intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÔ TÚC THP " Những kinh nghiệm phụ đạo học viên yếu kém "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

182
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu kém ngành GDTX cấp THPT ở tỉnh Bắc Giang. Việc phụ đạo học sinh yếu, kém nhằm củng cố, bổ sung và nâng cao kiến thức cho các em đặc biệt là các học viên BTVH thì tỉ lệ yếu, kém rất cao so với mặt bằng chất lượng giáo dục nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÔ TÚC THP " Những kinh nghiệm phụ đạo học viên yếu kém "

  1. SỞ GD-ĐT BẮC GIANG CỘNG HÒA XÁ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bắc giang, ngày 18 tháng 9 năm 2009 BÀI THAM LUẬN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÔ TÚC THPT Chủ đề tham luận: Những kinh nghiệm phụ đạo học viên yếu kém . NỘI DUNG THAM LUẬN Kính thưa: …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………....... Những kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu kém ngành GDTX cấp THPT ở tỉnh Bắc Giang. Việc phụ đạo học sinh yếu, kém nhằm củng cố, bổ sung và nâng cao kiến thức cho các em đặc biệt là các học viên BTVH thì tỉ lệ yếu, kém rất cao so với mặt bằng chất lượng giáo dục nói chung. Số liệu cụ thể đã được thể hiện thông qua các kỳ thi tốt nghiệp trong những năm gần đây của tỉnh Bắc Giang. Năm học 2006 -2007 2007-2008 2008-2009 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT 85,88 93,61 88,09 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp BT THPT 44,57 64,46 62,78
  2. Theo bảng thống kê số liệu thì n ăm học 2007 -2008 và 2008 -2009 công tác phụ đạo hoc sinh yếu, kém đ ược thực hiện tốt th ì tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao hơn năm học 2006-2007. Như vậy phụ đạo học viên yếu, kém là một việc làm b ắt buộc để nâng cao chất lượng dạy học BTVH. Để phụ đạo học viên yếu kém có kết quả theo kinh nghiệm của tôi n ên làm tốt những việc sau: 1 . K hảo sát kiến thức đầu năm học để xác định trình độ các học viên: - Kiểm tra hồ sơ của học viên, đ ặc biệt là sổ học bạ. - Ra đề kiểm tra kiến thức đầu năm. - Tiến hành coi thi và chấm thi nghiêm túc đ ể thu được kết qu ả thực chất của mỗi học viên. - Dựa vào kết quả khảo sát đầu năm tiến h ành phân loại học sinh yếu, kém. Đây là bước quan trọng nhất để làm cơ sở xây dựng các bước tiếp theo. 2 . Tiếp cận, tìm hiểu học viên để tìm ra nguyên nhân dẫn đến học lực yếu, kém. Do đ ặc thù của ngành GDTX cấp THPT là dạy BTVH cho mọi đối tượng có nhu cầu học tập tại các TTGDTX vì vậy số học sinh có học lực yếu, kém nhiều và tập trung ở một số nguyên nhân sau: - Do tuổi cao, thời gian học đã lâu n ay đi học lại nên kiến thức bị hổng nhiều. - Do vừa đi làm vừa đ i học nên th ời gian dành cho học tập chưa hợp lý. - Do gia đình không có khả năng quản lý học tập, hoặc ít quan tâm. - Do học lực yếu, kém dẫn đến tình trạng lười học - Do những vân đề về tâm sinh lý, nhận thức bẩm sinh …
  3. - Mô hình TTGDTX-DN ở Bắc Giang đ ang phát triển, n ên việc cùng một lúc học đồng th ời 2 chương trình (vừa học nghề, vừa học BTVH) cũng gặp khó khăn. 3 . Phân nhóm học sinh yếu kém. Trên thực tế ở địa phương tại các TTGDTX thường tổ chức phân nhóm đ ể phụ đạo học sinh yếu, kém theo các đối tượng sau: - Nhóm 1: Đối tượng là cán bộ đi học và người lao động lớn tuổi. - Nhóm 2: Là học viên lứa tuổi học sinh phổ thông đang theo học lớp 10,11. - Nhóm 3: Là học viên lứa tuổi học sinh phổ thông đang theo học lớp 12. 4 . Tiến hành xây dựng kế hoạch phụ đạo. Dựa vào kết quả khảo sát kết quả đầu năm của từng môn học cụ thể, tiến hành xây dựng kế hoạch phụ đạo cụ thể, chi tiết để đảm bảo mục tiêu, yêu cầu môn học. - Nội dung phụ đạo: + Nội dung phụ đạo phải đảm bảo bổ xung những kiến thức cơ b ản nhất mà học viên bị thiếu hụt. + Cần chú trọng lựa chọn những kiến thức mang tính lôgic đ ể làm cơ sở học tập tiếp kiến thức mới. + Cần quan tâm rèn luyện kỹ năng tư duy, khả năng vận dụng kiến thức để giải bài tập ở mức độ nhận biết. - Hình thức phụ đạo: Dựa trên cơ sở là sự phân loại đối tượng học viên. + Đối với nhóm học viên lớn tuổi có thể cung cấp tài liệu phụ đạo, ra câu hỏi cho học viên tự nghiên cứu trước rồi tổ chức thảo luận tổ, thảo luận nhóm, giáo viên đ ưa ra kết luận về chu ẩn kiến thức cần đạt được.
  4. - Đối với nhóm học viên đang theo học BTVH tại các TTGDTX th ì nh ất thiết phải phụ đạo trên lớp có những chuẩn tắc, quy đ ịnh về kiến thức về mục đích, yêu cầu, kỹ năng b ắt buộc phải đạt được ngay sau buổi phụ đạo. - Đối với học sinh lớp 12: Việc phụ đạo cho học viên yếu kém lớp 12 còn mang ý n gh ĩa rất quan trọng cho kỳ thi tốt nghiệp BTTHPT. Do đó ngoài phụ đạo theo kế hoạch còn cần phụ đạo ngay trên lớp trong những giờ chính khóa. + Nội dung phụ đạo có thể in thành tài liệu cho học viên nghiên cứu trước. Tài liệu có th ể xây dựng theo dạng các bộ đề trắc nghiệm khách quan cụ thể với nhiều mã đề/1đề đ ể học viên thành thạo phương thức thi trắc nghiệm. Có thể bám sát vào nội dung cơ bản của chương trình thông qua các tài liệu hướng dẫn ôn thi của Bộ, các đề thi của các năm trư ớc, cập nhật thư viện đề thi của Bộ GD-ĐT, thư viện đề thi tự xây dựng. - Hình thức: Ngoài các buổi phụ đạo riêng có thể kết hợp với các hình thức kiểm tra trên lớp. - Thời gian: Nên bắt đ ầu ngày từ đầu năm học. * Thời lượng phụ đạo: Theo kế hoạch tuần và vào dịp nghỉ h è 5 . Kiểm tra định kỳ để xác định kết quả phụ đạo. Việc kiểm tra đánh giá học viên là một việc làm quan trọng, cần làm thường xuyên sau mỗi một nội dung, một chuyên đ ề cụ thể. căn cứ vào kết quả kiểm tra m à giáo viên phải điều chỉnh nội dung, h ình thức phụ đạo cho phù hợp. Trên đây là nội dung tham luận của tôi. Xin trân trọng cảm ơn ! Người viết Nguyễn Việt Cường – Cv phòng GDCN,GDTX – Sở GD&ĐT Bắc Giang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2