intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cây Elephantopus sp.

Chia sẻ: Trương Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

35
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồ án tốt nghiệp được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cây Elephatopus sp; khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của các loại cao chiết từ cây Elephantopus sp. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cây Elephantopus sp.

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG MÔI TÁCH CHIẾT ĐẾN HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CÂY ELEPHANTOPUS SP. Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Minh Nhựt TS. Lương Tấn Trung Sinh viên thực hiện : Dương Minh Trí MSSV: 1151110379 Lớp: 11DSH04 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  2. Đồ án tốt nghiệp NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… i
  3. Đồ án tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đồ án nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện trên cơ sở lý thuyết, tiến hành nghiên cứu thực tiễn dưới sự hướng dẫn của ThS. Phạm Minh Nhựt. Các số liệu, kết quả nêu trong đồ án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 2015 Sinh viên Dương Minh Trí ii
  4. Đồ án tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh, quý thầy cô giảng dạy tại Khoa Công nghệ Sinh học - Thực phẩm - Môi trường cùng tất cả các thầy cô đã truyền dạy những kiến thức quý báu cho em trong suốt những năm học vừa qua. Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phạm Minh Nhựt, người đã định hướng nghiên cứu, quan tâm, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khoá luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó em xin cảm ơn các thầy cô ở Phòng Thí nghiệm Khoa Công nghệ sinh học - Thực phẩm - Môi trường cùng các anh chị, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đề tài của mình. Cuối cùng, con xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn bên cạnh, động viên con những lúc khó khăn, nản lòng trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu cũng như trong cuộc sống. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 2015 Sinh viên Dương Minh Trí iii
  5. Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC TRANG BÌA LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... viii DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... ix DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................ x MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2 3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 2 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ..................................................................................... 4 1.1 Giới thiệu về Elephantopus sp. ........................................................................... 4 1.1.1 Nguồn gốc của cây Elephantopus sp. ............................................................. 4 1.1.2 Phân loại ........................................................................................................... 4 1.1.3 Đặc điểm thực vật học...................................................................................... 4 1.1.4 Một số thành phần hóa học trong cây Elephantopus sp. ............................. 6 1.1.5 Tính chất dược lý.............................................................................................. 6 1.2 Tổng quan về các hợp chất kháng khuẩn từ thực vật .................................... 8 1.2.1 Khái niệm và phân loại .................................................................................... 8 iv
  6. Đồ án tốt nghiệp 1.2.2 Cơ chế kháng khuẩn của các hợp chất từ thực vật ...................................... 8 1.2.3 Một số hợp chất kháng khuẩn trong thực vật ............................................... 9 1.2.4 Tình hình nghiên cứu các hợp chất kháng khuẩn từ thực vật trên thế giới và tại Việt Nam ........................................................................................................ 16 1.3. Phương pháp tách chiết các hợp chất kháng khuẩn ..................................... 18 1.3.1 Nguyên lý của quá trình tách chiết ............................................................... 18 1.3.2 Cơ sở của quá trình tách chiết. .................................................................... 18 1.3.3 Các phương pháp tách chiết một số hợp chất kháng khuẩn ..................... 18 1.4 Giới thiệu một số nhóm vi sinh vật gây bệnh ................................................ 22 1.4.1 Nhóm vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy ............................................................ 22 1.4.2 Nhóm vi sinh vật gây bệnh cơ hội trên da ................................................... 26 1.5. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) ..................................................................... 30 1.5.1. Khái niệm ....................................................................................................... 30 1.5.2. Ý nghĩa ........................................................................................................... 30 1.5.3. Cách xác định chỉ số MIC ........................................................................... 31 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 32 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................... 32 2.1.1. Địa điểm ....................................................................................................... 32 2.1.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 32 2.2. Vật liệu .............................................................................................................. 32 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 32 2.2.2. Vật liệu nghiên cứu ....................................................................................... 32 2.2.3. Môi trường nuôi cấy và hóa chất ................................................................. 33 v
  7. Đồ án tốt nghiệp 2.2.4. Dụng cụ và thiết bị ........................................................................................ 33 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 34 2.3.1. Phương pháp tách chiết các hợp chất từ thực vật .................................... 34 2.3.2. Phương pháp tăng sinh ................................................................................. 34 2.3.3. Phương pháp bảo quản và giữ giống vi sinh vật ....................................... 35 2.3.4. Phương pháp xác định mật độ tế bào ......................................................... 36 2.3.5. Phương pháp pha loãng mẫu ...................................................................... 36 2.3.6. Phương pháp xác định hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ................... 36 2.3.7. Phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) ........................... 37 2.3.8. Phương pháp xác định thành phần hóa học .............................................. 37 2.3.9. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 38 2.4. Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 38 2.4.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hiệu suất thu hồi cao từ Elephantopus sp. ..................................................................................... 39 2.4.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết Elephantopus sp. ........................................................... 43 2.4.3. Thí nghiệm 3: Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết ethanol 70% từ cây Elephantopus sp. .................................................................... 44 2.4.4. Thí nghiệm 4: Định tính một số thành phần hóa học của các loại cao chiết từ cây Elephantopus sp. ................................................................................................. 45 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 53 3.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hiệu suất thu hồi cao từ cây Elephantopus sp. .................................................................................... 53 vi
  8. Đồ án tốt nghiệp 3.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây Elephantopus sp. ....................................................... 54 3.2.1. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn Escherichia coli ............................................................................. 55 3.2.2. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn Salmonella spp. ............................................................................. 56 3.2.3. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn Shigella spp ................................................................................... 58 3.2.4. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn Vibrio spp ...................................................................................... 60 3.2.5. Kết quả đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi sinh vật còn lại .......................................................................................... 63 3.3. Kết quả xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết ethanol 70% từ cây Elephantopus sp................................................................................... 68 3.4. Kết quả định tính một số thành phần hóa học của các loại cao chiết từ cây Elephantopus sp ....................................................................................................... 69 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 70 4.1. Kết luận ............................................................................................................ 70 4.2. Đề nghị .............................................................................................................. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 73 PHỤ LỤC vii
  9. Đồ án tốt nghiệp DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT TSB: Trypton Soya Broth TSA: Trypticase Soya Agar DMSO: Dimethyl Sulfoxide MIC: Minimum Inhibitory Concentration viii
  10. Đồ án tốt nghiệp DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 3.1. Hiệu suất thu hồi cao từ các loại dung môi khác nhau ............................... 53 Bảng 3.2. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết khác nhau từ cây Elephantopus sp. đối với 20 chủng vi sinh vật chỉ thị .................................................. 64 Bảng 3.3. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết từ dung môi ethanol 70% trên các chủng vi sinh vật đối kháng ......................................................................... 66 Bảng 3.4 Kết quả định tính một số thành phần hóa học trong cây Elephantopus sp. . ................................................................................................................................... 68 ix
  11. Đồ án tốt nghiệp DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1.1: Cây Elephantopus sp. và hoa ................................................................... 5 Hình 1.2: Hình thái E. coli trên kính hiển vi điện tử ............................................. 22 Hình 1.3: Hình thái Salmonella trên kính hiển vi điện tử ...................................... 23 Hình 1.4: Hình thái Vibrio trên kính hiển vi điện tử ............................................. 24 Hình 1.5: Hình thái Shigella trên kính hiển vi điện tử ........................................... 25 Hình 1.6: Hình thái Pseudomonas trên kính hiển vi điện tử ................................. 26 Hình 1.7: Hình thái Enterococcus faecalis trên kính hiển vi điện tử .................... 27 Hình 1.8: Hình thái Staphylococcus trên kính hiển vi điện tử ............................... 29 Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát .......................................................... 39 Hình 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm thu hồi cao ....................................................... 40 Hình 2.3: Dịch chiết mẫu bằng nước ..................................................................... 41 Hình 2.4: Dịch chiết mẫu bằng ethanol 50% ......................................................... 42 Hình 2.5: Dịch chiết mẫu bằng ethanol 70% ......................................................... 42 Hình 2.6: Dịch chiết mẫu bằng ethanol 90% ......................................................... 43 Hình 2.7: Sơ đồ khảo sát hoạt tính cao chiết ......................................................... 44 Hình 2.8: Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát MIC .................................................. 46 Hình 2.9: Sơ đồ tiến trình định tính thành phần hóa học ....................................... 47 Hình 2.10: Thử nghiệm Molisch.............................................................................. 48 Hình 2.11: Thử nghiệm Fehling .............................................................................. 49 Hình 2.12: Thử nghiệm Dragendroff ....................................................................... 50 Hình 2.13: Thử nghiệm tạo bọt ................................................................................ 50 Hình 2.14: Thử nghiệm tannin ................................................................................ 51 Hình 2.15: Định tính thành phần steroid ................................................................. 52 Hình 3.1: Hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn Escherichia coli ......................................................................................................... 56 Hình 3.2: Hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn Salmonella spp. ........................................................................................................ 56 Hình 3.3: Vòng ức chế S. dublin – cao chiết ethanol 50% và 90% ....................... 56 x
  12. Đồ án tốt nghiệp Hình 3.4: Hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn Shigella spp. ............................................................................................................. 58 Hình 3.5: Vòng ức chế Shi. flexneri – cao chiết nước và ethanol 70% ................. 58 Hình 3.6: Hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn Vibrio spp. ............................................................................................................... 60 Hình 3.7: Vòng ức chế V. alginolyticus – cao chiết ethanol 70% ......................... 60 Vòng ức chế V. cholere– cao chiết ethanol 70% ................................... 61 Hình 3.8: Vòng ức chế V. harveyi – cao chiết ethanol 70% .................................. 62 Vòng ức chế V. harveyi – cao chiết ethanol 90% .................................. 62 Hình 3.9: Hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn còn lại ............................................................................................................... 63 Hình 3.10: Vòng ức chế Lis. innocua – cao chiết ethanol 70%............................... 64 Và Pseudomonas ................................................................................... 64 xi
  13. Đồ án tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Nhiều thế kỉ qua, loài người đã dựa chủ yếu vào thực vật như là nguồn carbohydrate, protein và chất béo làm thực phẩm. Hơn nữa, thực vật cũng là nguồn cung cấp phong phú các hợp chất tự nhiên dùng làm dược phẩm, hóa chất nông nghiệp, hương liệu, chất màu, thuốc trừ sâu sinh học hoặc các chất phụ gia thực phẩm có giá trị. Những nghiên cứu về các hợp chất có nguồn gốc thực vật đã phát triển từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX đến nay và đã có khoảng hơn 80.000 hợp chất khác nhau ở thực vật được công bố. Trong thiên nhiên, có rất nhiều cây cỏ có chất kháng khuẩn. Nguồn dược liệu của nước ta vô cùng phong phú, trong đó có nhiều cây thuốc kháng sinh được Y học dân tộc dùng làm thuốc từ lâu. Chúng thường là những cây cỏ rất quen thuộc, mọc hoang dại hoặc được trồng ngay trong vườn như: Hành, Tỏi, Hẹ, Kim ngân, Sâm đại hành, lá Móng tay… được nhân dân ta dùng làm thuốc tiêu độc, tiêu viêm, sát khuẩn, chữa các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da, mụn nhọt, chốc lở, viêm họng, viêm phế quản và nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác. Nhiều cây thuốc được nhân dân ta dùng chữa vết thương có kết quả tốt như Mỏ quạ, Nọc sởi, lá Vối, lá Bòng bong, Sắn thuyền, Lô hội, lá Trầu không, Sài đất… Trong điều trị các vết thương phần mềm, nhiều tác giả trong và ngoài nước cũng đã công nhận dùng chất kháng khuẩn thực vật chữa vết thương chóng sạch, các đám hoại tử dễ bong, tổ chức hạt non phát triển mạnh, vết thương mau lành hơn chữa bằng kháng sinh tân dược vì trong nước sắc cây thuốc không phải chỉ có kháng sinh mà còn có những chất kích thích giúp vết thương chóng đầy miệng, có các loại men, vitamin và các nguyên tố vi lượng tạo điều kiện cho vết thương chóng khỏi. 1
  14. Đồ án tốt nghiệp Một trong những vấn đề nan giải đối với thuốc kháng sinh tân dược hiện nay là hiện tượng quen thuốc, kháng thuốc và loạn khuẩn do tình hình lạm dụng kháng sinh trong điều trị ngày càng phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Elephantopus sp. hay còn gọi là Cúc chỉ thiên mềm, là một loài phân bố rộng, dễ tìm kiếm. Một số nghiên cứu cho thấy thành phần chính trong cây là phenolic: caffeic acid, 3,5-dicaffeoylquinic acid, 1,4-dicaffeoylquinic acid, và 3,4- dihydroxy-cinamic acid methyl ester. Theo y học cổ truyền, các bộ phận của cây Elephatopus sp. đều được sử dụng để làm thuốc trị viêm nhiễm, tiêu chảy... Các hợp chất sinh học chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn dược liệu quý, vấn đề trích ly những hợp chất này sao cho giữ được hiệu quả của chúng cũng rất quan trọng. Xuất phát từ những cơ sở trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cây Elephantopus sp. ” 2. Mục tiêu nghiên cứu - Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cây Elephatopus sp. - Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của các loại cao chiết từ cây Elephantopus sp. 3. Nội dung nghiên cứu - Khảo sát ảnh hưởng của các loại dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cây Elephantopus sp. - Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết Elephantopus sp. đối với các chủng vi khuẩn. - Định tính thành phần hóa học của cao chiết các loại dung môi từ cây Elephantopus sp. 2
  15. Đồ án tốt nghiệp 4. Phạm vi nghiên cứu - Khảo sát trên các loại dung môi: ethanol 50%, ethanol 70%, ethanol 90%, nước cất. - Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn trên 20 chủng vi sinh vật chỉ thị. - Chỉ tiến hành định tính một số thành phần hóa học. 3
  16. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu về Elephantopus sp. 1.1.1. Nguồn gốc của cây Elephantopus sp. Elephantopus sp. hay còn gọi là Cúc chỉ thiên mềm, cúc chỉ thiên hoa trắng, chân voi nhám, cỏ lưỡi mèo là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Theo những hồ sơ nghiên cứu ban đầu, Elephantopus sp. được phát hiện ở Senegal vào năm 1900 và ở Sierra Leone năm 1914 (GBIF, 2013) thuộc Tây Phi. Các mẫu vật từ cây được ghi nhận lần đầu từ Cameroon vào năm 1952, Togo vào năm 1981, Seychelles vào năm 1982, Australia vào năm 1989 và Tanzania vào năm 1991 (GBIF, 2013). Sự phát tán của loài cây này không rõ ràng; trong tự nhiên nó được coi là một loại cây dại, nhưng trong các trường hợp khác dường như nó đã được giới thiệu như một loại cây thuốc có ích. Elephantopus sp. đã trở thành loài cây quan trọng ở Cameroon và ở Đài Loan, cùng với các loài châu Á như E. scaber. 1.1.2. Phân loại  Giới: Plantae  Ngành: Spermatophyta  Ngành phụ: Angiospermae  Lớp: Dicotyledonae  Bộ: Asterales  Họ: Asteraceae  Chi: Elephantopus 1.1.3. Đặc điểm thực vật học 1.1.3.1. Mô tả Cúc chỉ thiên mềm là loại cây thân thảo cao 0,5 - 1m, thân và lá có nhiều lông. Lá mọc dài theo thân, không cuống; phiến thon dạng bay, dài 10-15cm, gốc ôm thân, mép khía lượn, có lông mềm ngắn ở mặt dưới; các lá trên rất tiêu giảm. Cụm hoa dài theo thân, nhánh mang nhiều hoa đầu kép trong một bao chung; các hoa đầu 4
  17. Đồ án tốt nghiệp phụ cao 8mm, mang 4-5 hoa trắng. Quả bế cao 3mm, có rãnh; mào lông có 5 tơ (Empinotti và Duarte, 2008). Hình 1.1 Cây Elephantopus sp. và hoa. 1.1.3.2. Sinh sản Ở Queensland (Australia), cây có thể ra hoa quanh năm nhưng thường ra hoa vào tháng 6 - 7 (Chính phủ Queensland, 2013). Tại Brazil, Ferreira và ctv (2001) báo cáo sự nảy mầm nhanh chóng của những hạt giống của Elephantopus sp.. Tuổi thọ của các hạt giống trong đất là khá ngắn - 90% các hạt có thể bị mất đi trong một năm và 100% trong 2 năm (North Queensland, 2009). 1.1.3.3. Phân bố Elephantopus sp. có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ, từ Argentina đến Mexico, bao gồm cả vùng biển Caribbean, nhưng đã được lan truyền rất rộng rãi vào châu Phi, Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Ở nước ta, cây mọc ở rừng thưa, rừng thông, dọc đường đi ở nhiều nơi, nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên. 5
  18. Đồ án tốt nghiệp Elephantopus sp. sinh trưởng phù hợp với điều kiện nhiệt đới ẩm. Chúng cần ánh sáng và lượng nước đầy đủ cho sự tăng trưởng. Do đó các đồng cỏ, các đồn điền, ven rừng, ven đường và đầm lầy phù hợp cho sự phát triển của Elephantopus sp.. 1.1.4. Một số thành phần hóa học trong cây Elephantopus sp. Một số nghiên cứu cho thấy thành phần chính trong cây là phenolic, caffeic acid, 3,5-dicaffeoylquinic acid, 1,4-dicaffeoylquinic acid, và 3,4-dihydroxy-cinamic acid methyl ester. - Trong lá sấy khô có chứa molephantin (1), molephantinin (2), 2-deethoxy-2- hydroxyphantomolin (3), stigmasterol (4), acid béo α-amyrin ester (5a), và acid béo lupeol ester (5b). - Nghiên cứu thành phẩn hóa học tìm thấy 9 hợp chất: 2beta-deethoxy-2- hydroxyphantomolin (1), 2beta-methoxy-2-deethoxyphantomolin (2), 2beta- methoxy-2-deethoxy-8-O-deacylphantomolin-8-O-tigli-nate (3), molephantinin (4), betulinic acid (5), magnolol (6), honokiol (7), dibutly phthalate (8) and tricin (9). - Cao chiết methanol của cây mang lại sesquiterpene lactone mới, 2-de- ethoxy-2-hydroxyphantomolin, cùng với lupeol, lupeol acetate, epifriedelinol, molephantin, và 2-de-ethoxy-2-methoxyphantomolin (9). 1.1.5. Tính chất dược lý 1.1.5.1. Theo kinh nghiệm dân gian Theo y học cổ truyền, các bộ phận của cây Elephantopus sp. đều được sử dụng để làm thuốc. Thuốc có vị đắng, se, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng. Lá trừ giun, lợi tiểu. Thường dùng trị (1) Cảm mạo, viêm hạch hạnh nhân cấp, viêm hầu họng, viêm kết mạc; (2) Viêm gan vàng da cấp, xơ gan cổ trướng; (3) Viêm thận cấp và mạn; (4) Cước khí thuỷ thũng, lỵ, tiêu chảy; (5) Cụm nhọt, eczema, rắn cắn. Ngày dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã cây lá tươi lấy nước uống, bã đắp trừ rắn cắn (dùng riêng hoặc phối hợp với Bồ cu vẽ, lá 6
  19. Đồ án tốt nghiệp Ớt). Có thể lấy lá tươi giã với mẻ và giấm đắp trị nhọt độc hoặc nấu nước rửa bệnh ngoài da. Ở Dominica, người ta dùng lá Cúc chỉ thiên mềm và lá Cỏ lào hãm uống để trị bệnh tiêu chảy (Võ Văn Chi, 2012). 1.1.5.2. Tác dụng sinh học Tại Brazil, lá cây Elephantopus sp. được sử dụng như tác nhân làm lành thương và điều trị viêm phế quản, ho và cúm trong y học dân gian (Empinotti và Duarte. 2008). Một loạt các ứng dụng truyền thống khác được liệt kê theo Lorenzi (1982). Cao chiết ethanol của Elephantopus sp. đẩy nhanh việc chữa gãy xương ở chuột thông qua tác dụng kích thích sự biệt hóa nguyên bào xương và khoáng, điều đó chứng minh cho việc sử dụng cây thuốc này đã có từ lâu tại Cameroon (Ngueguim và ctv, 2012.). Ooi và ctv (2011) đã chứng minh vai trò chính của 3,4-di-O -caffeoyl quinic acid trong khả năng chống oxy hóa của cao chiết Elephantopus sp.. Các hợp chất này cũng gây độc tế bào và α-glucosidase tác dụng ức chế sự chết của tế bào qua trung gian và do đó là một chất không độc hại đầy hứa hẹn để điều trị ung thư và bệnh tiểu đường loại 2. Tabopda và ctv (2008) đã xác định một sesquiterpene lactone mới trong đó Elephantopus sp. thể hiện các hoạt động gây độc tế bào quan trọng chống lại u nguyên bào thần kinh B104 ở chuột. Kết quả khác cho rằng cao chiết Elephantopus sp. làm giảm sự hình thành hắc tố, dẫn tới giảm biểu hiện của Tyr và Trp. Ngoài ra, biểu hiện của melanocortin- 1 receptor (MC1R) đã được điều chỉnh bởi cao chiết, giải mẫn cảm với α- melanocyte-stimulating hormone (α-MSH) của các tế bào được điều trị với các cao chiết (Hasegawa và ctv, 2010.). Ở Ecuador, Elephantopus sp. là một trong 10 đơn vị phân loại thường gặp nhất trong điều trị leishmaniasis (một bệnh do nhiễm ký sinh trùng Leishmania) (Gachet và ctv, 2010). 7
  20. Đồ án tốt nghiệp Elephantopus sp. được chứng minh có tác dụng bảo vệ chống lại nhiễm độc gan do β-D-galactosamine và acetaminophen, bằng cách giảm nồng độ trong huyết thanh glutamate-oxalate-transaminase [aspartate aminotransferase] và huyết thanh glutamate-pyruvate-transaminase [alanine aminotransferase]. Các tiểu thùy trung tâm bị hoại tử được cải thiện rõ bằng cách xử lý với cao chiết từ cây Elephantopus sp. (Lin và ctv, 1995). 1.2. Tổng quan về các hợp chất kháng khuẩn từ thực vật 1.2.1. Khái niệm và phân loại Các hợp chất kháng khuẩn từ thực vật là những hợp chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật, có tác dụng tiêu diệt hay kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn, virus. Các hợp chất kháng khuẩn thường có tác dụng khá đặc hiệu lên các loài vi khuẩn khác nhau ở một nồng độ thường là rất nhỏ. Những chất này có thể thuộc nhiều cấu trúc hóa học khác nhau như alkaloid, các hợp chất quinone, flavonoid, tinh dầu v.v… Ngày nay người ta chia các hợp chất kháng khuẩn từ thực vật ra làm 2 nhóm sau: - Nhóm bay hơi: gồm những chất do thực vật tiết ra có khả năng khuếch tán vào không khí và có tác dụng ức chế sự sinh trưởng, phát triển của virus, vi khuẩn. - Nhóm không bay hơi: gồm những chất ở sâu trong các tế bào thực vật, không có khả năng khuếch tán vào không khí. Muốn sử dụng nó, phải dựa vào đặc điểm, tính chất của từng loại kháng sinh thực vật. Thường người ta hay sử dụng chúng dưới các dạng: Giã nát lấy nước cốt, ngâm, sắc hoặc chiết bằng các dung môi thích hợp. 1.2.2. Cơ chế kháng khuẩn của các hợp chất từ thực vật Cơ chế chung của các hợp chất kháng khuẩn có nguồn gốc thực vật bao gồm việc phá vỡ màng chức năng và cấu trúc tế bào, gây ra sự gián đoạn quá trình 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2