DỰ ÁN “HỖ TRỢ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI VÀ PHÁT<br />
TRIỂN CÁC CƠ SỞ ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP (BIPP)<br />
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU<br />
Vị trí A_01_06: Chuyên gia Chính sách khoa học công nghệ và Quản lý<br />
giám sát<br />
1. Bối cảnh dự án<br />
Việt Nam đã đạt một bước tiến quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội,<br />
bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình tăng trưởng đã gặp phải những<br />
vấn đề liên quan đến sự cạnh tranh của quốc gia.<br />
Sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Việt Nam là kết quả của các ‘cú<br />
huých’, đạt được nhờ sự năng động và linh hoạt của các doanh nghiệp mới<br />
thuộc khu vực tư nhân mà có thể không còn tồn tại nữa. Tăng trưởng theo hướng<br />
nhân tố và theo hướng đầu tư phải nhường chỗ cho tăng trưởng theo hướng sáng<br />
tạo đổi mới với một mức độ lớn hơn trước đây nếu muốn tiếp tục sự tăng trưởng<br />
và nếu muốn sự tăng trưởng đó sẽ đạt được bền vững về lâu dài.<br />
Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng về công nghệ của Việt Nam còn hạn chế là<br />
một yếu tố rất bất lợi đối với sự tăng trưởng của các doanh nghiệp cạnh tranh ở<br />
Việt Nam. Đây không chỉ là vấn đề sử dụng, ứng dụng và đáp ứng công nghệ<br />
mà còn là vấn đề đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, rất cần thiết cho<br />
việc phát triển kinh tế cạnh tranh và bền vững.<br />
Các chính sách Nhà nước mới đây đã không hoàn toàn thành công trong<br />
việc khuyến khích sự thành lập và sự tăng trưởng của các vườn ươm doanh<br />
nghiệp cũng như các doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN). Tuy<br />
nhiên, khi một số các bên liên quan chủ chốt trong Chính phủ đã chấp nhận rằng<br />
cần có sự thay đổi chính sách và sự hỗ trợ hiệu quả hơn từ phía Nhà nước cho<br />
quá trình ươm tạo doanh nghiệp nhưng trình độ hiểu biết về bản chất của những<br />
cải cách của một số người còn thấp và một số người thì lại phản đối sự thay đổi.<br />
Dự án “hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm<br />
tạo doanh nghiệp (BIPP)” là một dự án hợp tác song phương 5-năm được hai<br />
chính phủ Việt Nam và Vương quốc Bỉ ký kết. Dự án này được thiết kế nhằm<br />
cải thiện khung chính sách về ươm tạo doanh nghiệp công nghệ: một yếu tố cần<br />
thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Dự án sẽ<br />
hỗ trợ Bộ Khoa học và Công nghệ tạo ra một môi trường thuận lợi phù hợp cho<br />
việc thiết lập và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cũng như<br />
các khách hàng KH&CN của các cơ sở ươm tạo này. Kết quả là, dự án sẽ tạo<br />
nên những thay đổi về khung chính sách và pháp luật thông qua việc áp dụng<br />
thử nghiệm tại hai cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (một ở Hà Nội và một ở TP. Hồ<br />
1<br />
<br />
Chí Minh) và hợp phần xây dựng năng lực thông qua Qũy InnoFund là quỹ dùng<br />
để hỗ trợ công tác quản lý của các cơ sở ươm tạo khác và các khách hàng của họ<br />
trên khắp Việt Nam. Thực tiễn tốt nhất và các bài học kinh nghiệm sẽ được đúc<br />
rút thông qua một hệ thống theo dõi toàn diện và các kết quả đạt được sẽ được<br />
phản hồi vào việc xây dựng chính sách.<br />
Dự án có các kết quả dự kiến như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.<br />
<br />
Kết quả 1: Củng cố khung pháp lý về hỗ trợ các DNKHCN vừa và<br />
nhỏ và vườn ươm doanh nghiệp công nghệ.<br />
Kết quả 2: Chính sách phát triển vườn ươm được củng cố thông qua<br />
thí điểm hai vườn ươm doanh nghiệp một cửa để xác định các thực<br />
tiễn tốt nhất và rút ra các bài học kinh nghiệm.<br />
Kết quả 3: Chính sách phát triển vườn ươm được củng cố thông qua<br />
thí điểm Quỹ hạt giống Innofund hỗ trợ quá trình tiền ươm tạo và ươm<br />
tạo các DNKHCN vừa và nhỏ tiềm năng để xác định các thực tiễn tốt<br />
nhất và rút ra các bài học kinh nghiệm.<br />
Kết quả 4: Thiết lập và vận hành một khung theo dõi và đánh giá để<br />
đảm bảo đạt các kết quả dự án và đưa vào quá trình xây dựng chính<br />
sách.<br />
Mục tiêu và yêu cầu công việc<br />
<br />
Chuyên gia về Chính sách khoa học và công nghệ (KH&CN) và Quản lý<br />
giám sát sẽ cung cấp các hướng dẫn kỹ thuật và chuẩn bị tất cả các hoạt động<br />
cho Kết quả 1 “Củng cố khung pháp lý về hỗ trợ các doanh nghiệp KH&CN vừa<br />
và nhỏ cũng như các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (TBIs)” (Kết quả 1). Chuyên<br />
gia Chính sách KH&CN và Quản lý giám sát chịu sự giám sát của các Điều phối<br />
viên dự án và phối hợp chặt chẽ với Chuyên gia tư vấn quốc tế. Chuyên gia<br />
Chính sách KH&CN và Quản lý giám sát cũng sẽ chịu trách nhiệm theo dõi tiến<br />
độ thực hiện Kết quả 1. Chuyên gia này sẽ thực hiện các yêu cầu công việc<br />
chính sau:<br />
Lập kế hoạch, tổ chức triển khai và quản lý các hoạt động thuộc Kết quả 1<br />
Là đầu mối liên hệ của ban QLDA với các Chuyên gia tư vấn quốc tế<br />
cho Kết quả 1, điều phối và giám sát chất lượng các hoạt động dự án và<br />
đồng chỉ đạo (với Chuyên gia tư vấn viên quốc tế) triển khai các hoạt<br />
động của Kết quả 1;<br />
Duy trì giám sát các hoạt động trong Kết quả 1, triển khai hệ thống giám<br />
sát của dự án BIPP liên quan đến Kết quả 1 và chuẩn bị/đệ trình các báo<br />
cáo giám sát thường kỳ cho các Điều phối viên dự án;<br />
<br />
2<br />
<br />
Chịu trách nhiệm xây dựng TOR, giám sát chất lượng công việc của các<br />
chuyên gia tư vấn trong phạm vi Kết quả 1;<br />
Chịu trách nhiệm theo dõi các hoạt động của Dự án;<br />
Hỗ trợ Ban QLDA trong việc phối hợp với Chuyên gia tư vấn quốc tế<br />
(Kết quả 1) để xây dựng Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án<br />
3. Yêu cầu báo cáo:<br />
Chuyên gia Chính sách KH&CN và Quản lý giám sát sẽ báo cáo với các Điều<br />
phối viên dự án. Chuyên gia Chính sách KH&CN và Quản lý giám sát thực hiện<br />
các báo cáo sau:<br />
Báo cáo giám sát định kỳ cho Kết quả 1 theo kế hoạch giám sát hàng năm;<br />
Báo cáo giám sát hàng năm cho 3 hợp phần theo kế hoạch giám sát hàng<br />
năm;<br />
Rà soát các chuỗi kết quả của dự án (Kết quả 1, 2 và 3) ít nhất một lần<br />
trong năm và chuẩn bị các luận cứ giải trình các thay đổi hoặc chưa thay<br />
đổi tạo nên chuỗi kết quả của dự án (với sự hỗ trợ của tư vấn viên quốc tế<br />
về theo dõi và giám sát).<br />
Báo cáo về việc phân tích số liệu giám sát cho cả Kết quả 1 và tổng thể dự<br />
án.<br />
Báo cáo về dữ liệu tác động tổng thể của Dự án;<br />
Báo cáo thường niên về tác động của Dự án.<br />
4. Trình độ học vấn và kinh nghiệm:<br />
Có bằng tốt nghiệp đại học, ưu tiên quản lý lĩnh vực công, công nghệ,<br />
kinh tế hoặc các lĩnh vực tương đương;<br />
Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong quản lý và triển khai tại một cơ quan<br />
Nhà nước, chịu trách nhiệm về phát triển doanh nghiệp KH&CN, quản lý<br />
và vận hành một cơ sở ươm tạo doanh nghiệp, quản lý và vận hành một tổ<br />
chức có các thành viên là doanh nghiệp;<br />
Hiểu biết tốt về các văn bản, chiến lược, chính sách hiện hành của Việt<br />
Nam liên quan đến phát triển khoa học và công nghệ, chuyển giao công<br />
nghệ và ươm tạo doanh nghiệp;<br />
Có hiểu biết về thực tiễn chuyển giao công nghệ, ươm tạo và đổi mới sáng<br />
tạo;<br />
Ưu tiên người có kinh nghiệm làm việc trong các dự án quốc tế ở Việt<br />
Nam.<br />
5. Yêu cầu kỹ năng<br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nói và viết thành thạo tiếng Anh và tiếng Việt;<br />
Có kỹ năng hòa giải và điều phối tốt;<br />
Hiểu biết về tất cả các khía cạnh của chu trình quản lý dự án;<br />
Thành thạo phần mềm Word và Excel;<br />
Có khả năng làm việc với áp lực, sẵn sàng làm việc ngoài giờ và đi công<br />
tác khi được yêu cầu;<br />
Có kỹ năng xuất sắc về truyền thông.<br />
6. Thời gian làm việc: là 30 tháng. Bắt đầu làm việc từ tháng 12/2015<br />
7. Địa điểm làm việc: Văn phòng Ban QLDA tại Hà Nội và đi công tác thực địa<br />
trên lãnh thổ Việt Nam<br />
<br />
4<br />
<br />
(English version)<br />
“SUPPORT TO THE INNOVATION AND DEVELOPMENT OF<br />
BUSINESS INCUBATORS POLICY PROJECT (BIPP)”<br />
TERMS OF REFERENCE<br />
Package No. A_01_06: National Expert in Science and Technology (S&T)<br />
Policy and Monitoring<br />
<br />
1. Background<br />
Vietnam has made significant progress in its socio-economic<br />
development, but, despite these achievements, the growth process has<br />
encountered serious problems that threaten national competitiveness.<br />
The rapid growth of the Vietnamese economy resulting from the ‘easy<br />
wins’ achieved by the dynamism and flexibility of its emerging private sector<br />
enterprises may no longer exist. Factor- and investment-led growth must give<br />
way to innovation-led growth to a greater extent than in the past if growth is to<br />
continue and if that growth is to be sustainable in the long run.<br />
However, Vietnam’s limited technological readiness is a significant<br />
negative factor for the growth of competitive enterprises in Vietnam. This is not<br />
only in terms of the use, adoption and adaptation of technology, but also for<br />
innovation and research and development initiatives, which are critical for<br />
sustainable and competitive economic development.<br />
Current State policies have not been entirely successful in encouraging the<br />
establishment and growth of business incubators and of S&T enterprises.<br />
However, whilst the need for policy change and more effective State support for<br />
technology business incubation is accepted by some key stakeholders within the<br />
Government, there remains a low level of understanding of the nature of the<br />
required reforms amongst many stakeholders and some resistance to change<br />
amongst others.<br />
The “Support to the Innovation and Development of Business Incubators<br />
Policy Project (BIPP) is a 5-year bilateral cooperation project signed between<br />
the Government of the Kingdom of Belgium and the Government of the<br />
Socialist Republic of Vietnam that has been designed to improve improve the<br />
policy framework of S&T business incubators , an essential element to enhance<br />
the competitiveness of enterprises in Vietnam. The project will support the<br />
5<br />
<br />