Định hướng về tài sản trong đầu tư chứng khoán
lượt xem 7
download
Thế nào là tài sản thực và thế nào là tài sản tài chính? Nhà đầu tư nên đầu tư vào loại tài sản nào trên thị trường chứng khoán? Đó là câu hỏi mà các nhà đầu tư chứng khoán cần trả lời trước khi tiến hành các hoạt động đầu tư chứng khoán
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Định hướng về tài sản trong đầu tư chứng khoán
- Định hướng tài sản trong đầu tư chứng khoán
- Thế nào là tài sản thực và thế nào là tài sản tài chính? Nhà đầu tư nên đầu tư vào loại tài sản nào trên thị trường chứng khoán? Đó là câu hỏi mà các nhà đầu tư chứng khoán cần trả lời trước khi tiến hành các hoạt động đầu tư chứng khoán. Có một số nhà đầu tư đã nhầm lẫn khi trả lời câu hỏi trên. Kết quả là họ phải chịu những khoản thua lỗ không đáng có. Tài sản thực là các loại tài sản trực tiếp tham gia quá trình sản xuất hàng hóa - dịch vụ của nền kinh tế như: đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, chất xám,... Ngược lại, tài sản tài chính là các loại tài sản không tham gia trực tiếp quá trình sản xuất hàng hóa – dịch vụ, như tiền, chứng khoán và các loại giấy tờ có giá,... Các loại tài sản này chỉ là những chứng chỉ bằng giấy hoặc có thể chỉ là những dữ liệu trong máy tính, sổ sách. Tài sản tài chính yêu cầu cao về lợi tức mà các tài sản thực tạo ra. Nói cách khác, tài sản thực tạo ra lợi tức thuần cho nền kinh tế, còn tài sản tài chính thì định ra sự phân phối lợi tức hoặc của cải giữa các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư đem của cải của mình đi mua các loại chứng khoán (tài sản tài chính). Những người phát hành chứng khoán (công ty, chính phủ,...) sử dụng số
- tiền huy động được từ việc phát hành chứng khoán để đầu tư mua tài sản thực như nhà xưởng, máy móc thiết bị, công nghệ, hàng hoá và thương quyền. Khi đó, thu nhập từ chứng khoán của các nhà đầu tư chủ yếu từ lợi tức do các tài sản thực tạo ra và các tài sản thực này thì được tài trợ chủ yếu bằng việc phát hành chứng khoán. Hàng hóa giao dịch trên thị trường chứng khoán là các tài sản tài chính, không là tài sản thực. Tùy theo ý chí và mục đích đầu tư¬, các nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư vào các loại chứng khoán sau: Chứng khoán lợi tức cố định: Chứng khoán này được trả lợi tức cố định hàng năm như trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty,... Thông thường, lợi tức thấp do rủi ro rất thấp nếu tình hình tài chính của công ty tốt và lành mạnh. Chứng khoán vốn (cổ phiếu thường): Cổ tức tùy thuộc vào kết qủa hoạt động kinh doanh của công ty hàng năm. Nếu công ty hoạt động hiệu quả, giá trị cổ phần vốn tăng, ngư¬ợc lại nếu hiệu quả kém
- thì giá trị cổ phần vốn sẽ giảm. Do vậy, đầu tư vào loại chứng khoán này luôn gắn liền với hiệu quả kinh doanh và tài sản thực của công ty. Do đó, mức độ rủi ro khá cao. Tuy nhiên, nếu phân tích và dự đoán chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thì mức lợi nhuận thu được từ cổ tức và giá trị cổ phần đầu tư có thể rất cao, đôi khi trong khoảng thời gian rất ngắn. Chứng khoán có điều kiện: Chứng khoán này là các hợp đồng quyền lựa chọn (option) và các hợp đồng tương lai (future), cung cấp những khoản thanh toán được xác định trước theo giá của các tài sản khác như giá trái phiếu, cổ phiếu hay hàng hoá. Loại chứng khoán này hiện nay rất thông dụng trên thị trường chứng khoán các nước do được sử dụng linh động và thuận tiện trong các giao dịch trên thị trường. Đầu tư bất hợp pháp, biết để tránh! Để đảm bảo một môi trường đầu tư lành mạnh, thị trường chứng khoán cần được xây dựng trên nền tảng thi hành trung thực và công bằng. Nhà đầu tư phải được bảo vệ tối đa. Sự an toàn chính là nhân tố thuyết phục cho thị trường tồn tại và được duy trì bởi: một hành lang pháp luật, một hệ thống quy chuẩn và nghiệp vụ
- được chuẩn hoá chi li và những điều cấm kỵ có tính nguyên tắc. Trên thị trường có một số hoạt động bất hợp pháp mà điều này đôi khi ảnh hưởng đến quyền lợi của những nhà đầu tư. Những nhà đầu tư kinh nghiệm thường biết để hạn chế tối đa rủi ro cho mình. Tuy nhiên đối với những nhà đầu tư mới vào nghề thì vấn đề này vẫn còn rất mới mẻ. Và nếu không cẩn thận, nhà đầu tư sẽ “sập bẫy” trên thị trường chứng khoán Giao dịch giả tạo Tương tự như việc đưa ra chào mua, chào bán ảo, việc dựng lên các giao dịch nguỵ tạo có thể được một sổ người sử dụng nhằm tạo các đột biến thị trường cho một loại chứng khoán nào đó ngõ hầu phục vụ cho dụng ý cá nhân. Các động tác giả (artificial transactions) này dù được vận dụng dưới bất cứ hình thức nào đều bị nghiêm cấm. Gài thế Cũng nhằm ngụy tạo cảm giác thị trường của một chứng khoán nào đó sôi động, cùng lúc có hai người đưa ra hai lệnh mua và bán giống hệt nhau thông qua cùng
- một công ty môi giới và được thực hiện. Kết quả mua bán được báo cáo trên các hệ thống thông tin nhưng kỳ thực đây chỉ là một một mánh khoé tạo xung động giá chứ không có mua bán theo cung cầu trung thực. Các cá nhân cũng có thể tự thực hiện thủ thuật này hoặc do các nhóm cùng cánh làm ăn bất chính tạo ra. Các công ty chứng khoán buộc phải lưu ý và phát hiện các lệnh đối ứng kiểu này và không được thực hiện nghiệp vụ khi biết rằng đó là một hoạt động gài thế (matching). Ví dụ mua và bán cùng loại chứng khoán, cùng số lượng, gần như cùng giá tại cùng thời điểm,… Mua bán đột biến Mua bán đột biến tăng lên được xác định khi một thành viên có thể cấu kết với khách hàng - thực hiện các lượng mua bán một lượng chứng khoán vượt trội, tại một thời điềm nào đó, khác xa với diễn biến bình thường, hoặc vượt quá sự cân đối nguồn tài chính của mình một cách lộ liễu. Hoạt động này có thể bị kết tội hoặc bị truy cứu đã gây nhiễu loạn thị trường. Dùng các phương tiện truyền thông để gây ảnh hưởng thị trường
- Các công ty chứng khoán, hoặc các cá nhân, đơn vị liên quan, không được dùng tiền mua chuộc và tạo ra các bài viết, các nhận định thuận lợi theo ý mình hoặc các đề cập có dụng ý khác trên báo chí, các ấn phẩm tài chính,... Tất nhiên điều cấm kỵ này không bao gồm các quảng cáo bình thường trên các phương tiện truyền thông và được phân biệt rõ như vậy. Phao tin thất thiết hay gây lạc hướng Các nhà kinh doanh giao dịch chứng khoán bị cấm sử dụng vị thế của mình để tạo ra các trung tâm ảnh hưởng và nơi đưa ra ý kiến nhằm lung lạc khách hàng bằng việc truyền bá hoặc cung cấp các thông tin sai lạc hoặc thất thiệt phục vụ cho mục tiêu lôi kéo quần chúng mua hay bán một loại cố phiếu cụ thể nào đó. Chạy trước Hành động chạy trước liên quan tới những tình huống theo đó một nhà kinh doanh môi giới chứng khoán trong khi đang giữ một lệnh mua hay bán của khách hàng đặc biệt là các khối lượng lớn có chiều hướng làm biến đổi thị trường lại thực hiện mua hoặc bán cho mình cùng phía với lệnh của khách hàng, trước khi đưa lệnh đó ra thị trường.
- Nếu là lệnh mua, nhà kinh doanh môi giới không được mua riêng cho mình với giá bằng hay thấp hơn giá sau đó sẽ thực hiện cho khách hàng. Tương tự trường hợp khách hàng ra lệnh bán thì công ty đó không được bán chứng khoán cùng loại cho tài khoản công ty mình bằng hoặc cao hơn giá sau đó sẽ thực hiện cho khách hàng. Ép giá, trợ giá, chốt giá Bất cứ nỗ lực chủ quan nào nhằm để tạo một áp lực làm cho giá một chứng khoán nào đó bị hãm lại ở mức thấp, hoặc đẩy giá xuống thấp hơn, được xem là hành động ép giá. Điều này bị lên án và cấm kỵ trong thị trường chứng khoán. Tương tự các tác động chủ ý nhằm để duy trì một giá cao giả tạo hoặc chốt giá ổn định một cách không bình thường đối với một chứng khoán đều là các hành vi sai phạm và bị cấm. Bên cạnh các biện pháp giám sát và duy trì sự tuân thủ các điều cấm cụ thể trên đây, có thể nói, toàn bộ thị trường chứng khoán được vận hành dựa vào một hệ
- thống nghiệp vụ, kỹ thuật, quy phạm,... được chuẩn hoá cao độ. Các hoạt động trong thị trường chứng khoán hầu như tất cả đều dựa trên những 'đường ray' theo một trật tự ăn khớp nhau. Sự tinh tế và nhạy cảm phát đi từ hiệu lực của hệ thống. .. giúp cho người ta có thể đo được độ trung thực theo yêu cầu “fair play” cho cả những thương vụ cực kỳ ngắn dù phải tính bằng giây. Tính kỷ luật trong thị trường chứng khoán do được thể hiện từ các chuẩn mực chuyên sâu và cương kỷ như vậy, người đầu tư khi giao dịch trong thị trường này cần thiết phái nhờ đến chuyên viên tư vấn hoặc các broker
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sự biến động tỷ lệ chiết khấu - hành vi cơ hội trong kiểm soát chi phí và lợi nhuận
14 p | 172 | 48
-
Bài giảng Kế toán thương mại dịch vụ: Chương 7 - Ths. Cồ Thị Thanh Hương
12 p | 151 | 27
-
Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 4: Kế toán tài sản cố định (2013)
20 p | 215 | 20
-
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công
4 p | 58 | 10
-
Tài chính bất động sản: Bài toán cơ bản để giải quyết quy hoạch Hà Nội
7 p | 99 | 8
-
Kế hoạch tài chính doanh nghiệp là gì?
2 p | 51 | 7
-
Giáo trình phân tích ảnh hưởng về thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập phân loại của một giao dịch p6
5 p | 98 | 7
-
Tác động IFRS 16 - Thuê tài sản và định hướng cho doanh nghiệp Việt Nam
6 p | 19 | 6
-
Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác tổ chức kiểm toán chuyên đề của kiểm toán nhà nước
5 p | 68 | 5
-
Bài giảng Kế toán Ngân hàng thương mại: Chương 7 - Nguyễn Quỳnh Hương
15 p | 61 | 4
-
Sổ tay Thị trường Việt Nam 2016: Mạng lưới Savills toàn cầu
20 p | 68 | 4
-
Quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ: Kết quả và nhiệm vụ đặt ra
3 p | 77 | 4
-
Các khái niệm về xác định giá trị tài sản trong kế toán
10 p | 50 | 3
-
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tổn thất tài sản cố định tại các doanh nghiệp Việt Nam
9 p | 62 | 3
-
Ghi nhận giá trị các nguồn lực tri thức trong cơ cấu tài sản vô hình định hướng vận dụng tại Việt Nam
8 p | 61 | 2
-
Thuê tài sản - vận dụng để hoàn thiện hệ thống pháp lý ở Việt Nam
13 p | 42 | 1
-
Kế toán tài sản cố định khi Việt Nam triển khai áp dụng IFRS
6 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn