ĐỊNH LÝ VỀ DẤU CỦA BÀI TOÁN ĐỐI NGẪU<br />
Trần Văn Sự1<br />
Tóm tắt: Mục đích của bài báo là giới thiệu một số mô hình đối ngẫu của cặp bài<br />
toán đỗi ngẫu (G, D) và thiết lập một số định lý về dấu của chúng.<br />
1. Mở đầu<br />
Hiện nay các vấn đề về lý thuyết đối ngẫu của các dạng bài toán quy hoạch tuyến<br />
tính cho sinh viên các ngành kinh tế kỹ thuật nói chung mà nhiều giáo trình viết dưới<br />
hình thức rập khuôn, chưa chỉ rõ ràng từng dạng đối ngẫu bằng mô hình cụ thể và hơn<br />
nữa, trong quá trình dạy học, một số vấn đề hiện nay mà sinh viên hay mắc phải là<br />
không tự tin trong khi chuyển đổi bài toán dạng “min” sang bài toán dạng “max” và<br />
ngược lại, một lỗi lớn nhất và dẫn đến một chuyển đổi sai lệch bài toán gốc sang bài<br />
toán đối ngẫu, đó là không xác định rõ ràng dấu của từng biến và từng ràng buộc về<br />
dấu của bài toán gốc và bài toán đối ngẫu tương ứng. Bài báo này theo trình tự đưa ra<br />
cụ thể từng mô hình đối ngẫu bằng sơ đồ đối ngẫu, định lý về dấu cho cặp bài toán gốc,<br />
bài toán đối ngẫu. Hi vọng bài báo này sẽ giúp sinh viên các ngành không chuyên toán<br />
của các trường đại học và cao đẳng sẽ nắm bắt vấn đề một cách hiệu quả, dễ dàng, sâu<br />
hơn, đặc biệt tự tin trong quá trình học tập.<br />
2. Nội dung<br />
Một bài toán Quy Hoạch tuyến tính dạng tổng quát thường mang nhiều dấu ở các<br />
ràng buộc biến và ràng buộc bất phương trình. Vì vậy, khi chuyển sang đối ngẫu của<br />
chúng sẽ mang nhiều dấu cho ràng buộc biến và ràng buộc bất phương trình. Chúng ta<br />
biết rằng đối ngẫu của bài toán gốc (G) là bài toán (D), và đối ngẫu của bài toán gốc<br />
(D) lại là bài toán (G). Vì vậy các bài toán “max” chúng ta cũng phải xác định dạng<br />
đối ngẫu của chúng mà trong đó các ràng buộc của chúng mang nhiều dấu, vì vậy, bài<br />
toán đối ngẫu “min” tương ứng cũng sẽ có nhiều dấu cho các biến và các ràng buộc<br />
bất đẳng thức. Chính vì vậy, việc xác định dấu chính xác cho bài toán đối ngẫu tương<br />
ứng cũng là một nhiệm vụ cũng có thể xem là khó khăn cho các sinh viên ngành Kinh<br />
tế kỹ thuật. Chính vì lẽ đó chúng ta cần phải thiết lập một quy tắc dấu tương ứng cho<br />
cặp bài toán (G, D). Trong bài báo này, quy tắc dấu được thiết lập dựa vào cách quay<br />
cùng chiều hay ngược chiều với kim đồng hồ bằng 1 góc quay 90<br />
Bây giờ chúng ta ký hiệu các ma trận sau:<br />
<br />
ThS. Khoa Toán, trường ĐH Quảng Nam<br />
<br />
1<br />
<br />
97<br />
<br />
ĐỊNH LÝ VỀ DẤU CỦA BÀI TOÁN ĐỐI NGẪU.<br />
với θt là ma trận gồm t hàng, 1 cột và X T là ma trận chuyển vị của ma trận X.<br />
Định nghĩa quan hệ thứ tự “ f ” như sau:<br />
<br />
và<br />
<br />
Xét các bài toán Quy Hoạch tuyến tính tổng quát dạng:<br />
<br />
Ba bài toán trên được gọi theo thứ tự là bài toán gốc (G1) (G2) (G3). Bài toán đối<br />
ngẫu của các bài toán (Gi), i = 1, 2, 3 theo thứ tự ký hiệu bởi (Di), i = 1, 2, 3.<br />
Các dạng bài toán đối ngẫu sẽ được định nghĩa như sau:<br />
Định nghĩa 1.1: Bài toán đối ngẫu (D1) có dạng<br />
<br />
Định nghĩa 1.2: Bài toán đối ngẫu (D2) có dạng<br />
<br />
Định nghĩa 1.3:<br />
<br />
Bài toán đối ngẫu (D3) có dạng<br />
<br />
ở đây ký hiệu " >< 0" chỉ rằng y không mang dấu.<br />
98<br />
<br />
Trần Văn Sự<br />
Ký hiệu (G, D) hiểu rằng (G) là bài toán gốc và (D) là bài toán đối ngẫu của bài<br />
toán gốc (G). Hơn nữa, khi xem xét một cặp (G, D) ta quy ước bài toán “min” sử dụng<br />
biến x và bài toán “max” sử dụng biến y.<br />
Các mô hình đối ngẫu của cặp bài toán gốc (G), đối ngẫu (D):<br />
A. Mô hình 1: Mô hình đối ngẫu của cặp bài toán (G1, D1)<br />
<br />
B. Mô hình 2:<br />
<br />
Mô hình đối ngẫu của cặp bài toán (G2, D2)<br />
<br />
99<br />
<br />
ĐỊNH LÝ VỀ DẤU CỦA BÀI TOÁN ĐỐI NGẪU.<br />
C. Mô hình 3: Mô hình đối ngẫu của cặp bài toán<br />
<br />
Nhận xét 1: Đối với bài toán đối ngẫu (D1) dạng “max” khi quay tất cả các dấu<br />
" ≥ " của tất cả các biến ràng buộc x tại chỗ một góc 900 theo chiều ngược kim đồng<br />
hồ thì chúng ta được đồng loạt dấu của ràng buộc bất đẳng thức tương ứng với biến x<br />
là “۸\” của bài toán đối ngẫu (D1). Đối với bài toán gốc (G1) dạng “min” thì dấu của y<br />
cùng chiều với dấu của các ràng buộc bất đẳng thức của bài toán gốc (G1).<br />
Nhận xét 2: Đối với bài toán đối ngẫu (D2) dạng “max” khi quay tất cả dấu " ≥ "<br />
của tất cả các biến ràng buộc x tại chỗ một góc 900 theo chiều ngược kim đồng hồ thì<br />
chúng ta được đồng loạt dấu của ràng buộc bất đẳng thức tương ứng với biến x là “۸\”<br />
của bài toán đối ngẫu (D2). Đối với bài toán gốc (G2) dạng “min” thì dấu của y cùng<br />
chiều với dấu của các ràng buộc bất đẳng thức của bài toán gốc (G2).<br />
Nhận xét 3: Đối với bài toán đối ngẫu (D3) dạng “max” khi quay tất cả dấu<br />
"≥" của tất cả các biến ràng buộc x tại chỗ một góc 900 theo chiều ngược kim đồng<br />
hồ thì chúng ta được đồng loạt dấu của ràng buộc bất đẳng thức tương ứng với biến<br />
x là “۸\” của bài toán đối ngẫu (D3). Đối với bài toán gốc (G3) dạng “min” thì y<br />
không mang dấu.<br />
Định lý về dấu của cặp bài toán gốc - đối ngẫu (G, D) được phát biểu dưới hình<br />
thức ghi nhớ như sau:<br />
Định lý 1: Cho trước cặp bài toán đối ngẫu (G, D). Khi đó dấu của các ràng buộc<br />
về biến của bài toán dạng “min” nếu mang dấu thì khi quay tại chỗ và quay ngược<br />
chiều kim đồng hồ một góc 900 sẽ có dấu trùng với dấu của ràng buộc bất đẳng thức<br />
tương ứng với biến đó, trường hợp ràng buộc biến không mang dấu thì ràng buộc bất<br />
đẳng thức tương ứng với biến đó mang dấu “=”.<br />
100<br />
<br />
Trần Văn Sự<br />
Chứng minh:<br />
Trong chứng minh này, chúng ta cần chú ý rằng biến x được sử dụng cho bài toán<br />
“min” và biến y được sử dụng cho bài toán “max”. Trong phát biểu tất cả các định lý<br />
thuật ngữ “khi quay tại chỗ” ta hiểu là quay dấu của tất cả các ràng buộc bất đẳng thức<br />
và quay dấu của tất cả các ràng buộc biến xác định x. Chúng ta dễ dàng thấy điều sau<br />
rằng:<br />
Khi dấu của x là " ≥ " thì khi quay ngược kim đồng hồ một góc 90 độ sẽ có<br />
“۸\”. Áp dụng định nghĩa đối ngẫu cho bài toán gốc là bài toán “min”, biến ràng<br />
buộc xj ≥ 0, j ∈ {1,2,...,n} thì ràng buộc bất phương trình mang dấu " ≤ ", nên theo<br />
cách thiết lập sơ đồ đối ngẫu ở trên ràng buộc bất đẳng thức tương ứng với biến đó<br />
sẽ mang dấu “۸\”. Trường hợp bài toán gốc là bài toán “min”, biến ràng buộc xj ≤0,<br />
j ∈ {1,2,...,n} thì ràng buộc bất phương trình mang dấu " ≥ ", nên theo cách thiết lập<br />
sơ đồ đối ngẫu ở trên ràng buộc bất đẳng thức tương ứng với biến đó sẽ mang dấu “<br />
v/ ”. Trường hợp bài toán gốc là bài toán “min”, biến ràng buộc xj >< 0, j ∈ {1,2,...,n}<br />
thì ràng buộc bất phương trình mang dấu “=”, nên áp dụng ký hiệu trên dễ dàng chỉ<br />
ra được kết quả.<br />
Trường hợp bài toán gốc là bài toán “max” thì không cần phải chứng minh.<br />
Định lí 2: Cho trước cặp bài toán đối ngẫu (G, D). Khi đó dấu của ràng buộc bất<br />
đẳng thức của bài toán dạng “max” nếu mang dấu thì khi quay tại chỗ và quay cùng<br />
chiều kim đồng hồ một góc 900 sẽ có dấu trùng với dấu của các ràng buộc về biến<br />
tương ứng với bất đẳng thức đó, trường hợp ràng buộc bất đẳng thức mang dấu “=” thì<br />
ràng buộc về biến tương ứng với bất đẳng thức đó không mang dấu.<br />
Chứng minh:<br />
Dễ dàng có được từ chứng minh định lí 1.<br />
Định lý 3: Cho trước cặp bài toán đối ngẫu (G, D). Khi đó dấu của các ràng buộc<br />
về biến của bài toán dạng “max” cùng dấu với ràng buộc về dấu của bất đẳng thức<br />
tương ứng với biến đó, riêng các ràng buộc về từng biến không mang dấu thì ràng buộc<br />
từng đẳng thức tương ứng với biến đó mang dấu “=”.<br />
Chứng minh:<br />
Điều này hiển nhiên được suy trực tiếp bằng định nghĩa.<br />
Ứng dụng cho một số bài toán cụ thể:<br />
Trong phần này chúng tôi đề xuất chuyển đổi mô hình ban đầu là bài toán “min”<br />
chuyển sang mô hình bài toán đối ngẫu là bài toán “max” và ngược lại, mô hình ban<br />
đầu là bài toán “max” chuyển sang mô hình đối ngẫu là bài toán “min” bằng một trong<br />
các phương pháp trực quan nêu trong các định lí 1,2,3 trên.<br />
1. Xét bài toán Quy hoạch tuyến tính sau<br />
101<br />
<br />