intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế và thi công dây chuyền kiểm tra hoàn thiện sản phẩm dùng S7-200

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

37
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Do kiểm tra sản phẩm chai đã có nắp màng nhôm hay chưa con người không thể kiểm tra bằng mắt, khi có máy kiểm tra loại được các sản phẩm lỗi thì nhà sản xuất yên tâm về chất lượng sản phẩm xuất ra thị trường đồng thời người sử dụng cũng được đảm bảo an toàn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế và thi công dây chuyền kiểm tra hoàn thiện sản phẩm dùng S7-200

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế và thi công dây chuyền kiểm tra hoàn thiện sản phẩm dùng S7-200 Ngành: KỸ THUẬT CƠ - ĐIỆN - ĐIỆN TỬ Chuyên ngành: KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ Giảng viên hướng dẫn : TS. VÕ ĐÌNH TÙNG Sinh viên thực hiện : HUỲNH VĂN BIỂN MSSV: 1515021006 Lớp: 16HCT01 TP. Hồ Chí Minh, 15 tháng 12 năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế và thi công dây chuyền kiểm tra hoàn thiện sản phẩm dùng S7-200 Ngành: KỸ THUẬT CƠ - ĐIỆN - ĐIỆN TỬ Chuyên ngành: KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ Giảng viên hướng dẫn : TS. VÕ ĐÌNH TÙNG Sinh viên thực hiện : HUỲNH VĂN BIỂN MSSV: 1515021006 Lớp: 16HCT01 TP. Hồ Chí Minh, 15 tháng 12 năm 2017
  3. Khoa: Cơ – Điện – Điện tử PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Do giảng viên hướng dẫn ghi và giao cho sinh viên nộp về văn phòng Khoa trong 02 tuần đầu thực hiện đồ án/khóa luận tốt nghiệp) 1. Sinh viên thực hiện đề tài Họ tên : HUỲNH VĂN BIỂN MSSV : 1515021006 Lớp : 16HCT01 Ngành : Kỹ thuật Cơ – điện - điện tử Chuyên ngành : Kỹ thuật Cơ điện tử 2. Tên đề tài: Thiết kế và thi công dây chuyền kiểm tra hoàn thiện sản phẩm dùng S7- 200 3. Nhiệm vụ thực hiện đề tài: + Tìm hiểu PLC S7-200.CPU224 + Tìm hiểu phần mền STEP7-Micro/win + Tìm hiểu động cơ DC + Tìm hiểu cảm biến điện dung đo mực chất lỏng + Tìm hiểu quy trình công nghệ + Thi công mô hình + Viết cuốn báo cáo theo mẫu Ghi chú: Mỗi sinh viên một phiếu, GVHD ghi rõ tên đề tài và nhiệm vụ của từng sinh viên TP. HCM, ngày 06 tháng10 năm 2017 Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) 1
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả trong đồ án tốt nghiệp này là trung thực. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Tp. Hồ Chí Minh, ngày15 tháng 12 năm 2017 Sinh viên thực hiện Huỳnh Văn Biển
  5. Lời cảm ơn! Để luận văn này đạt kết quả tốt đẹp, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy và bạn bè học chung. Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và làm đồ án tốt nghiệp. Trước hết tôi xin gửi tới các thầy cô Viện kỹ thuật Hutech trường Đại học công nghệ thành phố Hồ Chí Minh lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc. Với sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, đến nay tôi đã có thể hoàn thành luận văn, đề tài: “Thiết kế và thi công dây chuyền kiểm tra hoàn thiện sản phẩm dùng S7-200”. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo TS. Võ Đình Tùng đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này trong thời gian qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Trường Đại học công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, các Khoa Phòng ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh ngày 15 tháng 12 năm 2017 Sinh viên thực hiện Huỳnh Văn Biển
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………..1 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU………………………...1 LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………….3 LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................4 1 Đặt vấn đề của đề tài: ......................................................................4 2 Mục tiêu của đề tài: .........................................................................5 3 Nội dung nhiệm vụ của đề tài: ........................................................5 4 Phương pháp nghiên cứu:................................................................5 5 Các kết quả đạt được của đề tài: .....................................................6 6 Kết cấu của đồ án tốt nghiệp: ..........................................................6 Chương 1: GIỚI THIỆU LINH KIỆN .........................................................7 1.1 PLC S7-200........................................................................................7 1.2 Phần mền STEP 7 – Micro/win .......................................................17 1.3 Cảm biến ..........................................................................................25 1.4 Động cơ ............................................................................................27 2.5 Màn hình HMI .................................................................................27 1.6. Bộ nguồn cấp điện cho PLC và các thiết bị....................................32 1.7. Cáp kết nối Cáp kết nối PLC với HMI ...........................................34 1.8 Rơ le ................................................................................................34 1.9 CB nguồn một pha ..........................................................................35 1.10 Đèn tầng ba màu đỏ-xanh-vàng…………………………………36 Chương 2: TỔNG QUÁT VỀ MÁY KIỂM TRA SẢN PHẨM ...............37 2.1 Ý tưởng thiết kế về máy: ................................................................37 2.2 Công dụng của máy: ......................................................................39 2.3 Thị trường sử dụng: ........................................................................39 Chương 3 : THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT MÁY ........................................40 3.1 Về phần cơ khí: ................................................................................40
  7. 3.2 Vật tư thiết bị cơ khí………………………………………………40 3.3 Vật tư thiết bị điện………………………………………………...41 Chương 4: THI CÔNG MÔ HÌNH ………………………………….41 4.1 Dụng cụ đồ nghề chuẩn bị ...............................................................41 4.2 Lắp đặt tủ điều khiển ......................................................................45 4.3 Lắp đặt băng tải................................................................................48 4.4 Lắp đặt cảm biến ..............................................................................48 4.5 Lắp đặt hệ thống khí nén .................................................................49 4.6 Kiểm tra lắp đặt................................................................................49 4.7 Viết chương trình cho HMI OP-320-A-S .......................................50 4.8 Chạy thử nghiệm……………………...………………………….57 Chương 5: KẾT LUẬN .............................................................................61
  8. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐA/KLTN: Đồ án/khóa luận tốt nghiệp TS: Tiến Sĩ Võ Đình Tùng PLC: Programmable Logic Controller ( Thiết bị điều khiển lập trình) HMI: Human-Machine-Interface ( Thiết bị hiển thị) DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU Hình 1: Máy dán màng nhôm và các chai đã được dán Hình 2: Máy kiểm tra màng nhôm trên thị trường Hình 1.1 PLC S7-200 Hình 1.2 : Loại CPU 224 của PLC Hình 1.3 : Cổng nối tiếp RS485 Hình 1.4: Sơ đồ đấu dây của PLC Hình 1.5 : Dạng liệt kê lệnh STL Hình 1.6 : Hộp thoại nộp PLC Hình 1.7 : Chương trình chạy Hình 2.8 : Cảm biến điện dung Hình 1.9: Cảm biến tiện cận từ Hình 1.10: Cảm biến quang Hình 1.11: Mô tơ DC 24V Hình 1.12: Van điều khiển Hình 1.13: Màn hình hiển thị OP320-A-S Hình 1.14: Thông số kỹ thuật OP320-A-S Hình 1.15 : Hưỡng dẫn sử dụng HMI Bảng OP320-A-S SVTH: Huỳnh Văn Biển 1 GVHD: TS.Võ Đình Tùng
  9. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình 1.16: Bộ nguồn Bảng 1.17: bảng thông số kỹ thuật nguồn Hình 1.18 : Dây cáp kết nối HMI với PLC Hình 1.19 : Hình và thông số kỹ thuật role Hình 1.20: CB chính Hình 1.21: Đèn 3 tầng Hình 2.1: Sơ đồ vị trí lắp đặt máy kiểm tra sản phẩm KT01/2017 Hình 2.2: Sơ đồ khối dây chuyền Hình 2.3: Máy kiểm tra sản phẩm KT01/2017 Bảng 2.1 : vật tư thiết bị cơ khí Bảng 2.2 : vật tư thiết bị điện Hình 2.3: Sơ đồ đi dây Hình 4.1: Mô hình tổng quát máy kiểm tra sản phẩm Hình 4.2: Sơ đồ khối hệ thống Hình 4.3: Tủ điều khiển của máy Hình 4.4: Băng tải Hình 4.5: Cáp đổ chương trình từ máy tính qua HMI Hình 4.6: Hình cài dặt HMI Hình 4.7: Quy trình hoạt động của máy Hình 4.8: Lưu đồ giải thuật Hình 4.9: Màn hình HMI khi bật máy SVTH: Huỳnh Văn Biển 2 GVHD: TS.Võ Đình Tùng
  10. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, nền kinh tế của các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đời sống của người dân ngày càng nâng cao. Nhu cầu sử dụng về thực phẩm nước uống như sữa, nước ngọt, dầu ăn, và một số sản phẩm khác phục vụ cho ngành sản xuất rất cao . Điều quan trọng nhất để đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như an toàn trong vận chuyển thì các nhà cung cấp thường sử dụng loại bao bì tốt nhất đó là chai hoặc bình có dán màng nhôm bảo vệ. Trong quá trình sản xuất các nhà máy rất chú trọng khâu kiểm tra sản phẩm của mình khi xuất ra thị trường tiêu thụ nhằm đưa tới cho khách hàng sự tin cậy cao về chất lượng , cho nên khi lắp đặt hệ thống dây chuyền sản xuất máy kiểm tra sản phẩm là điều không thể thiếu được, mặc dù trên thực tế là vậy nhưng một số nhà máy khi lắp đặt thiết bị kiểm tra vẫn chưa đảm bảo được hết chức năng. Đây cũng là cơ hội để cho những sinh viên chuyên ngành kỹ thuật cơ điện tử như chúng em được cống hiến một phần kiến thức nhỏ khi cải thiện tốt hơn, do nhu cầu cần thiết nên chúng em thực hiện đồ án máy kiểm tra màng nhôm và mức trọng lượng. Đồ án thiết kế và tạo ra máy kiểm tra được nghiên cứu hoạt động trên nền tảng PLC và HMI, hệ thống cảm biến , khí nén, xylanh. Trong quá trình nghiên cứu được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô trường Đại Học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh và các bạn bè chúng em đã hoàn thành được công trình nghiên cứu của mình theo đúng yêu cầu đặt ra. Sau đây là một số tầm quan trọng của đề tài. SVTH: Huỳnh Văn Biển 3 GVHD: TS.Võ Đình Tùng
  11. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề của đề tài: Trong quá trình đóng gói và kiểm tra sản phẩm do màng nhôm nằm trong nắp chai nên mắt thường không thể phát hiện có hay không , mức chất lỏng trong sản phẩm có đủ không hay dư hoặc thiếu , điều quan trọng là đối với ngành thực phẩm thì màng nhôm giúp sản phẩm bảo quản tốt hơn, không bị các vi khuẩn xâm nhạp làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người, khi vận chuyển không bị đổ vỡ, đối với các ngành hóa chất màng nhôm đảm bảo các hóa chất không rò rỉ ra ngoài gây ngộ độc cho mọi người khi tiếp xúc. Máy dán màng nhôm Hình 1: Máy dán màng nhôm và các chai đã được dán SVTH: Huỳnh Văn Biển 4 GVHD: TS.Võ Đình Tùng
  12. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2. Mục tiêu của đề tài: Do kiểm tra sản phẩm chai đã có nắp màng nhôm hay chưa con người không thể kiểm tra bằng mắt, khi có máy kiểm tra loại được các sản phẩm lỗi thì nhà sản xuất yên tâm về chất lượng sản phẩm xuất ra thị trường đồng thời người sử dụng cũng được đảm bảo an toàn. 3. Nội dung nhiệm vụ của đề tài: Khi bắt đầu vào công việc nghiên cứu cho đề tài máy kiểm tra sản phẩm chúng em đã thấy được mục đích sử dụng của máy thiết thực với nhu cầu con người, và khi tạo ra máy bằng cách sử dụng các phần mềm PLC, HMI, các thiết bị cảm biến ..., nhiệm vụ của chúng em phải tìm hiểu rõ về các phần mềm để có thể lập trình được. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trên thực tế đã có một số thiết bị kiểm tra sản phẩm trên thị trường phục vụ cho ngành sản xuất như máy dò kim loại trong thực phẩm, máy kiểm tra mức dầu trong ngành sản xuất nhớt, máy kiểm tra trọng lượng , máy kiểm tra nhãn mác thương hiệu ...vv, nhưng một số máy chỉ đáp ứng được một trong các yêu cầu trên. Hình 2: Máy kiểm tra màng nhôm trên thị trường SVTH: Huỳnh Văn Biển 5 GVHD: TS.Võ Đình Tùng
  13. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Lựa chọn phương pháp nghiên cứu là bước quan trọng để đi đúng hướng của đề tài, tìm hiểu về các máy móc có công dụng tương tự trên thị trường, đi khảo sát thực tế một số nhà máy đã lắp đặt. 5. Các kết quả đạt được của đề tài: Kết quả đạt được từ nghiên cứu là chúng em đã tạo ra một thiết bị đáp ứng được các yêu cầu của đề tài đã chọn. - Kiểm tra màng nhôm có hay không - Kiểm tra mức chất lỏng đạt không - Kiểm tra trọng lượng sản phẩm - Đếm sản phẩm lỗi không có màng nhôm - Đếm sản phẩm lỗi thiếu chất lỏng - Đếm sản phẩm đạt 6. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp: Gồm có 5 chương Chương 1: Tổng quát về máy kiểm tra sản phẩm Chương 2: Thiết kế và sản xuất máy Chương 3: Giới thiệu linh kiện Chương 4: Thi công mô hình Chương 5: Kết luận SVTH: Huỳnh Văn Biển 6 GVHD: TS.Võ Đình Tùng
  14. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Chương 1: GIỚI THIỆU LINH KIỆN 1.1 PLC S7-200 1.1.1. Khái niệm về PLC Hình 1.1: PLC S7-200 PLC là chữ viết tắt của Programable logic control, là thiết bị điều khiển logic lập trình được, cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán , điều khiển logic thông qua ngôn ngữ lập trình. Kỹ thuật PLC có vào thập niên 60, nó được dùng chủ yếu cho công nghệ dây chuyền sản xuất. PLC là một máy tính công nghiệp đặc trưng của PLC là việc sử dụng các vi mạch xử lý thông tin và ta có thể thay đổi công nghệ cải tạo dựa trên công nghệ và phần mở rộng của PLC. 1.1.2. Khả năng của PLC Hiện nay kỹ thuật PLC được sử dụng rộng rãi trong các dây chuyền công nghệ có điều khiển.  Điều khiển chuyên cho hệ thống giám sát SVTH: Huỳnh Văn Biển 7 GVHD: TS.Võ Đình Tùng
  15. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Thay cho điều khiển rơ le  Thời gian đếm  Thay cho các panel điều khiển mạch in.  Dùng trong các máy tù động như chiết rót, siết nắp....  Điều khiển theo dãy  Cung cấp thông tin  Điều khiển động cơ chấp hành, động cơ bước.  Điều khiển liên tục (nhiệt độ, áp suát...)  Điều khiển mềm  Điều khiển quá trình và báo động  Phát hiện lỗi và báo động  Nối mạng tự động hóa trong công nghiệp. 1.1.3. Ưu điểm của PLC Thời gian lắp đặt nhanh, chi phí vừa phải, có thể nâng cấp dây chuyền bằng cách mở rộng , phần mềm ứng dụng linh hoạt, có thể làm việc độc lập hoặc kết nối giữa các máy tính và màn hình điêu khiển. Chỉnh sửa bằng cách chỉnh phần mềm. 1.1.4. Thông số và cách đấu dây cho PLC PLC S7-200 là thiết bị của hãng Siemens, cấu trúc theo kiểu modul có các modul mở, rộng.Thành phấn cơ bản của PLC S7-200 là khối CPU224, CPU 224XP, CPU226 … Thông thường PLC S7-200 được chia ra làm 2 loại chính:  Loại PLC S7-200 cấp điện áp 220VAC : Ngõ vào: tích cực mức 1 ở cấp điện áp +24VDC ( 15VDC – 30VDC) SVTH: Huỳnh Văn Biển 8 GVHD: TS.Võ Đình Tùng
  16. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Ngõ ra rơ le Ưu điểm của loại này là ngõ ra rơ le, do đó có thể sử dụng ngõ ra ở nhiều cấp điện áp (có thể sử dụng ngõ ra 0V,24V,220V…. ) Tuy nhiên, nhược điểm của nó : do ngõ ra rơ le nên thời gian đáp ứng của rơ le không được nhanh cho ứng dụng điều rộng xung , hoặc output tốc độ cao  Loại PLC S7-200 dùng nguồn 24VDC : Ngõ vào: tích cực mức 1 ở cấp điện áp +24VDC ( 15VDC – 30VDC) Ngõ ra : Ngõ ra transistor Ưu điểm của loại này là ngõ ra Transistor, do đó có thể sử dụng ngõ ra này để điều rộng xung, hoặc output0V,24V,220V…. ) Tuy nhiên, nhược điểm của nó : do ngõ ra transistor nên ngõ ra chỉ có một cấp điện duy nhất là +24VDC, do vậy sẽ gặp rắc rối trong những ứng dụng có cấp điện áp ra la 0VDC, Trong trường hợp này buộc ta phải thông qua 1 rơ le 24Vdc đệm. Hình 1.2 : Loại CPU 224 của PLC Trong đồ án tốt nghiệp máy kiểm tra sản phẩm PLC S 7 200 được sử dụng là loại CPU 224. Sau đây là thông số kỹ thuật. SVTH: Huỳnh Văn Biển 9 GVHD: TS.Võ Đình Tùng
  17. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Có 14 cổng vào và 10 cổng ra logic trên board, 2 đầu vào digital, 1 đầu ra anolog  Có nối thêm 7 module mở rộng  Bộ nhớ không bị mất dữ liệu trong khoảng 100 giờ khi bị mất nguồn  Timer có 2 loại -TON: T32÷T96(1ms), T33÷T36 và T97÷T100(1ms), T37÷T64 và T101÷T225(100ms). -TON: T0÷T64(1ms), T1÷T4 và T65÷T68(10ms), T5÷T31 và T69÷T95(100ms).  Bộ đếm Counter: Nguyên lý hoạt động Counter thực hiện chức năng đếm tại các sườn lên của các xung đầu vào. S7-300 có tối đa là 256 bộ đếm phụ thuộc vào từng loại CPU, ký hiệu bởi Cx. Trong đó x là số nguyên trong khoảng từ 0 đến 255. Trong S7-300 có 3 loại bộ đếm thường sử dụng nhất đó là : Bộ đếm tiến lùi (CUD), bộ đếm tiến (CU) và bộ đếm lùi (CD). Một bộ đếm tổng quát có thể được mô tả như sau: Trong đó: CU : BOOL là tín hiệu kích đếm tiến SVTH: Huỳnh Văn Biển 10 GVHD: TS.Võ Đình Tùng
  18. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CD : BOOL là tín hiệu kích đếm lùi S : BOOL là tín hiệu đặt PV : WORD là giá trị đặt trước R : BOOL là tín hiệu xoá CV : WORD Là giá trị đếm ở hệ đếm 16 CV_BCD: WORD là giá trị đếm ở hệ đếm BCD Q : BOOL Là tín hiệu ra . Quá trình làm việc của bộ đếm được mô tả như sau: Số sườn xung đếm được, được ghi vào thanh ghi 2 Byte của bộ đếm, gọi là thanh ghi C-Word. Nội dung của thanh ghi C-Word được gọi là giá trị đếm tức thời của bộ đếm và ký hiệu bằng CV và CV_BCD. Bộ đếm báo trạng thái của C-Word ra ngoài C-bit qua chân Q của nó. Nếu CV 0, C-bit có giá trị "1". Ngược lại khi CV = 0, C- bit nhận giá trị 0. CV luôn là giá trị không âm. Bộ đếm sẽ không đếm lùi khi CV = 0. Đối với Counter, giá trị đặt trước PV chỉ được chuyển vào C-Word tại thời điểm xuất hiện sườn lên của tín hiệu đặt tới chân S. Bộ đếm sẽ được xoá tức thời bằng tín hiệu xoá R (Reset). Khi bộ đếm được xóa cả C-Word và C- bit đều nhận giá trị 0. Khai báo sử dụng Việc khai báo sử dụng một Counter bao gồm các bước sau: - Khai báo tín hiệu Enable nếu muốn sử dụng tín hiệu chủ động kích đếm (S): dạng dữ liệu BOOL - Khai báo tín hiệu đầu vào đếm tiến CU : dạng dữ liệu BOOL - Khai báo tín hiệu đầu vào đếm lùi CD : dạng dữ liệu BOOL - Khai báo giá trị đặt trước PV: dạng dữ liệu WORD SVTH: Huỳnh Văn Biển 11 GVHD: TS.Võ Đình Tùng
  19. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Khai báo tín hiệu xoá: dạng dữ liệu BOOL - Khai báo tín hiệu ra CV (hệ 16): dạng dữ liệu WORD. - Khai báo tín hiệu ra CV-BCD nếu muốn lấy giá trị đếm tức thời ở hệ BCD dạng dữ liệu WORD. - Khai báo đầu ra Q nếu muốn lấy tín hiệu tác động của bộ đếm. dạng dữ liệu BOOL. Trong đó cần chú ý các tín hiệu sau bắt buộc phải khai báo: Tên của bộ đếm cần sử dụng, tín hiệu kích đếm CU hoặc CD. Bộ đếm tiến/lùi: Khai báo Nguyên lý hoạt động Khi tín hiệu I0.2 chuyển từ 0 lên 1bộ đếm được đặt giá trị là 55. Giá trị đầu ra Q4.0 =1 . Bộ đếm sẽ thực hiên đếm tiến tại các sườn lên của tín hiệu tại chân CU khi tín hiệu I0.0 chuyển giá trị từ "0" lên "1" Bộ đếm sẽ đếm lùi tại các sườn lên của tín hiệu tại chân I0.1 khi tín hiệu chuyển từ "0" lên "1" . Giá trị của bộ đếm sẽ trở về 0 khi có tín hiệu tai sườn lên của chân R ( I0.3) Bộ đếm tiến CU: Khai báo Nguyên lý hoạt động Khi tín hiệu I0.2 chuyển từ "0" lên "1" bộ đếm được đặt giá trị là 55. Giá trị đầu ra Q4.0 =1. Bộ đếm sẽ thực hiên đếm tiến tại các sườn lên của tín hiệu tại chân CU khi tín hiệu I0.0 chuyển giá trị từ "0" lên "1" .Giá trị của bộ đếm sẽ trở về 0 khi có tín hiệu tai sườn lên của chân R (I0.3). Bộ đếm sẽ chỉ đếm đến giá trị
  20. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bộ đếm lùi CD: Khai báo Nguyên lý hoạt động  Khi tín hiệu I0.2 chuyển từ "0" lên "1" bộ đếm được đặt giá trị là 55. Giá trị đầu ra Q4.0 =1.  Bộ đếm sẽ thực hiên đếm lùi tại các sườn lên của tín hiệu tại chân CD khi tín hiệu I0.0 chuyển giá trị từ "0" lên"1".  Giá trị của bộ đếm sẽ trở về 0 khi có tín hiệu tai sườn lên của chân R(I0.3). Bộ đếm sẽ chỉ đếm đến giá trị >= 0.  Bộ đếm tốc độ cao: Đếm xung tốc độ cao trong PLC S7-200 - Đối với CPU 224, CPU 226 và CPU 226XM thì hổ trợ đến 6 bộ phát xung từ HSC0-HSC5. Mỗi 1 bộ HSC có 12 chế độ hoạt động khác nhau. Cấu hình và hoạt động của HSC trong PLC S7-200 dựa trên các bit nhớ đặc biệt SM. Và chú ý rằng HSC thì hoạt động độc lập với scan time có nghĩa là nó chỉ thực hiện các lệnh đếm xung chứ không chờ cho PLC đếm xung xong mới thực hiện các network tiếp theo. Trong 12 chế độ hoạt động của bộ đếm sẽ chia ra làm 4 nhóm đếm cơ bản (basic types) - Đơn phase điều khiển hướng đếm được quyết định bởi chính PLC (1 chân nhận xung) - Đơn phase điều khiển hướng đếm bằng tín hiệu bên ngoài (1 chân nhận xung ) - 2 phase (2 chân nhận xung) - Phase một phần tư (2 chân nhận xung) SVTH: Huỳnh Văn Biển 13 GVHD: TS.Võ Đình Tùng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0