K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br />
<br />
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG<br />
KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG<br />
Ths. Nguyễn Đức Khoa<br />
Bộ môn Du lịch, Đại học Thăng Long<br />
Email: duckhoatlu@gmail.com<br />
Tóm tắt: Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc<br />
gia.Du lịch góp phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho nhiều địa<br />
phương trong nước. Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch bền vững, đem lại lợi ích trực<br />
tiếp cho cộng đồng địa phương. Huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang có rất nhiều tài nguyên<br />
du lịch quý giá nhưng chưa khai thác được giá trị du lịch nên đời sống của cộng đồng dân cư<br />
còn nghèo. Du lịch cộng đồng là giải pháp hiệu quả nhất để phát triển đời sống kinh tế xã hội<br />
cho cộng đồng địa phương nơi đây trong giai đoạn hiện nay.<br />
Từ khóa: Du lịch, du lịch cộng đồng, phát triển kinh tế xã hội, tài nguyên du lịch.<br />
1. Lời giới thiệu<br />
Ngày nay, du lịch và hoạt động du lịch được coi là ngành công nghiệp lớn nhất thế<br />
giới. tạo ra một ước tính khoảng 11% GDP toàn cầu và có hơn 328.000.000 công ăn việc làm<br />
trực tiếp và liên quan đến du lịch trên toàn cầu. Các lợi ích kinh tế liên quan đến ngành công<br />
nghiệp này là rất lớn và có thể đo lường được ở cả hai mặt, đó là tạo doanh thu và tạo nguồn<br />
việc làm cho xã hội.<br />
Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đã tổng kết: Phát triển du lịch đã tạo ra một nguồn<br />
thu nhập lớn đối với các quốc gia và các địa phương. Đặc biệt, các nước đang phát triển đang<br />
quan tâm phát triển du lịch đặc biệt là du lịch quốc tế, hàng năm lượng khách lớn đã đóng góp<br />
không nhỏ cho thu nhập ngoại tệ của các quốc gia. Việc phát triển du lịch ở các quốc gia đang<br />
phát triển sẽ tạo ra những cơ hội cho người dân đặc biệt là người nghèo trong việc nâng cao<br />
mức sống của mình (UNWTO 2002).<br />
Như vậy, việc phát triển du lịch đã là một biện pháp hay nói cách khác là cách thức để<br />
các quốc gia thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo. Có ít nhất 60% số nước kém phát triển<br />
đã đặt việc phát triển du lịch quốc tế là trọng tâm trong chiến lược phát triển của họ, và thông<br />
qua ngành kinh tế mũi nhọn này để tái thiết lập nền kinh tế của họ.<br />
Du lịch tạo cơ hội lớn cho các nước đang phát triển và kém phát triển, tuy nhiên một<br />
điều dễ nhận thấy rằng rất nhiều các chính sách phát triển du lịch chỉ được quyết định và<br />
triển khai bởi chính phủ các nước mà không có sự tham gia của cộng đồng địa phương để<br />
phục vụ hiệu quả cho những nguyện vọng của người dân nơi tổ chức các hoạt động du lịch.<br />
Trải qua quá trình dài, nhiều quốc gia đã phát triển du lịch theo cách thức truyền thống của<br />
ngành du lịch mang tính đại chúng, mà hậu quả của nó thường là phá vỡ cơ cấu của nền<br />
kinh tế địa phương, tăng tỷ lệ thất nghiệp theo mùa, suy thoái của thiên nhiên và sự xói mòn<br />
các giá trị truyền thống văn hóa. Hoạt động phát triển theo cách thức đó đã bộc lộ tính<br />
không bền vững.<br />
Giải pháp của du lịch dựa vào cộng đồng được đưa ra và vận hành để cung cấp các lợi<br />
ích kinh tế cho cộng đồng, hơn là việc dành trọn các lợi nhuận cho các tập đoàn lớn thông qua<br />
các khu nghỉ mát trọn gói.<br />
Trư ng Đ i h c Thăng Long<br />
<br />
305<br />
<br />
K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br />
<br />
2. Du lịch cộng đồng và tiềm năng du lịch của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang<br />
2.1. Du lịch cộng đồng<br />
Du lịch cộng đồng hay du lịch dựa vào cộng đồng (Community Based Tourism) xuất<br />
phát từ hoạt động du lịch bản làng được hình thành từ những năm 1970. Qua quá trình phát<br />
triển, chính phủ các nước, các tổ chức xã hội đã nhận ra rằng các vấn đề kinh tế, chính trị, văn<br />
hóa, xã hội trong khu vực làng bản được cải thiện rất nhiều nếu diễn ra các hoạt động phát<br />
triển du lịch dựa vào cộng đồng. Các dịch vụ do cộng đồng địa phương cung cấp mang đậm<br />
nét bản sắc văn hóa cộng với cơ hội được hòa nhập với cộng đồng cư dân đã là một yếu tố thu<br />
hút khách du lịch và cải thiện đời sống lạc hậu của cộng đồng địa phương. Nhờ có du lịch<br />
cộng đồng, người dân có ý thức hơn trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa và môi trường sống<br />
của họ. Nếu không có khách du lịch thì người dân sống trong vùng tài nguyên đã dựa vào tài<br />
nguyên để mưu sinh, ý thức bảo vệ tài nguyên của họ không cao. Nhưng khi có khách du lịch<br />
tham quan nhiều hơn, ý thức của người dân được nâng lên do họ có tiếp xúc với những người<br />
khách có nhận thức tốt về giá trị bảo tồn tài nguyên.<br />
2.2. Tiềm năng du lịch và thực trạng hoạt động du lịch trong đời sống kinh tế xã hội<br />
tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.<br />
Nằm ở vùng cao phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, trên vòng cung sông Gâm và sông<br />
Năng, với hơn 83% diện tích tự nhiên là rừng, huyện Na Hang tự hào với sức cuốn hút kỳ lạ<br />
của một vùng sinh thái đa dạng. Na Hang có nhiều ngọn núi, có những cánh rừng nguyên sinh<br />
và những con suối. Na Hang có rất nhiều các thắng cảnh đẹp và các điểm tham quan hấp dẫn.<br />
Đồng thời Na Hang còn là địa bàn cư trú của 15 dân tộc khác nhau phong phú, đặc trưng, đậm<br />
đà văn hóa dân tộc.<br />
Na Hang có một vị trí vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch: Phía Bắc của huyện na<br />
Hang giáp các tỉnh Hà Giang và Cao Bằng, phía Nam, phía Tây giáp huyện Lâm Bình và<br />
Chiêm Hoá của tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn. Điều này rất thuận lợi mở<br />
các liên tuyến du lịch tới nhiều điểm du lịch nổi tiếng khác của vùng du lịch.<br />
Na Hang có lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa: Na Hang có hệ thống<br />
sông suối, núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. Địa<br />
hình castơ là dạng địa hình đặc trưng cho vùng núi đá vôi, tập trung hầu hết ở các xã trên địa<br />
bàn huyện. Tài nguyên mặt nước, địa hình núi non, rừng tự nhiên, hang động thác nước... của<br />
huyện phong phú, đặc sắc và dễ khai thác được cung cấp bởi lưu vực của 2 sông chính (sông<br />
Năng, sông Gâm) và đặc biệt là hồ thuỷ điện Tuyên Quang có diện tích mặt hồ hơn 8.000 ha,<br />
có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp là nơi phát triển du lịch như: thác Pác Ban, thác Nặm Me,<br />
thác Khuổi Nhi, thác Khuổi Sung, Cọc Vài Phạ, vách Nàng Tiên – Chú Khách. Đồng thời, hồ<br />
thủy điện cũng là nơi lý tưởng để nuôi và đánh bắt các loài thủy sản như: tôm, cá lăng, cá<br />
chiên, cá rầm xanh...<br />
Hệ sinh thái đặc hữu nguyên sơ của Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang là tài nguyên du<br />
lịch vô cùng quý giá. Đặc biệt có khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ – Bản Bung với tổng diện<br />
tích là 21.725 ha, trải dài trên gồm 4 xã: Côn Lôn, Khau Tinh, Thanh Tương, Sơn Phú. Qua<br />
điều tra nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về các loài động, thực vật tại<br />
khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ – Bản Bung đã khẳng định có nhiều loài quý hiếm nằm trong<br />
Sách đỏ Thế giới, gồm:<br />
<br />
Trư ng Đ i h c Thăng Long<br />
<br />
306<br />
<br />
K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br />
<br />
- Hệ thực vật: Có trên 2000 loài từ bậc thấp đến bậc cao. Có loài quý hiếm như: Pơ<br />
mu, Kim giao, Thông tre, Nghiến, Trai, Đinh, Lát… các loại trầm hương và một số loại dược<br />
liệu quý hiếm. Mới đây các nhà khoa học phát hiện một loại thông hai lá nhỏ ở độ cao 800m<br />
có thể đây là loài thông mới của Việt Nam cũng là loài mới của Khu bảo tồn thiên nhiên Tát<br />
Kẻ – Bản Bung của Na Hang.<br />
- Hệ động vật, gồm: 76 loài thú, 263 loài chim, 25 loài rắn, 35 loài ếch, nhái, trên 500<br />
loài côn trùng...<br />
Địa hình Karst nơi đây tạo ra rất nhiều hang động kỳ ảo đồng thời cũng là di chỉ khảo<br />
cổ học trên 10.000 năm tuổi như hang Phìa Vài, hang Phìa Muồn, động Song Long...<br />
Nói đến Na Hang không thể không nhắc đến công trình thuỷ điện Tuyên Quang nằm<br />
trên đại bàn của huyện. Công trình thủy điện lớn thứ hai toàn quốc này có công suất 342 MW<br />
gồm 3 tổ máy, sản lượng điện hàng năm 1.295 triệu KW. Thủy điện Tuyên Quang gắn liền<br />
với vùng du lịch Na Hang huyền bí và thơ mộng.<br />
Theo quyết định số 07/NQ-CP ngày 28 tháng 1 năm 2011, Huyện Na Hang có<br />
86.549,69 ha diện tích tự nhiên; có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Na Hang và<br />
các xã: Năng Khả, Thanh Tương, Sơn Phú, Đà Vị, Yên Hoa, Côn Lôn, Sinh Long, Khâu Tinh,<br />
Thượng Giáp, Thượng Nông, Hồng Thái. Dân số của huyền Na Hang có 41.868 người gồm<br />
15 tộc người sinh sống, tộc người Tày chiếm 57,5%, tộc người Dao chiếm 23,4%, tộc người<br />
Kinh chiếm 9,7% và tộc người H’Mông chiếm 5,3%, còn lại là các tộc người khác. Tộc người<br />
Tày và Dao là những cư dân chủ yếu và lâu đời của huyện.<br />
Na Hang có nhiều di tích văn hóa lịch sử, đền chùa mang ý nghĩa tâm linh cao rất có<br />
giá trị cho du lịch tâm linh và văn hóa như: đền Pác Tạ, đền Pác Vãng ở núi Pác Tạ hay các di<br />
tích lịch sử thời kỳ kháng chiến chống Pháp như: Hang Nà Thẳm – nơi đặt trụ sở làm việc của<br />
cơ quan ấn loát đặc biệt Trung ương, địa điểm sản xuất diêm tiêu (xã Năng Khả) hay xưởng<br />
quân khí H52.<br />
Cộng đồng địa phương ở Na Hang vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống,<br />
phong tục tập quán đặc trưng, đặc biệt là đồng bào người Tày và người Dao. Cộng đồng<br />
người Tày và người Dao ở Na Hang vẫn giữ nguyên vẹn ngôn ngữ gốc của mình. Các công<br />
trình kiến trúc nhà ở tuy đã được trang bị vệ sinh, hiện đại phù hợp với nếp sống văn minh,<br />
tiêu chuẩn nông thôn mới nhưng vẫn giữ gìn phong cách kiến trúc cổ truyền. Các món ẩm<br />
thực phong phú của đồng bào dân tộc thiểu số như: Cơm lam, thịt trâu khô, thịt lợn chua, xôi<br />
ngũ sắc, lẩu cá lăng, các món làm từ cá nheo hay rượu ngô… đều đem lại sức hấp dẫn đối với<br />
khách du lịch.<br />
Đồng bào các tộc người ở Na Hang có đời sống văn hoá, tinh thần khá phong phú.<br />
Trong lao động cải tạo thiên nhiên, xây dựng quê hương, đồng bào đã sáng tác nhiều bài ca,<br />
điệu múa thể hiện sự kỳ vĩ của thiên nhiên, ý chí vươn lên và niềm khát khao phấn đấu của<br />
mình cho cuộc sống vui tươi, hạnh phúc. Đồng bào Tày vẫn phổ biến chơi đàn tính tẩu và hát<br />
các làn điệu: hát then, hát cọi, hát quan làng. Người Dao có điệu hát Páo Dung gồm các loại<br />
hình: Páo Dung sinh hoạt (Hát giao duyên, hát ru, hát đồng dao, hát than, hát răn dạy); Páo<br />
dung lễ nghi, tín ngưỡng - phong tục (Hát trong đám cưới, hát trong lễ cấp sắc, hát cúng Bàn<br />
Vương, hát trong đám tang, vào nhà mới...); Páo Dung lao động sản xuất, nội dung đề cao<br />
tinh thần lao động sáng tạo, về thời tiết, mùa vụ được các thế hệ người Dao tích lũy và truyền<br />
dạy cho thế hệ sau.<br />
Trư ng Đ i h c Thăng Long<br />
<br />
307<br />
<br />
K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br />
<br />
Cho tới nay, cộng đồng ở Na Hang vẫn duy trì các tập tục lễ hội cổ truyền truyền,<br />
trong đó nhiều lế hội đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia như: Lễ<br />
Tơ Hồng, lế Rước Dâu, lễ Cấp Sắc, hát Páo Dung của người Dao, lễ hội Lồng Tông của người<br />
Tày, lễ Nhảy Lửa của người Pà Thẻn.<br />
Na Hang có nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú, mang tính hấp dẫn rất cao<br />
gồm nhiều các thắng cảnh đẹp, hệ sinh thái vừa nguyên sơ vừa đặc hữu. Địa hình Na Hang đa<br />
dạng: hình đồi núi kết hợp với sông, suối, hồ thác. Địa hình Karst với các hang động đẹp,<br />
phong cảnh được ví như "Hạ Long giữa đại ngàn". Bên cạnh đó Na Hang sở hữu một kho<br />
tàng văn hóa tộc người vô cùng giá trị. Nếu đem so sánh với nhiều địa phương trong và ngoài<br />
nước thì có thể thấy Na Hang có nhiều lợi thế hơn. Tuy nhiên, hoạt động du lịch tại Na Hang<br />
hiện nay vẫn chưa phát triển. Số lượng khách du lịch đến Na Hang còn hạn chế và không ổn<br />
định, chủ yếu chỉ tập trung vào lễ hội. Các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn nghèo<br />
nàn. Toàn huyện chỉ có 8 cơ sở lưu trú tập trung ở thị trấn Na Hang chỉ chứa được khoảng<br />
300 người/ngày. Đầu tư của Nhà nước hiện nay mới dành cho các ngành kinh tế chung, chưa<br />
có các công trình đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Các doanh nghiệp du lịch<br />
lớn cũng chưa có sự đầu tư cụ thể vào Na Hang. Do vậy, hoạt động du lịch ở Na Hang còn rất<br />
hạn chế, thu nhập từ du lịch không tương xứng với tiềm năng của huyện.<br />
Có thể khẳng định rằng, huyện Na Hang rất giàu tài nguyên du lịch. Tuy nhiên, việc<br />
khai thác du lịch ở đây rất hạn chế. Đời sống của cộng đồng địa phương còn lạc hậu và khó<br />
khăn. Một giải pháp phát triển nền kinh tế ở đây là phát triển du lịch. Trong đó, loại hình du<br />
lịch cộng đồng là một giải pháp phù hợp với điều kiện tài nguyên và kinh tế ở đây.<br />
3. Du lịch cộng đồng, giải pháp phát triển đời sống kinh tế xã hội cộng đồng<br />
huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.<br />
Giải pháp du lịch cộng đồng phù hợp phát triển hoạt động du lịch, phát triển kinh tế xã hội và môi trường cho Na Hang vì du lịch cộng động có những đặc điểm sau:<br />
- Cộng đồng dân cư được trao quyền làm chủ, thực hiện các dịch vụ và quản lý phát<br />
triển du lịch.<br />
- Phát triển du lịch cộng đồng đồng nghĩa với việc đảm bảo sự công bằng trong việc<br />
chia sẻ nguồn thu nhập du lịch cho cộng đồng giữa các bên tham gia.<br />
- Cộng đồng phải là những người dân địa phương đang sinh sống làm ăn trong hoặc<br />
liền kề với các khu vực chứa tài nguyên du lịch.<br />
- Du lịch cộng đồng huy động vốn sẵn có của cư dân địa phương. Quy mô đầu tư cho<br />
cơ sở vật chất so với các loại hình du lịch khác thường nhỏ hơn.<br />
- Các khu du lịch, điểm du lịch có thể phát triển dựa vào cộng đồng phải có tài nguyên<br />
du lịch đặc trưng, hấp dẫn hay những tài nguyên du lịch còn nguyên vẹn đang bị tác động hủy<br />
hoại cần được bảo vệ.<br />
- Trong loại hình du lịch cộng đồng, các dịch vụ do cộng đồng cung cấp mang tính đặc<br />
trưng và không mang tính chuyên môn hóa cao.<br />
- Khách du lịch tham gia du lịch cộng đồng thường không đòi hỏi các dịch vụ có chất<br />
lượng và hoàn hảo so với các loại hình du lịch khác<br />
- Trong loại hình du lịch cộng đồng, cộng đồng dân cư vừa là chủ thể vừa là khách thể.<br />
Trư ng Đ i h c Thăng Long<br />
<br />
308<br />
<br />
K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br />
<br />
- Cộng đồng dân cư là người có trách nhiệm trực tiếp tham gia bảo vệ tài nguyên du<br />
lịch và môi trường, nhằm hạn chế, giảm thiểu tác động của khách du lịch và khai thác của<br />
chính bản thân cộng đồng dân cư.<br />
- Khách du lịch tham gia các chương trình du lịch cộng đồng là những người có mục<br />
đích khám phá, tìm hiểu hay có nhu cầu nhận thức cao.<br />
- Dựa vào cộng đồng gồm các yếu tố giao quyền cho cộng đồng, cộng đồng được tham<br />
gia khuyến khích và đảm nhận các hoạt động du lịch và bảo tồn tài nguyên môi trường.<br />
Du lịch cộng đồng là một sảm phẩm du lịch có tính hấp dẫn cao. Phát triển du lịch<br />
cộng đồng sẽ tăng cường sự thu hút khách du lịch, tạo điều kiện cho du lịch Na Hang phát<br />
triển. Du lịch cộng đồng tận dụng tối đa nội lực sẵn có của người dân địa phương góp phần<br />
khai thác tối đa tài nguyên du lịch bản địa tạo ra các sản phẩm du lịch phù hợp với điều kiện<br />
địa phương. So với các loại hình du lịch khác, du lịch cộng đồng có khả năng huy động vốn từ<br />
cộng đồng địa phương. Do vậy, không cần phải đầu tư vốn quá lớn vẫn có thể phát triển du<br />
lịch cộng đồng ở Na Hang. Các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chính là nhà dân và<br />
các thiết bị sẵn có được huy động từ cộng đồng được cải tạo phù hợp với nhu cầu của khách<br />
du lịch nên không phải đầu tư quá lớn.<br />
Kinh doanh du lịch tức là xuất khẩu tại chỗ các loại hàng hóa dịch vụ thu tiền của<br />
khách du lịch từ nơi khác đến. Du lịch cộng đồng cũng đem lại lợi ích này. Du lịch cộng đồng<br />
mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên cộng đồng tham gia trực tiếp cung cấp dịch vụ cho<br />
khách du lịch, đồng thời các thành viên khác cũng được hưởng lợi từ du lịch. Ngoài thu nhập<br />
từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch cơ bản như lưu trú, ăn uống, vận chuyển, vui chơi, du<br />
lịch cộng đồng phát triển còn kích thích sản xuất các ngành sản xuất thủ công truyền thống,<br />
các sản phẩm nông nghiệp và đem lại nhiều việc làm cho cộng đồng dân cư tại địa phương.<br />
Thu nhập của người dân địa phương cao lên sẽ thúc đẩy tiêu dùng và lại tạo ra nhiều công ăn<br />
việc làm khác. Thu nhập từ du lịch cộng đồng còn được quay vòng tái đầu tư vào cơ sở vật<br />
chất kỹ thuật tạo điều kiện cho các loại hình khác phát triển. Du lịch cộng đồng huy động mọi<br />
nguồn lực từ cộng đồng địa phương để phát huy hiệu quả kinh tế, biến nhiều tài nguyên tiềm<br />
năng thành hiệu quả kinh tế. Điều này tác động rất lớn tới kinh tế khu vực.<br />
Những thành viên trong cộng đồng có cơ hội được học hỏi trong quá trình đào tạo và<br />
tham gia hoạt động du lịch, có điều kiện hoạt động và đóng góp cho sự phát triển cộng đồng<br />
và trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên, môi trường và văn hóa. Cộng đồng địa phương sẽ<br />
phát triển nhiều ngành nghề, tạo ra nhiều việc làm. Dân cư địa phương học hỏi được từ các<br />
nhà quản lý, công ty du lịch và khách du lịch về kiến thức và kinh nghiệm phát triển hoạt<br />
động du lịch và kinh tế.<br />
Phát triển du lịch cộng đồng giúp cộng đồng địa phương được hưởng lợi từ phát triển<br />
cơ sở hạ tầng xã hội, góp phần làm thay đổi bộ mặt xã hội địa phương.<br />
Cộng đồng khác sẽ nhận được lợi ích từ việc bảo tồn tài nguyên môi trường, sự thay<br />
đổi về tài nguyên môi trường địa phương này làm cho cộng đồng địa phương khác nhận ra<br />
trách nhiệm của mình đối với nguồn tài nguyên môi trường và văn hóa địa phương. Đồng<br />
thời, tham dự của cộng đồng sẽ trở thành điểm để cho cộng đồng khác và các tổ chức học hỏi<br />
kinh nghiệm về phát triển du lịch cộng đồng.<br />
Du lịch cộng đồng giúp cho khách du lịch được tiếp cận văn hóa bản địa của điểm đến<br />
sâu hơn. Với loại hình du lịch cộng đồng, khách du lịch không chỉ tham quan, tìm hiểu mà<br />
Trư ng Đ i h c Thăng Long<br />
<br />
309<br />
<br />