intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B - Tỉnh BĐ

Chia sẻ: Le Anna Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:107

309
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một nhiệm vụ cấp thiết trong tình hình thực tế của đất nước ta hiện nay. Nhà nước khuyến khích phát triển mạnh các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến và các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ cần nhân công lao động như công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp chế biến thủy hải sản, công nghiệp giấy, công nghiệp giày da, công nghiệp dệt, công nghiệp cơ khí chế tạo thiết bị công nông nghiệp để thu hút và thực hiện phân công lao động ngay trên địa bàn. Xuất phát từ thực tế đó mà "Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B - Tỉnh BĐ" đã được thực hiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B - Tỉnh BĐ

  1. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP B 1.1. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUI HOẠCH  Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một nhiệm vụ cấp thiết trong tình   hình thực tế của đất nước ta hiện nay. Nhà nước khuyến khích phát triển mạnh các  ngành công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến và các ngành sử dụng nguyên liệu  tại chỗ   cần nhân  công  lao  động như  công nghiệp chế  biến nông lâm sản,  công  nghiệp chế biến thủy hải sản, công nghiệp giấy, công nghiệp giày da, công nghiệp   dệt, công nghiệp cơ khí chế  tạo thiết bị  công nông nghiệp để  thu hút và thực hiện  phân công lao động ngay trên địa bàn. Hình thành các khu công nghiệp  ở  nông thôn,   gắn kết ngay từ đầu lợi ích kinh tế giữa người sản xuất nguyên liệu với các nhà máy  công nghiệp. Dựa trên cơ  sở  đó khu công nghiệp B được Thủ  tướng Chính phủ  thành lập   theo đồ án phát triển mạng lưới cụm cụm công nghiệp B đã được duyệt, tỉnh BĐ dự  kiến quy hoạch “KHU CÔNG NGHIỆP B” 1.2. MỤC TIÊU LẬP QUI HOẠCH Quy hoạch xây dựng một cụm công nghiệp hoàn chỉnh từ cơ sở hạ tầng, đầu tư  đổi mới công nghệ, kiến trúc cảnh quan. Nghiên cứu mối liên hệ giữa các khu, cụm công nghiệp sẳn có trong khu vực  nhằm tạo nên sự phát triển hài hoà, bền vững. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng xây dựng tại cụm, tạo quỹ đất cho các dự án. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế  vùng, tạo công ăn việc làm, chuyển đổi cơ  cấu  ngành nghề nâng cao đời sống kinh tế cư dân địa phương. 1.3. VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG  1.3.1. Vị trí  Khu công nghiệp B nằm trên địa phận giáp thành phố QN, khu đô thị  mới NH,   khu HT. Đây là một vị trí rất thuận lợi trong mối quan hệ phát triển kinh tế vùng. Vì   vậy, việc quy hoạch xây dựng một cụm công nghiệp nằm trên mạng lưới các cụm  công nghiệp trên toàn tỉnh BĐ là rất cần thiết và phù hợp.  GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh   1           SVTH: Phạm Duy Khánh ­ Lớp: 07MT1
  2. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ Khu đất nghiên cứu lập quy hoạch có tổng diện tích là 420ha. Có các mặt tiếp   giáp               ­ Phía Đông: Giáp núi PM ­ Phía Tây: Giáp sông MP, có tuyến đường đi trung tâm thành phố QN chạy qua  ­ Phía Nam: Giáp tuyến đường đi Khu HT. ­ Phía Bắc: giáp tuyến đường đi Đô thị mới NH. E   7 5,81 8,10 E   8 6 ,21 7,65 E   9 5,84 7,10 F  4 6,85 E   5 3, 92 E  6 4,40 4,40 F   3 2,01 A 1 F  2 6,45 F  1 cx5 1,68 7, 50 7,35 2,08 6,30 A   3 6,15 F   5 3,92 6,50 6,90 F  6 6,30 2,01 cx6 6,20 A  2 F  7 7,50 E  4 6,00 1,68 6,60 4,50 A 4 E   3 6, 90 4, 50 F 11 F   8 7, 00 6,45 6,80 3,15 cx 2 6,45 6,15  PB F  9 F 10 5,14 p2 Kênh 5,02 A   5 6,30  PB Kê nh 3,64 5,90 F  12 5,80 7, 00 E   2 6,00 8,60 5,70 F 13 2,69 5,85 B 3 B Kênh P 9,10 cx 1 B   1 8,80 5,60 E   1 G 1 8,40 9, 10 F 15 6,35 9,70 B 4 9 ,00 6,15 Sông F 14 B 2 2,00 8, 70  M 5,50 P 6,00 G 2 9, 00 C   4 4,94 5,74 C  3 F  16 4, 75 F 17 9, 70 1,87 5,50 C  1 6,20 C 5 5,35 4,70 C 6 6,10 4,70 6,00 D  1 7,28 5,85 C  2 6,00 5,80 G 3 5,60 C 7 4,70 G 4 D 2 5,65 4,15 C 10 5,50 4,40 5,48 C  11 5, 50 5,10 D 3 C 8 3,52 4,50 5,95 C 9 G 5 4, 20 3,70 cx4 C 12 5,70 cx3 5,40 D  4 6,02 tt dh 6, 61 5,45 D 5 6,26 5,30 5,15 Hình 1.1. Mặt bằng quy hoạch khu công nghiệp 1.3.2. Điều kiện tự nhiên a. Điều kiện khí hậu thời tiết Khu quy hoạch có đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. ­ Nhiệt độ: + Nhiệt độ trung bình : 26,7 0C. + Nhiệt độ lớn nhất trung bình : 34,2 0C(tháng 8) + Nhiệt độ thấp nhất trung bình : 25,8 0C(tháng 1) + Độ ẩm tương đối trung bình : 80%             ­ Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm : 2000 mm Tổng số ngày mưa trong năm : 120 ­ 140 ngày mưa, mùa mưa kéo dài từ  tháng   9 đến tháng 12, mưa nhiều nhất vào tháng 10, tháng 11.  GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh   2           SVTH: Phạm Duy Khánh ­ Lớp: 07MT1
  3. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ ­ Chế độ nắng: Giờ nắng trung bình đạt 6,6 giờ/ngày, nắng nhiều nhất vào tháng 6, tháng 7. ­ Chế độ gió:  + Gió mùa: vận tốc trung bình 3,7 m/s b.  Điều kiện địa hình ­  Phần lớn diện tích khu vực quy hoạch là đất hoang hoá, bãi cát và dải đồi  thấp ven  thuận lợi cho xây dựng. ­ Địa hình tương đối bằng phẳng, cốt hiện trạng chênh nhau không lớn và thấp   dần về phía Tây . ­ Khu vực có địa hình không bị ảnh hưởng bởi ngập lụt. c. Kinh tế ­ xã hội c.1. Dân số và lao động: ­ Dân số của khu qui hoạch hiện tại sống thưa thớt .         ­ Ngành nghề: + Nông nghiệp, thuỷ sản: 40%. + Các ngành nghề khác: 40%. + Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản : 20%. c.2. Y tế :  Khu vực quy hoạch nằm gần khu đô thị  mới và tuyến đường đi thành phố  nên   việc khám chữa bệnh có thể nói là được đảm bảo. c.3. Giáo dục dân trí:  Trong khu vực đã có trường cấp 1, 2, 3. Vì xuất phát điểm trình độ dân trí trong   khu vực là tương đối nên việc xây dựng khu vực phát triển theo hướng đô thị   hóa sẽ  ít gặp những rào cản về trình độ nhận thức của dân địa phương. 1.4. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG  1.4.1. Hiện trạng đất sử dụng Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch hiện tại được chia thành các loại đất sau:  Bảng1.1.  Đánh giá hiện trạng sử dụng đất quanh KCN B.  GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh   3           SVTH: Phạm Duy Khánh ­ Lớp: 07MT1
  4. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ STT Loại đất Diện tích(ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất Khu dân cư nông thôn 268 2,23 2 Đất chuyên dụng 242 2,04 3 Đất nông nghiệp 1390 11,58 4 Đất núi PM 2570 21,41 5 Đầm TN 1715 14,29 6 Đất lâm nghiệp 1217 7, 64 7 Đất chưa sử dụng 2723 22,69 8 Mặt biển 600 7,50 1.4.2. Hiện trạng kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật a. Kiến trúc ­ Công cộng: Hiện tại trong khu vực quy hoạch chưa có công trình công cộng   ­ Nhà ở: Hiện nay có một số dân cư sinh sống . b. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật  ­ Giao thông:  Hiện tại chỉ có 1 tuyến đường cấp phối còn phần lớn là đường mòn, đường  đất. ­ Địa chất xây dựng: Đa phần là đất hoang hoá, là những dải cát và dải đồi thấp ven biển thuận lợi   cho công tác xây dựng. ­ Thoát nước mặt: Hiện tại  KCN B chưa có mạng lưới thoát nước. Nước chảy trên địa hình tự  nhiên sau đó chảy ra sông MP.   ­ Cấp điện: Hệ thống cấp điện trong khu vực đảm bảo cho nhu cầu hiện tại.  ­ Cấp nước: Chưa có hệ thống cấp nước sạch cho sinh hoạt công cộng. Hiện tại dân cư trong vùng sử dụng nguồn nước giếng tự đào là chính. 1.5. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ QUI HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG  1.5.1. Mục tiêu thiết kế         Quy hoạch tổng mặt bằng KCN B phải đáp ứng được các mục tiêu:   GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh   4           SVTH: Phạm Duy Khánh ­ Lớp: 07MT1
  5. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ ­ Khai thác triệt để ưu thế của khu vực: vị trí địa lý, địa hình, địa chất. ­ Nghiên cứu kỹ hiện trạng, phân tích các nhu cầu phát triển. ­ Đề xuất các giải pháp bố trí các khu chức năng hợp lý, đặc biệt chú trọng ưu   tiên cho các khu làng nghề truyền thống, gìn giữ và phát triển để tạo tiềm năng thúc  đẩy phát triển thương mại, du lịch, khu trung tâm với đầy đủ các chức năng của một   khu công nghiệp hiện đại trong tương lai và phân bố  diện tích sử  dụng đất cho các   khu chức năng một cách hợp lí. ­ Có giải pháp bảo vệ môi trường. ­ Tổ  chức hệ thống kỹ thuật hạ tầng đồng bộ cho tất cả các khu . 1.5.2. Giải pháp quy hoạch  a. Tổng mặt bằng  Tổng diện tích khu công nghiệp là 420 ha, đất thuận lợi cho xây dựng là chủ  yếu, đất bị  ngập úng chiếm tỉ lệ không đáng kể. Trong khu vực có đường dây điện  cao thế  35kV và 110kV chạy qua, khoảng cách ly an toàn theo quy định được sử  dụng cho cây xanh, các tiểu công viên, hồ nước. . . nhằm cải thiện khí hậu cho khu   vực.   b. Phân khu chức năng    b.1. Khu đất các công trình Công nghiệp  Bảng 1.2. Cân đối sử dụng đất KCN B – Tỉnh BĐ STT Đất sử dụng Diện tích (ha) Tỷ trọng((%) 1 Đất công trình công nghiệp 311,34 74,2 % 2 Đất công trình công cộng 10,00 2,4 % 3 Đất cây xanh ­ mặt nước 18,55 4,4 % 4 Đất giao thông 80,45 19,0% Tổng cộng 420,34 100 %  GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh   5           SVTH: Phạm Duy Khánh ­ Lớp: 07MT1
  6. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ Bảng 1.3. Bảng chỉ tiêu sử dụng đất khu đất xây dựng KCN B Diện tích Khu Kí hiệu Hạng mục Vị trí (ha) Cạnh khu số 5 và dọc  A A1,A2, …A5 CN bia 32,43 kênh PB CN cơ khí, chế  Cạnh khu số 3 và dọc  B B1,B2, …B4 tạo thiết bị công­ 35, 62 kênh PB nông nghiệp Phía núi PM và khu phi  C C1,C2,…C12 CN dệt 59,94 thuế quan Phía đi khu phi thuế  D D1,D2, …D5 CN giày da 27,23 quan và đi cảng NH Phía núi PM và khu đô  E E1,E2, …E9 CN giấy 52,64 thị mới CN chế biến  F F1,F2,…F17 70,56 Cạnh sông MP thủy hải sản CN chế biến  G G1,G2, …G5 32,92 Cạnh sông MP nông lâm sản b.2. Tính chất, thành phần của các loại hình nước thải trong khu công nghiêp  GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh   6           SVTH: Phạm Duy Khánh ­ Lớp: 07MT1
  7. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ b.2.1. Nước thải công nghiệp bia ­ Nấu ­ đường hóa: Nước thải của công đoạn này giàu các chất hydroccacbon,  xenlulozơ,   hemixenlulozơ,   pentozơ   trong   vỏ   trấu,   các   mảnh   hạt   và   bột,   các   cục  vón…cùng với xác hoa, một ít tanin, các chất đắng, chất màu. ­ Công đoạn lên men chính và lên men phụ: Nước thải của công đoạn này rất  giàu xác men ­ chủ yếu là protein, các chất khoáng, vitamin cùng với bia cặn. ­ Giai đoạn thành phẩm: Lọc, bão hòa CO2, chiết bock, đóng chai, hấp chai.   Nước thải ở đây chứa bột trợ lọc lẫn xác men, lẫn bia chảy tràn ra ngoài… Nước thải từ quy trình sản xuất bao gồm: ­ Nước lẫn bã malt và bột sau khi lấy dịch đường. Để bã trên sàn lưới, nước sẽ  tách ra khỏi bã.          ­ Nước rửa thiết bị lọc, nồi nấu, thùng nhân giống, lên men và các loại thiết bị  ­ Nước rửa chai và két chứa. ­ Nước rửa sàn, phòng lên men, phòng tàng trữ. ­ Nước thải từ nồi hơi          ­ Nước thải từ hệ thống làm lạnh có chứa hàm lượng clorit cao (tới 500 mg/l),   cacbonat thấp ­ Thời gian hoạt động: 3 ca (24/24 h). ­ Lưu lượng: Q = 4089,36 (m3/ng.đ) Bảng 1.4. Tính chất thành phần nước thải công nghiệp bia Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng pH ­ 4­8 Nhiệt độ 0 C 28 ÷ 35 SS mg/l 250 COD mg/l 1700 BOD mg/l 850 b.2.2. Nước thải công nghiệp cơ khí và chế tạo thiết bị ­ Nước thải từ  quá trình sản xuất linh kiện điện tử  thường chứa nhiều tạp   chất, kim loại và thành phần chất hữu cơ lơ lửng và hoà tan …  GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh   7           SVTH: Phạm Duy Khánh ­ Lớp: 07MT1
  8. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ ­ Nước thải sinh hoạt: phát sinh chủ  yếu từ  nhà vệ  sinh và bếp ăn. Nước thải   sinh hoạt có các chất hữu cơ, vi khuẩn…  ­ Thời gian hoạt động: 2 ca (16/24 h). ­ Lưu lượng: Q = 4487,1 (m3/ng.đ). Bảng 1.5. Tính chất thành phần nước thải  ngành công nghiệp cơ khí và chế tạo Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng pH ­ 6,5­7,5 Nhiệt độ 0 C 28­34 SS mg/l 200 COD mg/l 250 BOD mg/l 100 b.2.3. Nước thải công nghiệp dệt may ­ Hầu như tất cả các công đoạn của quá trình nhuộm và hoàn tất đều phát sinh  nước thải, thành phần nước thải thường không  ổn định, thay đổi theo loại thiết bị  nhuộm, nguyên liệu nhuộm, khi sử  dụng các loại thuốc nhuộm khác nhau có bản   chất và màu sắc khác nhau. Nước thải nhuộm thường có độ  nhiệt độ, độ  màu và  COD cao.  ­ Nước thải sinh hoạt. ­ Thời gian hoạt động: 2 ca (16/24 h). ­ Lưu lượng: Q = 7562,29 (m3/ng.đ). Bảng 1.6. Tính chất thành phần nước thải  ngành công nghiệp dệt may Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng pH ­ 8 ÷ 8,5 Nhiệt độ 0 C 32 ÷ 43 SS mg/l 250 COD mg/l 1000 BOD mg/l 400 b.2.4. Nước thải công nghiệp giày da ­ Rửa, ngâm (hồi tươi): Nước thải nhiễm BOD, COD, SS,… ­ Ngâm vôi, tẩy lông, rửa vôi: nước thải có độ kiềm, BOD, sunphit, SS cao. ­ Nhuộm ăn dầu: nước thải nhiễm Crom, dầu, màu, BOD,COD, SS.  GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh   8           SVTH: Phạm Duy Khánh ­ Lớp: 07MT1
  9. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ ­ Hãm và rửa: nước thải nhiễm màu, BOD. ­ Thời gian hoạt động: 2 ca (16/24 h). ­ Lưu lượng: Q = 3432,59 (m3/ng.đ). Bảng 1.7. Tính chất thành phần nước thải  ngành công nghiệp giày da Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng pH 5,5 ÷ 7 SS mg/l 120 BOD mg/l 250 COD mg/l 400 Độ màu Pt/Co 100 b.2.5. Nước thải công nghiệp giấy ­ Dòng thải rửa nguyên liệu bao gồm chất hữu cơ hòa tan, đất đá, thuốc bảo vệ  thực vật, vỏ cây…  ­ Dòng thải của quá trình nấu và rửa sau nấu chứa phần lớn các chất hữu cơ  hòa tan, các chất nấu và một phần xơ sợi. ­ Dòng thải từ công đoạn tẩy của các nhà máy sản xuất bột giấy bằng phương  pháp hóa học và bán hóa chứa các chất hữu cơ, lignin hòa tan và hợp chất tạo thành  của những chất đó với chất tẩy  ở  dạng độc hại. Dòng này có độ  màu, hàm lượng   cặn lơ lửng, giá trị BOD5 và COD cao ­ Dòng thải các rửa thiết bị, rửa sàn, dòng chảy tràn có hàm lượng các chất lơ  lửng tương đối cao. ­ Nước ngưng của quá trình cô đặc trong hệ thống xử lý hóa chất từ dịch đen.  ­ Thời gian hoạt động: 3 ca (24/24 h). ­ Lưu lượng: Q = 6639,54 (m3/ng.đ). Bảng 1.8. Tính chất thành phần nước thải công nghiệp giấy Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng pH ­ 6,8 ÷ 7,5 Nhiệt độ 0 C 28 ÷ 30 SS mg/l 400 COD mg/l 750 BOD mg/l 250  GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh   9           SVTH: Phạm Duy Khánh ­ Lớp: 07MT1
  10. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ b.2.6. Nước thải công nghiệp chế biến thủy sản ­ Nước thải sản xuất: sinh ra trong quá trình chế  biến và nước vệ  sinh nhà  xưởng, máy móc, thiết bị,… Thành phần nước thải có chứa các chất hữu cơ, các  chất rắn lơ lửng, các chất cặn bã, vi sinh vật và dầu mỡ. Lưu lượng và thành phần  nước thải chế  biến thủy sản rất khác nhau giữa các nhà máy tùy thuộc vào nguồn   nguyên liệu sử  dụng, và thành phần các chất sử  dụng trong chế  biến (các chất tẩy  rửa, phụ gia,…). ­ Nước thải sinh hoạt: sinh ra tại các khu vực vệ sinh và nhà ăn.  ­ Thời gian hoạt động: 3 ca (24/24 h). ­ Lưu lượng: Q = 8885,47 (m3/ng.đ). Bảng 1.9. Tính chất thành phần nước thải  ngành công nghiệp chế biến thủy sản Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng SS mg/l 500 BOD mg/l 1000 COD mg/l 1300 Tổng Nitơ mg/l 85 Tổng Photpho mg/l 40 b.2.7. Nước thải công nghiệp chế biến nông lâm sản.  ­ Nước thải phát sinh chủ  yếu có hàm lượng BOD, COD vượt mức do các quá  trình nghiền, gọt rửa nguyên liệu. ­ Hoạt động chế  biến các sản phẩm từ  nông nghiệp là loại hình sản xuất sử  dụng một lượng nước lớn có chứa các thành phần nguy hại (lượng hóa chất bảo   quản nông sản vẫn còn tồn đọng lại, hóa chất bảo vệ thực vật, các loại hóa chất sử  dụng để tẩy trắng sản phẩm…). Ngoài ra, nước thải còn bị  nhiễm dầu do rò rỉ, rơi  vãi trong quá trình bảo dưỡng thiết bị máy móc, nước rửa sàn. ­ Thời gian hoạt động: 2 ca (16/24 h). ­ Lưu lượng: Q = 4147,35 (m3/ng.đ). Bảng 1.10. Tính chất, thành phần nước thải công nghiệp chế biến nông lâm sản Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng pH ­ 6 ÷ 8 Nhiệt độ 0 C 28­30  GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh   10           SVTH: Phạm Duy Khánh ­ Lớp: 07MT1
  11. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ SS mg/l 330 COD mg/l 350 BOD mg/l 170 b.2.8. Nước thải của trung tâm điều hành. ­ Nước thải sinh hoạt phát sinh từ  các hoạt động sống hằng ngày của con   người như tắm rữa, bài tiết, … ­ Thời gian hoạt động: 2 ca (16/24 h). ­ Lưu lượng: Q = 1,39 (m3/ng.đ). Bảng 1.11. Tính chất thành phần nước thải  của trung tâm điều hành Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng pH ­ 6 ÷ 7 Nhiệt độ 0 C 28 ÷ 30 SS mg/l 100 COD mg/l 250 BOD mg/l 100 b.3. Yêu cầu nước thải trước khi đưa vào trạm xử lý tập  ­ Nếu trạm xử  lý nước thải sinh hoạt cùng tiếp nhận và xử  lý cả  nước thải   công nghiệp thì chủ  quản lý vận hành phải quy định yêu cầu chất lượng của nước   thải thô công nghiệp được dẫn vào trạm xử  lý, đồng thời phải tiến hành kiểm tra  phân tích các chỉ tiêu đặc trưng của nước thải đó như  hàm lượng dầu mỡ, kim loại   nặng, xyanua, phenol, … sao cho nước thô dẫn vào trạm phù hợp với khả năng xử lý   của trạm.   b.4. Khu Công cộng  Được bố  trí dọc theo trục chính của khu, có tổng diện tích khoảng 10,00 ha.  Đây là khu đóng chức năng phục vụ chính cho bộ phận sản xuất: ­ Nhà điều hành. ­ Ngân hàng, trung tâm giao dịch, giới thiệu sản phẩm. ­ Được bố trí dọc theo­ Văn phòng đại diện, cho thuê. ­ Khu căng tin, câu lạc bộ. b.5. Khu Công viên cây xanh    GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh   11           SVTH: Phạm Duy Khánh ­ Lớp: 07MT1
  12. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ Tổng diện tích cây xanh khoảng 16,00 ha, chiếm tỷ trọng 3,8 %. cây xanh trong  khu được chia làm 2 loại: ­ Cây xanh tại tuyến đường: theo mặt cắt đường chính của khu, tại dải cách ly   trồng các loại cây cỏ, cây bụi nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Ngoài ra còn có hệ  thống cây lấy bóng mát trồng sát với tường rào của các lô đất. ­ Cây xanh trong công viên: công viên trung tâm có diện tích lớn nhằm cải thiện   vi khí hậu. Trong công viên này có bố trí hồ nước, kết hợp với một số sân thể  dục   thể thao. CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC CHO KHU  CÔNG NGHIỆP B – TỈNH BĐ 2.1. VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC THẢI 2.1.1. Nguyên tắc vạch tuyến ­ Nghiên cứu và triệt để lợi dụng địa hình để xây dựng hệ thống thoát nước tự  chảy, đảm bảo thu gom toàn bộ  lượng nước thải nhanh nhất, tránh đào đắp nhiều,   tránh đặt nhiều trạm bơm. Vạch tuyến các đường ống bám sát độ  dốc địa hình của  khu vực. ­ Vạch tuyến cống phải hợp lý để  sao cho tổng chiều dài cống là nhỏ  nhất,  tránh trường hợp nước chảy ngược và chảy quanh co và giảm độ sâu chôn cống. ­ Đặt cống thoát nước phải phù hợp với tình hình địa chất thuỷ  văn, tuân theo   các qui định về  khoảng cách với các đường  ống kỹ  thuật và các công trình ngầm  hiện có khác. ­ Hạn chế  đặt đường  ống thoát nước qua các công trình xây dựng, sông hồ,  đường sắt, đê đập. ­ Trạm xử lý phải đặt thấp hơn so với địa hình, nhưng không quá thấp để tránh   ngập lụt, phải đảm bảo khoảng cách vệ  sinh đối với khu dân cư  và các xí nghiệp  công nghiệp. Trạm xử lý đặt cuối nguồn nước, tránh hướng gió thổi vào khu dân cư,  nhà máy xí nghiệp xung quanh.  GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh   12           SVTH: Phạm Duy Khánh ­ Lớp: 07MT1
  13. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ  Dựa vào các nguyên tắc cơ  bản trên, căn cứ  thực tế  mặt bằng, cao trình san  nền, địa hình KCN B và qui hoạch phân chia các lô đất mà ta đề  xuất phương án  vạch tuyến mạng lưới thoát nước thải. 2.1.2. Tính toán lưu lượng nước  a. Nước thải sản xuất ­ Nước thải sản xuất từ các nhà máy đều phải trải qua công đoạn xử  lý sơ bộ  trước khi thải vào mạng lưới thoát nước chung của khu công nghiệp. ­ Nguyên tắc của trạm xử lý nước thải nói chung là hoạt động ổn định 24/24. ­ Mỗi nhà máy có chế độ làm việc 2 hoặc 3 ca/ngày tùy thuộc   Lưu lượng nước thải sản xuất của từng nhà máy được tính như sau: ­ Lưu lượng ngày đêm:                                    Qsx = q0 × F × 1,2  ( m3/ngđ) (2.1) Trong đó :             q0 : Tiêu chuẩn thải (m3/ngđ.ha đất nhà máy).            F : Diện tích của mỗi nhà máy (ha).         1,2 : Hệ số an toàn. ­ Lưu lượng từng ca:    Qsx                                  Qca =   (m3/ca)           (2.2) n Trong đó:               n : số ca làm việc trong 1 ngày ­ Lưu lượng trung bình giờ của từng ca: TB Qca                               Q h  =  8 n    (m3/h)            (2.3) Ghi chú: Xem ký hiệu loại hình công nghiệp –Phần phụ lục 1       Xem diện tích và loại hình sản xuất lưu lượng nước thải sản xuất công   nghiệp các tiểu khu trong KCN  – Phần phụ lục 2. b. Nước thải sinh hoạt và tắm của công nhân Theo dự  án mật độ  công nhân trong KCN là 40 người/ha, mật độ  nhân viên  trong KCN là 10người/ha.  GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh   13           SVTH: Phạm Duy Khánh ­ Lớp: 07MT1
  14. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ ­ Tuỳ từng loại hình công nghiệp mà tỷ lệ số công nhân làm việc trong xưởng   nóng và phân xưởng nguội là khác nhau. ­ Số công nhân xưởng nóng có tắm là 80%. ­ Số công nhân xưởng nguội có tắm là 30%. ­ Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của 1 công nhân phân xưởng nóng: 35 l/ng.ca, Kh = 2,5. ­ Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của 1 công nhân phân xưởng nguội: 25 l/ng.ca, Kh = 3. b.1. Nước thải sinh hoạt ­ Lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân trong các ca sản xuất: 25 N1 35 N 2                             QshTB   (m3/ca)      (2.4) 1000 Trong đó:          N1  : Số công nhân làm việc trong các phân xưởng nguội.         N2  : Số công nhân làm việc trong các phân xưởng nóng.     35, 25: Tiêu chuẩn thải nước thải sinh hoạt tại nơi làm việc trong các phân   xưởng nóng và phân xưởng nguội (l/ng.ca). ­  Lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân lớn nhất giờ được tính : 25 K1h N1 + 35 K 2h N2 MAX Qsh,h =               1000 T     (m3/h)       (2.5) Trong đó :     K1h = 3 : Hệ số không điều hoà thoát nước của phân xưởng nguội.   K2h = 2,5: Hệ số không điều hoà thoát nước của phân xưởng nóng.              T : Thời gian làm việc của ca (giờ). Ghi chú : Xem chi tiết lưu lượng nước thải sinh hoạt c ủa công nhân từng nhà máy ­   Phần phụ lục 3. b.2 lưu lượng nước thải sinh hoạt của nhân viên trong nhà máy và khu hành chính.   Lưu lượng cấp nước cho nhân viên là 15l/ cán bộ.ngđ­[6]  Tiêu chuẩn thải:           Khu hành chính : q0= 0,8×15=12  (l/cánbộ.ngđ)      Lưu lượng thải :                     Qsx = q0 × N    ( m3/ngđ)             (2.6)    GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh   14           SVTH: Phạm Duy Khánh ­ Lớp: 07MT1
  15. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ Trong đó :                q0 : Tiêu chuẩn thải nhà hành chính.( l/ cán bộ.ngđ).            N : Số cán bộ trong khu hành chính. Ghi chú : Xem chi tiết lưu lượng nước thải sinh hoạt của nhân viên­ Phần phụ lục 4. b.3. Lưu lượng nước tắm của công nhân ­ Lưu lượng nước tắm của công nhân: 60 N 3 40 N 4   (m3/ca) (2.7) QtTB                                 1000 Trong đó:            N3 : Số công nhân có tắm làm việc trong các phân xưởng nguội.           N4 : Số công nhân có tắm làm việc trong các phân xưởng nóng.     60, 40 : Tiêu chuẩn nước tắm của công nhân tại nơi làm việc trong các phân   xưởng nóng và phân xưởng nguội (l/ng.ca). Ghi chú: Xem chi tiết lưu lượng nước tắm của công nhân từng nhà máy trong  ­ Phần   phụ lục 5. 2.1.3. Tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước thải  ­ Căn cứ vào các bảng tính toán cho từng đoạn cống ở trên ta tiến hành tính toán  thuỷ  lực cho từng đoạn cống để  xác định được: đường kính cống (D), độ  dốc thuỷ  lực (i), vận tốc dòng chảy (v), độ đầy dòng chảy trong cống (h/D). Sao cho phù hợp   với các yêu cầu về đường kính nhỏ nhất, độ đầy tính toán, tốc độ chảy tính toán, độ  dốc đường cống, độ sâu chôn cống được đặt ra trong quy phạm. ­ Tuy nhiên trong quá trình tính toán  ở  một số  đoạn cống đầu tiên một số  có  một số điều kiện không được đáp ứng, lúc đó ta phải xét một số trường hợp ưu tiên   điều kiện nào.  ­ Việc tính toán thuỷ  lực dựa vào “Bảng tính toán thuỷ  lực mạng lưới thoát  nước ­ trường ĐHXD” và phần mềm Hwase 3.1. và Flowhy 1.2 a. Độ sâu chôn cống ban đầu, đường kính nhỏ nhất Thông thường cống thoát nước phải đặt sâu để  đảm bảo cho nó không bị  phá  hoại do tác động cơ  học gây nên, đồng thời cũng nhằm đảm bảo một độ  dốc cần   GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh   15           SVTH: Phạm Duy Khánh ­ Lớp: 07MT1
  16. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ thiết. Quy định về độ sâu chôn cống ban đầu như  sau: Độ  sâu nhỏ  nhất tính từ  đỉnh  cống là 0,3 m đối với đường ống D300 ở khu vực không có xe cơ giới qua lại, là 0,7   m ở khu vực có xe cơ giới qua lại (Điều 6.2.5 – [1]) Đường kính cống thoát nước trong  khu công nghiệp được quy định tối thiểu là  200 mm, ứng với vật liệu là bê tông cốt thép (Điều 4.5.1 – [1]).  b. Tính toán thuỷ lực cho từng đoạn cống Sau khi xác định được lưu lượng của từng đoạn cống và chiều sâu chôn cống  ban đầu, tiến hành tính toán thuỷ  lực của từng đoạn cống. Căn cứ  vào lưu lượng  chọn đường kính cống D, xác định độ dốc i hợp lý rồi xác định độ đầy h/D và tốc độ  nước   chảy   trong   cống.   Trong   quá   trình   tính   toán   thuỷ   lực   cần   đảm   bảo   những  nguyên tắc sau: ­ Điểm tiếp nhận nước thải của nhà máy và các điểm ngoặc là những điểm tính   toán. ­ Đường kính cống lớn hơn đường kính cống tối thiểu là D200. ­ Độ  đầy phải nhỏ  hơn độ  đầy tối đa,  ứng với mỗi loại cống có đường kính  khác nhau sẽ có độ đầy tối đa khác nhau. ­  Vận tốc nước chảy lớn hơn hoặc bằng vận tốc tối thiểu và nhỏ  hơn vận tốc   nước chảy tối đa, mỗi loại cống có đường kính khác nhau sẽ có vận tốc tối đa khác nhau. ­ Tốc độ dòng chảy ở trong cống đoạn sau lớn hơn đoạn cống trước. Tuy nhiên  quy phạm cũng quy định, trong trường hợp vận tốc nước chảy lớn hơn 1,5 2 m/s thì  cho phép tốc độ đoạn sau nhỏ hơn đoạn trước nhưng không được vượt quá 15 20%. ­ Tốc độ của cống nhánh không được kìm hãm tốc độ của tuyến chính và mực   nước trong cống không dềnh. ­ Độ dốc của cống phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng độ dốc tối thiểu ứng với   từng đường kính và cố gắng theo sát độ dốc mặt đất. Bên cạnh đó, xác định cách nối cống cũng là một việc rất quan trọng. Có 2 cách  nối cống: nối ngang mực nước và nối ngang đỉnh cống.  ­ Các đoạn đầu của mạng lưới thoát nước vì phải theo qui định về đường kính   nhỏ  nhất, nên mặc dù lưu lượng không lớn cũng phải dùng cống cỡ  200 mm. Đối   GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh   16           SVTH: Phạm Duy Khánh ­ Lớp: 07MT1
  17. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ với trường hợp này không đảm bảo được điều kiện về  vận tốc tối thiểu (v > 0,7   m/s) của dòng nước. Vì vậy muốn đảm bảo cho đoạn cống không bị  lắng cặn thì  phải thường xuyên tẩy rửa, bố trí thêm giếng rửa trên những đoạn cống này. ­ Khi tính toán thuỷ  lực mạng lưới thoát nước tại một số  điểm tính toán của  mạng lưới có độ  sâu chôn cống quá lớn (H > 6 m), do vậy để  đảm bảo yêu cầu về  kinh tế  và kỹ  thuật trong xây dựng và vận hành ta bố  trí các bơm chuyển tiếp tại   những vị trí đó.  ­ Trên các đoạn cống thẳng phải bố trí các giếng thăm + D 150­300 mm: Khoảng cách giữa hai giếng thăm liên tiếp là 20­30 m. + D = 400 – 600 mm: Khoảng cách giữa hai giếng thăm liên tiếp là 40 m. + D = 700 – 1000 mm: Khoảng cách giữa hai giếng thăm liên tiếp là 60 m. + D >1000 mm: Khoảng cách giữa hai giếng thăm liên tiếp là 100 m. +Tại những nơi ống nhánh góp vào cống chính ở những độ sâu khác nhau (theo  nguyên tắc khi chiều cao chuyển bậc h > 0,5 m), những chỗ cần thiết giảm t ốc độ  dòng chảy và tại những chỗ  yêu cầu cốt cống vào và cốt cống ra chênh lệch nhau   nhiều thì ta bố trí các giếng chuyển bậc. ­ Trên mạng lưới thoát nước cần phải xây dựng các miệng xả  dự  phòng để  thải nước vào hệ thống thoát nước mưa hoặc sông, hồ khi có sự cố.  ­ Trên mạng lưới ngoài tổn thất dọc đường còn có tổn thất cục bộ, thường xảy   ra ở các nơi: giếng chuyển hướng dòng chảy, giếng chuyển bậc... Tổn thất cục bộ  thường gây ra hiện tượng dềnh nước – là hiện tượng không cho phép trong cống  thoát tự chảy. Tuy nhiên tổn thất này không đáng kể so với tổn thất dọc đường nên  ta có thể bỏ qua. Ghi chú: Xem chi tiết phân bố  lưu lượng nước thải công nghiệp trong ­ Phần phụ   lục 6.        Xem chi tiết tính toán thủy lực nước thải công nghiệp trong ­ Phần phụ lục   7.  2.1.4.  Những công trình trên mạng lưới  a.  Cống   GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh   17           SVTH: Phạm Duy Khánh ­ Lớp: 07MT1
  18. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ Sử dụng cống bêtông cốt thép, đây là loại đường cống chịu được tải trọng lớn,  dễ  chế  tạo và giá thành tương đối rẻ. Tuy nhiên, loại cống này có một số  nhược   điểm như độ rỗng lớn, chịu xâm thực yếu. Sử dụng cống bêtông cốt thép là phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay. b.  Mối nối cống  Để  cống thoát nước không bị  thấm và sử  dụng được lâu dài, khi lắp đặt mối   nối phải làm thật thận trọng. Tuỳ theo hình thù và cấu tạo cống mà người ta phân biệt hai kiểu nối cống chủ  yếu: Nối miệng bát và nối bằng cống lồng. Nối miệng bát áp dụng cho loại cống   một đầu trơn và một đầu loe. Nối bằng cống lồng dùng cho cả  hai đầu trơn. Công   việc chèn khe hở giữa hai cống gọi là xảm cống. Có ba kiểu xảm: Xảm kiểu miệng bát, xảm kiểu cống lồng, xảm ghép bằng  vữa xi măng cát.  c. Nền và bệ cống  Để đảm bảo cho cống không bị lún gãy thì cống phải được đặt trên nền đất ổn  định. Tuỳ theo kích thước, hình dạng vật liệu làm cống, tuỳ theo điều kiện địa hình   và địa chất… mà cống có thể  đặt trực tiếp lên nền đất tự  nhiên hoặc trên nền nhân  tạo. Cống  đặt trên nền đất có  ảnh huởng rất lớn đến độ  bền vững của nó. Nếu  cống được đặt trên nền đất khoét lỗ với góc ôm ống 90o thì sẽ chịu được áp lực lớn  hơn 30 40% so với cống đặt trực tiếp trên nền đất không được khoét lỗ. Nền nhân   tạo, bọc cống ở phía dưới có thể tăng lực chống đối của cống lên 1,5 2,5 lần. d. Giếng thăm Giếng thăm dùng để  xem xét thăm nom, kiểm tra chế  độ  công tác của mạng  lưới một cách thường xuyên, đồng thời dùng để  thông rửa trong trường hợp cần   thiết. Giếng thăm là một cái hố  xây trên cống thoát nước, bên trong cống được nối  liền với nhau bằng máng hở. Giếng được xây dựng trên những chỗ  cống thay đổi   GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh   18           SVTH: Phạm Duy Khánh ­ Lớp: 07MT1
  19. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ hướng, thay đổi đường kính, thay đổi độ  dốc, có cống nhánh nối vào và trên những  đoạn cống dài theo khoảng cách quy định để tiện lợi cho việc quản lý. Do tính chất sử dụng, người ta phân biệt: Giếng thăm trên đường thẳng, giếng  vòng, giếng nối, giếng kiểm tra, giếng tẩy rửa và giếng đặc biệt. ­ Giếng vòng : Xây dựng ở những nơi cống thay đổi hướng. ­ Giếng nối : Xây dựng ở những nơi có ống nhánh nối vào ống chính.  ­ Giếng kiểm tra: Xây dựng  ở  cuối hệ  thống sân nhà hoặc tiểu khu, nhà máy   trước khi đổ vào cống đường phố.  ­ Giếng tẩy rửa: Để tẩy rửa cống thường được đặt đầu mạng lưới. ­ Giếng đặc biệt: Xây dựng với kích thước lớn để  đưa các dựng cụ  nạo vét vào   cống. Cấu tạo của giếng gồm các phần sau: Lòng máng, ngăn công tác, tấm đan hoặc  phần co thắt, cổ và nắp đậy giếng. Kích thước mặt bằng của giếng tuỳ  thuộc vào   đường kính ống, với D  600mm ­ đường kính giếng 1000mm. e. Giếng chuyển bậc Giếng chuyển bậc hay còn gọi là giếng tiêu năng, được xây dựng trên mạng   lưới thoát nước tại những chỗ  cống nhánh nối với cống góp chính  ở  độ  sâu khác  nhau, những chỗ  cần thiết giảm tốc độ  dòng chảy và tại những chỗ    yêu cầu cốt   cống vào và ra chênh lệch nhau nhiều… Phân loại giếng: Dựa vào chiều cao chuyển bậc, hình dáng xây dựng, người ta  chia giếng chuyển bậc thành nhưng loại sau: ­ Theo chiều cao chuyển bậc. ­ Theo hình dáng và kết cấu. ­ Giếng chuyển bậc kiểu đập tràn mặt cắt thực dụng có hố tiêu năng. ­ Giếng chuyển bậc kiêu tự do với tường tiêu năng. ­ Giếng chuyển bậc kiểu ống đứng không có hố tiêu năng. ­ Giếng chuyển bậc kiểu ống đứng  có hố tiêu năng. ­ Giếng chuyển bậc kiểu nhiều bậc.  GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh   19           SVTH: Phạm Duy Khánh ­ Lớp: 07MT1
  20. Thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công nghiệp B – Tỉnh BĐ f. Trạm bơm nước thải ­ Nhiệm vụ  của trạm bơm là bơm nước từ  cống đặt sâu lên cống đặt nông   hoặc lên trạm xử lý.  ­ Quá trình bơm nước thải có 2 giai đoạn: + Giai đoạn thứ nhất là lọc rác ra khỏi nước để  tránh cho máy bơm không bị  tắc   hỏng. + Giai đoạn thứ hai là bơm nước thải. 2.2. VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC MƯA  2.2.1. Nguyên tắc vạch tuyến Mạng lưới thoát nước mưa là một khâu được thiết kế để  đảm bảo thu và vận  chuyển nước mưa ra khỏi KCN một cách nhanh nhất, chống úng ngập đường phố.  Để đạt được yêu cầu trên trong khi vạch tuyến ta phải dựa trên các nguyên tắc sau: ­ Nước mưa được xả  vào nguồn (sông, hồ) gần nhất bằng cách tự  chảy. Trên   các tuyến mương thoát nước mưa ta bố trí hố tách cát và song chắn rác. ­ Tránh xây dựng các trạm bơm thoát nước mưa. ­ Khi thoát nước mưa không làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường và qui trình  sản xuất. ­ Không xả  nước mưa vào những vùng trũng không có khả  năng tự  thoát, vào  các ao tù nước đọng và vào các vùng dễ gây xói mòn. 2.2.2. Phương hướng thoát nước mưa KCN B ­   Hệ thống tuyến mương thoát nước: +  Có 21 tuyến cống thoát nước chính, chạy dọc theo chiều Bắc xuống Nam. a. Xác định lưu lượng tính toan  Lưu lượng nước mưa được xác định theo công thức sau:                                    Qtt =  qv × F×C   (4.2.1­[1])  (l/s) (2.8) Trong đó:            C :  Hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào loại mặt phủ và chu kỳ lặp lại trận mưa tính   toán.  GVHD: K.s Nguyễn Dương Quang Chánh   20           SVTH: Phạm Duy Khánh ­ Lớp: 07MT1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0