DÒNG BẠCH CẦU
lượt xem 36
download
Giới thiệu: Dòng bạch cầu hạt bao gồm những tế bào ở những giai đoạn trưởng thành khác nhau liên tục từ nguyên tuỷ bào đến bạch cầu chia đoạn. Có 3 dòng bạch cầu hạt trung tính, ái toan, ái kiềm. Ba dòng này có nhiều đặc điểm về hình dạng, các giai đoạn trưởng thành và thuộc tính chất chức phận giống nhau nên được trình bày chung trong dòng bạch cầu hạt tung tính, và chỉ nêu lên những khác biệt của hai dòng bạch cầu hạt ái toan và ái kiềm mà thôi. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: DÒNG BẠCH CẦU
- DÒNG BẠCH CẦU *** Bs Huỳnh Duy Anh Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải: 1. Mô tả các giai đoạn trưởng thành của dòng bạch cầu hạt trung tính? 2. Mô tả thuộc tính và chức phận của bạch cầu hạt trung tính? 3. Mô tả các giai đoạn trưởng thành của bạch cầu hạt toan tính và kiềm tính? 4. Mô tả hình dạng và chức phận của Monocyte 5. Mô tả nguồn gốc và quá trình tạo lympho? 6. Mô tả hình dạng và chức phận của lymphocyte ? Giới thiệu: Dòng bạch cầu hạt bao gồm những tế bào ở những giai đoạn trưởng thành khác nhau liên tục từ nguyên tuỷ bào đến bạch cầu chia đoạn. Có 3 dòng bạch cầu hạt trung tính, ái toan, ái kiềm. Ba dòng này có nhiều đặc điểm về hình dạng, các giai đoạn trưởng thành và thuộc tính chất chức phận giống nhau nên được trình bày chung trong dòng bạch cầu hạt tung tính, và chỉ nêu lên những khác biệt của hai dòng bạch cầu hạt ái toan và ái kiềm mà thôi. 1
- 1. Dòng bạch cầu hạt trung tính: Trong quá trình trưởng thành của dòng: nhân tế bào thắt lại thành đoạn. Đây là đặc điểm đặc trưng, chính hình ảnh nhân nhiều đoạn mà người ta gọi tên một cách nhầm lẫn là bạch cầu đa nhân. Nguyên sinh chất xuất hiện dần các hạt, trước tiên là các hạt azurophil không đặc hiệu, sau đó là các hạt đặc hiệu. Hạt azurophil là hạt có kích thước lớn (3-8 x 10 3Å) bắt màu hồng đậm. Hạt đặc hiệu có kích thước nhỏ hơn ( 1-2 x 103Å ) đều và bắt màu hồng tươi. Ngoài ra dưới kính hiển vi điện tử người ta còn thấy một loại hạt có kích thước rất nhỏ (dưới 300 Å) mà về bản chất và sự liên hệ với 2 loại hạt trên vẫn chưa được làm rõ. Các hạt này là các tiểu thể (lyzosom) của tế bào. Chúng chứa nhiều loại men thuỷ phân khác nhau và men dezoxyri-bonucleaza. Trong đó có một men esteraza đã được phát hiện bởi phương pháp hoá tế bào và đặc trưng cho một số lyzosom. Có một số khác biệt về phản ứng men giữa hai loại hạt azurophil và hạt trung tính (hạt đặc hiệu). Phản ứng peroxydaza chỉ dương tính với hạt azurophil. Trong khi đó phản ứng Soudan đen dương tính với cả hai loại hạt. 2
- Men phosphate acalin có mặt trong cả hai loại hạt và hoạt tính men có thể thay đổi trong một số bệnh lý khác nhau. Bằng phản ứng men tế bào Phosphat acalin bạch cầu (PAL) có thể giúp ta chẩn đoán phân biệt trong một số bệnh lý này. Các tế bào ở giai đoạn trưởng thành khác nhau dễ nhận biết nhờ các đặc hiệu trưởng thành của hạt trên nguyên sinh chất. Hình dạng trên tiêu bản của các tế bào dòng bạch cầu hạt trung tính: 1.1 Nguyên tuỷ bào: Tế bào tròn đều hay không đều, đường kính khoảng 20-25 µm. Nhân hình tròn hoặc oval, lớn, chiếm khoảng 6-8/10 tế bào, cấu trúc nhiễm sắc mảnh, mịn, chứa 2 hoặc nhiều hạt nhân rõ. Nguyên sinh chất ưa kiềm sáng, đậm hơn ở ngoại vi, chứa hạt azurophil ít hoặc nhiều. 1.2. Tiền tuỷ bào: Tế bào tròn, đều, đường kính khoảng 20 µm. Nhân tròn hoặc oval, cấu trúc nhiễm sắc bắt đầu đậm hơn, dày hơn. Hạt nhân có thể còn thấy rõ hoặc bị che lấp bởi cấu trúc chất nhiễm sắc. Nguyên sinh chất còn ưa kiềm rõ, nhưng bắt đầu nhạt màu. Bắt đầu xuất hiện các hạt đặc hiệu nên có sự pha trộn giữa hai loại hạt: hạt đặt hiệu và hạt azurophil, mức độ pha trộn khác nhau tuỳ theo mức độ trưởng thành của tế bào. Ở giai đoạn này hầu như luôn luôn thấy rõ một vùng tròn, sáng, không bắt màu, nằm kế cận phía lõm của nhân. Vùng này tương ứng với vị trí của trung thể và trên đó luôn luôn không chứa các loại hạt. 3
- Phản ứng peroxydaza và soudan đen dương tính mạnh. 1.3. Tuỷ bào (Myelocyte): Tế bào tròn, đường kính 12-18 µm. Nhân tròn, chiếm khoảng 1/2 tế bào, cấu trúc nhiễm sắc đã trở nên đậm thô, tụ thành nhiều đám, không còn thấy hạt nhân. Nguyên sinh chất đã hoàn toàn bắt màu hồng, chỉ còn thấy hạt đặc hiệu trung tính. Phản ứng soudan đen và peroxydaza dương tính mạnh. 1.4. Hậu tuỷ bào ( Metamyelocyte): Có tất cả các đặc điểm của tuỷ bào nhưng ở mức độ trưởng thành hơn: kích thước nhỏ hơn, nhân nhỏ lại và bắt đầu thắt thành hình hạt đậu cho đến hình móng ngựa với cấu trúc nhiễm sắc đậm đặc tụ lại thành từng đám lớn. Nguyên sinh chất chứa đầy các hạt đặc hiệu. 4
- Đây là tế bào trẻ nhất của dòng có thể xuất hiện ở máu ngoại vi trong tình trạng bình thường, nhưng với tỷ lệ thấp (1-5%). 1.5. Bạch cầu hạt chia đoạn hay chia múi ( Segment): Tế bào tròn, đường kính 12-14 µm. Nhân thắt lại thành từng đoạn, lúc đầu chia thành hai đoạn, sau đó tế bào càng già, càng chia thành nhiều đoạn. Bình thường ở máu ngoại vi nhân bạch cầu thường có 2-4 đoạn (nhiều nhất 3 đoạn) ít khi trên 5 đoạn. Dựa vào đặc điểm này người ta đưa ra công thức Arneth và chỉ số biến động nhân Schilling để đánh giá tình trạng đáp ứng của dòng bạch cầu hạt. - Nguyên sinh chất chứa hạt đặc hiệu, số lượng và màu sắc có thể thay đổi khác nhau theo tình trạng và chức phận của tế bào hoặc theo kỹ thuật nhuộm và làm tiêu bản. - Nhầm lẫn trước kia cho rằng, ở tế bào trưởng thành, hạt azurophil biến mất và được thay thế bằng hạt đặc hiệu. Nghiên cứu về quá trình tạo hạt, nhất là bằng kính hiển vi điện tử, cho thấy rằng ở các tế bào trưởng thành vẫn tồn tại hai loại hạt nhưng hạt azurophil bị mất tính ăn màu azur. Nên không được phát hiện khi nhuộm màu giemsa. 5
- 2. Quá trình tạo bạch cầu hạt: Bình thường mỗi ngày tuỷ xương xuất khoảng 2-3 x 1010 bạch cầu hạt trung bình và số lượng ở máu ngoại vi thay đổi từ 2-7 x 10 3/l. Thời gian toàn bộ để tạo thành bạch cầu hạt khoảng 10 ngày. Ở tình trạng bình thường chỉ có bạch cầu chia đoạn mới ra máu ngoại vi, nên tất cả các tế bào ở các giai đoạn khác nhau của dòng đều ở trong tuỷ xương. Các tế bào từ tuỷ bào trở lên có khả năng phân chia, đảm bảo luôn giữ hằng định về số lượng tuyệt đối. Khi một số tế bào trưởng thành lên và rời khỏi vùng này thì sẽ được thay thế với số lượng tương đương bởi sự nhân lên của các tế bào khác. Một số tuỷ bào và từ hậu tuỷ bào trở xuống không còn khả năng phân chia và tạo thành khu vực trưởng thành, dự trữ trong tuỷ khá lớn. gấp nhiều lần so với máu ngoại vi. Trong máu, không phải tất cả bạch cầu hạt lưu thông trong dòng máu mà chia thành hai khu vực với số lượng gần bằng nhau: + Khu vực tuần hoàn: lưu thông theo dòng máu + Vực bám vào các thành mạch máu, tế bào của khu vực này sẽ được huy động vào tuần hoàn ngay lập tức khi có yêu cầu. Do vậy ta thấy sự đáp ứng bạch cầu hạt rất nhanh chóng (sau vài giờ) trước khi có sự tăng sinh bạch cầu mới. Trong trường hợp cao hơn nữa, tế bào trẻ hơn ở khu vực trưởng thành (hậu tuỷ bào và tuỷ bào) được đưa sớm ra ngoại vi, mặt khác các tế bào vùng nhân lên, tăng phân chia để tạo ra nhiều tế bào. Khi đó tuỷ có hình ảnh tăng sinh dòng bạch cầu hạt. 6
- Đời sống của bạch cầu hạt khó xác định chính xác vì nó có đời sống chức phận trong tổ chức. Sau khi rời tuỷ xương, bạch cầu hạt chỉ còn lưu lại trong máu khoảng từ 6-12 giờ, sau đó xuyên mạch vào tổ chức. Tại đây, nó làm nhiệm vụ thực bào và bị phá huỷ tại chỗ trong các hạch bạch huyết. Do bạch cầu hạt không có đời sống toàn bộ trong máu, cho nên đến nay vẫn chưa có phương pháp hoàn chỉnh nào thăm dò sự tạo bạch cầu hạt, ngoài sự khảo sát bạch cầu hạt ở máu ngoại vi và các tế bào của dòng trong tuỷ. 3. Thuộc tính và chức phận của bạch cầu hạt trung tính: Chức phận cơ bản của bạch cầu hạt trung tính là thực bào vật lạ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là vi khuẩn. Chức phận này được thực hiện nhờ các thuộc tính sau: - Chuyển động: Bạch cầu hạt là tế bào rất di động bởi những chuyển động dạng giả túc. Nhờ tính chất này, bạch cầu có khả năng rất biến dạng và có khả năng lách qua được các tế bào nội mạch để đi vào tổ chức. - Hướng động hoá học: Một số chất có khả năng thu hút bạch cầu hạt, nhất là các chất tiết của vi khuẩn và một số thành phần của huyết thanh tham gia vào phản ứng kháng nguyên kháng thể. Có lẽ các thành phần hoạt hoá của bổ thể đã làm hoạt hoá các men hiện diện trên bạch cầu và làm khởi phát những chuyển động của bạch cầu theo một hướng xác định mà cơ chế đến nay vẫn chưa được biết rõ. Bạch cầu chuyển dần từ vùng có nồng độ thấp đến vùng có nồng độ cao của các chất hoạt hoá, tức là đến các ổ, ở đó có xảy ra các phản ứng kháng nguyên - kháng thể. Mặt khác trong quá trình thực bào có xảy ra hiện tượng huỷ hạt, làm giải phóng ra một số chất có khả năng lôi kéo bạch cầu khác, làm tăng khả năng tập trung của bạch cầu hơn nữa. - Thực bào: Sau khi xuyên mạch rời dòng máu bạch cầu đi vào tổ chức và thực hiện chức phận của mình qua hiện tượng thực bào. 7
- Trước tiên bạch cầu tiếp cận với vật lạ, sau đó đưa chúng vào trong nguyên sinh chất bằng cách màng tế bào nhô ra và bao quanh được vật lạ, tách ra khỏi màng chung của tế bào và trở thành thể thực bào. Hiện tượng thực bào này đặc biệt mạnh với các vật lạ đã được bao phủ kháng thể. - Diệt khuẩn và tiêu hoá: Sau khi thực bào, các chất được tiết ra bởi bạch cầu hạt có khả năng tích tụ lại trong các thể thực bào. Các chất này có khả năng làm tiêu màng của vi khuẩn. Khi vi khuẩn bị giết và khi màng của chúng bị tan ra, các men thuỷ phân trong các lyzosom (chính là các hạt đặc hiệu của bạch cầu) được đổ vào trong để phá huỷ hoàn toàn vi khuẩn và tạo thành không bào tiêu hoá. Quá trình này tương ứng với huỷ hạt (hay mất hạt) của bạch cầu. Các bạch cầu này tiếp tục sống để làm nhiệm vụ tiếp theo hoặc chết tạo thành mủ. Ngoài chức phận chính là thực bào, bạch cầu hạt trung tính còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình viêm: sau khi di chuyển đến ổ viêm, bạch cầu giải phóng vào môi trường những hạt và men khác nhau có tác dụng cục bộ, tác dụng trên các màng cơ bản của mạch máu, thận, khớp, và góp phần thu hút các bạch cầu khác ở ổ viêm. Bạch cầu (vàng) đang chống lại vi khuẩn bệnh than Bacillus anthracis (cam), quan sát dưới kính hiển vi điện tử quét 8
- 2. Dòng bạch cầu hạt toan tính và kiềm tính: Hai dòng bạch cầu hạt này cũng được tạo ra trong tuỷ xương từ tế bào gốc vạn năng và qua các giai đoạn biệt hoá, trưởng thành giống như dòng trung tính nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều. Số lượng bình thường ở máu ngoại vi đối với bạch cầu hạt toan tính là 50-500/ml và bạch cầu hạt kiềm tính là 10-50/ml. Hình dạng tế bào qua các giai đoạn trưởng thành cũng giống như dòng trung tính, chỉ khác ở hạt đặc hiệu. -Hạt toan tính là hạt có kích thước lớn, hình tròn hoặc oval tương đối đồng đều, (từ 0,4-0,8µm). Màu của hạt có thể thay đổi qua các giai đoạn trưởng thành khác nhau: lúc đầu màu tím đậm, chuyển sang màu xanh rồi xanh tím và sau cùng trở thành màu vàng cam. Bản chất hạt là các tiểu thể, chứa đựng các men photphattazaxit, glycuronidaza, cathepsin, ribonucleaza, arysulfataza, peroxydaza và một số protein kiềm, photpholipit, ARN… - Hạt kiềm tính có kích thước lớn, không đồng đều bắt màu tím đen hạt thưa và nằm chườn cả lên nhân. Nhân của bạch cầu hạt ưa kiềm thường có giới hạn không rõ, đôi khi cho ta hình ảnh giống như tế bào vỡ nát. Các hạt kiềm có một số phản ứng dị nhiễm sắc với các thuốc nhuộm kiềm như là xanh toluidin. Bản chất các hạt cũng là tiểu thể, chứa đựng rất giàu về histamine và heparin, ngoài ra còn chứa serotonin, các yếu tố hoạt hoá tiểu cầu (FAP) và chất hướng động bạch cầu hạt toan tính (FCE). 9
- 2.1. Bạch cầu hạt toan tính: Bạch cầu hạt toan tính cũng có thuộc tính hướng động hoá học và thực bào giống như bạch cầu hạt trung tính. Nhưng có khác là hướng động hoá học của bạch cầu hạt toan tính là histamine và các chất FCE do bạch cầu hạt toan tính tiết ra. Chúng thực bào một cách đặc hiệu những phức hợp kháng nguyên kháng thể, nhất là những dị nguyên của phản ứng dị ứng. Đồng thời bạch cầu hạt toan tính cũng đóng vai trò trong việc vận chuyển plasminogen và trong sự phá huỷ một số kí sinh trùng bị máu cản trở bởi kháng thể. 2.2. Bạch cầu hạt kiềm tính: Bạch cầu hạt kiềm tính đóng vai trò quan trọng trong phản ứng mẫn cảm chậm và miễn dịch dị ứng. 3. Tế bào Monocyte: Monocyte cũng được sinh ra từ tuỷ xương, cũng chung tế bào gốc tiền biệt hoá với dòng bạch cầu hạt trung tính, nên hai dòng này có một số đặc điểm, tính chất giống nhau. Thời gian trưởng thành trong tuỷ của tế bào monocyte rất ngắn (48 giờ) và không có sự thay đổi hình dạng trong thời gian trưởng thành nên monocyte ở ngoại vi có hình dạng rất chưa trưởng thành. Monocyte là tế bào có kích thước lớn nhất trong các tế bào máu tuần hoàn, được đặc trưng bởi nhân có bờ khúc khuỷu không đều nhưng không chia thành múi, cấu trúc nhiễm sắc mịn, tạo thành vân rãnh chạy dọc theo chiều dài của nhân, không tụ đám. Nguyên sinh chất ưa kiềm nhẹ, màu xanh xám, không hạt hoặc có ít hạt azurophil. 10
- Hoá tế bào: Dương tính yếu với phản ứng phosphate acalin Mạnh hơn so với peroxydaza. Phản ứng men esteraza dương tính mạnh và bị ức chế bởi Lluo, phản ứng men này thường dùng để phân biệt với dòng bạch cầu hạt trung tính. Số lượng bình thường ở máu ngoại vi từ 100-1000 tế bào/ µl. Monocyte lưu lại trong tuần hoàn lâu hơn bạch cầu hạt, (nửa đời sống là 2-3 ngày) sau đó xuyên mạch vào tổ chức để trở thành tế bào chức phận là đại thực bào. Đây là tế bào biệt hoá cao, giàu lyzosom chống lại vi khuẩn nhưng ít đặc hiệu hơn so với bạch cầu hạt trung tính. Chức phận chủ yếu của đại thực bào (nguồn gốc từ monocyte của máu ngoại vi) là đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của đáp ứng miễn dịch: bắt giữ, xử lý và trình diện kháng nguyên của tế bào lymphocyte cũng như ở các giai đoạn sau (nhận biết và thực bào những tế bào bao phủ kháng thể). Mặt khác nó còn đóng vai trò trong sự phá hỏng tế bào những phần nhỏ (purticules) hoặc những vi tổ chức đã được nhận biết qua phản ứng miễn dịch. Ngoài chức phận về miễn dịch, đại thực bào còn có nhiều chức phận trong chuyển hoá một số chất như sắt (trong quá trình tạo hồng cầu) bilirubin và một số lipit. 4. Các tế bào dòng lymphocyte: 4.1. Nguồn gốc và quá trình tạo lympho: Quan niệm sai lầm trước kia cho rằng tế bào lymphocyte được tạo ra từ các tổ chức hạch huyết ngoài tuỷ xương. Ngày nay người ta đã xác định được rõ rang là tế bào gốc dòng lympho cũng được tạo ra bắt đầu từ trung diệp, ở các đảo máu của túi rốn (sac vitellin) giống như các tế bào dòng tuỷ khác và di chuyển dần vào trong thai nhi. Về sau các tế bào này, một phần khu trú nhân lên và biệt hoá để tạo thành tuyến ức dòng lymphocyte T, phần khác được khu trú và dự trữ trong tuỷ xương, biệt hoá thành dòng lymphocyte B. Cho đến nay, vẫn chưa xác định được một cách chính xác sự liên hệ giữa hai dòng tế bào gốc tạo lympho và tạo tuỷ: nhưng có nhiều bằng chứng để cho rằng hai dòng tế bào này được tạo ra từ một tế bào gốc chung nhất. 11
- Trong suốt đời người, hình như toàn bộ tế bào lymphocyte được tạo ra từ tuỷ xương. Các lymphocyte B được biệt hoá và trưởng thành trực tiếp từ tuỷ xương còn lymphocyte T phải đi qua tuyến ức, tại đây chúng được biệt hoá và trưởng thành thành lymphocyte T. Sau đó, các lymphocyte T và B này được tung vào tuần hoàn, đến phân bố trong các tổ chức lympho ngoại vi (hạch, lách, hạnh nhân; mảng pay-e ở ruột…) Khác với tế bào dòng tuỷ, về phương diện hình dáng học, không thể phân biệt được các dòng lympho ở các giai đoạn biệt hoá và trưởng thành khác nhau (giữa tế bào gốc, tế bào non và trưởng thành) ở máu ngoại vi, chúng đều mang hình dạng của lymphocyte nhỏ. Ngày nay nhờ những tiến bộ ngày càng cao trong lĩnh vực kháng thể đơn dòng ta đã xác định được các dấu ấn đặc biệt cho mỗi dòng, và cho mỗi giai đoạn biệt hoá trưởng thành của từng dòng lymphocyte T và B. 4.2. Phân bố của lymphocyte trong tổ chức lympho: Lymphocyte được phân bố trong một số lớn cơ quan dưới dạng lan toả hay nhóm lại thành nang. Tổ chức lympho lan toả hiện diện trong tất cả các tổ chức liên kết dưới dạng một lớp bao quanh mạch máu. Nang lympho: phân biệt hai loại: Nang tiên phát : được tạo thành bởi chỉ một loại lymphocyte nhỏ, và chỉ gặp trên trẻ sơ sinh, hoặc trên các súc vật nuôi dưỡng trong điều kiện vô trùng cao. Nang thứ phát : bao gồm một vòng lymphocyte nhỏ ngoại vi bao quanh một trung tâm mầm sáng gồm các tế bào liên võng và lymphoblaste. Đây là một nang chức phận. Trong tất cả các nang, đều có một động mạch nhỏ tới và tạo thành hệ các mao mạch. Ở đây các lymphocyte có thể xuyên qua và rời dòng máu đi vào tuần hoàn bạch huyết. Lymphocyte lưu thông trong tuần hoàn máu và bạch mạch. Sau khi rời dòng máu, phần lớn lymphocyte B bị giữ lại trong các nang lympho và bị phá huỷ sau khi thực hiện chức phận. Trong khi đó thì phần lớn lymphocyte T lại tuần hoàn bền vững do vậy lymphocyte trong máu và ống ngực chủ yếu là lymphocyte T. 12
- Các lymphocyte T này sau khi từ máu bị thu hút vào các tổ chức lympho (đặc biệt là vùng vỏ của hạch, có các tế bào đặc hiệu có các vị điểm tiếp nhận với các lymphocyte T hoặc khu trú lại trong các tổ chức này hoặc theo đường bạch huyết đổ về ống ngực, qua tim và có thể tái tuần hoàn nhiều lần. Như vậy quá trình tái tuần hoàn này cho phép đảm bảo tối thiểu hai chức phận : Lan toả các tế bào trí nhớ : khi có một kháng nguyên vào trong tổ chức, sau khi đã xảy ra phản ứng miễn dịch cục bộ, kháng nguyên này sẽ được tái nhận diện về sau trong tất cả các vùng tổ chức khác trong cơ thể. Giám sát miễn dịch bởi các lymphocyte T, đặc biệt đối với các đặc tính nhiễm trùng. Đời sống của lymphocyte có khác nhau : Trong tuỷ xương và tuyến ức, lymphocyte cơ bản có đời sống ngắn trong vài ngày Trong các tổ chức lympho ngoại vi thì lại có đời sống dài, từ vài tháng đến hàng năm. Các tế bào này có thể nằm ‘yên lặng’ trong một thời gian dài giữa hai đợt phân chia nếu không gặp kháng nguyên. Điều này giúp cho tế bào bảo tồn được ‘trí nhớ’ đối với kháng nguyên dễ cảm ứng, trong một thời gian rất lâu, có khi cả đời người. 4.3. Hình dạng và chức phận của lymphocyte : Khi có một kích thích của kháng nguyên, những tế bào mẫn cảm với kháng nguyên bắt đầu đi vào quá trình tổng hợp protein và ADN, cho phép chúng tự nhân lên và phát triển bộ máy chức năng rất mạnh, tương ứng với biến đổi về hình dạng của tế bào gốc, lớn, ưa kiềm đậm gọi là nguyên bào miễn dịch (immunoblaste). Các nguyên bào miễn dịch này sẽ hoàn tất sự biệt hóa của mình để tạo ra các tế bào thực hiện chức phận. Đó là các plasmocyte đối với dòng B và lymphocyte nhỏ đối với dòng T. Như vậy ta thấy tùy theo giai đoạn chuyển dạng, dưới tác dụng của tác nhân kích thích miễn dịch (kháng nguyên) mà tế bào lymphocyte có các hình dạng thay đổi, trung gian từ lymphocyte nhỏ đến lymphocyte lớn và nguyên bào miễn dịch hoặc từ các nguyên bào miễn dịch đến plasmocyte. Chính sự biến đổi về hình dạng này mà nhiều tác giả đã gọi những tên khác nhau như lymphocyte không điển hình, tế bào 13
- dạng lympho-plasmocyte, hoặc thậm chí nhầm lẫn sang các dòng khác như lympho- monocyte như đã mô tả trước kia về các tế bào trong : bệnh nhiễm trùng bạch cầu một nhân và tế bào liên võng trong một số lymphoma. 4.3.1. Hình dạng của lymphocyte : Một số hình dạng điển hình của lymphocyte : Lymphocyte nhỏ : Tế bào tròn hoặc kéo dài hai đầu, kích thước nhỏ từ 9-12µm. Nhân tròn, lớn, chiếm gần như toàn bộ tế bào với cấu trúc nhiễm sắc đậm, thô, đồng nhất hoặc tụ đám lớn. Nguyên sinh chất hẹp, đôi khi chỉ còn mảnh vây quanh nhân, ưa kiềm nhẹ, không hạt. Lymphocyte lớn : Cũng mang đặc điểm trên nhưng kích thước tế bào lớn hơn (12-18µm). Nhân mảnh hơn, đồng nhất, và đôi khi thấy vết mờ của hạt nhân. Nguyên sinh chất rộng hơn, có thể chứa vài hạt azurophil. Nguyên bào miễn dịch : Tế bào có kích thước lớn, thay đổi. Tròn, giới hạn thường không đều. Nhân lớn, cấu trúc nhiễm sắc mảng, mịn thuộc loại cấu trúc của tế bào non, đôi khi có dạng lưới. Hạt nhân to, rõ, thường nhiều. Nguyên sinh chất rộng, ưa kiềm rất đậm. Plasmocyte Tế bào hình bầu dục (oval) kích thước thay đổi từ 15-20µm. Nhân tròn, nhỏ, luôn nằm lệch tâm về một cực tế bào. Cấu trúc nhiễm sắc đậm thô, tụ thành từng đám lớn xếp thành hình mai rùa. Nguyên sinh chất rộng và ưa kiềm rất đậm. Khi khảo sát hình dạng tế bào trên tiêu bản, ta gặp các lymphocyte có hình dạng trung gian chuyển tiếp giữa bốn hình dạng điển hình trên, nhiều khi rất khó xếp loại nhất là trong bệnh lý. 14
- Small lymphocyte Large lymphocyte Plasmocyte Immunoblaste 15
- 4.3.2. Chức phận tế bào lymphocyte : Dóng vai trò quan trọng trong miễn dịch học Lymphocyte B : Chức phận thiết yếu là tổng hợp và giải phóng vào tuần hoàn các kháng thể (miễn dịch dịch thể) Trước tiên là IgM, sau đó là IgG có cùng tính đặc hiệu với kháng nguyên. Lymphocyte T : có chức phận phức tạp trong miễn dịch tế bào và điều hòa miễn dịch thể dịch, được đảm trách bởi các tế bào T dưới nhóm : T hỗ trợ (T helper) tác dụng tương hỗ với tế bào B để tổng hợp kháng thể. T ức chế (T suppressive) ức chế tế bào B, điều hòa tạo kháng thể. T ‘tueuses’ tác dụng tiêu hủy tế bào trực tiếp thông qua trung gian kháng thể (những tế bào lạ của mảnh ghép, tế bào vật chủ đã bị nhiễm virus...) T có trách nhiệm trong tăng mẫn cảm chậm..... Tài liệu tham khảo : 1. Trần Văn Bé – Lâm sàng huyết học, NXB Y học 2003,Tr. 14-22. 2. Trần Văn Bé – Thực hành huyết học, NXB Y học 2003, Tr.12-15. 3. Block Huyết học – Miễn dịch, Đại học Y Dược cần Thơ, Tr. 27-30. 4. Color Atlas of Hematology Practical Microscopic and clinical diagnosis 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI GIẢNG: BỆNH BẠCH CẦU (Leukemia)
57 p | 571 | 79
-
BỆNH BẠCH CẦU CẤP - ACUTE LEUKAEMIA
33 p | 243 | 48
-
Tài liệu Bạch cầu tủy mãn
8 p | 194 | 24
-
Xác định đột biến gen BCR - ABL gây kháng thuốc điều trị đích trên bệnh nhân Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt
9 p | 92 | 6
-
Hạ bạch cầu trung tính và sốt hạ bạch cầu trung tính ở bệnh nhân ung thư vú được hóa trị phác đồ 4AC - 4T tại Trung tâm Ung Bướu Thái Nguyên
10 p | 14 | 5
-
Biệt hóa ba dòng tế bào máu từ tế bào gốc dòng tạo máu ở người
6 p | 66 | 4
-
Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt điều trị ngoại trú tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, năm 2022
9 p | 14 | 3
-
Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt điều trị ngoại trú tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, năm 2022
5 p | 8 | 3
-
Đặc điểm huyết học của bệnh nhân lơ xê mi kinh dòng hạt tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
6 p | 14 | 3
-
Pegfilgrastim dự phòng nguyên phát sốt giảm bạch cầu sau hoá trị ung thư vú phác đồ Docetaxel, Doxorubicin, Cyclophosphamide
8 p | 22 | 3
-
Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em với phác đồ có sử dụng peg aspargase tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học
7 p | 7 | 3
-
Nhân một trường hợp bạch cầu cấp dòng tiền tủy bào phát hiện sau điều trị bạch cầu mạn dòng tủy BCR/ABL dương
7 p | 3 | 2
-
Bước đầu đánh giá kết quả điều trị bệnh bạch cầu cấp lympho ở trẻ em theo phác đồ Fralle 2000 tại Bệnh viện Huyết học – Truyền máu Cần Thơ
8 p | 2 | 2
-
Tổng quan về điều trị bạch cầu cấp dòng tuỷ ở trẻ em với liệu pháp nhắm trúng đích
9 p | 3 | 2
-
Báo cáo một trường hợp ung thư thứ phát sau bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em
6 p | 3 | 2
-
Nghiên cứu hiệu quả điều trị gạn bạch cầu ở bệnh nhân lơ xê mi có số lượng bạch cầu cao
9 p | 3 | 1
-
Cập nhật điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy giai đoạn mạn tính
13 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn