Tác động của du lịch cộng đồng đối với người dân ở xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
lượt xem 3
download
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá các tác động của hoạt động du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu một cách bền vững. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia, nhà quản lý du lịch, lãnh đạo chính quyền địa phương và điều tra bằng bảng câu hỏi người dân tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác động của du lịch cộng đồng đối với người dân ở xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƢỜI DÂN Ở XÃ SƠN TRẠCH, HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH IMPACTS OF COMMUNITY BASED TOURISM ON LOCAL PEOPLE IN SON TRACH COMMUNE, BO TRACH DISTRICT, QUANG BINH PROVINCE Phạm Xuân Hùng, Phan Thị Kim Tuyến Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế pxhung@hce.edu.vn TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá các tác động của hoạt động du lịch cộng đồng (DLCĐ) tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu một cách bền vững. Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia, nhà quản lý du lịch, lãnh đạo chính quyền địa phương và điều tra bằng bảng câu hỏi người dân tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự phát triển của DLCĐ đã cải thiện đáng kể thu nhập của người dân và tạo nhiều việc làm; gia tăng hình ảnh của địa phương. Tuy vậy, sự phát triển của DLCĐ cũng đã gây ra một số tác động tiêu cực như gia tăng giá cả đất đai, hàng hóa dịch vụ và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Để hạn chế các tác động tiêu cực của du lịch cộng đồng, chính quyền địa phương cần xây dựng quy hoạch trên địa bàn xã, tăng cường đào tạo các kỹ năng trong quản lý du lịch và tăng cường sự phối hợp của các bên liên quan trong phát triển DLCĐ. Từ khóa: Du lịch cộng đồng, Sơn Trạch, tác động. ABSTRACT The objective of the study is to evaluate the impact of community based tourism development (CBT) in Son Trach commune, Bo Trach district, Quang Binh province and propose possible solutions for CBT development in the study area. Data for this study were collected from in-depth interviews with experts, tourism managers, local government leaders, and questionnaire surveys in Son Trach commune, Bo Trach district. The research results show that the development of CBT has significantly improved people's income; created more jobs for local people and increased local image. However, the development of CBT has also caused a number of negative impacts such as increasing the price of land, goods and creating environmental pollution. In order to minimize the negative impacts of CBT development, local authorities need to develop a good plan for CBT development plan; train skills in tourism management and strengthen the coordination of relevant stakeholders. Key words: CBT, Son Trach, impacts. 1. Đặt vấn đề Du lịch cộng đồng là một loại hình đang được phát triển ở nhiều địa phương hiện nay. Đây là một loại hình du lịch có nhiều tác động tích cực đối với cộng đồng và đáp ứng các nguyên tắc phát triển bền vững như: góp phần nâng cao thu nhập cho các cộng đồng địa phương, giảm áp lực của con người lên các nguồn lực tự nhiên và cảnh quan địa phương; thúc đẩy sự công bằng trong phát triển du lịch với việc mang lại cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch; tạo ra các cơ hội việc làm và cải thiện chất lượng lao động ở các vùng nông thôn, giảm di cư từ nông thôn ra các đô thị, góp phần phục hồi và phát triển các giá trị văn hóa và nghề truyền thống và tạo ra các cơ hội để giao lưu văn hóa và kinh tế giữa Việt Nam và các nước khác. Là địa phương nằm ở khu vực trung tâm của vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch có nhiều điều kiện và tiềm năng để phát triển các hoạt động du lịch cộng đồng. Các hoạt động du lịch cộng đồng đã tạo ra nhiều cơ hội cho người dân địa phương trong phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa. Tuy vậy, sự phát triển mạnh mẽ, thiếu quy hoạch của du lịch cộng đồng cũng tạo nhiều thách thức cho địa phương như ô nhiễm môi trường, sự tăng lên của giá cả các hoàng hóa, dịch vụ. Nghiên cứu này thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá cảm nhận của người dân về những tác động của hoạt động du lịch cộng đồng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của địa phương và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tính bền vững của hoạt động du lịch cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu. 1214
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 2. Tổng quan nghiên cứu Thuật ngữ du lịch cộng đồng (Community Based Tourism) bắt nguồn từ đầu thế kỷ 20 và được nhiều tác giả định nghĩa khác nhau căn cứ vào nhiều góc nhìn khác nhau. Theo bộ tiêu chuẩn du lịch cộng đồng ASEAN (ASEAN Community Based Tourism Standard) thì du lịch cộng đồng (DLCĐ) là loại hình du lịch mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống địa phương, trong đó các cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch và thu được các lợi ích kinh tế - xã hội, chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa phương Du lịch cộng đồng nhấn mạnh sự phát triển của cộng đồng địa phương và cho phép người dân có quyền tham gia và kiểm soát lớn hơn đối với sự vận hành và phát triển du lịch tại địa phương, đồng thời họ cũng là lực lượng chia sẻ nhiều lợi ích hơn từ hoạt động du lịch. Trong quá trình phát triển DLCĐ, các thành viên cộng đồng tham gia lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các hoạt động du lịch của cộng đồng mình. Các lợi ích được chia đều cho các bên bao gồm các công ty lữ hành và các thành viên cộng đồng. Phát triển DLCĐ đòi hỏi phải tôn trọng bản sắc văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên; các bên tham gia (doanh nghiệp, cộng đồng) phải có trách nhiệm đóng góp duy tu, cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch và hoạt động dân sinh từ nguồn thu hoạt động DLCĐ. Cộng đồng phải chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương mình; đồng thời phải biết sáng tạo trong nắm bắt nhu cầu du khách để chủ động cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả và công bằng. Sự phát triển của du lịch cộng đồng có nhiều tác động đến người dân địa phương. Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Phương Nga & Nguyễn Hồng Vân (2019), khi du lịch cộng đồng phát triển sẽ góp phần tạo việc làm tại địa bàn có tài nguyên du lịch. Không phải chỉ có những người trong độ tuổi lao động, mà cả những người ngoài tuổi lao động như trẻ em, người già và những người khuyết tật đều có thể tham gia vào hoạt động du lịch. Việc làm được tạo ra ngay từ khi xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đến khi các điểm, khu du lịch đi vào hoạt động [3]. Phát triển du lịch sẽ đánh thức các nghề thủ công truyền thống tại địa bàn, có thêm điều kiện phục hồi và phát triển hơn, làm tăng thêm thu nhập của người dân trong cộng đồng [7]. Phát triển du lịch còn góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác như giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng, viễn thông, công nghiệp, nông nghiệp,… phát triển theo. Các ngành này phát triển sẽ tăng nguồn thu ngân sách địa phương thông qua các khoản nộp thuế của các doanh nghiệp [4]. Thu ngân sách của địa phương tăng, chính quyền địa phương sẽ có thêm các khoản cân đối ngân sách phục vụ cho công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế, mạng lưới giao thông công cộng, điện, nước, thông tin… Đ c biệt là ở những vùng phát triển du lịch, do xuất hiện nhu cầu ăn nghỉ, lưu trú, đi lại, vận chuyển, thông tin liên lạc của du khách và những điều kiện cần thiết cho cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động tăng lên. Hạ tầng cơ sở phát triển sẽ cải thiện cuộc sống người nghèo, tăng khả năng tiếp cận với nước sạch, điện, đường giao thông, giáo dục, truyền thông, y tế...[8]. Cùng với sự phát triển du lịch thì văn hóa du lịch cũng được hình thành do sự tác động lẫn nhau giữa các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch, bao gồm tài nguyên du lịch, khách du lịch, dân cư nơi khách đến, chính quyền địa phương và doanh nghiệp du lịch. Khi đi du lịch, khách thường tiếp xúc với dân cư địa phương; qua đó, văn hóa của cả khách du lịch và của cộng đồng dân cư nơi khách đến được trau dồi và nâng cao. Du lịch tạo khả năng cho con người mở mang, tăng cường sự hiểu biết về lịch sử truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán, đạo đức, chế độ xã hội…[9]. Tuy nhiên, du lịch cũng tác động tiêu cực đến nhiều khía cạnh của cộng đồng; trước tiên môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Dòng khách du lịch tăng lên nếu không quản lý tốt sẽ dẫn đến thương mại hóa, tầm thường hóa văn hóa bản địa; sự phỏng cổ tùy tiện trong kiến trúc, trong biểu diễn, trong tôn tạo duy tu bảo dưỡng các di tích không theo nguyên bản sẽ gây ra sự thương tổn nghiêm trọng đối với nền văn hóa bản địa [7]. Bên cạnh đó, môi trường tự nhiên sẽ ô nhiễm do khai thác quá tải tài nguyên du lịch tự nhiên, khai thác động thực vật quý hiếm, xả rác và nước thải, gây tiếng ồn, sử dụng quá mức nước sạch, làm biến động hệ sinh thái, nhất là giảm thiểu tính đa dạng sinh thái khi du lịch phát triển, số lượng du khách tăng lên quá tải… [6]. Du lịch cộng đồng cũng dễ gây ra nhiều nguy cơ như tăng chi 1215
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 phí sinh hoạt và giá đất, phá vỡ môi trường tự nhiên, ô nhiễm và rác thải, gia tăng tiếng ồn, tắc nghẽn giao thông… Ngoài ra, phát triển DLCĐ cũng dẫn đến các nguy cơ về xã hội như sự gia tăng tội phạm, việc đánh mất bản sắc cộng đồng, xuống cấp giá trị văn hóa [9]. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua Báo cáo của Sở du lịch Quảng Bình; Niên giám thống kê huyện Bố Trạch và UBND xã Sơn Trạch. Để đảm bảo tính đại diện của số liệu điều tra, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu dựa trên danh sách các hộ dân do UBND xã Sơn Trạch cung cấp. Đối tượng khảo sát của đề tài là các hộ gia đình đang sinh sống và chịu ảnh hưởng của các hoạt động du lịch tại địa bàn nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng công cụ thống kê mô tả (các chỉ tiêu như tần suất, số trung bình) để phân tích cảm nhận của người dân về tác động của các hoạt động du lịch bao gồm các tác động tích cực và tác động tiêu cực. Đồng thời, phương pháp tham vấn chuyên gia được sử dụng để tham vấn các chuyên gia nhằm đảm bảo tính thực tiễn của các giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Sơn Trạch Sơn Trạch nằm phía Tây Bắc của huyện Bố Trạch, là trung tâm tiểu vùng của các xã vùng gò đồi, miền núi của huyện với diện tích tự nhiên 101 km2. Toàn xã có 3.097 hộ, 12.475 người dân sinh sống ở 09 thôn và 01 bản đồng bào Vân Kiều. Kinh tế - xã hội của xã đang có những bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức cao; tốc độ đô thị hóa ngày càng đẩy nhanh; thu nhập bình quân đầu người đạt 43 triệu đồng/người/năm. Nguồn: www.quangbinh.gov.vn 4.2. Đặc điểm của đối tượng điều tra Để nghiên cứu tác động của các hoạt động du lịch cộng đồng đối với người dân địa phương, chúng tôi đã tiến hành điều tra 92 người dân đang sinh sống tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Trong tổng số 92 người được điều tra, có 67,7% là nữ giới và độ tuổi bình quân là 32,6. Để đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, tất cả những người được điều tra đều có thời gian sinh sống tại địa phương từ 5 năm trở lên. Trong tổng mẫu điều tra, có 91% số người điều tra đã sinh ra và lớn lên tại địa bàn nghiên cứu. Điều này cho thấy, họ đã có đủ thời gian để cảm nhận được sự thay đổi của các hoạt động du lịch cộng đồng tại địa phương. Hoạt động du lịch cộng đồng tại xã Sơn Trạch chủ yếu tập trung vào loại hình dịch vụ lưu trú và ăn uống, bán hàng, dịch vụ vận chuyển và tham gia các hoạt động hỗ trợ du khách khi đi các tour khám phá hang động. Trong 92 người được khảo sát thì có đến 58 người (62,3%) có tham gia vào các hoạt động du lịch cộng đồng. Điều này cho thấy, các đối tượng điều tra có hiểu biết về các hoạt động du lịch cộng đồng và tác động của nó đối với người dân địa phương. 1216
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 4.3. Đánh giá tác động tích cực của các hoạt động du lịch cộng đồng Nằm trong vùng lõi của vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, hoạt động du lịch cộng đồng có tác động đến nhiều khía cạnh của người dân địa phương bao gồm kinh tế, văn hóa, cơ sở hạ tầng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Để đánh giá những tác động của du lịch cộng đồng đối với người dân, nghiên cứu này sử dụng thang đo likert 5 bậc để đánh giá cảm nhận của người dân đối với tác động của du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, thông qua các cuộc phỏng vấn sâu, những tác động cụ thể cũng sẽ được phân tích một cách chi tiết. Về khía cạnh kinh tế, số liệu Bảng 1 cho thấy du lịch tác động lớn nhất đến khả năng thu hút đầu tư vào địa phương. Theo Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018, lượng du khách đến du lịch, khám phá tại Di sản thiên nhiên thế giới đạt trên 460.337 lượt (tăng 7,2% so với cùng kỳ); trong đó, khách trong nước đạt gần 364.358 lượt người (tăng 4%) và khách quốc tế 95.979 lượt (tăng 21,3%). Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, rất nhiều người dân tại địa phương đã xây dựng các mô hình homestays để đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách. Một số công ty du lịch đã mở rộng quy mô đầu tư chỗ ở; phương tiện đi lại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Tuy vậy, sự phát triển quá nóng và thiếu quy hoạch của các mô hình homestays cũng đã dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh và giảm chất lượng phục vụ. 3,65 Du lịch làm tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm địa phương Phát triển du lịch thúc đẩy đổi mới, tăng kỹ năng kinh 3,15 doanh cho người dân địa phương Du lịch tạo cơ hội phát triển các hoạt động kinh doanh nhỏ 4,02 cho người dân địa phương 4,65 Phát triển du lịch góp phần thu hút đầu tư vào địa phương 4,21 Du lịch gia tăng thu nhập cho người dân địa phương Phát triển du lịch tạo nhiều cơ hội cho người dân bán các 2,81 sản phẩm truyền thống Phát triển du lịch tạo thêm nhiều việc làm cho người dân 4,01 địa phương 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5 Biểu đồ 1: Tác động tích cực của du lịch đối với kinh tế Tác động đối với việc làm và thu nhập cho người dân địa phương được thể hiện khá rõ nét. Sự bùng nổ về du khách đến thăm khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng trong những năm gần đây đã tạo cơ hội cho người dân địa phương tăng thu nhập và tạo việc làm. Đa số người dân tham gia phỏng vấn đều cảm nhận rằng người dân đã có cơ hội tăng thêm thu nhập nhờ sự phát triển của du lịch (điểm đánh giá trung bình là 4,21). Người dân địa phương đã được tăng thêm thu nhập từ các hoạt động cho thuê chỗ ở, chở khách đi tham quan, bán các nông sản địa phương. Bên cạnh đó, sự phát triển của các loại hình dịch vụ du lịch cũng đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương (điểm đánh giá 4,01) như vận chuyển, bán đồ lưu niệm, kinh doanh nhà hàng, lưu trú. Phát triển mô hình du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Sơn Trạch không những giúp người kinh doanh mô hình này mang lại nhiều lợi ích mà còn giúp các ngành nghề khác phát triển theo. Chẳng hạn, với sự gia tăng nhu cầu thực phẩm cho khách du lịch đã thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi. Thời gian qua, nhờ nguồn vốn ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội huyện Bố Trạch, nhiều hộ nghèo có cơ hội tham gia vào phát triển du lịch cộng đồng tại xã. Các ngành nghề được người dân ưu tiên đầu tư chủ yếu là đóng thuyền du lịch, nuôi cá lồng, mở nhà hàng, quán ăn, bán đồ lưu niệm, dịch vụ ảnh nhanh cho du khách. Vì vậy, du lịch giúp thúc đẩy đổi mới tăng kỹ năng kinh nghiệm kinh doanh cho người dân, tạo cơ hội phát triển kinh doanh cho người dân địa phương. 1217
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Du lịch tăng cường nhận thức và bảo vệ môi trường của 3,54 người dân địa phương Du lịch giúp người dân và du khách trao đổi văn hóa với 4,31 nhau nhiều hơn Du lịch góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tại địa 3,51 phương Phát triển du lịch làm gia tăng hình ảnh địa phương 4,87 Phát triển du lịch thúc đẩy năng lực cộng đồng trong quán 4,16 lý tài nguyên 0 1 2 3 4 5 6 Biểu đồ 2: Tác động tích cực của du lịch cộng đồng đối với văn hóa, xã hội và quản lý tài nguyên Du lịch làm gia tăng hình ảnh của địa phương nhận được nhiều đánh giá tích cực từ những người được điều tra (điểm trung bình 4,87). Từ khi Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới thì nghề nuôi cá lồng ở xã Sơn Trạch đã có nhiều khởi sắc. Thông qua các hoạt động du lịch, hình ảnh địa phương đã được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến. Trong thời gian vừa qua, chính quyền xã Sơn Trạch và ngành du lịch đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm tăng cường hình ảnh điểm đến Phong Nha – Kẻ Bàng. Chẳng hạn, để quảng bá hình ảnh và xây dựng thương hiệu cá trắm sông Son, đồng thời tôn vinh những người nuôi cá giỏi ở vùng Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng, Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng phối hợp với UBND xã Sơn Trạch đã tổ chức Hội thi cá trắm sông Son. Hội thi không chỉ thu hút người dân địa phương tham gia mà còn là dịp để khách du lịch được trải nghiệm, hiểu thêm về nghề nuôi cá lồng và thưởng thức hương vị ẩm thực của mảnh đất di sản. Sự phát triển của mô hình nuôi cá lồng trên sông không chỉ tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương mà còn gia tăng sức hút về du lịch. Với cách làm này, nghề nuôi cá lồng trên sông Son không chỉ để cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho du khách mà còn làm phong phú thêm loại hình du lịch cộng đồng. Du lịch giúp người dân và du khách trao đổi văn hóa nhiều hơn nhận được phản hồi rất tích cực với điểm số trung bình là 4,31. Khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng là nơi sinh sống của các dân tộc ít người ở Quảng Bình và có nhiều phong tục tập quán, lễ hội dân gian, các làn điệu dân ca, ẩm thực rất thích hợp để đưa vào phát triển mô hình du lịch cộng đồng. Hội thi đua thuyền cũng là thời điểm mở đầu cho mùa cao điểm du lịch tại Phong Nha để chào đón lượng khách tham quan trong năm. Đây là hoạt động văn hóa được địa phương tổ chức hằng năm không chỉ cầu cho mưa thuận gió hòa mà còn thể hiện sức mạnh đoàn kết, sân chơi thể thao của người dân và tăng thêm tính tò mò cũng như điểm hấp cho khách du lịch, tăng lượng khách du lịch đến với xã Sơn Trạch. 4.4. Đánh giá tác động tiêu cực của các hoạt động DLCĐ Bên cạnh các tác động tích cực đối với người dân địa phương, sự phát triển của DLCĐ cũng gây ra những tác động tiêu cực tại địa bàn nghiên cứu. Số liệu Biểu đồ 3 cho thấy ý kiến đánh giá của người dân về tác động tiêu cực của phát triển DLCĐ trên địa bàn xã Sơn Trạch. Sự gia tăng của giá cả các hàng hóa tại địa phương như thực phẩm, đất đai do tác động của các hoạt động du lịch được rất nhiều người phỏng vấn đồng tình (điểm trung bình 4,52). Do nhu cầu xây dựng các homestays lớn nên giá cả đất đai tăng khá cao so với các địa phương vùng nông thôn miền núi ở khu vực miền Trung. Nhu cầu sử dụng các hàng hóa dịch vụ liên quan đến hoạt động du lịch cũng tăng lên theo nhằm đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch. 1218
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Du lịch làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo tại địa phương 3,22 Du lịch gây ô nhiễm rác thải 4,21 Du lịch gây ô nhiễm không khí, dòng sông và tạo ra nhiều tiếng ồn 3,65 Du lịch gây ách tắc gia thông 3,01 Du lịch làm tăng tỉ lệ tội phạm 3,54 Du lịch làm thay đổi lối sống địa phương 2,31 Du lịch là nguyên nhân gây tàn phá các thắng cảnh địa phương 2,53 Du lịch làm biến đổi giá trị truyền thống của địa phương 2,93 Du lịch làm tăng giá nhà, giá đất 4,41 Du lịch làm tăng giá hàng hóa dịch vụ 4,52 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5 Biểu đồ 3: Tác động tiêu cực của du lịch cộng đồng Hiện nay, việc phát triển nhanh các mô hình du lịch cộng đồng đang là điểm nhấn ở Phong Nha. Tuy nhiên, việc xây dựng các mô hình homestays theo tính tự phát nên chất lượng chưa đáp ứng đúng theo yêu cầu. Trong thời gian vừa qua, để thu hút khách du lịch các chủ nhà kinh doanh đã hạ giá phòng nên chất lượng dịch vụ có khuynh hướng giảm xuống, ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch địa phương. Vì vậy, theo ý kiến một số nhà quản lý địa phương và các chuyên gia du lịch, ở khu vực xã Sơn Trạch, không nên xây dựng thêm homestay mà chú trọng vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đào tạo kỹ năng quản lý, ngoại ngữ cho nhân viên các đơn vị kinh doanh du lịch. Hiện tại ở các Homestays giá cả các hàng hóa, dịch vụ còn chưa thống nhất, điển hình vào các dịp lễ hội thì hiện tượng phá giá diễn ra khá phổ biến. Do đó, các cơ sở kinh doanh cần niêm yết giá, liên kết để chia sẽ các lợi ích trong quá trình phát triển. Nguy cơ gây ô nhiễm rác thải cũng là một vấn đề được người dân quan tâm. Do vị trí địa lý khá thuận lợi nên hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều nằm ở trên địa bàn xã Sơn Trạch. Với sự gia tăng ngày càng nhanh chóng của số lượng du khách và sự hạn chế của công nghệ xử lý chất thải thì nguy cơ ô nhiễm môi trường đ c biệt là ô nhiễm nguồn nước sông Son – con sông chính chảy qua địa bàn xã ngày càng tăng. Vì vậy, vấn đề quản lý môi trường cần được quan tâm nhiều hơn. 5. Kết luận và một số gợi ý chính sách Phát triển DLCĐ trên địa bàn xã Sơn Trạch đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương đ c biệt là vấn đề thu nhập và việc làm. Sự gia tăng của lượng khách du lịch trong thời gian gần đây đã làm tăng nhu cầu về vật tư, hàng hóa góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế có liên quan, đ c biệt là nông nghiệp. Bên cạnh đó, sự phát triển của DLCĐ cũng đã làm gia tăng hình ảnh của địa phương. Tuy vậy, sự phát triển khá nhanh chóng và thiếu quy hoạch của các loại hình DLCĐ; cơ sở kinh doanh lưu trú và thiếu hụt các kỹ năng quản lý du lịch đã tạo ra những tác động tiêu cực cho người dân địa phương như: gia tăng giá cả đất đai, hàng hóa dịch vụ; nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Để đảm bảo sự phát triển các hoạt động DLCĐ một cách bền vững, cần thực hiện một số giải pháp như: - Chính quyền xã cần hoàn thiện các quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và quy hoạch chi tiết cho những điểm tham quan du lịch, từng khu du lịch và hạ tầng du lịch, từ đó thu hút các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tham gia vào du lịch cộng đồng. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện các quy định của luật pháp. 1219
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 - Phát triển DLCĐ mang lại lợi ích cho người dân địa phương trong đó, cộng đồng dân cư tại địa phương tham gia du lịch cộng đồng với tư cách vừa là nhà tổ chức, vừa là người hưởng thụ, lại vừa chủ động cung cấp các dịch vụ như nhà nghỉ, phương tiện vận chuyển, phục vụ ăn uống, bán hàng lưu niệm, hỗ trợ du khách…Vì vậy, cần hỗ trợ đào tạo các kỹ năng quản lý du lịch cho các hộ kinh doanh du lich; lãnh đạo chính quyền địa phương để tạp phong cách phục vụ ngày càng chuyên nghiệp hơn. - Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cần gia tăng sự tham gia của các bên liên quan trong phát triển DLCĐ đ c biệt là người dân. Tăng quyền lực cho cộng đồng là thực hiện quyền kiểm soát, quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, người dân cho phép của cộng đồng đối với mọi công việc từ việc tham gia kế hoạch phát triển đến việc tổ chức, quản lý, thực hiện và giám sát nhằm đạt được sự phát triển bền vững cả về kinh tế xã hội, tài nguyên và môi trường. Bên cạnh đó, đẩy mạnh sự liên kết giữa các bên liên quan như người dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương trong phát triển DLCĐ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đào Ngọc Cảnh, Ngô Thị Ái Thi (2018). "Phát triển du lịch nông thôn dựa vào cộng đồng người Khmer ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang". Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (148-157). [2] Đỗ Tuyết Ngân, Dương Minh Cường (2017). "Phát triển du lịch cộng đồng tại bản Áng 2, Xã Đông Sang, Huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La". Tạp chí Khoa học và Công nghệ-Đại học Thái Nguyên số 163 tr.237-242. [3] Hoàng Thị Phương Nga, Nguyễn Hồng Vân (2019). "Phát triển du lịch cộng đồng trở thành sinh kế bền vững cho người Lự ở bản Hon (Lai Châu)". Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên Số 201.Trang 157-163. [4] Thái Thảo Ngọc (2016). "Lợi ích và các định hướng sự phát triển du lịch cộng đồng tại Quảng Nam". Tạp chí Khoa học số 2. [5] Nguyễn Quốc Nghi (2013). "Giải pháp phát triển du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long". Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 11-16. [6] Đỗ Thúy Mùi (2016). "Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Lai Châu". Tạp chí khoa học Đại học Tây Bắc Số 1, tr. 70. [7] Mathew, Paul V., and S. Sreejesh (2017). "Impact of responsible tourism on destination sustainability and quality of life of community in tourism destinations". Journal of Hospitality and Tourism Management số 31: 83-89. [8] Marin, D. (2015). Study on the economic impact of tourism and of agrotourism on local communities. Research Journal of Agricultural Sciences, 47(4), 160-163. [9] Muresan, I., Oroian, C., Harun, R., Arion, F., Porutiu, A., Chiciudean, G., & Lile, R. (2016). Local residents’ attitude toward sustainable rural tourism development. Sustainability, 8(1), 100. 1220
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái - TS Trần Thị Mai
86 p | 101 | 20
-
Phân tích hoạt động marketing du lịch cộng đồng tại Cồn Sơn thành phố Cần Thơ
12 p | 108 | 17
-
Phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường - Du lịch cộng đồng Việt Nam
38 p | 63 | 13
-
Bộ công cụ du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam
125 p | 114 | 9
-
Giải pháp tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng ở Bản Đốc, xã Cổ Lũng và Bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
7 p | 51 | 7
-
Đánh giá tác động của du lịch cộng đồng đến bảo tồn văn hoá tộc người ở Khu vực hồ Hòa Bình và đề xuất quy trình bảo tồn bền vững
12 p | 28 | 7
-
Các yếu tố tác động đến quyết định tham gia du lịch cộng đồng của người dân địa phương huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang
8 p | 78 | 6
-
Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Cát Hải, Hải Phòng
10 p | 33 | 5
-
Tác động của hoạt động du lịch đến bảo tồn đa dạng sinh học tại các Vườn quốc gia và khu bảo tồn
5 p | 48 | 5
-
Ứng dụng thực tế ảo (Virtual reality) trong quảng bá du lịch
7 p | 6 | 3
-
Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng
9 p | 49 | 3
-
Thực trạng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam trước tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0
8 p | 11 | 3
-
Tác động của du lịch đến phát triển kinh tế và phát thải carbon
12 p | 6 | 2
-
Phát triển du lịch cộng đồng của người dân tộc Dao tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
14 p | 13 | 2
-
Tài liệu giảng dạy môn Phát triển du lịch bền vững - Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM
49 p | 3 | 2
-
Du lịch Thiền (Zen tourism) - Hướng phát triển bền vững cho du lịch Tây Nguyên
12 p | 4 | 1
-
Tác động của phát triển du lịch đến chất lượng cuộc sống người dân thành phố Đà Nẵng
7 p | 49 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn