tách và sáp nhập - Chia doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể được chia thành một số công ty cùng loại. Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được đăng ký kinh doanh. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác… của công ty bị chia. - Tách doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại; chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. 32
- 2.3.4. Phát triển thương hiệu trên môi trường số và các phương án khác Chia tách và sáp nhập - Hợp nhất doanh nghiệp: Hai hoặc một số công ty cùng loại có thể hợp nhất thành một công ty mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. ( A + B = C) hoặc (B + A = C) - Sáp nhập doanh nghiệp: Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. (A + B = B) hoặc (A + B = A) 33
- 2.3.4. Phát triển thương hiệu trên môi trường số và các phương án khác • Mua bán doanh nghiệp – Mua các doanh nghiệp – Mua cổ phần trong các doanh nghiệp – Bán doanh nghiệp – Bán cổ phần trong các doanh nghiệp • Cho thuê tài chính liên quan đến thương hiệu: - Là một dạng cho thuê tài sản có sự chuyển dịch về cơ bản các rủi ro và các lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê. - Xét dưới hình thức cấp vốn, đây là một hoạt động tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản (có thể là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, động sản khác...) giữa bên cho thuê là công ty cho thuê tài chính (tổ chức tín dụng phi ngân hàng) với khách hàng thuê (thường là các doanh nghiệp, các bên đối tác trong liên kết kinh tế). 34
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Marketing Quốc tế: Bài 6 - Ths. Đinh Tiên Minh
34 p | 148 | 20
-
Bài giảng Quản trị marketing: Chuyên đề 1 - Cao Minh Toàn
28 p | 126 | 13
-
Bài giảng Quản lý đổi mới công nghệ: Chương 6 - PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc
23 p | 85 | 12
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 10 - Đỗ Thiên Anh Tuấn, Châu văn Thành
11 p | 131 | 9
-
Bài giảng Marketing quốc tế: Chuyên đề 4 - Phạm Văn Chiến
15 p | 108 | 8
-
Bài giảng Định giá và chuyển nhượng thương hiệu - Chương 5: Nhượng quyền thương mại (Trường ĐH Thương Mại)
31 p | 42 | 8
-
Bài giảng Xác định giá chuyển giao và nội dung kê khai GCN 01 - Nguyễn Xuân Sơn
83 p | 94 | 7
-
Bài giảng Định giá và chuyển nhượng thương hiệu - Chương 3: Định giá và thẩm định giá trị thương hiệu (Trường ĐH Thương Mại)
19 p | 31 | 6
-
Bài giảng Quản trị Marketing: Bài 6 - TS. Doãn Hoàng Minh
23 p | 81 | 5
-
Bài giảng Định giá và chuyển nhượng thương hiệu - Chương 6: Quản trị tài sản thương hiệu trong mua bán, chia tách và sáp nhập doanh nghiệp (Trường ĐH Thương Mại)
23 p | 28 | 4
-
Bài giảng Định giá và chuyển nhượng thương hiệu - Chương 4: Chuyển nhượng thương hiệu (Trường ĐH Thương Mại)
13 p | 22 | 4
-
Bài giảng môn Marketing quốc tế: Bài 6 - TS. Đinh Tiến Minh
16 p | 96 | 4
-
Bài giảng Quản lý sáng chế và giải pháp hữu ích - TS. Nguyễn Hữu Xuyên
110 p | 23 | 3
-
Bài giảng Định giá và chuyển nhượng thương hiệu - Chương 1: Khái quát về tài sản thương hiệu (Trường ĐH Thương Mại)
12 p | 32 | 3
-
Bài giảng Định giá và chuyển nhượng thương hiệu - Chương 0: Mở đầu (Trường ĐH Thương Mại)
6 p | 24 | 3
-
Bài giảng Kế hoạch hóa quan hệ công chúng: Chương 4 - PGS.TS. Nguyễn Đình Toàn
21 p | 5 | 1
-
Bài giảng Quản trị quảng cáo: Chương 4 - Nghiên cứu phương tiện quảng cáo
29 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn