Đồ họa máy tính - Chương 6: Hình học Fractal
lượt xem 27
download
Hình học Fractal I. Sự cần thiết của hình học Fractal Hình học là ngôn ngữ đặc biệt để mô phỏng tự nhiên, và hình học Euclide đã ngự trị một thời gian dài trong lĩnh vực mô tả, xử lý các hình dạng của tự nhiên. Tuy nhiên trong thế giới thực có một lớp hình dạng không dễ dàng được mô tả bởi hình học Euclide như: núi, mây, trời, biển ... Đặc tính của những đối tượng này là khi phóng to một phần chi tiết nào đó thì sẽ có được dạng lặp lại của toàn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ họa máy tính - Chương 6: Hình học Fractal
- Cho; } Mhvanban; END. Chương VI. Hình học Fractal I. Sự cần thiết của hình học Fractal Hình học là ngôn ngữ đặc biệt để mô phỏng tự nhiên, và hình học Euclide đã ngự trị một thời gian dài trong lĩnh vực mô tả, xử lý các hình dạng của tự nhiên. Tuy nhiên trong thế giới thực có một lớp hình dạng không dễ dàng được mô tả bởi hình học Euclide như: núi, mây, trời, biển ... Đặc tính của những đối tượng này là khi phóng to một phần chi tiết nào đó thì sẽ có được dạng lặp lại của toàn hình, đặc tính đó được gọi là tự tương tự (self- similarity). Hình học Fractal (viết tắt của Fractional – phân đoạn) ra đời để thích nghi với việc mô phỏng lớp hình dạng đó: lớp hình có đặc tính “Fractal” – tự tương tự. (Xem và chạy thử file fractal.exe) Đường cong Fractal không thể được mô tả như đường hai chiều thông thường, mặt Fractal không thể mô tả như mặt 3 chiều mà đối tượng Fractal có thêm chiều hữu tỷ. Mặc dù các đối tượng Fractal trong từng trường hợp cụ thể chỉ chứa một số hữu hạn chi tiết, nhưng nó chứa đựng bản chất cho phép mô tả vô hạn chi tiết, tức là tại một thời điểm xác định thì là hữu hạn, nhưng xét về tổng thể là vô hạn vì bản chất Fractal cho phép phóng đại lên một mức độ bất kỳ một chi tiết tùy ý. Hiện nay hình học Fractal và các khái niệm của nó đã trở thành công cụ trung tâm trong các lĩnh vực của khoa học tự nhiên như: vật lý, hóa học, sinh học, địa chất học, khí tượng học, khoa học vật liệu ... Để hiểu thế nào là hình học Fractal, ta hãy so sánh với hình học Euclide cổ điển Hình học Euclide Hình học Fractal 1) Xuất hiện từ rất lâu, trên 2000 năm trước 1) Xuất hiện năm 1975 (năm nhà toán học Benoit Mandelbrot công bố công trình về tập Mandelbrot) 2) Vật thể hình học Euclide có kích thước 2) Không có kích thước xác định đặc trưng 3) Thích hợp với việc mô tả những thực thể 3) Thích hợp để mô tả những vật thể trong được tạo ra bởi con người. tự nhiên 4) Được mô tả bởi công thức (phương trình 4) Được mô tả bởi thuật toán lặp tham số, phương trình bề mặt, quỹ đạo ...) Hình học Euclide cho sự mô tả gọn gàng, chính xác những vật thể được tạo bởi con người (khối lập phương, mặt trụ, mặt cầu ... ) nhưng không thích hợp khi dùng để mô tả những hình dạng tự nhiên vì đòi hỏi một khối lượng tính toán (số và bậc của phương trình, ố lượng biến ... ) rất cồng kềnh mà vẫn không chính xác. Còn sự mô tả của hình học Fractal (các thuật lặp) lại đặc biệt thích hợp với việc tạo sinh bằng máy tính. Thực thể Fractal là kết quả của một quá trình lặp theo một thuật toán xác định, được tạo sinh lý tưởng bằng máy tính và rất khó được tạo một cách thủ công. http://www.ebook.edu.vn 30
- II Một số khái niệm cơ bản Các thực thể Fractal có 3 đặc tính quan trọng: • Tự tương tự (self-similarity) • Tự tương tự đa phần (statistical self-similarity) • Tự Affine Chúng ta chỉ khảo sát đặc tính đầu tiên và quan trọng nhất: đặc tính tự tương tự (self- similarity) Một thực thể có đặc tính tự tương tự nếu nó là hợp của N tập con không giao nhau, mỗi tập con được tạo sinh từ tập gốc qua các phép biến đổi như: co dãn, dịch chuyển, quay. Phát biểu một cách hình thức hơn, xét tập S gồm những điểm: x = (x1, x2, ... xE) trong không gian E chiều Dưới phép đồng dạng với hệ số co 0 < T < 1, tập S biến thành tập TS với những điểm: Tx = (Tx1, Tx2, ... TxE) Tập S là tự tương tự nếu S là hợp của N tập con không giao nhau, mỗi tập con tương đương với TA (có thể sai khác một phép tịnh tiến, quay hoặc vị tự). Khi đó số chiều của S được định nghĩa bởi log N D= 1 log T Tập S cũng được gọi là tự tương tự nếu các tập con được tạo sinh từ tập gốc theo các hệ số co Ti khác nhau. Trong trường hợp này số chiều D được tính từ công thức sau N ∑T D =1 i i =1 III Ví dụ minh họa Ta hãy xét một ví dụ minh họa tính tự tương tự của một thực thể Fractal kinh điển: đường Von-Koch. Đường Von- Koch (còn gọi là “Bông hoa tuyết Von-Koch” như trong Wikipedia) là một trong những đường Fractal được công bố sớm nhất, vào năm 1904 bởi nhà toán học Thụy Điển Helge Von Koch. Thuật toán lặp cho đường Von-Koch gồm những bước sau: a) Một đoạn thẳng cho trước được chia làm 3 phần bằng nhau b) Đoạn giữa được thay bởi 2 đoạn có chiều dài tương đương c) Mỗi đoạn trong số 4 đoạn này lại được thay bởi 4 đoạn mới có chiều dài bằng 1/3 đoạn trước d) Quá trình cứ thế lặp lại http://www.ebook.edu.vn 31
- a) b) c) Đặc điểm của đường Von-Koch • Đường cong này có tính tự tương tự, mỗi phần nhỏ khi được phóng to có thể tạo sinh lại giống như phần lớn hơn, nói cách khác nó bất biến dưới sự phóng to hình. • Qua mỗi bước lặp, độ dài đường von-Koch tăng lên 4/3 lần • Đường cong (sau vô hạn bước) có độ dài vô hạn mặc dù nó chỉ chiếm một phần diện tích hữu hạn của mặt phẳng • Không tự cắt • Thuật toán tạo sinh đường Von-Koch khá đơn giản, nhưng không có công thức đại số để xác định những điểm trên đường cong • Số chiều của đường Von-Koch là hữu tỷ: log N log(4) D= = ≈ 1,26... ⎛ 1 ⎞ log(3) log⎜ ⎟ ⎝T ⎠ http://www.ebook.edu.vn 32
- D phản ánh mức độ lan tỏa của đường cong. Khi D biến thiên từ 1 đến 2, đường cong biến thiên từ đường thẳng lan dần đến lấp đầy mặt phẳng hơn. Số bước lặp Độ dài phân đoạn Số phân đoạn Tổng chiều dài đường Koch 1 1 1 1.00 2 1/3 4 1.33 3 1/9 16 1.77 4 1/27 64 2.37 5 1/81 256 3.16 6 1/243 1024 4.21 ... ... ... ... 10 1/19683 262144 13.31 25 1/2.82e+11 2.81e+14 996.62 50 1/2.39e+23 3.17e+29 1324335.72 100 1/1.71e+47 4.02e+59 2338486807656.00 Chương trình vẽ đường Von-Koch { Vẽ 3 đường Von Koch giáp nhau tạo thành hình bông tuyết} Uses crt,graph; { hệ số đổi từ độ sang radian } Const RADS = 0.017453293; Var i,gd,gm:integer; temp:real; Procedure Koch(dir:integer; len:real; n:integer); http://www.ebook.edu.vn 33
- Begin if (n>0) then begin Koch(dir, len / 3, n-1); dir := dir + 60; Koch(dir, len / 3, n-1); dir := dir - 120; Koch(dir, len / 3, n-1); dir := dir + 60; Koch(dir, len / 3, n-1); end else linerel(round(len * cos(RADS * dir)), round(len * sin(RADS * dir))); End; Begin gd:=detect; initgraph(gd,gm,''); for i:=1 to 4 do begin setcolor(White); rectangle(0, 0, getmaxx, getmaxy); moveto(100,350); Koch(0, 420 , i); setcolor(blue); Koch(-120, 420 , i); setcolor(yellow); Koch(120, 420 , i); readln; cleardevice; end; closegraph; End. Đường Hilbert do nhà toán họa Đức David Hilbert công bố năm 1891. Độ dài của nó tại bước lặp thứ n là 1 Ln = 2 n − 2n tức là độ dài tăng theo hàm mũ đối với n http://www.ebook.edu.vn 34
- Cả 4 quy tắc (rules) thực chất chỉ là 1 Quay 900 thì như nhau http://www.ebook.edu.vn 35
- Chương trình vẽ đường Hilbert {Vẽ các đường Hilbert} Uses Crt,Graph; Var gd,gm,h:integer; Procedure A (i:integer);FORWARD; Procedure B (i:integer);FORWARD; Procedure C (i:integer);FORWARD; Procedure D (i:integer);FORWARD; Procedure A(i:integer); Begin if (i>=0) then Begin D(i-1); linerel(-h, 0); A(i-1); linerel(0, -h); A(i-1); linerel(h, 0); B(i-1); End; End; Procedure B(i:integer); Begin if (i>=0) then Begin C(i-1); linerel(0, h); B(i-1); linerel(h, 0); B(i-1); linerel(0, -h); A(i-1); End; End; Procedure C(i:integer); Begin http://www.ebook.edu.vn 36
- if (i>=0) then Begin B(i-1); linerel(h, 0); C(i-1); linerel(0, h); C(i-1); linerel(-h, 0); D(i-1); End; End; Procedure D(i:integer); Begin if (i>=0) then Begin A(i-1); linerel(0, -h); D(i-1); linerel(-h, 0); D(i-1); linerel(0, h); C(i-1); End; End; Procedure Hilbert; Var i:integer; Begin for i:=0 to 5 do begin h:= 30 - 5 * i; moveto(getmaxx - 130, getmaxy - 50); A(i); readln; cleardevice; end; End; Begin gd:=detect; initgraph(gd,gd,''); setcolor(YELLOW); rectangle(0, 0, getmaxx, getmaxy); Hilbert; closegraph; End. http://www.ebook.edu.vn 37
- Chương trình vẽ Nhân sư (Sphinx) { Vẽ con nhân sư Sphinx } Uses Crt,Graph; { hệ số đổi từ độ sang radian } Const RADS = 0.017453293; Var curangle,curx, cury:real; gd,gm:integer; Procedure lineforward(angle, length:real); Begin curangle :=curangle+ angle; curx := curx + length*cos(curangle*RADS); cury := cury + length*sin(curangle*RADS); lineto(round(curx), round(cury)); End; Procedure moveforward(angle,length:real); Begin curangle := curangle + angle; curx := curx + length*cos(curangle*RADS); cury := cury + length*sin(curangle*RADS); lineto(round(curx), round(cury)); End; http://www.ebook.edu.vn 38
- Procedure Sphinx(angle, length: real; level,leftright:integer); Var len4, len2, len1, oldx, oldy, oldangle: real; Begin if (leftright0) then Begin if (level = 0) then begin len1 := length / 3; lineforward(angle, length); lineforward(-120,len1*2); lineforward(-120,len1); lineforward(+60,len1); lineforward(-60,len1); end else begin Sphinx(angle, length, 0, leftright); len4 := length / 4; Sphinx(240, len4, 0, 1); moveforward(240, len4); Sphinx(0, len4, 0, 1); moveforward(240, len4); Sphinx(0, len4, 0, 1); moveforward(240, len4); Sphinx(0, len4, 0, 1); moveforward(240, len4); moveforward(-120, len4*2/3); Sphinx(0, len4, 0, 0); moveforward(240, len4); Sphinx(0, len4, 0, 0); moveforward(-180, len4*2/3); Sphinx(-120, len4, 0, 0); moveforward(240, len4/3); Sphinx(-240, len4, 0, 1); moveforward(240, len4); Sphinx(0, len4, 0, 1); moveforward(240, len4); Sphinx(-60, len4, 0, 0); moveforward(-180, len4*2/3); lineforward(-60, len4); moveforward(60, len4/3); moveforward(-120, len4); Sphinx(-180, len4, 0, 0); end; end else begin http://www.ebook.edu.vn 39
- if (level = 0) then begin len1 := length / 3; lineforward(angle, length); lineforward(-120,len1); lineforward(-60,len1); lineforward(60,len1); lineforward(-120,len1*2); end else begin Sphinx(angle, length, 0, leftright); len4 := length / 4; end; end; End; Begin curangle := 0.0; gd:=detect; initgraph(gd,gm,''); moveto(10, 470); curx := 10; cury := 470; Sphinx(0, 600, 1, 1); readln; closegraph; End. Chương trình vẽ Phong cảnh (Fractal.exe) Uses crt,graph; Const CLIP_ON = 1; Var n,c,t,mau:integer; hs,go:real; i,gd,gm:integer; ch:char; Function dau:integer; Begin if (random(2) = 0) then dau:= -1 else dau:= 1; End; Procedure cay(x,y:integer; h,g,gw:real; k:integer); http://www.ebook.edu.vn 40
- Var x1,y1,i,j,d,leaf,c:integer; dg,tt:real; Begin if (k > 0) then for j:= 1 to (random(t) + t) do begin x1:= x + round(h * cos(g)); y1:= y + round(h * sin(g)); setcolor(DARKGRAY); for i:= 0 to round((h/35)*(h/35)) do begin line(x + i, y, x1 + i, y1); delay(10); {Ve cay cham de quan sat } for d:= 1 to round((h/5)) do begin tt:= random(1); putpixel(round((1-tt)*x+tt*x1+i), round((1-tt)*y+tt*y1), LIGHTGRAY); end; end; dg := gw/(2*n+1); for i:= -n to n do if (random(1000)*0.001 > 0.5) then cay(x1,y1,h*(0.5+(random(1000)*0.001)/3),g+i*dg,gw*hs,k-1); x := x1; y := y1; g := g + PI/18; end else begin setfillstyle(1,random(15)); setcolor(random(15)); for leaf:= 1 to 2 do fillellipse(x+random(8)*dau,y+random(5)*dau,random(5)+2,random(2)+1); for leaf:= 1 to 70 do begin case leaf of 0..20: begin putpixel(x+random(15)*dau,y+random(5)*dau,BLUE); break; end; 21..25: begin putpixel(x+random(15)*dau,y+random(5)*dau,LIGHTBLUE); break; end; http://www.ebook.edu.vn 41
- 26..49: begin putpixel(x+random(15)*dau,y+random(5)*dau,LIGHTGREEN); break; end; End; End; End; End; Procedure cloud(x,y:integer; Rx,Ry:real; k:integer); Var i:integer; Begin if (k > 0) then for i:= 1 to 5 do cloud(x+random(round(Rx)),y+random(round(Ry)),Rx*0.8,Ry*0.6,k-1) else for i:= 1 to round(sqrt(Rx*Ry)/3.5) do putpixel(x+random(round(Rx)),y+random(round(Ry)),WHITE); End; Procedure phong; Var l,i:integer; Begin l := (getmaxy div 7) * 5; mau:=random(15); setfillstyle(1,mau); bar(0,0,getmaxx,l); setfillstyle(1,LIGHTGRAY); bar(0,l,getmaxx,getmaxy); for i:= 1 to 20000-1 do case (random(8)) of 0..4: begin putpixel(random(getmaxx),l+random(getmaxy-l),GREEN); break; end; 5,6: begin putpixel(random(getmaxx),l+random(getmaxy-l),YELLOW); break; end; 7: begin putpixel(random(getmaxx),l+random(getmaxy-l),LIGHTRED); break; end; http://www.ebook.edu.vn 42
- end; if (mauRED) then Begin if (mauBLACK) then begin setfillstyle(1,RED); setcolor(RED); end; end else begin setfillstyle(1,YELLOW); setcolor(YELLOW); end; fillellipse(random(getmaxx div 2)+300,100,30,30); for i:= 1 to 5 do cloud(random(getmaxx),random(150)+10,random(60)+60,random(40)+20,5); End; BEGIN randomize; gd:=detect; initgraph(gd,gm,''); setviewport(0,0,getmaxx,getmaxy,CLIPON); repeat n := 1; hs := 1.2; go := PI /2.8; t := 2; phong; cay(((getmaxx-100) div 5)+random(60),(getmaxy div 7)*6 +random(30)*dau,getmaxy div 6,-PI/2,go,5); ch:=readkey; until (ch=#27); closegraph; END. http://www.ebook.edu.vn 43
- Chương trình vẽ cây Pytago { Cây Pythagoras } Uses Crt,Graph; Const { 1 / sqrt(2) } FCT = 0.7071067; { he so doi tu do sang radian } RADS = 0.017453293; Var gd,gm:integer; Procedure quadrat(x,y,a,angle:real); Var cp,sp:real; Begin setcolor(RED); if (a < 35) then setcolor(2); if (a < 8) then setcolor(7); cp := a * cos(angle); sp := a * sin(angle); line(round(x), 200 - round(y), round(x + cp), 200 - round(y+sp)); line(round(x), 200 - round(y), round(x - cp), 200 - round(y+cp)); line(round(x+cp), 200 - round(y+sp), round(x - sp + cp), 200 - round(y+sp+cp)); line(round(x-sp), 200 - round(y+cp), round(x - sp + cp), 200 - round(y+sp+cp)); if (a > 2) then Begin quadrat(x - sp, y + cp, 3 * a / 5, angle + 0.93); quadrat(x - sp + 3 * a / 5 * cos(angle + 0.93), y + cp + 3 * a / 5 * sin (angle + 0.93), a * 4 / 5, angle - 0.64); http://www.ebook.edu.vn 44
- End; End; Begin gd:=detect; initgraph(gd,gm,''); setcolor(7); quadrat(250, -120, 70, 0); readln; closegraph; End. http://www.ebook.edu.vn 45
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁO TRÌNH ĐỒ HỌA MÁY TÍNH_TỔNG QUAN VỀ ĐỒ HỌA MÁY TÍNH
14 p | 382 | 127
-
Đề cương môn học: Đồ họa máy tính
6 p | 277 | 22
-
Bài giảng Đồ họa máy tính: Các thuật toán mành hóa - Ma Thị Châu
18 p | 229 | 17
-
Bài giảng Đồ họa máy tính: Phần 1
47 p | 113 | 14
-
Bài giảng Đồ họa máy tính: Các phép biến đổi trong đồ họa hai chiều - TS. Đào Nam Anh
52 p | 135 | 13
-
Bài giảng Đồ họa máy tính: Giới thiệu đồ họa 3 chiều - TS. Đào Nam Anh
54 p | 110 | 12
-
Bài giảng Đồ họa máy tính: Các phép biến đổi trong đồ họa ba chiều - TS. Đào Nam Anh
28 p | 104 | 11
-
Bài giảng Đồ họa máy tính: Các đối tượng đồ họa cơ sở - TS. Đào Nam Anh
50 p | 101 | 10
-
Bài giảng Đồ họa máy tính: Bài 1 - Lê Tấn Hùng
11 p | 60 | 8
-
Bài giảng Đồ họa máy tính: Phần 2
40 p | 103 | 8
-
Bài giảng Đồ họa máy tính: Các khái niệm đồ họa máy tính - Ma Thị Châu (2017)
31 p | 55 | 8
-
Bài giảng Đồ họa máy tính: Giới thiệu về đồ họa máy tính - TS. Đào Nam Anh
50 p | 95 | 7
-
Bài giảng Tổng quan đồ họa máy tính
11 p | 120 | 7
-
Bài giảng Đồ họa máy tính: Giới thiệu đồ họa 3 chiều - TS. Đào Nam Anh (tt)
54 p | 92 | 6
-
Bài giảng Đồ họa máy tính: Giới thiệu môn học - Ma Thị Châu (2017)
22 p | 43 | 6
-
Bài giảng Đồ họa máy tính: Các thuật toán mành hóa - Ma Thị Châu (2017)
19 p | 44 | 6
-
Bài giảng Đồ họa máy tính: Bài 3 - Lê Tấn Hùng
39 p | 75 | 5
-
Bài giảng Đồ họa máy tính: Giới thiệu - Ngô Quốc Việt
16 p | 35 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn