Du lịch cộng đồng các vùng dân tộc thiểu số góp phần thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển bền vững
lượt xem 8
download
Thông qua việc nghiên cứu trường hợp về hoạt động du lịch cộng đồng của người Mường và người Thái ở Hòa Bình, tác giả muốn nhấn mạnh tính hiệu quả của loại hình du lịch này đối với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Du lịch cộng đồng các vùng dân tộc thiểu số góp phần thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển bền vững
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CÁC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GÓP PHẦN THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ThS. Nguyễn Ngọc Linh Khoa Du lịch - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội / Email: laninguyen@bme.edu.vn Tóm tắt: Du lịch cộng đồng do cộng đồng sở hữu và điều hành, được quản lý hoặc phối hợp ở cấp cộng đồng góp phần vào sự thịnh vượng của cộng đồng thông qua việc hỗ trợ sinh kế bền vững và bảo vệ các truyền thống văn hóa - xã hội có giá trị và các nguồn tài nguyên di sản văn hóa tự nhiên. Loại hình này vừa đảm bảo sinh kế cho người dân địa phương, vừa bảo tồn, tôn tạo, phát huy những giá trị truyền thống của tài nguyên nhân văn, cũng như bảo vệ bền vững những tài nguyên tự nhiên của địa phương. Thông qua việc nghiên cứu trường hợp về hoạt động du lịch cộng đồng của người Mường và người Thái ở Hòa Bình, tác giả muốn nhấn mạnh tính hiệu quả của loại hình du lịch này đối với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Từ khóa: tăng trưởng xanh, du lịch cộng đồng, dân tộc thiểu số 1. Giới thiệu Vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta có hệ thống di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, là tiềm năng, lợi thế so sánh trong phát triển du lịch, trực tiếp tạo nên các sản phẩm du lịch di sản mang tính đặc thù. Tính đa dạng, phong phú của các di sản văn hóa tộc người mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc khác nhau đã tạo nên sức hút cho du lịch cộng đồng. Du lịch cộng đồng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân nơi đây, góp phần chuyển đổi sinh kế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng các dân tộc tham gia vào các chuỗi du lịch. Du lịch ở đây dựa trên du lịch cộng đồng gắn với đời sống người dân. Khách du lịch được trải nghiệm những hoạt động quen thuộc của người địa phương, chứ người dân không phải thay đổi để làm hài lòng du khách. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang phát triển loại hình du lịch cộng đồng, thì người Thái và người Mường ở tỉnh Hòa Bình được ghi nhận rất nhiều thành công trong việc không những đảm bảo sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân bản địa, mà vẫn lưu giữ được các nét văn hóa truyền thống bản địa, cũng như bảo vệ được các tài nguyên tự nhiên tại địa phương. Vì thế, việc nghiên cứu trường hợp về hoạt động du lịch cộng đồng của người Mường và người Thái ở Hòa Bình để thấy tính hiệu quả của loại hình du lịch này đối với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Economy and Forecast Review 289
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP 2. Du lịch cộng đồng và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng 2.1. Khái niệm Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch đang nhận được rất nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây bởi tính nhân văn của loại hình này đối với người dân bản địa, đối với các tài nguyên của địa phương và hơn cả là đối với toàn xã hội. Theo Tổ chức mạng lưới du lịch cộng đồng vì người nghèo: “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi trường cộng đồng. Các sáng kiến của du lịch cộng đồng nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng. Các sáng kiến của du lịch cộng đồng còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên” (trích theo Nguyễn Văn Đính, 2021). Đây là khái niệm cho thấy rõ nhất tính bền vững có sẵn trong nội hàm của loại hình du lịch này và đây cũng là loại hình du lịch thích hợp với vùng dân tộc thiểu số trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Ở Việt Nam, theo Khoản 15, Điều 3 - Luật Du lịch năm 2017, “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi”. Theo các khái niệm trên, du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho người dân bản địa. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương. 2.2. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng Theo Bộ tiêu chuẩn du lịch cộng đồng, những nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng gồm: Thứ nhất, tham gia và trao quyền cho cộng đồng để đảm bảo quyền sở hữu và quản lý minh bạch. Nguyên tắc trên cho thấy, du lịch dựa vào cộng đồng là một phương thức, là một quá trình tương tác giữa chủ (người tạo ra sản phẩm du lịch) và khách (người sử dụng sản phẩm du lịch), mối quan hệ này mang hàm ý tham gia cho cả hai bên và tạo ra được lợi ích kinh tế và bảo tồn cho cộng đồng và môi trường địa phương. Nguyên tắc thể hiện du lịch cộng đồng là một cách tiếp cận làm cho văn hóa, thiên nhiên bền vững, cân bằng với các tiêu chuẩn kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa được khai thác hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan, môi trường văn hóa. Thứ hai, thiết lập quan hệ đối tác với các bên liên quan. Thiết lập mối quan hệ với các đối tác có liên quan, như: các công ty du lịch, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các đơn vị trực thuộc nhà nước nhằm đạt được những mục tiêu trọng tâm của hợp tác phát triển, như: xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển bền vững và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Các mục tiêu hợp tác phát triển phải tính đến các chiến lược và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. 290 Kinh tế và Dự báo
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Thứ ba, dành được sự thừa nhận với các đối tác có liên quan. Để dành được sự thừa nhận của các đối tác có liên quan, cũng như sự thừa nhận của các quốc gia khác, thì các cộng đồng có hoạt động du lịch buộc phải đạt được những tiêu chuẩn đã được thống nhất giữa các bên tham gia cũng như các quốc gia; tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc đã được đặt ra. Thứ tư, cải thiện phúc lợi xã hội và duy trì đời sống dân sinh. Các cộng đồng địa phương, đặc biệt là những cộng đồng nghèo ở khu vực nông thôn, miền núi, ven biển, thường có trình độ nhận thức hạn chế, kinh tế kém phát triển, cở sở vật chất kỹ thuật chưa đầy đủ. Do vậy, phần lớn các cộng đồng địa phương không thể tự mình có đủ các nguồn để quy hoạch phát triển du lịch và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, các chính sách phát triển du lịch cộng đồng như chính sách an sinh xã hội góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư cần được coi như chiến lược phát triển của địa phương và quốc gia. Thứ năm, đảm bảo cơ chế công bằng và chia sẻ lợi ích một cách minh bạch. Chủ sở hữu hợp pháp các nguồn tài nguyên du lịch là cộng đồng địa phương. Vì vậy, cộng đồng địa phương được tham gia vào tất cả các khâu, các quá trình phát triển du lịch với vai trò là người chủ sở hữu tài nguyên và các nguồn lực phát triển du lịch nói chung. Vì thế, phần lớn nguồn lợi thu được cần giữ lại để đầu tư cho nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển cộng đồng, cũng chính là đầu tư cho bảo tồn tôn tạo tài nguyên và phát triển du lịch. Để tránh nảy sinh các mâu thuẫn trong quá trình phát triển, tránh tiêu cực, tham nhũng trong quá trình quản lý và sử dụng các nguồn thu từ hoạt động du lịch, việc phân chia nguồn lợi thu được từ hoạt động du lịch cần được công khai và công bằng giữa các bên tham gia cũng như giữa các thành viên trong cộng đồng. Thứ sáu, tăng cường liên kết với cộng đồng địa phương và các khu vực lân cận. Đối với một số cộng đồng mà các điều kiện về cơ sở vật chất hay các tài nguyên không đủ đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của du khách, thì việc liên kết với các cộng đồng khu vực lân cận giúp cho các sản phẩm du lịch của họ được đầy đủ hơn, phong phú hơn hoặc chí ít có thể đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của khách du lịch, hướng tới đáp ứng được tất cả những nhu cầu của khách. Thứ bảy, tôn trọng bản chất văn hóa và truyền thống địa phương. Duy trì tính đa dạng về tự nhiên và sự đa dạng về văn hóa, đặc biệt là sự đa dạng về các hệ sinh thái và đa dạng sinh học chính là bảo vệ môi trường sống của cộng đồng và tạo ra sự đa dạng, tính độc đáo của sản phẩm du lịch, có sức hấp dẫn với du khách. Do vậy, khi phát triển du lịch phải đi đôi với việc bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch, thu hút các bên tham gia vào hoạt động này và phải coi trọng đầu tư phát triển giáo dục cho các thành viên tham gia. Thứ tám, góp phần bảo tồn thiên nhiên. Các nguồn lực phát triển du lịch, đặc biệt là các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đều có một đặc điểm là dễ bị thay đổi, suy giảm theo hướng tiêu cực. Vì vậy, khi quy hoạch phát Economy and Forecast Review 291
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP triển du lịch cộng đồng cần đưa ra, thực thi các phương cách khai thác, bảo tồn nguồn lực theo hướng có kiểm soát, tiết kiệm và bền vững, vận dụng các chỉ số về sức chứa trong quá trình khai thác, không vượt quá khả năng phục hồi, tái tạo của các nguồn tài nguyên, hài hòa với các yếu tố địa lý tại chỗ và các giá trị văn hóa bản địa. Thứ chín, nâng cao sự trải nghiệm của du khách bằng cách nâng cao sự hiếu khách và sự tương tác với khách du lịch. Một trong những nguyên tắc mới được đưa vào trong Bộ tiêu chuẩn du lịch cộng đồng là mang đến cho khách du lịch những trải nghiệm mới thông qua sự hiếu khách, cũng như những sự tương tác khách du lịch và cộng đồng địa phương. Du lịch cộng đồng được coi như một trong những loại hình du lịch mang lại sự gắn kết giữa con người với con người, giữa con người và thiên nhiên. Thứ mười, hướng tới việc tự chủ tài chính. Tự chủ tài chính là một trong những mốc quan trọng để đánh dấu sự chủ động, cũng như sự điều hành, quản lý cho hoạt động du lịch địa phương đã hoàn toàn được trao lại cho người dân cộng đồng cũng như khẳng định được trình độ quản lý, cũng như cách thức quản lý của cộng đồng. Ngoài ra, khi tự chủ tài chính thì cộng đồng địa phương có thể đảm bảo lợi nhuận được phân chia công bằng và lợi nhuận sẽ được giữ lại nhiều hơn cho cộng đồng. 3. Hoạt động du lịch cộng đồng tại các vùng dân tộc thiểu số: Nghiên cứu trường hợp của người Thái và người Mường ở tỉnh Hòa Bình Vào những năm đầu của thế kỷ thứ 21, du lịch cộng đồng đã dần hình thành và phát triển tại Hòa Bình. Ban đầu mới chỉ dừng ở việc khách ghé thăm và ra về trong ngày. Sau đó, khi người dân nhận thấy tiềm năng của việc khách lưu trú lại qua đêm nên họ đã có những thay đổi nhất định trong dịch vụ và dần dần đón được khách ở lại qua đêm, cũng như tăng cường sử dụng các dịch vụ bổ trợ tại địa phương. Sau một thời gian, Mai Châu - Hòa Bình đã trở thành một trong những địa điểm du lịch cộng đồng yêu thích của du khách quốc tế khi đến Việt Nam và của khách nội địa muốn di chuyển quãng đường ngắn (tính từ nội thành Hà Nội). Những chính sách du lịch cộng đồng dựa trên quyền và kiến thức văn hóa truyền thống của địa phương đã tạo động lực cho việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ sản xuất nông nghiệp mang tính tự cấp tự túc sang nền kinh tế thị trường trên cơ sở “hàng hóa hóa” văn hóa địa phương để thu hút khách du lịch. Ngoài ra, sự biến đổi về mô hình kinh tế cũng kéo theo những thay đổi về văn hóa tộc người. Với mục đích tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống kinh tế, giúp người thiểu số “hòa nhập” với mô hình phát triển chung của toàn xã hội, chính sách phát triển du lịch cộng đồng đã làm thay đổi cơ bản trên một số lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương, cụ thể đối với người Thái và người Mường thể hiện rõ nét nhất ở 4 khía cạnh cơ bản: Thứ nhất, hàng hóa hóa văn hóa. Hiện nay, những người dân tộc ở đây không chỉ giữ hình thức sinh kế truyền thống mà đã dần hướng đến các công việc hoạt động dịch vụ du lịch, như: homestay, bán hàng thủ công, dịch vụ ăn 292 Kinh tế và Dự báo
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP uống ẩm thực, chạy xe điện, cho thuê xe đạp… Về cơ bản, hình thức việc làm và các hoạt động tạo thu nhập từ du lịch đều được diễn ra dựa trên vốn văn hóa địa phương, như: nhà sàn, ẩm thực, hàng thổ cẩm, biểu diễn văn nghệ… Hay nói cách khác, người dân đã hàng hóa hóa văn hóa của tộc người để phục vụ cho mục đích kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận phục vụ cho lợi ích của cá nhân, gia đình. Thứ hai, biến đổi mối quan hệ xã hội do tác động của hoạt động kinh tế du lịch, như: biến đổi trong quan hệ cộng đồng và quan hệ với thế giới bên ngoài - khách du lịch. Trước đây, người Mường và người Thái không có nhu cầu tư lợi vì ruộng, đất là của Nhà nước và được bản mường quản lý và phân phối. Thời điểm đó, nhu cầu của người dân cũng không quá nhiều, nên việc tư lợi cũng không xảy ra. Tuy nhiên, khu du lịch phát triển tại đây làm biến đổi nhu cầu của người dân bản địa. Vì muốn có thêm nhiều của cải tích lũy hơn nên người dân buộc phải thay đổi chính mình. Thay vì ít giao lưu, học hỏi với bên ngoài, cụ thể là các công ty du lịch, lữ hành, thì bây giờ họ khôn khéo hơn, biết thiết lập các mối quan hệ với các đối tác để tìm nguồn khách về với cơ sở kinh doanh lưu trú của mình. Bản thân họ cũng tự học hỏi, trau dồi thêm kiến thức, cũng như kỹ năng để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách du lịch. Họ cũng nắm bắt thị trường, thị hiếu của khách tốt hơn trước, nên sản phẩm đa dạng, phong phú hơn, khách hài lòng đã kéo dài thời gian lưu trú, cũng như gia tăng mức chi tiêu của mình nhiều hơn. Ngoài ra, người dân cũng biết bắt tay với các cở sở kinh doanh khác để làm phong phú thêm sản phẩm của mình… Thứ ba, biến đổi trong quan hệ gia đình. Trước kia, theo mô hình gia đình cũ, thì người phụ nữ vừa tham gia các công việc đồng áng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, vừa là người giữ lửa trong gia đình. Thế nhưng, tiếng nói của người phụ nữ hầu như ít được coi trọng như tiếng nói của người đàn ông. Tuy nhiên, hiện nay, khi du lịch xâm nhập vào từng hộ gia đình, thì vai trò của người phụ nữ tăng lên rõ rệt. Sự bất bình đẳng giới tồn tại trong mỗi gia đình ngày càng thu hẹp. Hạnh phúc gia đình được cải thiện do chất lượng sống được cải thiện. Thu nhập từ du lịch giúp các gia đình có thêm khả năng trang trải cho sinh hoạt phí, trẻ em được chăm sóc tốt hơn, được đi học đầy đủ hơn. Nhu cầu phục vụ các dịch vụ cho khách du lịch tạo thêm công ăn việc làm cho người dân nên giảm được một số lượng lớn lao động thất nghiệp, người đàn ông cũng giảm thời gian nhậu nhẹt... Từ đó, chất lượng cuộc sống mỗi gia đình nâng cao, xã hội được phát triển. Đây chính là điểm tích cực của hoạt động du lịch đối với xã hội. Thứ tư, bảo tồn các giá trị truyền thống thông qua các hoạt động trình diễn bản sắc của tộc người, như: biểu diễn văn nghệ, ẩm thực… Đây là một trong những sản phẩm du lịch đặc sắc của người Thái và người Mường tỉnh Hòa Bình. Để sản phẩm này đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, thì mỗi người dân tham gia vào hoạt động văn nghệ phải nắm rõ được các làn điệu truyền thống, những bài múa của dân tộc mình, vận trang phục và trang sức Economy and Forecast Review 293
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP truyền thống trong các buổi biểu diễn văn nghệ để hoàn thiện các buổi diễn của mình. Muốn như vậy, thì không những các tác phẩm này phải đảm bảo tính quy chuẩn truyền thống mà còn phải linh hoạt sáng tạo để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch. Vô hình chung, vì lợi ích kinh tế mà việc bảo tồn các giá trị truyền thống lại được đặt lên hàng đầu. Việc vừa phát triển kinh tế, vừa phát huy giá trị truyền thống là một trong những tiêu chí hàng đầu của phát triển xanh - phát triển bền vững. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực người Thái, Mường - Hòa Bình thời gian qua cũng đã bộc lộ một số khó khăn, thách thức cần phải khắc phục, như: hệ thống đường giao thông kết nối các làng, bản, điểm đến du lịch cộng đồng còn nhiều khó khăn và thiếu đồng bộ; hệ thống cung cấp nước sạch, khu xử lý rác thải, nước thải chưa được đầu tư đúng mức; hạ tầng viễn thông liên lạc chất lượng thấp chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa tạo được động lực để khách du lịch lưu trú dài hơn và chi tiêu nhiều hơn; liên kết ngành giữa du lịch, nông nghiệp và khu vực nông thôn để tạo thành chuỗi giá trị sản phẩm còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. 4. Những bài học kinh nghiệm được đúc rút Để phát huy triển du lịch cộng đồng, thông qua trường hợp của người Thái, Mường tại Hòa Bình, theo tác giả, thời gian tới, cần có những chính sách sau: Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhận thức và nâng cao hiểu biết cho người dân tộc thiểu số về du lịch cộng đồng, trong đó đặc biệt chú ý những vấn đề về môi trường, về ý nghĩa của phát triển du lịch cộng đồng, đảm bảo tính bền vững của loại hình du lịch này. Đối với du lịch cộng đồng, người dân đóng vai trò là chủ thể tổ chức, quản lý, thực hiện và thụ hưởng. Do vậy, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên, tạo liên kết chặt chẽ các nhóm hộ trong thôn với nhau, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm. Thứ hai, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho du lịch cộng đồng. Du lịch cộng đồng chính là phương thức giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, giúp người dân tộc thiểu số góp phần xóa đói, giảm nghèo hiệu quả. Do đó, cần có chính sách ngân hàng cho các hộ gia đình vay với lãi suất thấp hoặc lập các quỹ du lịch hỗ trợ cho cộng đồng để đồng bào các dân tộc thiểu số có kinh phí xây dựng nhà cửa và các công trình vệ sinh phục vụ du lịch cộng đồng. Nhà nước cần có một số chế độ ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đưa khách đến với vùng du lịch cộng đồng, như: giảm thuế, cho vay ưu đãi. Cần lồng ghép các chương trình có nguồn vốn, như: chương trình nông thôn mới, chương trình hỗ trợ giảm nghèo, các dự án phi chính phủ để có nguồn lực hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, kỹ năng nghề thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển. Cần thành lập Ban quản lý hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng tại các địa phương, là đầu mối để tăng cường công tác quản lý các hoạt động sản xuất 294 Kinh tế và Dự báo
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP kinh doanh du lịch cộng đồng, giám sát, kiểm tra công tác bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, văn hóa và xử phạt các hành vi vi phạm. Thứ ba, để phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững có 2 yếu tố quan trọng cần bảo vệ là bản sắc văn hóa cộng đồng và cảnh quan thiên nhiên. Trong bối cảnh giao lưu, giao thoa văn hóa diễn ra mạnh mẽ thì những giá trị văn hóa cốt lõi của đồng bào các dân tộc thiểu số dễ bị mai một và cần được bảo vệ. Đối với du lịch cộng đồng, du khách không chỉ nghỉ ngơi, khám phá, trải nghiệm riêng tại một Homestay cố định mà là cộng đồng dân cư, vì thế, cảnh quan của mỗi thôn, bản phải sạch đẹp và giữ được nguyên trạng hoang sơ, mộc mạc. Do đó, cần giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc, như: phong tục tập quán, truyền thống đạo đức, công trình kiến trúc, trang phục, lễ hội của người Thái, Mường… là những tài sản vô giá của các dân tộc thiểu số; đồng thời, phải không ngừng giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa quý báu của các dân tộc, có như vậy mới có thể phục vụ lâu dài và phát triển bền vững. Thứ tư, cần huy động những người dân tộc tham gia hoạt động du lịch, chia sẻ về các lợi ích từ du lịch mang lại cho người dân để họ tự nguyện tham gia vào hoạt động du lịch. Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả, phân chia nguồn lợi cho cộng đồng công bằng, bình đẳng. Đây là lĩnh vực kinh doanh phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp của bốn “nhà” (Chủ nhân của điểm du lịch - đồng bào các dân tộc; Doanh nghiệp là đối tác đưa khách đến điểm du lịch, Các nhà tư vấn, các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò nghiên cứu tư vấn, Cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù cho các điểm du lịch cộng đồng). Thứ năm, đổi mới sản phẩm du lịch. Xây dựng những sản phẩm du lịch mang bản sắc văn hóa vùng dân tộc thiểu số với những yếu tố độc đáo sẽ thu hút du khách. Thứ sáu, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ du lịch mang tính chiến lược. Đào tạo từ những người làm công tác quản lý tại các tuyến điểm và những cư dân Mường tham gia hoạt động kinh doanh du lịch để áp dụng một cách khoa học, linh hoạt, sáng tạo công nghệ đón tiếp và phục vụ khách du lịch. 5. Kết luận Mỗi một loại hình du lịch nào cũng có những điểm mạnh và điểm yếu riêng của mình. Du lịch cộng đồng cũng không là ngoại lệ. Du lịch cộng đồng đâu đó cũng làm cho người dân bản địa mất đi sự trong sáng, mộc mạc vốn có của mình. Môi trường cũng ô nhiễm do nhu cầu sử dụng sản phẩm du lịch của khách du lịch tăng hơn… Tuy nhiên, xét về nhiều khía cạnh, đây là loại hình du lịch có thể mang lại nhiều lợi ích, phù hợp với người dân tộc thiểu số hơn cả là đáp ứng được nhiều nhất những tiêu chí của phát triển xanh. Loại hình này vừa đảm bảo sinh kế cho người dân địa phương, cùng với đó là sự bảo tồn, tôn tạo, phát huy những giá trị truyền thống của tài nguyên nhân văn cũng như bảo vệ bền vững những tài nguyên tự nhiên của địa phương. Thông qua bài học của người Mường và người Thái ở Hòa Bình, tác giả muốn nhấn mạnh sự phù hợp của loại hình du lịch cộng đồng đối với phát triển xanh, phát triển bền vững.■ Economy and Forecast Review 295
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hội đồng Du lịch bền vững toàn cầu (2006). Tiêu chuẩn Du lịch Bền vững GSTC, Phiên bản thứ 3, ngày 21/12/2006 2. Đỗ Thị Thanh Hương (2019). Văn hóa Mường - Phát triển sản phẩm du lịch ở Hòa Bình, truy cập từ https://vtr.org.vn/van-hoa-muong-phat-trien-san- pham-du-lich-o-hoa-binh.html 3. Handbook (2000). Community based tourism 4. Liên minh châu Âu và Quỹ quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam (2013). Sổ tay du lịch cộng đồng Việt Nam - Phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường 5. OECD (2011). Towards green growth, retrieved from http://www.oecd. org/dataoecd/32/49/48012345.pdf 6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình (2015-2019). Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển du lịch các năm, từ năm 2015 đến 2019 7. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ (2020). Tiêu chuẩn quốc gia về du lịch cộng đồng - Yêu cầu về chất lượng dịch vụ (TCVN 13259:2020), công bố vào ngày 31/12/2020 8. Đặng Thị Diệu Trang, Phạm Quỳnh Phương, Nguyễn Tuệ Chi, Nguyễn Thị Yên (2019). Du lịch dựa vào cộng đồng và sự biến đổi văn hóa địa phương, Nxb Hội Nhà Văn 9. UBND tỉnh Hòa Bình (2021). Quyết định số 1795/QĐ-UBND, ngày 20/8/2021 phê duyệt Đề án Phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 10. Viện Nghiên cứu và phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012). Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng 296 Kinh tế và Dự báo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Du lịch cộng đồng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp bản Sả Séng, Sapa, Lào Cai và bản Lác, Mai Châu, Hoà Bình)
23 p | 273 | 44
-
Đề xuất sơ bộ: Phát triển du lịch cộng đồng tại vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
24 p | 128 | 18
-
Du lịch cộng đồng trên thế giới: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
7 p | 120 | 16
-
Phát triển du lịch cộng đồng trở thành sinh kế bền vững ở Lai Châu (nghiên cứu trường hợp người Lự ở Bản Hon - Tam Đường - Lai Châu)
8 p | 84 | 15
-
Tổng quan về phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam
14 p | 66 | 13
-
Phát triển du lịch cộng đồng ở vùng phụ cận phố cổ Hội An
10 p | 151 | 12
-
Phát triển bền vững du lịch cộng đồng ở Việt Nam
10 p | 22 | 11
-
Bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số với phát triển du lịch cộng đồng
5 p | 86 | 10
-
Thực trạng và định hướng phát triển bền vững du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên
7 p | 71 | 8
-
Du lịch cộng đồng, giải pháp phát triển đời sống kinh tế xã hội huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
6 p | 96 | 8
-
Tiếp cận thị trường và phát triển bền vững dựa vào các doanh nghiệp du lịch cộng đồng: Nghiên cứu tại làng Droong, huyện Đồng Giang, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam
9 p | 44 | 6
-
Tiếp cận dịch vụ ngân hàng số của hộ kinh doanh du lịch cộng đồng ở Tây Bắc, Việt Nam
11 p | 9 | 6
-
Phát triển du lịch cộng đồng hướng đến sự bền vững - nghiên cứu điển hình làng nghề bánh tráng Hòa Đa (Phú Yên)
8 p | 12 | 6
-
Hoạt động du lịch cộng đồng tại vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát
4 p | 26 | 3
-
Phát triển du lịch cộng đồng của người dân tộc Dao tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
14 p | 13 | 2
-
Phân tích SWOT đánh giá điều kiện cho phát triển du lịch cộng đồng của Hòn Yến tỉnh Phú Yên
10 p | 9 | 2
-
Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà tại Thái Nguyên
11 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn