intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án Tốt nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

96
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đồ án là nghiên cứu, tìm hiểu hiện trạng thất thoát nước của khu vực phường 25 quận Bình Thạnh. Từ đó đề xuất phương án quản lý mạng lưới nhằm giảm thất thoát nước và đảm bảo nhu cầu sử dụng nước về số lượng cũng như chất lượng. Đưa ra các phương án nhằm chống thất thoát nước, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt phục vụ lợi ích cho cộng đồng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án Tốt nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC, THỰC PHẨM MÔI TRƯỜNG ---------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC, VÀ THẤT THOÁT NƯỚC TẠI PHƯỜNG 25 QUẬN BÌNH THẠNH, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC. Ngành: KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : Th.s LÂM VĨNH SƠN Sinh viên thực hiện :PHẠM HUỲNH HOÀI CHƯƠNG Lớp : 11DMT01 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Qua ba tháng thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước”, tôi xin cam đoan rằng tất cả các kết quả trong đồ án là do quá trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của Th.S. Lâm Vĩnh Sơn. Các số liệu và kết quả có được trong đồ án có nguồn gốc rõ ràng và hoàn toàn trung thực và được trích dẫn rõ ràng trong phần tài liệu tham khảo. Người thực hiện đề tài Phạm Huỳnh Hoài Chương
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến Quý thầy cô khoa Công nghệ Sinh học, Thực phẩm và Môi trường trường Đại Học Công Nghệ Hutech đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập ở trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy ThS. Lâm Vĩnh Sơn, người đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt, giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đồ án và hoàn thành đúng thời gian quy định. Xin cảm ơn Công ty Cổ Phần cấp nước Gia Định đã tạo điều kiện cho tôi được tham quan thực tế các hoạt động quản lý mạng lưới, cho tôi các số liệu để thực hiện đồ án này. Cảm ơn các anh chị trong phòng giảm nước không doanh thu đã tạo cơ hội cho tôi được tiếp xúc nhiều với thực tế công việc quản lý mạng lưới nước. Để đi được chặn đường dài và đạt thành quả như ngày hôm nay, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn động viên cà là chỗ dựa vững chắc cho tôi. Xin chân thành cảm ơn ! TP.HCM, 19 Tháng 08 năm 2013 Sinh viên thực hiện Phạm Huỳnh Hoài Chương
  4. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang đối mặt với nhiều vấn đề về kinh tế xã hội. Trong đó sự gia tăng dân số là rất lớn, kèm theo đó dẫn đến việc gia tăng các nhu cầu cơ bản của cuộc sống người dân như lương thực, thực phẩm, điện, xăng, nước,… Các vấn đề về vệ sinh môi trường, quản lý chất thải rắn, vấn đề thiếu nước, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, ô nhiễm nguồn nước mặt,… Đây cũng là những đặc trưng cho sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và xã hội của thành phố. Hiện tại lượng nước sạch thất thoát khoảng 30% - 40% tổng lượng nước được sản xuất. Tỷ lệ nước thất thoát luôn ở mức cao do các nguyên nhân cơ bản sau:  Đường ống cũ mục làm rò rỉ nước  Thi công yếu kém ảnh hưởng đến hệ thống  Quản lý không chặt, nước áp lực thấp, đồng hồ không nhảy số, công ty không thu được tiền.  Đồng hồ nước lạc hậu, nhất là hệ thống đồng hồ tổng ở từng vùng.  Thất thoát do xúc xả, chữa cháy Trước tình hình đó, việc đề ra phương án cải tiến phương pháp quản lý mạng lưới là vấn đề cần thiết để phù hợp với chủ trương phòng chống thất thoát nước của Tổng Công ty cấp nước Sawaco. Trên cơ sở đó và yêu cầu nội dung của luận văn tốt nghiệp, người thực hiện đề tài đã chọn đề tài “Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước” 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài thực hiện mục đích chính là nghiên cứu, tìm hiểu hiện trạng thất thoát nước của khu vực phường 25 quận Bình Thạnh. Từ đó đề xuất phương án quản lý mạng lưới nhằm giảm thất thoát nước và đảm bảo nhu cầu sử dụng nước về số lượng cũng như chất lượng. Đưa ra các phương án nhằm chống thất thoát nước, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt phục vụ lợi ích cho cộng đồng. 1
  5. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 Giới hạn của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về rò rỉ, thất thoát nước trong mạng lưới nước phường 25 quận Bình Thạnh. Đưa ra mô hình quản lý mạng lưới cho phường 25 quận Bình Thạnh. 3. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau:  Điều tra khảo sát về tình hình sử dụng nước sinh hoạt và hiện trạng mạng lưới cấp nước của phường 25 quận Bình Thạnh.  Nắm rõ sơ đồ mạng lưới nước của phường 25 quận Bình Thạnh.  Ứng dụng thực tế, tham gia đi khảo sát, dò bể, giám sát sửa chữa ống cũ mục  Tính toán lượng nước thất thoát của khu vực.  Quản lý chỉ số thất thoát nước  Đưa ra các phương án chống thất thoát nước trên mạng lưới 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Tham khảo tài liệu  Dữ liệu về tình hình kinh tế, xã hội của khu vực quận Bình Thạnh và khu vực phường 25 quận Bình Thạnh.  Số liệu hiện trạng mạng lưới đường ống.  Tài liệu kỹ thuật phòng chống thất thoát nước 4.2. Nghiên cứu thực địa  Khảo sát việc dùng nước của các hộ trong khu vực phường 25 quận Bình Thạnh.  Tham gia dò bể ống nước, giám sát các công trình sửa chữa ống bể mục, thay thế ống cũ mục, kiểm tra đồng hồ tổng của các DMA.  Khảo sát mạng lưới khách hàng, đưa ra các nhu cầu dùng nước của họ. 4.3. Thu thập số liệu  Thu thập và tham khảo các số liệu có liên quan  Công ty cổ phần cấp nước Gia Định 2
  6. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015  Trang web của quận Bình Thạnh www.binhthanh.hochiminhcity.gov.vn/  Đồ án bao gồm các mục sau đây Mục lục Mở Đầu 1. Đặt vấn đề 2. Mục tiêu của đề tài 3. Giới hạn của đề tài 4. Nội dung nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 1.1. Tham khảo tài liệu 1.2. Nghiên cứu thực địa 1.3. Thu thập số liệu 1.4. Hỏi ý kiến chuyên gia CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN QUẬN BÌNH THẠNH 1.1. Vị trí địa lý quận Bình Thạnh: 1.2. Điều kiện tự nhiên: 1.2.1. Địa hình: 1.2.2. Địa Chất: 1.2.3. Kênh rạch: 1.2.4. Các yếu tố khí hậu: 1.3. Kinh tế - xã hội: 1.3.1. Điều kiện kinh tế: 1.3.2. Văn hóa – xã hội: 1.4. Quy hoạch kinh tế xã hội đến năm 2020: 1.4.1. Quy hoạch các đơn vị: 1.4.2. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật: 1.4.2.1. Quy hoạch giao thông: 1.4.2.2. Quy hoạch cao độ sang nền và thoát nước mặt: 1.4.2.3. Quy hoạch cấp điện: 3
  7. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 1.4.2.4. Quy hoạch cấp nước: 1.4.2.5. Quy hoạch thoát nước thải và xử lý chất thải rắn (quy hoạc thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường) CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC VÀ THẤT THOÁT NƯỚC PHƯỜNG 25 QUẬN BÌNH THẠNH. 2.1 Tổng quan phường 25 quận Bình Thạnh 2.1.1. Vị trí địa lý 2.1.2. Hiện trạng cấp nước phường 25 quận Bình Thạnh: 2.2. Tính toán tỷ lệ thất thoát nước của khu vực phường 25 quận Bình Thạnh 2.2.1. Tổng quan về nước thất thoát thất thu (NRW - Non Revenue Water) 2.2.2. Nguyên nhân gây nước thất thoát thất thu 2.2.3. Các cách tính cân bằng nước 2.2.4. Tính toán nước thất thoát của khu vực phường 25 quận Bình Thạnh bằng phần mềm WB-easycalc. 2.2.5. Kết quả sau khi nhập số liệu và tính toán bằng phần mền CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC CHO PHƯỜNG 25 QUẬN BÌNH THẠNH 3.1. Tổng quan về caretaker và quy trình chống thất thoát nước 3.1.1. Caretaker 3.1.2. Quy trình quản lý chống thất thoát nước 3.2. Dò tìm và xác định điểm bể trên mạng lưới 3.2.1. Thiết bị và phương pháp 3.2.2. Thực tế dò bể 3.2.3. Kết quả thực nghiệm thiết bị dò tìm rò rỉ của phường 25 3.3. Sửa chữa ống bể 3.4. Thực hiện giảm thất thoát do công tác quản lý 3.4.1. Đối với đồng hồ hoạt động không chính xác 3.4.2. Tính toán, đề xuất thay thế đồng hồ nước KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 4
  8. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC BÌNH THẠNH 1.1. Vị trí địa lý Quận Bình Thạnh Quận Bình Thạnh nằm trong khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh về phía Đông Bắc, có tọa độ địa lý từ 10o46’45’’ độ vĩ Bắc và từ 106o41’00’’ độ kinh Đông. Chiều rộng lớn nhất là 7.250 m (từ Bắc xuống Nam) và chiều dài lớn nhất là 5.500 m (từ Đông sang Tây), cửa ngõ của tất cả các tỉnh thành trong cả nước, là vùng đất có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng. Hình 1.1: Bản đồ quận Bình Thạnh “Nguồn: wikipedia.org” Khu vực ranh giới của quận Bình Thạnh như sau:  Phía Đông giáp với quận 12 và quận Thủ Đức giới hạn bởi sông Vàm Thuật.  Phía Đông Bắc giáp với quận 12 và quận Thủ Đức giới hạn bởi sông Vàm Thuật.  Phía Nam giáp với quận 1, cách nhau bởi con rạch Thị Nghè.  Phía Tây - Tây Bắc giáp với quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp.  Chiều rộng lớn nhất là 7.250 m (từ Bắc xuống Nam) 5
  9. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015  Chiều dài lớn nhất là 5.500 m (từ Đông sang Tây) Quận Bình Thạnh có sông Sài Gòn bao quanh mạn Đông Bắc. Cùng với sông Sài Gòn là các kênh rạch như: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu,… đã tạo ra hệ thống đường thủy đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên khắp địa bàn Bình Thạnh và thông thương với các quận khác. Với vị trí địa lý như trên, quận có nhiều thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Ngoài ra còn có ưu thế về trung tâm và giao lưu với các khu vực lân cận khác. Quận Bình Thạnh được xem là một nút giao thông quan trọng của Thành phố Hồ Chí Minh bởi vì Bình Thạnh là điểm đầu mối gặp gỡ các Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, là cửa ngõ đón con tàu Thống Nhất Bắc Nam qua cầu Bình Lợi vào ga Hòa Hưng và đặc biệt ở đây có bến xe miền Đông mỗi năm đón hàng triệu hành khách các tỉnh trong cả nước từ Bắc trở vào. Sau ngày 30/04/1975, quận Bình Thạnh được thành lập trên cơ sở 2 xã Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây của tỉnh Gia Định. Về quy mô lãnh thổ, quận Bình Thạnh có diện tích rộng 2.076 ha, đứng hàng thứ 2 trong 12 quận nội thành. Trong quận Bình Thạnh, diện tích giữa các phường không đều nhau. Ban đầu quận có 28 phường được đánh số từ 1 đến 28. Sau nhiều lần chia tách, hiện nay có 20 phường. Đây là vấn đề nghiên cứu để sắp xếp lại phân bổ dân cư phù hợp với việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật. 1.2. Điều kiện tự nhiên 1.2.1. Địa hình Phía Bắc cao và thấp dần về phía Nam, có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 4,5 m và nhiều điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Địa hình là một trong những yếu tố cần được xem xét trong công tác vạch tuyến quy hoạch các tuyến ống cấp nước. Địa hình nghiêng theo hướng Bắc - Nam:  Vùng đất cao (dạng gò đồi): gồm một phần các phường 5, 11, 12 dọc theo đường Nơ Trang Long. Đây là vùng đất cao trong địa bàn quận, cao độ từ 8 - 10 m, hướng dốc thoải từ Đông sang Tây. 6
  10. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015  Vùng tương đối cao: là vùng phía Nam gồm các phường 6, 7, 14, có độ cao 8 m chiếm 20% diện tích toàn quận.  Vùng đất cao trung bình: cao từ 2 – 6 m gồm các phường gần trung tâm quận và cao độ chỉ còn 0,3 - 0,5m đối với các vùng sông rạch. Các vùng này chiếm 35% diện tích toàn quận.  Vùng đất trũng thấp: là các vùng dọc theo sông rạch thuộc các phường 22, 25, 26, 28, cao độ trung bình 0,5 m, có những vùng ven sông Sài Gòn, rạch Thủ Tắc có cao độ 0,3 m. Ngoài các dạng địa hình trên, Bình Thạnh còn có những vùng đất có cao độ thay đổi thật gấp (phường 11, 12, 13) và đa dạng hình gợn sóng (vùng giáp ranh với phường 12). 1.2.2. Địa chất Khu gần bờ sông và vùng đất thấp địa chất chủ yếu là phù sa, cát sỏi, trên có phủ 1 lớp cát đen. Đất phù sa và phù sa phèn có thêm thau mặn ở các phường 22, 25, 26, 27. 1.2.3. Kênh rạch Quận Bình Thạnh có hệ thông sông rạch chiếm 1/15 diện tích toàn quận, diện tích mặt nước là 326,89 ha, bao gồm:  Sông Sài Gòn : bao quanh với chiều dài 17,5 km: mặt sông rộng trung bình 265 m  Kênh Thanh Đa : dài 1,35 km, rộng trung bình 60 m.  Rạch Miếu Nổi : dài 640 m, rộng 1 – 6 m, nhiều đoạn bị co hẹp gây ngập lụt nhiều trong mùa mưa.  Rạch Bùi Hữu Nghĩa : rộng 2 – 8 m , dài 620 m, rạch này để thoát nước cho lưu vực nhỏ nằm giữa hai tuyến đường Bùi Hữu Nghĩa và Đinh Tiên Hoàng.  Rạch Cầu Bông : rộng 10 – 16 m, dài 1.480 m.  Rạch Cầu Sơn : rộng 8 – 12 m, dài 960 m.  Rạch Phạm Văn Hân : thuộc phường 17 quận Bình Thạnh, rộng 1 – 12 m, dài 1.020 m, thoát nước khu vực giữa Điện Biên Phủ và Xô Viết Nghệ Tĩnh. 7
  11. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015  Rạch Văn Thánh: rộng 12 – 20 m, dài 1.465 m.  Rạch Hố Tàu – Vàm Tây: dài 2.080 km, rộng trung bình 40 m.  Rạch Thị Nghè: dài 3,78 km, rộng trung bình 60 m.  Ngoài các sông rạch nêu trên, quận Bình Thạnh còn khoảng 20 rạch nhỏ nằm rải rác các địa bàn ở trong quận. 1.2.4. Các yếu tố khí hậu Quận Bình Thạnh có khí hậu đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ, đó là khí hậu nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa với hai mùa nắng rõ rệt, thường 6 tháng mưa và 6 tháng nắng. Nhưng do ảnh hưởng của thời tiết gây ra thất thường là số tháng nắng nhiều hơn số tháng mưa hoặc ngược lại. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Khí hậu có tính ổn định cao, thay đổi khí hậu giữa các năm nhỏ. Không có thiên tai, hầu như không có lũ lụt, chỉ bị ảnh hưởng nhẹ không đáng kể. Về bức xạ mặt trời: tổng lượng bức xạ trung bình cả năm 365,5 calo/cm, tổng lượng bức xạ các tháng mùa khô cao hơn các tháng mùa mưa gần 100 calo/cm2/ngày. Cường độ bức xạ lớn nhất trong ngày các tháng trong năm từ 0,8 đến 1,0 calo/cm2/phút, xảy ra từ 10 đến 14 giờ. Nhiệt độ:  Nhiệt độ trung bình từ 27,6°C  Tháng nóng nhất là tháng 5: 30,7°C  Tháng thấp nhất là tháng 1: 26,3°C Chế độ mưa: Mưa có tác dụng làm sạch thanh lọc các chất ô nhiễm trong không khí và pha loãng các chất ô nhiễm trong nước sông, kênh rạch. Tuy nhiên, chế độ mưa ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề ngập lụt đường phố, đặc biệt là các phường có cao độ thấp như phường 22, 25, 26, 28. Nước mưa cũng cuốn trôi các chất ô nhiễm, đặc biệt là các chất thải nguy hại, vào nguồn nước gây ô nhiễm nguồn nước mặt và có thể ảnh hưởng đến nước ngầm vì toàn thành phố không có hệ thống thoát nước mưa, do đó sau cơn mưa có rất nhiều con đường trong quận bị ngập lụt gây mùi hôi thối từ các cống thoát nước và ách tắc giao thông. 8
  12. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 Kết quả quan trắc lượng mưa của trạm khí tượng Tân Sơn Nhất được thể hiện trong bảng 1.1, lượng mưa về mùa mưa chiếm khoảng 95% cả năm, về mùa khô chiếm 5% cả năm. Bảng 1.1: Các đặc trưng về chế độ mưa Các yếu tố đặc trưng về chế độ mưa Trị số (mm) Lượng mưa trung bình năm 1979 Lượng mưa lớn nhất năm 2718 Lượng mưa nhỏ nhất năm 1553 Số ngày mưa trung bình năm 154 Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất 338 (tháng 9) Số ngày mưa trung bình tháng lớn nhất 22 (tháng 9) Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất 3 Lượng mưa cực đại 177 Lượng mưa tháng cực đại 603 “Nguồn: Trạm Khí TượngTân Sơn Nhất” 1.3. Kinh tế - xã hội 1.3.1. Điều kiện kinh tế Cơ cấu kinh tế Bình Thạnh có sự chuyển dịch. Kinh tế nông nghiệp đã lùi về vị trí thứ yếu và hiện nay chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ - du lịch trở thành ngành kinh tế chủ yếu, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh chóng, làm thay đổi diện mạo kinh tế - văn hóa xã hội của quận huyện trong hiện tại và tương lai. Những năm gần đây, thương mại - dịch vụ của quận bình quân hằng năm tăng 37,74%; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp tăng 78,26%, bình quân hằng năm tăng 13,9%. Hiện nay, số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tăng 1,47, tổng vốn đầu tư tăng 5,22 lần so với 5 năm trước, trong đó số doanh nghiệp ngành thương mại - dịch vụ chiếm 88,9%, với tổng vốn đầu tư là 73%, chiếm 78% tổng thu ngân sách của quận. Bình Thạnh tập trung lãnh đạo thực hiện củng cố và 9
  13. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã nâng cao sức cạnh tranh, doanh số bình quân hằng năm tăng 12,5%. 1.3.2. Văn hóa - xã hội Dân số quận bình thạnh năm 2014 đạt 464.397 người và bao gồm 21 dân tộc, đa số là người Kinh. Bình Thạnh là một trong những khu vực có người cư trú khá cổ xưa của thành phố, nơi qui tụ của nhiều lớp cư dân qua các thời kỳ lịch sử hình thành Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Ở Bình Thạnh, cho đến nay, hầu như có mặt nhiều người từ Bắc, Trung, Nam đến sinh sống lập nghiệp .Chính vì vậy mà các hoạt động văn hóa vừa phong phú vừa đa dạng. Những lớp dân cư xưa của Bình Thạnh đã đến đây khai phá, sinh nhai, trong hành trang của mình, văn hóa như một nhu cầu quan trọng để sống và tồn tại. Mặt khác, trong buổi đầu chinh phục vùng đất Bình Thạnh hôm nay, những người Bình Thạnh xưa đã phải chống chọi với bao nỗi gian nguy, khắc nghiệt của thiên nhiên, sinh hoạt văn hóa đã trở nên chỗ dựa cần thiết. Bên cạnh nền văn hóa vốn có, những lớp dân cư xưa ấy đã có thêm những nét văn hóa mới nảy sinh trong công cuộc khai phá, chinh phục thiên nhiên và rồi để truyền lại cho con cháu hôm nay như một truyền thống văn hóa. 1.4. Quy hoạch kinh tế xã hội đến năm 2020 1.4.1. Quy hoạch các đơn vị ở Toàn quận Bình Thạnh được chia thành 4 cụm ở, như sau:  Cụm I (hướng Nam): Giới hạn bởi các trục đường Hoàng Hoa Thám nối dài, đường Phan Đăng Lưu, đường Nơ Trang Long, đường Phan Văn Trị, đường Huỳnh Đình Hai, đường Bạch Đằng, đường Điện Biên Phủ, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, rạch Thị Nghè, bao gồm các phường 1, phường 2, phường 3, phường 14, phường 15 và phường 17. + Diện tích: 252,32 ha chiếm 12,18% diện tích toàn quận. + Dự kiến quy mô dân số: 128.900 người. 10
  14. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 + Chức năng: Khu dân cư và trung tâm hành chính - giáo dục - thương mại - dịch vụ, trong đó quan trọng nhất là khu trung tâm chợ Bà Chiểu, hoàn chỉnh khu dân cư Miếu Nổi, khu chung cư Nguyễn Ngọc Phương và khu vực Cù Lao Chàm. + Định hướng: hoàn chỉnh các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại các khu: Miếu Nổi (phường 3), Khu chung cư Trường Sa (phường 17), khu nhà ở tái định cư Điện Biên Phủ. Chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu, giải tỏa các khu nhà lụp xụp, xuống cấp để xây dựng các khu chung cư mới có tầng cao 10 - 25 tầng, giải quyết quỹ nhà ở tái định cư, giảm mật độ xây dựng để bố trí cây xanh và công trình hạ tầng xã hội. Chuyển đổi các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có quy mô nhỏ ô nhiễm sang chức năng dân cư.  Cụm II (hướng Tây): Giới hạn bởi các trục đường Phan Đăng Lưu, đường Nguyễn Văn Đậu, đường Nguyễn Thượng Hiền, đường Lê Quang Định, đường Nguyên Hồng, đường Phan Văn Trị, đường Nơ Trang Long, đường Bùi Đình Túy, bao gồm phường 5, phường 6, phường 7, phường 11, phường 12 và phường 13. + Diện tích: 555,38 ha chiếm 26,82% diện tích toàn quận. + Dự kiến quy mô dân số: 175.800 người. + Chức năng: Khu dân cư và trung tâm thương mại - dịch vụ - giáo dục, trong đó quan trọng nhất là hoàn chỉnh khu dân cư Bình Hòa, xây dựng trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh và khu công viên cây xanh kết hợp cải tạo chỉnh trang khu vực, xây dựng tuyến đường Phạm Văn Đồng (Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài). + Định hướng: hoàn chỉnh các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại các khu: dân cư Bình Hòa, khu phục vụ giải tỏa kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, khu tái định cư Nhật Thành, khu dân cư dọc đường Phan Chu Trinh. Chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu, di dời các xí nghiệp công nghiệp ô nhiễm tại phường 11, phường 12, phường 13, chuyển đổi thành các khu công trình công cộng, khu chung cư cao tầng phục vụ tái định cư nhà ở kinh doanh.  Cụm III (hướng Đông): Giới hạn bởi đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, đường Điện Biên Phủ, sông Sài Gòn, rạch Thị Nghè, bao gồm phường 19, phường 21 và phường 11
  15. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 22. + Diện tích: 256,41 ha chiếm 12,4% diện tích toàn quận. + Dự kiến quy mô dân số: 72.600 người. + Chức năng: Phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch trong đó quan trọng nhất là cầu Thủ Thiêm và đường Ngô Tất Tố, hoàn chỉnh khu đô thị và phần thuộc Khu bờ Tây sông Sài Gòn phường 22 thuộc Khu trung tâm thành phố mở rộng (930 ha). + Định hướng: xây dựng hoàn chỉnh các chung cư Phạm Viết Chánh, chung cư Nguyễn Ngọc Phương, chung cư cao tầng Công ty xây dựng số 5, khu nhà ở Thanh niên xung phong, khu đô thị Thanh niên Văn Thánh, khu phức hợp Bitexco, khu phức hợp Công ty SSG, khu phục vụ giải tỏa phường 19, phường 21. Chuyển đổi một số quỹ đất quốc phòng theo quy hoạch được duyệt.  Cụm IV (hướng Bắc): Giới hạn bởi các trục đường Điện Biên Phủ, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, đường Bạch Đằng, đường Nguyễn Thiện Thuật, đường Bùi Đình Túy, đường Đinh Bộ Lĩnh, đường Chu Văn An, rạch Lăng, đường Nguyễn Xí, sông Sài Gòn, bao gồm phường 24, phường 25, phường 26, phường 27 và phường 28. + Diện tích: 1.006,56 ha, chiếm 48,6% diện tích toàn quận. + Dự kiến quy mô dân số: 182.700 người. + Chức năng: Phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch trong đó quan trọng nhất là phường 27, phường 28 với tính chất là khu đô thị sinh thái - hiện đại, bao gồm chức năng chính là dân cư hiện đại với hệ thống hạ tầng xã hội - kỹ thuật đô thị đồng bộ trong tổng thể không gian công viên sinh thái cảnh quan thiên nhiên (du lịch - nghỉ dưỡng - văn hóa - giải trí). + Định hướng: xây dựng hoàn chỉnh các khu dân cư tại phường 25 và phường 26. Xây dựng mới lại các khu chung cư đã xuống cấp trầm trọng tại phường 27, nâng tầng cao, giảm mật độ xây dựng để thêm quỹ đất cho cây xanh, tạo khu vực cửa ngõ cho khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa. 12
  16. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 1.4.2. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật 1.4.2.1. Quy hoạch giao thông Tổ chức quy hoạch giao thông bám theo mạng lưới đường hiện hữu kết hợp với việc dự phóng quy hoạch một số đoạn, tuyến đường để đảm bảo kết nối, thông suốt. Quy hoạch cải tạo, mở rộng lộ giới các trục đường đã được phê duyệt theo Quyết định số 4963/QĐ-UBQLĐT ngày 30 tháng 8 năm 1999 và Quyết định số 6982/QĐ- UBQLĐT ngày 30 tháng 8 năm 1995 của Ủy ban nhân dân thành phố. Quy hoạch tuyến đường trên cao: + Tuyến đường trên cao số 1: chạy dọc kênh Nhiêu Lộc theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố. + Tuyến đường trên cao số 4: chạy theo đường Phan Chu Trinh nối dài, kết nối với tuyến đường trên cao số 1. Hệ thống giao thông công cộng: chủ yếu sử dụng 2 loại hình chính là: loại hình thứ nhất là xe buýt theo quy hoạch mạng lưới xe buýt của thành phố - được tổ chức trên các tuyến đường chính qua địa bàn quận kết nối các khu kế cận, dự kiến tuyến xe buýt bố trí trên các trục đường đối ngoại và các tuyến đường chính đô thị, đường khu vực; loại hình thứ hai là các tuyến đường sắt đô thị theo Quyết định số 101/QĐ- TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố, cụ thể như sau: + Tuyến đường sắt đô thị số 1: (đoạn trên cao theo rạch Văn Thánh từ quận 1 về cầu Sài Gòn). + Tuyến đường sắt đô thị số 3B (đi ngầm): dọc theo đường Xô Viết Nghệ Tĩnh - Quốc lộ 13 theo Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về duyệt điều chỉnh quy hoạch cục bộ tuyến và Depot. + Tuyến đường sắt đô thị số 5: theo đường Phan Đăng Lưu - đường Bạch Đằng - đường Điện Biên Phủ đến cầu Sài Gòn. Quy hoạch bến bãi: diện tích bến bãi trên địa bàn quận Bình Thạnh là 11,6 ha theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ 13
  17. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố, trong đó: + Diện tích bến bãi hiện hữu là 8,1 ha, bao gồm: * Bến xe buýt tại Bến xe Miền Đông hiện hữu: 6,3 ha. * Bãi đậu xe buýt sau Bến xe Văn Thánh cũ: 1,8 ha. + Diện tích bến bãi bổ sung là 3,5 ha, bao gồm: * Bãi đậu ôtô tại Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa: 2,5 ha. * Bãi đậu taxi tại Khu Tân Cảng Sài Gòn: 1,0 ha. Lưu ý: Các nút giao thông, các tuyến đường trên cao, các tuyến đường sắt đô thị sẽ được xngười thực hiện đề tài xét, cập nhật phạm vi chiếm dụng trong quá trình lập các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết hoặc khi có các dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt. Bến xe Miền Đông sẽ chuyển một phần sang chức năng khác, sau khi chuyển chức năng liên tỉnh cho Bến xe Miền Đông mới tại quận 9, cơ cấu sử dụng đất sẽ được xác định cụ thể khi đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Bến xe Miền Đông hiện hữu được phê duyệt. 1.4.2.2. Quy hoạch cao độ sang nền và thoát nước mặt  Quy hoạch chiều cao (san nền): Cải tạo, hoàn thiện nền xây dựng của khu vực đảm bảo cao độ khống chế quy định, riêng với khu vực hiện hữu cải tạo chỉ khuyến cáo nâng dần cao độ nền đường và công trình đồng thời hoàn thiện hệ thống thoát nước giải quyết ngập. Cao độ nền khống chế chung cho toàn bộ khu vực: Hxd > 2,00m - Hệ cao độ VN2000.  Quy hoạch thoát nước mưa:  Cải tạo, xây dựng kè bảo vệ các trục tiêu thoát nước chính cấp 1 gồm: rạch Lăng, rạch Xuyên Tâm, rạch Cầu Sơn, rạch Văn Thánh.  Triển khai các tuyến cống, công trình thoát nước theo dự án Cải thiện Môi trường nước liên quan đến khu vực.  Tổ chức lại mạng lưới thoát nước hiện trạng và xây dựng mới các tuyến cống 14
  18. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 theo nguyên tắc: Sử dụng mạng lưới thoát nước chung có hệ thống phân tách nước thải phía cuối nguồn xả, giữ lại các tuyến cống hiện trạng đang phục vụ thoát nước hiệu quả cho khu vực, cải tạo các tuyến cống chính có tính hệ thống theo lưu vực thoát nước tổng thể, gồm: + Cải tạo cống thoát nước đường Phan Đăng Lưu thành cống 01500. + Cải tạo cống thoát nước đường Đinh Tiên Hoàng thành cống 01200. + Cải tạo cống thoát nước đường Nguyễn Văn Đậu thành cống hộp (1200x1600) - (1600x1600) - (1600x2000) - (2000x2000) - (2500x2000) - (2000x2000). + Cải tạo cống thoát nước đường Vũ Tùng thành cống hộp (1200x1600). + Cải tạo cống thoát nước đường Xô Viết Nghệ Tĩnh thành cống hộp (1200x1600) - (1600x1600).  Hướng thoát nước: tổ chức các tuyến cống tập trung theo 3 hướng thoát chính, thoát nước chính: phía Bắc ra sông Vàm Thuật, phía Đông ra sông Sài Gòn, về phía Nam ra rạch Thị Nghè.  Thông số kỹ thuật mạng lưới: + Hệ thống thoát nước sử dụng cống tròn hoặc cống hộp BTCT đặt ngầm. + Độ sâu chôn cống tối thiểu Hc = 0,70m; độ dốc cống tối thiểu đảm bảo khả năng tự làm sạch cống. 1.4.2.3. Quy hoạch cấp điện Chỉ tiêu cấp điện: + Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: 1.500 ^ 2.500 KWh/người/năm. + Chỉ tiêu cấp điện công nghiệp: 350 ^ 400 KW/ha. Nguồn cấp điện cho quận Bình Thạnh sẽ được tiếp tục lấy từ các trạm 110/15- 22KV hiện hữu cải tạo: Hỏa Xa, Xa lộ, Thanh Đa, Bình Triệu, Thị Nghè. Dài hạn sẽ được cấp thêm từ các trạm 220/110KV xây dựng mới: Tân Cảng và các trạm 110/15- 22KV xây dựng mới: Bình Hòa, Tân Cảng, Metro Tân Cảng, Bình Quới. Mạng lưới phân phối quy hoạch cấp điện phù hợp: + Lưới trung thế điện áp 22KV được xây dựng theo cấu trúc mạch vòng vận hành hở, mỗi tuyến chính có tiết diện > 240mm2, sử dụng cáp ngầm. 15
  19. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 + Lưới hạ thế sử dụng cáp đồng bọc cách điện XLPE chôn ngầm ở các khu dân cư xây dựng mới, khu chung cư cao tầng, khu công trình công cộng, ở các khu dân cư hiện hữu vẫn duy trì cáp vặn xoắn ABC đi trên không và từng bước ngầm hóa đảm bảo mỹ quan đô thị. + Trạm biến thế phân phối 15-22/0,4KV xây dựng mới kiểu trạm phòng, trạm cột, trạm kiosk đảm bảo bán kính phục vụ cấp điện < 200m ^ 300m. Các trạm hiện hữu loại trạm giàn, treo trên trụ không phù hợp và không đảm bảo an toàn sẽ được tháo gỡ và thay dần bằng loại trạm cột (trạm đơn thân), trạm kiosk. + Đèn chiếu sáng giao thông sử dụng đèn cao áp công suất phù hợp và tiết kiệm hiệu quả năng lượng, gắn trên trụ thép tráng kẽm, lưới cấp điện được xây dựng ngầm. 1.4.2.4. Quy hoạch cấp nước Nguồn cấp nước: chọn nguồn nước cấp cho quận Bình Thạnh là nguồn nước máy thành phố dựa vào các tuyến ống cấp nước hiện trạng cấp I chuyển tải đi qua quận: + Tuyến ống 02000 (xây dựng 1964) trên đường Điện Biên Phủ (đi xuyên tâm quận), thuộc hệ thống Nhà máy nước Thủ Đức. + Tuyến ống 01500 (đang xây dựng) trên đường Vành đai trong (đi phía bắc quận), thuộc hệ thống Nhà máy nước BOO Thủ Đức. + Tuyến ống 02000 (2010 - 2015) trên đường Xa lộ Hà Nội - đường Nguyễn Hữu Cảnh (đi phía nam quận), thuộc hệ thống Nhà máy nước Thủ Đức và Nhà máy nước Thủ Đức IV. Tiêu chuẩn cấp nước: + Nước cấp sinh hoạt: qsh =180 lít/người/ngày. + Nước cấp dịch vụ công cộng: qcc = 40 lít/người/ngày. + Nước cấp tiểu thủ công nghiệp: qttcn = 18 ^ 15 lít/người/ngày. + Nước cấp tưới cây : qt = 18 ^ 20 lít/người/ngày. + Nước cấp khách vãng lai : qk = 35 lít/người/ngày. Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy: 85 lít/s/đám cháy (theo TCVN 2622-1995). Tổng nhu cầu dùng nước: 16
  20. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 + Đến năm 2015: 198.120 ^ 237.740 m3/ngày. + Đến năm 2020: 215.170 ^ 258.720 m3/ngày. 1.4.2.5. Quy hoạch thoát nước thải và xử lý chất thải rắn (Quy hoạch thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường)  Thoát nước thải Giải pháp thoát nước thải: Khu vực quận Bình Thạnh thuộc khu vực quận nội thành, dựa vào địa hình và sử dụng đất của quận có thể chia ra 2 lưu vực chính và 1 lưu vực phụ như sau: a) Lưu vực chính Tham Lương - Bến Cát: bao gồm các quận Gò Vấp, quận 12 và phường 13, quận Bình Thạnh.  Sử dụng hệ thống cống thoát nước chung (nước mưa và tất cả các nước thải thoát chung vào một hệ thống cống).  Xây dựng giếng tách dòng gần các miệng xả (để tách nước thải và một phần nước mưa ra khỏi cống thoát nước chung).  Xây dựng 2 tuyến cống bao thu nước thải gồm tuyến cống bao đi dọc sông Bến Cát có kích thước cống D600 dài L = 430 m, D800 dài L = 610 m, hướng thoát từ đông sang Tây, trên toàn tuyến có 4 ga thu nước thải chính, 7 giếng tách nước thải, chủ yếu thu gom nước thải khu dân cư phường 13 và tuyến cống bao đi dọc rạch Lăng có kich thước cống D300 dài L = 250 m, D600, dài L = 605 m, D800 dài L = 430 m hướng thoát từ Đông sang Tây, trên toàn tuyến có 4 ga thu nước thải chính, 7 giếng tách nước thải. Tuyến cống này ngoài nhiệm vụ thu gom nước thải dân cư phường 13 còn đảm nhiệm thu gom nước thải bên khu dân cư quận Gò Vấp.  Công trình xử lý nước thải: Toàn bộ nước thải của một phần khu dân cư được thu gom vào công bao thu nước thải sẽ được tập trung đưa về khu công trình xử lý nước thải của lưu vực Tham Lương - Bến Cát tại phường An Phú Đông, quận 12. b) Lưu vực chính Nhiêu Lộc - Thị nghè: bao gồm các quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh, quận 1, quận 3, quận 10, một phần quận Tân Bình và quận Gò Vấp.  Hệ thống thu gom: Sử dụng hệ thống cống thoát nước chung (nước mưa và tất cả các nước thải thoát chung vào một hệ thống cống). Xây dựng giếng tách dòng 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2