Định giá sản phẩm như thế nào cho đúng!
lượt xem 155
download
Tham khảo tài liệu 'định giá sản phẩm như thế nào cho đúng!', tài chính - ngân hàng, đầu tư chứng khoán phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Định giá sản phẩm như thế nào cho đúng!
- Định giá sản phẩm như thế nào cho đúng! Cơ cấu định giá thích hợp giúp công ty tăng doanh số bán và xây dựng được lòng trung thành của khách hàng. Cơ cấu giá sai sẽ làm cho doanh nghiệp vất vả trong việc phục vụ khách hàng và thu được lợi nhuận. Khi bạn cần quyết định mức giá cho sản phẩm và dịch vụ của bạn, hãy tránh xa những lỗi thông thường trong việc xác định giá dưới đây. Hạ giá thành sản phẩm: Để xác định được mức giá thực tế, bạn cần phải biết được tất cả các chi phí trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ. Nó rất dễ để theo dõi được các chi phí như giá thành của các bộ phận và vật phẩm phụ trợ cũng như các chi phí hữu hình liên quan tới kỹ năng và kiến thức của bạn. Một số chủ doanh nghiệp định giá sản phẩm mà không tính đến các chi phí này. Họ có thể quên không cộng thêm những chi phí ban đầu như dịch vụ hay tiền thuê nhà hay cảm thấy khó có thể tính được khoản chi phí cho thời gian họ bỏ ra cho sản phẩm. Một cách tiếp cận mà các doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để xác định mức phí phù hợp cho sự phục vụ của họ là định lương theo giờ cho dịch vụ. Và rồi nhân con số này với tổng số giờ cần thiết để hoàn thành một công việc để xác định giá toàn bộ cho dự án.
- Tuy nhiên ở những thời điểm nhất định. Để thu hồi vốn nhanh, đầu tư cho một dây truyền mới. . . các doanh nghiệp có thể hạ mức giá bán để nhanh chóng thu hồi vốn. Các chi phí bù đắp sẽ cộng dồn vào lượng sản phẩm mới bán ra. Trong một trường hợp khác khi các doanh nghiệp bắt đầu tung sản phẩm ra nhằm tìm kiếm thị trường, cạnh tranh với các sản phẩm đã có và đang lưu hành của các doanh nghiệp khác thì việc hạ giá là hoàn toàn có thể nhằm chiếm thị phần, trường hợp này không áp dụng cho các doanh nghiệp đã tồn tại lâu hoặc đã có một thị phần ổn định, và việc này cũng không áp dụng được về lâu về dài. Xác định các chi phí thực của các doanh nghiệp cạnh tranh: Cơ cấu định giá của bạn mà phụ thuộc vào đối thủ cạnh tranh thì rất nguy hiểm bởi vì các chi phí mà đối thủ cạnh tranh sử dụng để tính toán giá cả thì có rất ít mối quan hệ với các chi phí của bạn. Họ có thể mua vật phẩm phụ trợ đắt hơn hay rẻ hơn bạn, mua công nghệ khác, và sử dụng nhiều hay ít kinh phí hơn cho marketing. Điều đó có nghĩa là bạn phải biết đối thủ cạnh tranh định ra bao nhiêu để có thể khẳng định rằng giá thành sản phẩm của bạn là hợp lý trên thị trường. Nếu bạn nhận thấy rằng các con số của bạn thấp hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh, kiểm tra lại xem bạn có quên không đưa chi phí nào vào trong phương trình tính giá hay không. Trường hợp giá cả của doanh nghiệp mình cao hơn so với một sản phẩm cùng loại trên thị trường thì cần kiểm tra lại chi phí thực cho sản phẩm của khách hàng và so sánh tổng thể chất lượng hai sản phẩm cùng loại. Nếu thực sự họ có ưu thế hơn về giá thì cần thay đổi phương án kinh doanh khác. Ngoài giá cả còn có gì đáng quan tâm: Ý tưởng coi định giá là biện pháp duy nhất để đánh gục đối thủ cạnh tranh là một ý tưởng không vững chắc. Bạn có thể thu hút được khách hàng bằng cách này, nhưng có lẽ họ sẽ không phải là khách hàng trung thành của bạn. Nếu chi phí thấp
- hấp dẫn họ đến với doanh nghiệp của bạn, họ có thể bỏ công ty bạn khi có sự lựa chọn khác với chi phí thấp hơn. Một biện pháp tốt hơn là phân biệt doanh nghiệp của bạn với các doanh nghiệp khác theo các cách khác ví dụ như, dịch vụ khách hàng tốt, các đặc điểm của sản phẩm được cải tiến hay chất lượng tốt hơn. Công tác phục vụ sau khách hàng đặc biệt quan trọng, chúng ta có thể thấy rõ đối với các mặt hàng nhiều rủi ro như hàng điện tử, hàng đắt tiền như ô tô, xe máy. . . Chính sách tăng giá: Lượng cầu hàng hoá tăng hay tăng chi phí cho các vật phẩm phụ trợ buộc bạn vào tình thế phải quyết định có tăng giá thành sản phẩm hay không. Một số chủ doanh nghiệp tránh tăng giá vì họ sợ khách hàng sẽ phản ứng tiêu cực. Trong nhiều trường hợp, tăng giá đều đặn là một chiến lược tốt hơn, tăng giá ít nhiều lần sẽ tác động đến khách hàng ít hơn là một lần tăng giá nhiều. Nói cách khác, một lần tăng giá 10% sẽ gây tác động tiêu cực hơn là hai lần tăng giá 5%. Và thay đổi bao bì nhãn hiệu sau khi tăng giá là một biện pháp tốt. Các chính sách giảm giá khi thương thảo hợp đồng: Một số khách hàng có thể cố gắng tìm cách để có lợi hơn trong giao dịch với doanh nghiệp bạn. Điều này có thể đẩy bạn vào tình thế khó khăn, đặc biệt nếu bạn điều hành một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Giao hàng cho một đơn đặt hàng đã được thoả thuận với giá thấp hơn có thể tình cờ đã truyền đi một tin rằng giá ban đầu của bạn là quá cao, và tất cả các công việc kinh doanh trong tương lai đều có thể thương lượng về giá. Một biện pháp tốt hơn là chấp nhận giá thấp hơn nhưng thay đổi các điều khoản giao hàng một chút. Ví dụ, nếu bạn thương lượng giá cho việc lắp đặt kỹ thuật trong vòng ba tháng, bạn có thể chấp nhận chi phí cho dự án thấp hơn nếu số lượng các cuộc gặp trong tuần giảm xuống hay các báo cáo
- hàng tháng được tinh giản. Một sự lựa chọn khác phù hợp cho các đơn đặt hàng lớn là giảm giá do mua số lượng lớn. Định giá ngẫu nhiên: Một số khách hàng luôn đòi hỏi phải diễn giải cơ cấu định giá của bạn được hình thành như thế nào, do vậy bạn có thể điều chỉnh mức giá bạn định ra. Hơn nữa, nếu bạn không biết chính xác các chi phí có liên quan tới giá thành của bạn như thế nào, sẽ khó cho bạn khi nào là đúng thời điểm để bạn điều chỉnh mức giá. Trong trường hợp này tốt nhất là giữ nguyên mức giá đã quyết định. Kiểm tra phản ứng của thị trường rồi quyết định có thay đổi giá hay không một cách hợp lí.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MARKETING SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNG
11 p | 1600 | 934
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bất động sản 2018
13 p | 1649 | 588
-
Tài liệu hướng dẫn học tập: Kế toán quản trị - TS. Lê Đình Trực
228 p | 1054 | 563
-
Bài thảo luận "Marketing sản phẩm Bancassurance của TRUSTBank"
28 p | 690 | 309
-
Các sản phẩm tín dụng ngân hàng
51 p | 744 | 202
-
Bài luận về hệ thống tính giá ABC và hệ thống quản lý ABM
15 p | 417 | 92
-
Chuyên đề: Định giá bất động sản - Phạm Văn Bình
100 p | 277 | 71
-
Kế toán quản trị 2
18 p | 207 | 61
-
Đánh giá cổ phiếu - nhìn từ chỉ tiêu hàng tồn kho
4 p | 182 | 59
-
Bài giảng về Kế toán quản trị - Bài 9
38 p | 158 | 48
-
Bảo hiểm nhân thọ, chứng minh trưởng thành.
4 p | 120 | 23
-
Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam
6 p | 132 | 17
-
Hạ giá, thị trường bất động sản chao đảo
4 p | 118 | 16
-
Đấu giá BĐS: Doanh nghiệp mở "đường máu"
2 p | 80 | 13
-
Những vấn đề xung quanh định giá dựa vào chi phí
4 p | 43 | 4
-
Bài giảng Bài 2: Nghiệp vụ tạo vốn
24 p | 25 | 3
-
Bài giảng Nguyên lý thẩm định giá: Chương 4.2
34 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn