Đồ án: Thiết kế thiết bị cô đặc dung dịch NaOH có ống tuần hoàn trung tâm - Hoàng Trung Hải
lượt xem 67
download
Đồ án "Thiết kế thiết bị cô đặc dung dịch NaOH có ống tuần hoàn trung tâm" do sinh viên Hoàng Trung Hải thực hiện, giới thiệu tổng quan về NaOH, tổng quan về cô đặc, quy trình công nghệ, tính toán thiết bị cô đặc dung dịch NaOH. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án: Thiết kế thiết bị cô đặc dung dịch NaOH có ống tuần hoàn trung tâm - Hoàng Trung Hải
- Đồ án môn học quá trình thiết bị GVHD:TS VŨ ĐÌNH TIẾN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Viện Kĩ Thuật Hóa học Độc lập Tự do Hạnh phúc Bộ môn Máy và Thiết bị Công nghiệp Hóa chất NHIỆM VỤ THIẾT KẾ ĐÔ AN QTTB ̀ ́ Họ và tên sinh viên: Hoang Trung Hai ̀ ̉ Lớp: KTHH 5 – K56 1. Đầu đề thiết kế: Thiết kế thiết bị cô đặc dung dịch NaOH có ống tuần hoàn trung tâm 2. Các số liệu ban đầu: Năng suất thiết bị: 6 m3/h Nồng độ ban đầu 15%, nồng độ sau cô đặc 30% Chất tải nhiệt: Hơi nước bão hòa Các thông số khác sinh viên tự tra cứu 3. Yêu cầu về phần thuyết minh và tính toán Tìm hiểu tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của xút ăn da. Tính toán công nghệ và xác định bề mặt trao đổi nhiệt, phân bố ống và các kích thước cơ bản của thiết bị. Tính bền các chi tiết của thiết bị 4. Yêu cầu về trình bày bản vẽ (Yêu cầu vẽ bằng tay) Thể hiện bản vẽ lắp thiết bị trên 01 bản vẽ khổ Ao (Vẽ trích các kết cấu điển hình) 5. Các yêu cầu khác: Thực hiện và thông qua đồ án đồ án đúng tiến độ 5. Ngày giao nhiệm vụ: 6. Ngày hoàn thành: Giảng viên hướng dẫn Hoàng Trung Hải 20112924 KTHH5 – K56 1
- TS. VŨ ĐÌNH TIẾN MỤC LỤC
- Đồ án môn học quá trình thiết bị GVHD:TS VŨ ĐÌNH TIẾN LỜI MỞ ĐẦU Trong kế hoạch đào tạo đối với sinh viên trình độ năm thứ 4, Đồ án quá trình thiết bị trong công nghiệp hóa chất và thực phẩm là một cơ hội tốt để sinh viên có thể tiếp cận với việc tính toán, thiết kế và chon lựa các chi tiết của một thiết bị theeo các thông số cụ thể. Qua đó sinh viên có thể tích lũy được những kiến thức cần thiết như: khả năng đọc, tra cứu tài liệu và kĩ năng tính toán, trình bày theo phong cách khoa học. Những kĩ năng này rất có ích cho sinh viên sau này khi ra trường đi làm việc. Trong đồ án này , nhiệm vụ của em là “Tính toán, thiết kế hệ thống cô đặc một nồi, làm việc liên tục để cô đặc dung dịch NaOH từ nồng độ 15% lên 30%. Đồ án được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy TS. Vũ Đình Tiến trưởng bộ môn Máy và thiết bị trong công nghiệp hóa chất trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Vì đồ án quán trình thiết bị trong công nghiệp hóa chất và thực phẩm là đề tài lớn dầu tiên mà sinh viên đảm nhận nên không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Do đó em rất mong được sự chỉ dẫn, góp s từ các thầy cô để em có thể hoàn thành tốt đồ án này. Hà Nội, ngày 3/10/2014 Sinh viên thực hiện Hoàng Trung Hải Hoàng Trung Hải 20112924 KTHH5 – K56 3
- 1. TỔNG QUAN VỀ NaOH Công thức phân tử NaOH Danh pháp IUPAC Sodium hydroxide Tên khác Xút, xút ăn da, kiềm Phân tử gam 39,9971 g/mol Bề ngoài Tinh thể màu trắng Tỷ trọng 2,1 g/cm³, rắn Điểm nóng chảy 318 °C (591 K) Điểm sôi 1.390 °C (1.663 K) Độ hòa tan trong nước 111 g/100 ml (20 °C) Độ bazơ (pKb) 2.43 Natri hiđroxit hay hyđroxit natri (công thức hóa học NaOH) hay thường được gọi là xút hoặc xút ăn da. NaOH tạo thành dung dịch kiềm mạnh khi hòa tan trong dung môi như nước. Nó được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như giấy, dệt nhuộm, xà phòng và chất tẩy rửa. Sản lượng trên thế giới năm 1998 vào khoảng 45 triệu tấn. NaOH cũng được sử dụng chủ yếu trong các phòng thí nghiệm. NaOH tinh khiết là chất rắn có màu trắng ở dạng viên, vảy hoặc hạt hoặc ở dạng dung dịch bão hòa 50%. NaOH rất dễ hấp thụ CO2 trong không khí vì vậy nó thường được bảo quản ở trong bình có nắp kín. Nó phản ứng mãnh liệt với nước và giải phóng một lượng nhiệt lớn, hòa tan trong etanol và metanol. Nó cũng hòa tan trong ete và các dung môi không phân cực. 1.1 Tính chất vật lý Entanpi hòa tan ΔHo 44,5kJ/mol Ở trong dung dịch nó tạo thành dạng monohydrat ở 12,361,8 °C với nhiệt độ nóng chảy 65,1 °C và tỷ trọng trong dung dịch là 1,829 g/cm3 Một số tính chất vật lý quan trọng của NaOH 1.2 Tính chất hóa học Phản ứng với các axít và ôxít axít tạo thành muối và nước NaOH(dd) + HCl(dd) → NaCl(dd) + H2O Phản ứng với cacbon điôxít 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
- Đồ án môn học quá trình thiết bị GVHD:TS VŨ ĐÌNH TIẾN NaOH + CO2 → NaHCO3 Phản ứng với các axít hữu cơ tạo thành muối của nó và thủy phân este: Phản ứng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới: 2 NaOH + CuCl2 → 2 NaCl + Cu(OH)2↓ 1.3 Phương pháp sản xuất 1.3.1 Cơ sở phương pháp Toàn bộ dây chuyền sản xuất xút ăn da (NaOH) là dựa trên phản ứng điện phân nước muối (nước cái). Trong quá trình này dung dịch muối (NaCl) được điện phân thành clo nguyên tố (trong buồng anốt), dung dịch NaOH, và hiđrô nguyên tố (trong buồng catôt). Nhà máy có thiết bị để sản xuất đồng thời xút và clo thường được gọi là nhà máy xútclo. Phản ứng tổng thể để sản xuất xút và clo bằng điện phân là: 2 Na+ + 2 H2O + 2 e → H2 + NaOH Phản ứng điện phân dung dịch muối ăn trong bình điện phân có màng ngăn: 2NaCl + 2 H2O → 2 NaOH + H2 + Cl2 Sơ đồ điện phân có màng ngăn Hoàng Trung Hải 20112924 KTHH5 – K56 5
- 1.3.2 Các kiểu buồng điện phân Điểm phân biệt giữa các công nghệ này là ở phương pháp ngăn cản không cho natri hyđroxit và khí clo lẫn lộn với nhau, nhằm tạo ra các sản phẩm tinh khiết. Buồng điện phân kiểu thuỷ ngân Trong buồng điện phân kiểu thuỷ ngân thì không sử dụng màng hoặc màn chắn mà sử dụng thuỷ ngân như một phương tiện chia tách. Xem thêm Công nghệ CastnerKellner. Buồng điện phân kiểu màng chắn Trong buồng điện phân kiểu màng chắn, nước muối từ khoang anôt chảy qua màng chia tách để đến khoang catôt; vật liệu làm màng chia tách là amian phủ trên catôt có nhiều lỗ Buồng điện phân kiểu màng ngăn Còn trong buồng điện phân kiểu màng ngăn thì màng chia tách là một màng trao đổi ion 1.4 Ứng dụng của NaOH NaOH ứng dụng trong sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt, tơ nhân tạo, sản xuất giấy, sản xuất nhôm (làm sạch quặng nhôm trước khi sản xuất), trong chế biến dầu mỏ và nhiều ngành công nghiệp hóa chất khác. 1.4.1 Một số nét về sản xuất kinh doanh Xút Clo trên thế giới 1.4.2.1 Tình hình sản xuất và xu hướng công nghệ hiện nay Toàn thế giới hiện có khoảng 500 công ty sản xuất xút clo lớn với công suất danh định 45 triệu tấn xút năm. Một phần ba tổng sản lượng xút toàn cầu được sản xuất tại Mỹ với giá cả rất cạnh tranh. Hơn 95% sản lượng xút clo của thế giới được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch muối ăn với ba công nghệ chính: điện cực thủy ngân, điện phân màng ngăn và màng trao đổi ion. ở châu Âu, hiện nay khoảng 54% tổng công suất xút clo là theo công nghệ điện cực thủy ngân, 22% theo công nghệ điện phân màng ngăn và 22% theo công nghệ điện phân màng trao đổi ion. Nhưng trước áp lực của các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường, Hiệp hội các nhà sản xuất xút clo châu Âu đã cam kết đến năm 2025 sẽ đóng cửa hoặc chuyển đổi toàn bộ các nhà máy xútclo theo công nghệ điện cực thủy ngân sang công nghệ màng trao đổi ion. Hiện nay, hầu như tất cả những nhà máy xút clo mới xây
- Đồ án môn học quá trình thiết bị GVHD:TS VŨ ĐÌNH TIẾN dựng trên thế giới đều áp dụng công nghệ màng trao đổi ion, vì đây là công nghệ có mức tiêu hao nhiên liệu thấp nhất, giá thành sản phẩm thấp và không ảnh hưởng đến môi trường. Để đánh giá tổng chi phí sản xuất xútclo, người ta tính toán chi phí sản xuất theo đơn vị ECU (1 ECU = 1,0 tấn clo + 1,1 tấn xút). 1.4.2.2 Tình hình kinh doanh xút trên thế giới Trong số 45 50 triệu tấn xút được sản xuất hàng năm, có khoảng 16% (7 8 triệu tấn) được buôn bán trên thị trường, chủ yếu là xút sản xuất ở Mỹ và châu Âu (chiếm 80% thị trường). Khoảng 94% xút được buôn bán ở dạng lỏng (thướng là 50% NaOH), trong đó gần 2 triệu tấn được vận chuyển bằng đường biển và trên 5 triệu tấn được vận chuyển bằng đường bộ. Giá xút rắn thường cao hơn giá xút lỏng (tính theo dạng khô) 100 200 USD/tấn. Thị trường đối với xút rắn chủ yếu là các nước đang phát triển do cơ sở hạ tầng không thích hợp cho việc vận chuyển và sử dụng xút lỏng. Nhưng với cơ sở hạ tầng đang ngày càng được phát triển, những thị trường lớn như Trung Quốc và các nước SNG đang giảm tiêu thụ xút rắn và chuyển sang nhập xút lỏng. Ngày nay, Cuba, Angiêri và châu Phi là những thị trường tiêu thụ chính đối với xút rắn. Ở châu Á, Inđônêxia là nước duy nhất còn nhập khẩu xút rắn với khối lượng lớn. Do giá xút rắn cao nên khối lượng buôn bán sản phẩm này trên thế giới chỉ đạt 400.000 tấn/năm và đang giảm với tốc độ 8%/năm. Xút lỏng được buôn bán trên thế giới chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất nhôm oxit (alumin) tại các nước như Ôxtrâylia, Braxin, Vênêzuêla, Surinam, Giamaica và Ghinê, trong đó đáng kể nhất là Ôxtrâylia. Các nước nhập khẩu lớn khác, phản ánh sự bất cân bằng xút clo trong các khu vực là Hàn Quốc và Côlômbia. 1.4.2.3 Sản xuất và kinh doanh xút clo tại châu Á Nhìn tổng thể, nếu sản xuất đủ clo để có thể đảm bảo nhu cầu đối với sản phẩm này thì châu Á lại không thể tiêu thụ hết sản phẩm đồng hành là xút. châu Á đang phải nhập các hóa chất chứa clo (chủ yếu là PVC) với lượng ngày càng tăng. Trên thực tế, nhiều nước châu Á đang xuất khẩu sản phẩm xút giá cao (do chi phí điện năng cao) để cân bằng nhu cầu lớn của mình về các sản phẩm chứa clo. Nhưng giá điện cao khiến cho xuất khẩu xút chỉ hạn chế ở mức khiêm tốn và khó có thể cạnh tranh được với các nhà sản xuất giá thành Hoàng Trung Hải 20112924 KTHH5 – K56 7
- thấp ở Mỹ và Ảrập Xêút. Thị trường nhập khẩu xút lớn nhất thế giới là Ôxtrâylia với nhu cầu mỗi năm 1 triệu tấn xút cho ngành sản xuất các sản phẩm nhôm. Hiện nay Ôxtrâylia nhập khẩu xút chủ yếu từ Nhật Bản, Ảrập Xêút, châu Âu và Mỹ, nhưng cũng sẽ là thị trường đích cho các nhà sản xuất mới ở châu Á. Tuy nhiên, Ôxtrâylia đang có kế hoạch xây dựng nhà máy xút clo công suất lớn, nhà máy này sẽ có ảnh hưởng quan trọng đối với thị trường xút clo trên thế giới và khu vực. 1.4.2 Triển vọng tương lai Triển vọng của sản xuất xút clo thế giới chịu ảnh hưởng của nhiều tác động như: nhu cầu clo cho sản xuất PVC, tình hình cung ứng chất thay thế là sô đa, chi phí điện, và việc xây dựng những nhà máy xút clo mới, như nhà máy xút clo sắp xây dựng của Ôxtrâylia. Ngoài ra còn có những yếu tố chu kỳ và xu hướng phát triển trong khu vực, thuế nhập khẩu và tỷ giá giữa các đồng tiền. Những yếu tố then chốt cho khả năng cạnh tranh của các sản phẩm xút clo là giá điện, quy mô công suất nhà máy, sự kết hợp một cách hiệu quả dây chuyền xút clo vào các tổ hợp hóa dầu, và triển vọng của sản xuất nhựa P VC trước những lo ngại về môi trường. Về trung hạn, các nhà máy mới xây dựng với giá thành sản xuất thấp sẽ gây áp lực mạnh đối với các nhà sản xuất quy mô nhỏ, giá thành cao. Các nước châu Á như Trung Quốc trước đây thường nhập khẩu xút thì nay đang bắt đầu xuất khẩu sản phẩm này. Đặc biệt, Trung Quốc đang cơ cấu lại ngành công nghiệp hóa dầu của mình, các cơ sở sản xuất hóa dầu nội địa với công suất thấp sẽ được thay thế bằng các nhà máy lớn ở vùng duyên hải với khả năng xuất khẩu sản phẩm, do đó nhu cầu clo sẽ tăng đáng kể. Nhưng vấn đề then chốt là giá năng lượng đang làm thay đổi cơ cấu công nghiệp xút clo thế giới. Các nước và khu vực có giá năng lượng thấp, ví dụ Ôxtrâylia, sẽ xuất khẩu clo dư thừa ở dạng EDC sang các thị trường đang tăng trưởng ở châu Á. Đối với nhiều nước, kể cả Ôxtrâylia, việc xuất khẩu clo nhiều khi nhằm mục đích cân bằng cơ cấu xút clo. Có thể nói, tương lai của sản xuất xút liên quan chặt chẽ với nhu cầu clo, mà cơ bản vẫn là với ngành công nghiệp PVC thế giới.
- Đồ án môn học quá trình thiết bị GVHD:TS VŨ ĐÌNH TIẾN 1.4.3 Thực trạng sản xuất xút NaOH ở Việt Nam: Hiện nay cả nước ta có 5 cơ sở sản xuất xút lớn và một số cơ sở sản xuất nhỏ khác với tổng năng lực sản xuất khoảng 100.000 tấn/năm. Cụ thể như sau: Nhà máy Hóa chất Việt Trì (hiện là Công ty Hóa chất Việt Trì) do Trung Quốc giúp đỡ xây dựng từ đầu những năm 60, với công suất ban đầu 1990 tấn xút lỏng 31%/năm (tính theo 100% NaOH), 1020 tấn HCl 31%/ năm và 145 tấn clo lỏng/năm để cung cấp cho nhà máy giấy tại khu công nghiệp Việt Trì. Trong những năm chiến tranh, nhà máy bị bom Mỹ tàn phá, hư hại nhiều, đến năm 1975 được tiến hành khôi phục mở rộng. Từ giữa năm 1975 đến đầu năm 1976 các công trình phục hồi được đưa vào sản xuất với quy mô mới. Hiện nhà máy có năng lực sản xuất 6500 tấn NaOH/năm. Sản lượng thực tế đạt khoảng 6000 tấn/năm. Công ty đã có dự án mở rộng công suất lên 10.000 tấn NaOH/năm, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2003. Nhà máy Hóa chất Biên Hoà (hiện trực thuộc Công ty Hóa chất cơ bản miền Nam) được xây dựng với mục đích ban đầu là cung cấp xút và clo cho khu công nghiệp Biên Hoà. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, Nhà máy đã hư hỏng nhiều, đã được cải tạo, mở rộng và lắp đặt trang thiết bị mới. Hiện nhà máy có năng lực sản xuất 15.000 tấn xút /năm, sản lượng thực tế đạt 1100012000 tấn/năm. Xưởng sản xuất xút của Công ty Giấy Đồng Nai: Xút được sản xuất chủ yếu để dùng cho sản xuất giấy. Công suất của xưởng đạt 5.000 tấn/năm Xưởng xútclo của Công ty Bột ngọt Vedan: Xưởng xút clo của Nhà máy Bột ngọt Vedan được xây dựng vào thời kỳ 19911995 có công suất 20.000 tấn/năm với nhiệm vụ cung cấp axit HCl cho dây chuyền sản xuất bột ngọt của nhà máy. Xưởng xút đã được mở rộng lên công suất 60.000 tấn/năm cân đối theo lượng axit HCl tiêu thụ tại nhà máy. Nhà máy xútclo của Công ty Giấy Bãi Bằng có công suất 7.000 tấn xút/năm chủ yếu phục vụ cho việc nấu bột giấy và dùng clo để tẩy trắng bột giấy. Nhìn chung, tổng công suất sản xuất xút của nước ta còn nhỏ, lại phân tán ở nhiều cơ sở. Do chưa có phương án cân bằng clo về dài hạn nên các cơ sở thường phải sản xuất dưới mức công suất thiết kế, tỷ lệ sử dụng công suất nhiều khi chỉ đạt 55 65%, sản phẩm kém tính cạnh tranh và không đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong 10 15 năm tới, vấn đề Hoàng Trung Hải 20112924 KTHH5 – K56 9
- cân bằng clo vẫn sẽ là một thách thức rất lớn cho sản xuất xút ở nước ta. Chỉ khi công nghiệp hóa dầu ở nước ta được xây dựng và phát triển thì mới có thể giải quyết về căn bản vấn đề cân bằng clo và nâng công suất sản xuất xút trong nước. Mặt khác, trong tương lai xa, khi công nghiệp hóa dầu phát triển thì nhu cầu về clo sẽ tăng vọt, đòi hỏi các nhà máy xút clo cũng phải nâng công suất xút một cách tương xứng. 2. TỔNG QUAN VỀ CÔ ĐẶC 2.1 Định nghĩa cô đặc Cô đặc là quá trình làm bay hơi một phần dung môi của dung dịch chứa chất tan không bay hơi, ở nhiệt độ sôi, với mục đích: Làm tăng nồng độ chất tan. Tách chất rắn hòa tan ở dạng tinh thể (tinh khiết). Thu dung môi ở dạng nguyên chất (cất nước). Cô đặc được tiến hành ở nhiệt độ sôi, ở mọi áp xuất (áp xuất chân không, áp xuất thường, áp xuất dư) trong hệ thống một thiết bị cô đặc (nồi) hay trong hệ thống nhiều thiết bị cô đặc. Quá trình có thể gián đoạn hay liên tục. Cô đặc chân không dung cho các dung dịch có nhiệt độ sôi cao và dung dịch dễ bị phân hủy nhiệt, ngoài ra còn làm tang hiệu số nhiệt độ của hơi đốt và nhiệt độ sôi trung bình của dung dịch (hiệu số nhiệt độ hữu ích) dẫn đến giảm bề mặt truyền nhiệt. Mặt khác, cô đặc chân không thì nhiệt độ sôi của dung dịch thấp nên có thể tận dụng nhiệt thừa của quá trình sản cuất khác (hoặc sử dụng hơi thứ) cho cô đặc. Cô đặc ở áp xuất cao hơn áp xuất khí quyển thường dung cho các dung dịch không bị phân hủy ở nhiệt độ cao như các dung dịch muối vô cơ để sử dụng hơi thứ của dung dịch cho các quá trình khác. Còn cô đặc ở áp xuất khí quyển thì hơi thứ không được sử dụng mà thải ra ngoài không khí. Đây là phương pháp đơn giản nhưng nhiệu quả kinh tế không cao. 2.2 Ứng dụng của cô đặc Trong sản xuất thực phẩm, ta cần cô đặc các dung dịch đường, mì chính, nước trái cây Trong sản xuất hoá chất, ta cần cô đặc các dung dịch NaOH, NaCl, CaCl2, các muối vô
- Đồ án môn học quá trình thiết bị GVHD:TS VŨ ĐÌNH TIẾN cơ Hiện nay, phần lớn các nhà máy sản xuất hoá chất, thực phẩm đều sử dụng thiết bị cô đặc như một thiết bị hữu hiệu để đạt nồng độ sản phẩm mong muốn. Mặc dù cô đặc chỉ là một hoạt động gián tiếp nhưng nó rất cần thiết và gắn liền với sự tồn tại của nhà máy. Cùng với sự phát triển của nhà máy, việc cải thiện hiệu quả của thiết bị cô đặc là một tất yếu. Nó đòi hỏi phải có những thiết bị hiện đại, đảm bảo an toàn và hiệu suất cao. Do đó, yêu cầu được đặt ra cho người kỹ sư là phải có kiến thức chắc chắn hơn và đa dạng hơn, chủ động khám phá các nguyên lý mới của thiết bị cô đặc 2.3 Các thiết bị trong cô đặc 2.3.1 Phân loại và ứng dụng a. Theo cấu tạo Nhóm 1: dung dịch đối lưu tự nhiên (tuần hoàn tự nhiên). Thiết bị cô đặc nhóm này có thể cô đặc dung dịch khá loãng, độ nhớt thấp, đảm bảo sự tuần hoàn dễ dàng qua bề mặt truyền nhiệt. Bao gồm: Có buồng đốt trong (đồng trục buồng bốc), ống tuần hoàn trong hoặc ngoài. Có buồng đốt ngoài (không đồng trục buồng bốc) Nhóm 2: dung dịch đối lưu cưỡng bức (tuần hoàn cưỡng bức). Thiết bị cô đặc nhóm này dùng bơm để tạo vận tốc dung dịch từ 1,5 m/s đến 3,5 m/s tại bề mặt truyền nhiệt. Ưu điểm chính là tăng cường hệ số truyền nhiệt k, dùng được cho các dung dịch khá đặc sệt, độ nhớt cao, giảm bám cặn, kết tinh trên bề mặt truyền nhiệt. Bao gồm: Có buồng đốt trong, ống tuần hoàn ngoài. Có buồng đốt ngoài, ống tuần hoàn ngoài. Nhóm 3: dung dịch chảy thành màng mỏng. Thiết bị cô đặc nhóm này chỉ cho phép dung dịch chảy dạng màng qua bề mặt truyền nhiệt một lần (xuôi hay ngược) để tránh sự tác dụng nhiệt độ lâu làm biến chất một số thành phần của dung dịch. Đặc biệt thích hợp cho các dung dịch thực phẩm như nước trái cây, hoa quả ép. Bao gồm: Màng dung dịch chảy ngược, có buồng đốt trong hay ngoài: dung dịch sôi tạo bọt khó vỡ. Màng dung dịch chảy xuôi, có buồng đốt trong hay ngoài: dung dịch sôi ít tạo bọt và bọt dễ vỡ. Hoàng Trung Hải 20112924 KTHH5 – K56 11
- b. Theo phương pháp thực hiện quá trình Cô đặc áp suất thường (thiết bị hở): nhiệt độ sôi và áp suất không đổi; thường được dùng trong cô đặc dung dịch liên tục để giữ mức dung dịch cố định, nhằm đạt năng suất cực đại và thời gian cô đặc ngắn nhất. Cô đặc áp suất chân không: dung dịch có nhiệt độ sôi thấp ở áp suất chân không. Dung dịch tuần hoàn tốt, ít tạo cặn và sự bay hơi dung môi diễn ra liên tục. Cô đặc nhiều nồi: mục đích chính là tiết kiệm hơi đốt. Số nồi không nên quá lớn vì nó làm giảm hiệu quả tiết kiệm hơi. Người ta có thể cô chân không, cô áp lực hay phối hợp cả hai phương pháp; đặc biệt có thể sử dụng hơi thứ cho mục đích khác để nâng cao hiệu quả kinh tế. Cô đặc liên tục: cho kết quả tốt hơn cô đặc gián đoạn. Có thể được điều khiển tự động nhưng hiện chưa có cảm biến đủ tin cậy. Đối với mỗi nhóm thiết bị, ta đều có thể thiết kế buồng đốt trong, buồng đốt ngoài, có hoặc không có ống tuần hoàn. Tuỳ theo điều kiện kỹ thuật và tính chất của dung dịch, ta có thể áp dụng chế độ cô đặc ở áp suất chân không, áp suất thường hoặc áp suất dư. Trong thực tế người ta thường thiết kế các hệ thống cô đặc nhiều nồi để tang hiệu quả sử dụng hơi đốt.
- Đồ án môn học quá trình thiết bị GVHD:TS VŨ ĐÌNH TIẾN 3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 3.1 Cơ sở lựa chọn quy trình công nghệ: Quá trình cô đặc có thể được tiến hành trong một thiết bị cô đặc một nồi hoặc nhiều nồi, làm việc liên tục hoặc gián đoạn. Quá trình cô đặc có thể được thực hiện ở áp suất khác nhau tùy theo yêu cầu kỹ thuật, khi làm việc ở áp suất thường có thể dùng thiết bị hở nhưng khi làm việc ở áp suất thấp thì dùng thiết bị kín cô đặc chân không vì có ưu điểm là có thể giảm được bề mặt truyền nhiệt (khi áp suất giảm thì nhiệt độ sôi của dung dịch giảm dẫn đến hiệu số nhiệt độ giữa hơi đốt và dung dịch tăng). Theo tính chất của nguyên liệu và sản phẩm, cũng như điều kiện kỹ thuật của đầu đề, em lựa chọn thiết bị cô đặc chân không 1 nồi liên tục có buồng đốt trong và ống tuần hoàn trung tâm. Nguyên tắc của quá trình cô đặc nhiều nồi có thể tóm tắt như sau: hơi nước bão hòa được cấp vào thiết bị để làm bay hơi dung môi của dung dịch. Hơi đốt sau cấp nhiệt ngưng tụ lại được tháo qua côc tháo nước ngưng. Dung môi bay hơi qua cơ cấu tách bọt, hơi thứ ra khỏi thiết bị đi vào thiết bị ngưng tụ bazomet thành lỏng. Dung dịch sau cô đắc đạt được nồng độ cần thiết sẽ được tháo qua cửa tháo liệu ra ngoài Ưu nhược điểm của hệ thống cô đặc nhiều nồi ngược chiều: Ưu điểm: Thiết bị đơn giản, dễ vận hành. Cô đặc ở áp suất chân không làm giảm nhiệt độ sôi của dung dịch, giảm chi phí năng lượng, hạn chế việc chất tan bị lôi cuốn theo và bám lại trên thành thiết bị (làm hư thiết bị). Nhược điểm: Cô đặc ở áp suất chân không làm giảm nhiệt độ sôi của dung dịch, giảm chi phí năng lượng, hạn chế việc chất tan bị lôi cuốn theo và bám lại trên thành thiết bị (làm hư thiết bị). 3.2 Sơ đồ và thuyết minh quy trình công nghệ: 3.2.1 Sơ đồ công nghệ: Hoàng Trung Hải 20112924 KTHH5 – K56 13
- Đồ án môn học quá trình thiết bị GVHD:TS VŨ ĐÌNH TIẾN 3.2.2 Thuyết minh quy trình: o Dung dịch Naoh 15%, ở 30 C, được bơm từ bể chứa nguyên liệu lên bồn cao vị, sau đó được cho qua lưu lượng kế rồi vào thiết bị gia nhiệt ban đầu. Tại đây, dung dịch NaOH đi bên trong ống truyền nhiệt và được gia nhiệt bẳng hơi bão hòa đi bên ngoài ống. Sau khi ra khỏi thiết bị gia nhiệt ban đầu, dung dịch sẽ được nhập vào thiết bị cô đặc tuần hoàn ống tâm, ở đây dung dịch đi bên trong ống tuần hoàn trung tâm và ống truyền Hoàng Trung Hải 20112924 KTHH5 – K56 15
- Đồ án môn học quá trình thiết bị GVHD:TS VŨ ĐÌNH TIẾN nhiệt, còn hơi đốt là hơi bão hòa sẽ đi bên ngoài ống, tại đây dung dịch được cô đặc đến nồng độ 30%. Hơi đốt là hơi bão hòa được đưa vào thiết bị cô đặc, hơi đốt đi bên ngoài ống truyền nhiệt, nước ngưng sẽ được tháo ra bên ngoài, đồng thời trong ống tháo nước ngưng có cốc tháo nước ngưng để tránh hơi đốt thoát ra bên ngoài, khí không ngưng cũng sẽ được cho thoát ra bên ngoài qua ống xả. Hơi thứ của thiết bị cô đặc được đưa vào thiết bị ngưng tụ baromet, dùng nước để ngưng tụ, phần hơi không ngưng tụ sẽ được đưa qua thiết bị tách lỏng để ngưng tụ phần hơi còn lại, phần khí sẽ được hút ra ngoài bằng bơm chân không. Hoàng Trung Hải 20112924 KTHH5 – K56 16
- Đồ án môn học quá trình thiết bị GVHD:TS VŨ ĐÌNH TIẾN 4. TÍNH TOÁN THIẾT BỊ 4.1 Cân bằng vật chất và năng lượng 4.1.1 Dữ kiện ban đầu Nồng độ đầu: xđ = 15 % Nồng độ cuối: xc = 30 % Năng suất nhập liệu: Vđ = 6m3/h Nhiệt độ đầu của nguyên liệu: chọn t0 = 30 oC Áp suất ngưng tụ: pn = 1 – 0,4 = 0,6 at 4.1.2 Cân bằng vật chất Xác định lượng hơi thứ bốc lên Khối lượng riêng của dung dịch NaOH 15 % ở 30 oC: ρđ = 1158,87 kg/m3 (tra bảng I.23[135]). Năng suất thiết bị (tính theo kg/h) : Gđ = ρđ.Vđ = 1158,87 5.6 = 6593,22 kg/h Theo công thức 5.16, trang 293, [5]: Có Gđ .xđ = Gc.xc => (kg/h) Tổng lượng hơi thứ bốc ra khỏi thiết bị Cân bằng vật chất cho thiết bị cô đặc Gđ = Gc + W => W = Gđ – Gc = 6953,22 – 3476,61 = 3476,61 (kg/h) 4.1.3 Tổn thất nhiệt độ Tổn thất nhiệt độ của hơi thứ trên ống dẫn từ buồng bốc đến thiết bị ngưng tụ. Chọn Δ’’’ = 1 oC Ta có áp suất tại thiết bị ngưng tụ là pn = 0,6 at ⇒ nhiệt độ của hơi thứ trong thiết bị ngưng tụ là tn = 85,5 oC (Bảng I.251 [1314]) Nhiệt độ sôi của dung môi tại áp suất buồng bốc: tsdm(po) – tn = Δ’’’ ⇒ tsdm(po) = tn + Δ’’’ = 85,5 + 1 = 86,5 oC Áp suất buồng bốc: tra bảng [1312] ở nhiệt độ 86,5 oC ⇒ po = 0,6275 at Tổn thất nhiệt độ do nồng độ tăng (Δ’) Hoàng Trung Hải 20112924 KTHH5 – K56 17
- Đồ án môn học quá trình thiết bị GVHD:TS VŨ ĐÌNH TIẾN Theo công thức của Tisencô (VI.10), [259] Δ’ = Δ’o . f Trong đó: Δ’o: tổn thất nhiệt độ do nhiệt độ sôi của dung dịch lớn hơn nhiệt độ sôi của dung môi ở áp suất khí quyển. Dung dịch được cô đặc có tuần hoàn nên a = x c = 30 %. Tra bảng VI.2, [267]: Δ’o = 17oC f – hệ số hiệu chỉnh do khác áp suất khí quyển, được tính theo công thức VI.11 [2 59]: Trong đó: o t nhiệt độ sôi của dung môi ở áp suất đã cho (tsdm(po) = 86,5 oC) o r ẩn nhiệt hoá hơi của dung môi nguyên chất ở áp suất làm việc. Tra bảng I.25[1314]: r = 2293,25 kJ/kg. ⇒ Δ’ = 17.0,9096 = 15,4632 oC ⇒ tsdd(po) = tsdm(po) + Δ’ = 86,5 + 15,4632 = 101,9632 oC Tổn thất nhiệt độ do áp suất thủy tĩnh (Δ’’) Gọi chênh lệch áp suất từ bề mặt dung dịch đến giữa ống là Δp (N/m2), Ta có: ; N/m2 Trong đó: ρs – khối lượng riêng trung bình của dung dịch khi sôi bọt; kg/m3 ρs = 0,5.ρdd ρdd – khối lượng riêng thực của dung dịch đặc không có bọt hơi; kg/m3 Giả thiết tsdd(po+ Δp) = 104oC, C% = xc = 30 %, Ta có ρdd = 1273,29 kg/m3 (tra bảng I.23[135]). ⇒ ρs = 0,5.1273,29 = 636,645 kg/m3 Hop – chiều cao thích hợp của dung dịch sôi tính theo kính quan sát mực chất lỏng; m Hop = [0,26 + 0,0014.(ρdd – ρdm)].ho Chọn chiều cao ống truyền nhiệt là ho = 3,0 m (bảng VI.6 [280]) ρdm Khối lượng riêng của dung môi tại nhiệt độ sôi của dung dịch 104 oC. Hoàng Trung Hải 20112924 KTHH5 – K56 18
- Đồ án môn học quá trình thiết bị GVHD:TS VŨ ĐÌNH TIẾN Tra bảng I.249 [1311], ρdm = 955,5 kg/m3 ⇒ Hop = [0,26 + 0,0014.(1273,29 – 955,5)].3,0 = 1,595 m at Ptb = Po + ΔP = 0,6275 + 0,05 = 0,6775 Tra bảng I.251[1314], ptb = 0,6775 at => tsdm(ptb) = 88,445 oC Ta có: Δ’’ = tsdm(po + Δp) – tsdm(po) = tsdd(po + Δp) – tsdd(po) = 88,445 – 86,5 = 1,945 oC ⇒ tsdd(ptb) = tsdd(po) + Δ’’ = 102,021 + 1,945 = 103,966 Sai số 0,30% được chấp nhận. Vậy tsdd(ptb) = 104 oC. Sản phẩm được lấy ra tại đáy ⇒ tsdd(po + 2Δp) = 102,021 + 2.1,945 105,911oC Tổng tổn thất nhiệt độ: ΣΔ = Δ’ + Δ’’ + Δ’’’ ⇒ ΣΔ = 15,521 + 1,945 + 1 = 18,466 oC Kết luận: Với nhiệt độ sôi của dung dịch NaOH 30% ở ấp xuất Ptb = 0,6611 at => tsdd(Ptb) = 104oC Chọn áp xuất của hơi nước bão hòa đảm bảo tD > tsdd(Ptb) từ 10 15oC => áp xuất hơi đốt: PĐ = 4 at => tĐ =142,9 oC (tra bảng T.251[1314]) Chênh lệch nhiệt độ hữu ích: Δthi = tD – (tc + ΣΔ) = 142,9 – (85,5 +18,466) = 38,934 oC Hoàng Trung Hải 20112924 KTHH5 – K56 19
- Đồ án môn học quá trình thiết bị GVHD:TS VŨ ĐÌNH TIẾN Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị Nồng độ đầu xđ %wt 15 Nồng độ cuối xc %wt 30 Năng suất nhập liệu Gđ kg/h 6953,22 Năng suất tháo liệu Gc kg/h 3476,61 HƠI THỨ Suất lượng W kg/h 3476,61 Áp suất po at 0,6275 Nhiệt độ tsdm(po) o C 86,5 Enthalpy iW kJ/kg 2655,7 Ẩn nhiệt ngưng tụ rW kJ/kg 2293,25 HƠI ĐỐT Áp suất pD at 4 Nhiệt độ tD oC 142,9 Ẩn nhiệt ngưng tụ rD kJ/kg 2141 TỔN THẤT NHIỆT ĐỘ Nhiệt độ sôi của dung dịch ở po tsdd(po) oC 102,021 Tổn thất nhiệt độ do nồng độ Δ’ oC 15,521 Áp suất trung bình ptb at 0,6775 Nhiệt độ sôi của dung môi ở ptb tsdm(ptb) oC 88,445 Tổn thất nhiệt độ do cột thuỷ tĩnh Δ’’ o C 1,945 Nhiệt độ sôi của dung dịch ở ptb tsdd(ptb) oC 104 Tổn thất nhiệt độ trên đường ống Δ’’’ o C 1 Tổng tổn thất nhiệt độ ΣΔ o C 18,466 Chênh lệch nhiệt độ hữu ích Δthi o C 38,934 4.1.4 Cân bằng năng lượng 4.1.4.1 Cân bằng nhiệt lượng Dòng nhiệt vào (W): Do dung dịch đầu Gđcđtđ Do hơi đốt D i" Do hơi ngưng trong đường ống dẫn hơi đốt DφDctD Dòng nhiệt ra (W): Do sản phẩm mang ra Gccctc Do hơi thứ mang ra W i" Do nước ngưng Dcθ Hoàng Trung Hải 20112924 KTHH5 – K56 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài Thiết Kế Hệ Thống Dẫn Động Thùng Trộn
44 p | 926 | 192
-
Cảm biến - Chương 8 : Cảm biến đo áp suất chất lưu
16 p | 322 | 107
-
THIẾT KẾ THIẾT BỊ XỬ LÝ BỤI KIM LOẠI
11 p | 322 | 100
-
Câu hỏi bảo vệ đồ án CTM
3 p | 577 | 79
-
Đồ án tốt nghiệp - Đề tài: "Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho phân xưởng cơ khí và toàn bộ nhà máy cơ khí 92 " - PHẦN I XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN
11 p | 377 | 77
-
Bí ẩn kiến trúc mang phong cách Ai cập Ngôi nhà được thiết kế nội thất theo
4 p | 308 | 77
-
Đề cương ôn tập môn: Kỹ thuật đo lường
2 p | 468 | 56
-
Sử dụng thiết bị điện an toàn và kinh tế
4 p | 194 | 45
-
Đồ án môn học Bảo vệ rơle: Thiết kế hệ thống bảo vệ rơle cho đường dây
47 p | 310 | 45
-
Thiết kế bếp đẹp
6 p | 123 | 25
-
Giáo án Công Nghệ lớp 8: Thiết kế mạch điện
4 p | 191 | 20
-
Đồ án môn Điện tử công suất: Thiết kế bộ ổn áp xoay chiều
44 p | 46 | 7
-
Giáo trình môn Kỹ thuật vi điều khiển: Thiết kế web và vi điều khiển - Chương 2
39 p | 75 | 7
-
Quản lý dự án đầu tư
41 p | 63 | 7
-
Những bất an trong nhà do xây dựng
4 p | 54 | 7
-
Chương trình khung trình độ cao đẳng nghề nghề Điện công nghiệp - Trường CĐN KTCN Dung Quất
7 p | 36 | 4
-
Giáo án Tự động hóa và điều khiển thiết bị điện: Chương 3
26 p | 49 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn