
Giải phát phát triển du lịch cộng đồng làng Mường, xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
lượt xem 4
download

Bài viết tiến hành khảo sát thực địa, thu thập tài liệu, nghiên cứu những điểm mạnh và hạn chế trong phát triển du lịch cộng đồng làng Mường, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp hợp lí như xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, phát triển sản phẩm du lịch… có tính thực tiễn và khoa học, góp phần phát triển du lịch cộng đồng nơi đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải phát phát triển du lịch cộng đồng làng Mường, xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
- GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG LÀNG MƯỜNG, XÃ TRÀ GIANG, HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM Huỳnh Thanh Siêng1 Tóm tắt: Làng của đồng bào người Mường (làng Mường), thôn 3, xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng (gồm những giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn). Tiến hành khảo sát thực địa, thu thập tài liệu, nghiên cứu những điểm mạnh và hạn chế trong phát triển du lịch cộng đồng làng Mường, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp hợp lí như xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, phát triển sản phẩm du lịch… có tính thực tiễn và khoa học, góp phần phát triển du lịch cộng đồng nơi đây. Từ khóa: Du lịch cộng đồng, làng Mường, huyện Bắc Trà My, du khách, tài nguyên du lịch. 1. Mở đầu Làng Mường, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam sở hữu tài nguyên du lịch tư nhiên và nhân văn có giá trị. Tài nguyên du lịch tự nhiên có đồi, núi, thác nước, sông suối... Tài nguyên du lịch nhân văn có nhà sàn, vườn cây lát hoa, đồng ruộng, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống, lễ hội... Tuy nhiên, hiện nay khai thác, phát triển du lịch cộng đồng của làng chưa tương xứng với tiềm năng, du lịch chỉ mang tính tự phát ở một vài hộ gia đình có lợi thế địa lí thuận lợi như nhà gần sông, suối,… làng chưa được đầu tư và chưa có quy hoạch chi tiết. Để du lịch cộng đồng của làng Mường phát triển tương xứng với tiềm năng, đòi hỏi phải có hoạt động nghiên cứu cụ thể, khoa học, đánh giá đúng thế mạnh và hạn chế, từ đó xây dựng hệ được thống giải pháp hợp lí, thực tiễn. 2. Nội dung 2.1. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng nhiều phương pháp khác nhau: - Phương pháp khảo sát thực tế, thực địa, quan sát các tài nguyên du lịch như sông, suối, nhà sàn, nương rẫy... trong làng giúp có thông tin và hình ảnh chính xác, thực tiễn về địa phương, từ đó xác định được lợi thế và hạn chế của tài nguyên, đưa ra giải pháp phù hợp. - Phương pháp phỏng vấn dân cư, du khách và chính quyền địa phương (trưởng thôn, cán bộ du lịch xã, huyện…) giúp tác giả có thông tin về nhu cầu, những khó khăn, đề xuất của người dân trong quá trình làm du lịch cộng đồng (hỗ trợ vốn, đào tạo nguồn 1. Thạc sĩ, Trường Đại học Quảng Nam 53
- GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG LÀNG MƯỜNG... nhân lực, định hướng sản phầm…); nhu cầu và đánh giá dịch vụ du lịch cộng đồng của du khách; chủ trương, chính sách của địa phương đối với phát triển du lịch làng Mường. - Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu giúp tác giả có thông tin cơ bản về du lịch cộng đồng, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của làng Mường, biết được định hướng, nguồn lực đầu tư cho du lịch cộng đồng của làng, từ đó đó xây dựng giải pháp quy hoạch, phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, sản phẩm du lịch... - Phương pháp dự báo giúp xác định xu hướng nguồn khách và thị hiếu của du khách trong tương lai (về thị trường khách, số lượng khách, xu hướng lựa chọn sản phẩm du lịch yêu thích…) từ đó lựa chọn tài nguyên, xác định không gian quy hoạch, xây dựng sản phẩm du lịch hợp lí nhất. 2.2. Du lịch cộng đồng 2.2.1. Khái niệm Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lí, tổ chức khai thác và hưởng lợi [1]. Du lịch cộng đồng thường dựa trên sự mong muốn của du khách tìm hiểu thêm về cuộc sống hàng ngày của các dân tộc có bản sắc vắn hóa đặc sắc. 2.2.2. Các hình thức du lịch cộng đồng Du lịch cộng đồng gồm nhiều hình thức như: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nông nghiệp, du lịch bản địa, du lịch làng…[10]. Hầu hết các hình thức này đều gắn với hoạt động du lịch ở vùng nông thôn, nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống lâu đời. 2.2.3. Đặc điểm của khách du lịch cộng đồng Tôn trọng các giá trị tự nhiên, lịch sử, văn hóa và các điểm tham quan, thích chỗ ở quy mô nhỏ của người dân địa phương. Tìm kiếm những khía cạnh chân thực của cuộc sống: Đặc sản địa phương, thiết kế mộc mạc và tự nhiên, các yếu tố mang đậm tính truyền thống đại phương, quan tâm đến các tác động của du lịch đối với môi trường và giá trị bền vững. Tìm kiếm sự tương tác với con người, lối sống và các nền văn hóa riêng khác nhau của chính họ, có học vấn và thu nhập tương đối cao… 2.3. Khái quát về làng Mường Làng Mường (làng của người Mường) phân bố trên địa phận thôn 3, xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Làng cách trung tâm huyện Bắc Trà My khoảng 5km về phía Đông Bắc. Khoảng những năm 1986 - 1987, do điều kiện khó khăn, những người Mường đầu tiên từ xã Miền Đồi, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình di cư vào Quảng Nam và lựa chọn vùng đất dưới chân núi Hòn Bà huyện Bắc Trà My để sinh sống, lập nghiệp [2]. Vùng đất mới này có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, người Mường đã tiến hành khai hoang, mở lối đi, dựng nhà để ở. Từ đó có thêm nhiều hộ gia đình di cư vào đây sinh sống và hình thành nên cộng đồng người Mường tại địa phương. 54
- HUỲNH THANH SIÊNG Tổng diện tích đất tự nhiên làng Mường 450ha (2022), trong đó 90% diện tích là đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp. Trên địa bàn xã Trà Giang có 15 dân tộc đồng bào khác nhau sinh sống. Dân số đồng bào Mường năm 2022 có 570 người (120 hộ gia đình), sinh sống tập trung chủ yếu ở thôn 3 xã Trà Giang (Nguồn: Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bắc Trà My). Người Mường hiện nay vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của cộng đồng, hầu hết các gia đình sinh sống trong làng có điều kiện kinh tế đều làm nhà sàn truyền thống để ở. Khu vực quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng làng Mường có phong cảnh đẹp, nhiều sông, suối hoang sơ, trong lành. Không gian làng quê yên bình, điểm nhấn về tiềm năng du lịch cộng đồng của làng là những ngôi nhà sàn đặc trưng của người Mường, cùng với ẩm thực độc đáo, lễ hội hấp dẫn. Không gian quy hoạch thực hiện làm du lịch cộng đồng của làng Mường hiện nay khoảng 20ha. Ngày 30/6/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 268/QĐ- SVHTTDL công nhận làng Mường là điểm du lịch [9]. 2.4. Tiềm năng du lịch cộng đồng của làng Mường 2.4.1. Tiềm năng du lịch tự nhiên * Địa hình: Làng Mường phân bố trong khu vực địa hình đồi núi. Người dân sinh sống ven các con sông, suối, các đồng ruộng nhỏ giữa các thung lũng núi đồi. Có giá trị du lịch nhất là núi Hòn Bà cao gần 1.500m so với mực nước biển [9], quanh năm bao phủ trong mây trắng. Ngoài ra còn có thác Năm Tầng nằm ở phía Nam ngọn núi Hòn Bà [6], ngay đầu nguồn làng Mường, dòng nước đổ xuống từ đỉnh núi Hòn Bà trở thành điểm check-in lí thú cho những du khách thích khám phá, tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ, kỳ thú của thiên nhiên. Địa hình đồi núi là lợi thế để phát triển sản phẩm du lịch trekking (leo núi). * Khí hậu: Làng Mường nằm trên địa bàn huyện Bắc Trà My có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau. Thời điểm du lịch ở làng Mường thuận lợi nhất vào mùa khô. Trong điều kiện vùng quê rừng núi có môi trường trong lành, bình yên, là điểm du lịch cho du khách nghỉ ngơi, thư giản, tận hưởng khí hậu mát mẻ của vùng bán sơn cước. * Thủy văn: Làng Mường có các sông, suối chảy qua. Sông Trường là dòng sông nhỏ, phụ lưu của sông Thu Bồn chảy qua địa phận làng Mường có cảnh quan khá đẹp. Hai bên bờ sông là các bãi bồi phủ lớp cỏ xanh, nương mía. Suối Ông Thực chạy dọc trong không gian làng Mường, dòng suối trong xanh, hoang sơ là điểm nhấn đối với sản phẩm du lịch trải nghiệm tự nhiên của làng. Vào mùa hè, cuối tuần, lượng khách từ các vùng lân cận đến tắm suối khá đông. Một số hộ gia đình sống dọc theo dòng suối xây dựng các chòi, sạp tre thoáng mát tạo điểm vui chơi, sinh hoạt lí thú cho du khách. 55
- GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG LÀNG MƯỜNG... Hình 1. Sông Trường, suối Ông Thực, vườn cây lát hoa (Nguồn: Tác giả) * Sinh vật: Cộng đồng người Mường đem theo loài cây lát hoa có giá trị cao và trồng trên những cánh rừng Trà Giang. Cây lát hoa đem lại nguồn lợi kinh tế cao giúp người Mường ổn định cuộc sống. Hiện nay, nhà ít nhất cũng có vài ngàn cây lát hoa, nhà nhiều lên đến hàng chục ngàn cây [4]. Những vườn cây lát hoa là điểm check in mới lạ thu hút du khách. Sông, suối của chảy qua làng có nhiều loại cá (cá niên, cá chình, cá chiên, cá men…), cua, ếch, nhái, ốc… Cá niên là đặc sản nổi tiếng của làng và các huyện miền núi phía Tây Quảng Nam. 2.4.2. Tiềm năng du lịch nhân văn * Kiến trúc nhà ở và văn hóa của người Mường: Làng Mường hiện có 40 nhà sàn, đây chính là bản sắc văn hóa, là hồn cốt quê xứ của người Mường. Nhà sàn là điểm nhấn lớn nhất trong quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng, là kiến trúc nhà ở độc đáo, riêng biệc giữa vùng rừng núi Bắc Trà My so với nhà ở của nhiều cộng đồng dân tộc địa phương. Nhà sàn thuận lợi để phát triển thành homestay phục vụ lưu trú cho du khách. Mô hình lưu trú nhà sàn hiện nay phát triển rất thành công ở Mai Châu (Hòa Bình), Mộc Châu (Sơn La)… Người Mường đến định cư, sinh sống giữa không gian văn hóa Quảng Nam vẫn giữ gìn và phát huy nhiều nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Cộng đồng vẫn giữ nếp sinh hoạt nhà sàn, trồng cây lát hoa trong vườn nhà, giữ gìn nghề đan lát và làm rượu cần truyền thống. Trong các dịp lễ, hội của làng hoặc Tết Bác Hồ (02/9), người Mường thường tổ chức múa cồng chiêng và chơi các trò chơi dân gian như múa sạp, ném còn, đánh mãng… tạo nên không khí sôi nổi, vui tươi nơi núi rừng Bắc Trà My. * Ẩm thực: Ẩm thực của người Mường phong phú và đa dạng như xôi ba màu, gà nấu măng chua, ếch đá nướng, rau luộc đậm hương vị núi rừng. Ngoài ra còn có món thịt heo nướng chấm muối hạt dỗi, gà nướng, canh xương sắn, thịt quấn lá bưởi, canh chua lá sắn… thơm ngon, hấp dẫn. * Hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp: Cộng đồng người Mường sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, mía, trồng rừng, chăn nuôi gia cầm, gia súc… Các điểm sản xuất nông nghiệp như nương rẫy, ruộng bậc thang, đồng mía tím… tạo nên cảnh quan thơ mộng, có thể xây dựng thành các sản phẩm du lịch nông nghiệp trải ngiệm, tìm hiểu văn hóa canh tác của cộng đồng vùng cao. 56
- HUỲNH THANH SIÊNG Hình 2. Nhà sàn, cầu treo, ruộng nương (Nguồn: Tác giả) * Các công trình xây dựng: Kiến trúc nổi bậc về công trình xây dựng thu hút du khách trên địa phận làng Mường là cầu treo bắt qua sông Trường. Cầu treo trong làng không chỉ mang chức năng duy nhất là hạ tầng đi lại của người dân, nơi đây đang dần trở thành điểm check-in lí tưởng cho du khách trên hành trình khám phá du lịch cộng đồng tại làng. 2.5. Những hạn chế đối với sự phát triển du lịch cộng đồng của làng Mường Hạn chế lớn nhất đối với việc phát triển du lịch cộng đồng làng Mường là hạ tầng giao thông chưa phát triển, người dân và du khách đi lại trên các con đường bê tông chật hẹp và đường đất tự phát. Chiều rộng các đường bê tông từ 2.5m - 3.0m. Độ phủ đường bê tông chưa đến 70%, làng chưa có bãi đỗ xe ô tô du lịch...[8] Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch cộng đồng chưa được đầu tư, làng chưa có nhà đón tiếp, nhà vệ sinh công cộng, thiếu hệ thống nhà hàng, chưa có cơ sở lưu trú... Sản phẩm du lịch cộng đồng còn đơn điệu. Khách du lịch đến làng chủ yếu thăm quan nhà sàn, tắm suối và trải nghiệm ẩm thực địa phương. Chưa có các dịch vụ khác phục vụ du khách như hàng lưu niệm, biểu diễn nghệ thuật truyển thống, khu vui chơi giải trí, không gian tổ chức sự kiện... Nguồn nhân lực phụ vụ du lịch cộng đồng còn thiếu và yếu. Không có nhân lực được đào tạo từ các cơ sở giáo dục du lịch chuyên nghiệp. Khách đến làng chủ yếu được người dân các hộ kinh doanh chòi, sàn khu vực tắm suối phục vụ. Làng chưa có ban quản lí, chưa thu hút được vốn đầu tư của các doanh nghiệp, chưa có cơ chế chính sách kích thích người dân chủ động tham gia hoạt động du lịch, chưa có nguồn vốn đầu tư đủ mạnh để nâng cao chất lượng hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật và các yêu cầu cơ bản khác để phục vụ phát triển du lịch cộng đồng. 2.6. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng làng Mường 2.6.1. Giải pháp về quy hoạch không gian du lịch Du lịch cộng đồng tại làng Mường hiện nay phân bố trong một không gian hẹp. Chưa có quy hoạch cụ thể để khai thác tối đa các giá trị tài nguyên hiện có trong làng và vùng phụ cận. Điều này dẫn đến hạn chế về không gian trải nghiệm cho du khách. Hiện tại làng chưa được quy hoạch xây dựng chi tiết. Việc quy hoạch không gian phát triển du 57
- GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG LÀNG MƯỜNG... lịch với hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất kĩ thuật, hệ thống dịch vụ, sản phẩm du lịch… có tính hệ thống, khoa học, chuyên nghiệp là rất cần thiết. Quy hoạch không gian du lịch trong làng và vùng phụ cận cần tập trung các nội dung sau: - Dựa vào tài nguyên du lịch hiện có trong làng, quy hoạch xây dựng thành các điểm du lịch với nét đặc trưng riêng như của từng khu vực: Nhà sàn và không gian xung quanh như vườn cây lát hoa, nương rẫy, suối nước… gắn với sinh hoạt nông nghiệp. - Xây dựng các khu tham quan, trải nghiệm mới như: Khu mua sắm (đồ lưu niệm, đặc sản địa phương), khu ẩm thực, khu trình diễn văn hóa nghệ thuật địa phương, khu check in, thể thao truyền thống (xây dựng các mô hình phục vụ khách trải nghiệm dịch vụ chụp hình, thể thao ở không gian con suối, sông, cầu treo, vườn mía tím, đồi ruộng, khu làng nghề truyền thống, khu tổ chức sự kiện...) - Trong làng có các khu ruộng trồng lúa của nông dân. Đặc điểm địa hình của các mảnh ruộng có độ nghiêng tương đối theo sườn đồi, tạo nên hình thái ruộng bật thang khá độc đáo. Quy hoạch các không gian này thành khu check in ruộng bật thang, du lịch trải nghiệm sản xuất nông nghiệp… - Khảo sát, quy hoạch lại khu dân cư ở các đồi núi trong làng và vùng phụ cận theo hướng mỗi nhà dân là một cơ sở dịch vụ như: Homestay, nhà hàng, quán ăn, cà phê, nhà vườn, khu bán hàng lưu niệm, trình diễn và trải nghiệm làng nghề… Chỉnh trang lại các ngôi nhà của dân cư trên các ngọn đồi với màu sắc hài hòa, có tính độc đáo… tạo sự mới lạ, hấp dẫn du khách. - Dành quỹ đất tại các bãi cỏ ven sông, suối, đồi quy hoạch thành không gian du lịch mở, định hướng phục vụ các hoạt động dịch vụ sự kiện và trải nghiệm mới hiện nay như teambuilding, gala, cắm trại, check in… 2.6.2. Giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ hoạt động du lịch 2.6.2.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng Hạ tầng là điều kiện giúp kết nối làng với thị trường khách du lịch, kết nối các điểm tham quan, dịch vụ trong nội bộ làng và vùng phụ cận. Làng Mường phân bố gần quốc lộ quốc lộ 40B [3], quốc lộ này đã được đầu tư mở rộng nên thuận lợi khi kết nối với thị trường khách du lịch trong và ngoài tỉnh Quảng Nam [5]. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất về hạ tầng du lịch của làng Mường là hệ thống giao thông nội bộ. Làng Mường hiện có một số tuyến giao thông bê tông nông thôn liên thôn, xóm. Đường hẹp, chất lượng mặt đường xuống cấp, khó khăn khi lưu thông với các dòng xe ô tô. Có những đoạn đường du khách phải di chuyển bằng đường đất. Làng chưa có bãi xe quy mô và chuyên nghiệp. Hạ tầng là khâu yếu nhất để giúp phát triển du lịch cộng đồng của làng. - Mở rộng, xây dựng các tuyến đường mới kết nối các điểm tham quan theo quy 58
- HUỲNH THANH SIÊNG hoạch như nhà vườn, vườn cây ăn trái, các đồi núi dân sinh. Đặc biệt, xây dựng các trục đường xương cá kết nối giữa đường bê tông (đoạn chạy qua trung tâm làng) với khu vực có suối ông Thực. Xây dựng các cung đường chạy song song với mép nước các con suối, sông, triển đồi… Hệ thống giao thông này sẽ giúp khai thác các tiềm năng du lịch cộng đồng và sinh thái hiện có, điều kiện để lên ý tưởng, xây dựng các sản phẩm du lịch mới trong không gian làng Mường. Hệ thống giao thông này phải đồng bộ, phù hợp với phương tiện di chuyển trong vùng du lịch theo quy hoạch (xe đạp, xe điện, ô tô…). - Các công trình công cộng phục vụ du khách khi đến làng Mường như nhà đón tiếp, nhà vệ sinh… chưa được đầu tư. Đây là những hạ tầng cơ bản cần phải có đối với điểm du lịch cộng đồng. Nên nghiên cứu và xây dựng 01 nhà đón tiếp ở khu vực gần bãi đỗ xe (có thể kết hợp với phòng trưng bày hiện vật văn hóa làng Mường), hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở các điểm tham quan khu vực suối Ông Thực, cầu treo… 2.6.2.2. Đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật - Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch cộng đồng làng Mường hiện rất sơ khai, có 1 nhà văn hóa thôn, các quán làm bằng tre nứa tạm bợ ven suối. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch ở làng rất thiếu và yếu về chất lượng dịch vụ, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Trong làng chưa có các cơ sở lưu trú như khách sạn, village du lịch hay resort, chưa có hệ thống thanh toán hiện đại, hệ thống bán hàng lưu niệm, khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, khu trình diễn văn hóa nghệ thuật địa phương, khu vui chơi giải trí dân gian…. Thiếu những yếu tố này dẫn đến du lịch làng Mường hiện nay rất đơn điệu, nghèo nàn về sản phẩm, không đáp ứng được kỳ vọng của khách tham quan. - Xây dựng các công trình cơ bản tại không gian phục vụ sự kiện (teambuilding, gala), du lịch dã ngoại (cắm trại) như sân khấu, nguồn điện, nhà vệ sinh, khu cung cấp lều trại, trang thiết bị vật dụng phục vụ sự kiện, du lịch dã ngoại…. trong không gian quy hoạch. - Xây dựng khu trưng bày sản phẩm nông, lâm nghiệp và chế biến từ nông, lâm nghiệp tại không gian du lịch làng phục vụ nhu cầu mua sắm, tham quan, thưởng thức, trải nghiệm cho du khách. Trà My là vùng đất có nhiều sản vật đặc trưng của vùng trung du Quảng Nam. Là vùng đất được mệnh danh “Cao sơn ngọc Quế”. Du lịch là đòi hỏi phải có tính liên kết, nên phát triển du lịch làng Mường không chỉ giới thiệu sản phẩm du lịch của làng, để tăng tính hấp dẫn, các tinh hoa văn hóa, ẩm thực, sản vật của huyện Bắc Trà My và vùng phụ cận có thể đưa vào giới thiệu cho du khách. - Bố trí hợp lí không gian xây dựng các trạm dừng chân gắn với dịch vụ phục vụ nghỉ ngơi tạm thời của du khách trên các cung đường du lịch nội bộ trong làng và khu vực lân cận. Các trạm có đầy đủ các dịch vụ như ăn uống, cho thuê xe đạp, xe gắn máy… 2.6.3. Giải pháp xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng đặc trưng Bên cạnh sản phẩm chính là khám phá không gian nhà sàn. Cần phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, đề cao giá trị văn hóa truyền thống của địa phương phù 59
- GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG LÀNG MƯỜNG... hợp với tiềm năng nhưng thích ứng với điều kiện của khách du lịch. Có thể phát triển thêm các sản phẩm du lịch khác tại làng Mường giúp tăng thêm sự hấp dẫn cho du khách khi đến tham quan và trải nghiệm như: - Đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và sinh hoạt, giao lưu văn hóa tại nhà dân qua mô hình lưu trú homestay. Chọn các hộ gia đình có điều kiện về nhà cửa (đảm bảo tiện nghi, không gian vườn sinh thái), có đại diện các thế hệ, là nhân chứng sống của làng (giúp du khách có điều kiện tìm hiểu lịch sử, văn hóa của làng). Du khách lưu trú tại đây không chỉ nhằm mục đích ngủ - nghỉ, đây còn là nơi du khách được trải nghiệm các hoạt động văn hóa với gia đình như thưởng thức ẩm thực, sinh hoạt sản xuất nông nghiệp, làm vườn, nghe những câu chuyện về lịch sử lập làng… - Phát triển sản phẩm du lịch chữa bệnh, vật lí trị liệu tại các khu nghỉ dưỡng, các điểm spa, đặc biệt là tại các homestay gắn với các loại cây dược liệu nổi tiếng của địa phương. Vùng đất Trà My là nơi có các cây dược liệu quý như quế, chè dây, ba kích tím, sâm bố chính... Những dược liệu này có thể nghiên cứu, xây dựng thành các sản phẩm du lịch phục vụ như cầu du khách như chăm sóc sức khỏe… - Phát triển nghề truyền thống, chế biến các sản phẩm đặc trưng của địa phương thành sản phẩm quà lưu niệm. Mua sắm là nhu cầu không thể thiếu đối với khách du lịch, sản phẩm đồ lưu niệm có tính địa phương luôn hấp dẫn du khách, là sản phẩm kỉ niệm trong chuyến đi. - Phục dựng, sân khấu hóa, show trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể của văn hóa Mường tại làng. Đó là toàn bộ phong tục tập quán, lễ hội, văn học dân gian, tri thức dân gian, trang phục và diễn xướng dân gian... Xây dựng các câu lạc bộ trình diễn nghệ thuật dân gian và nghề truyền thống như nghề đan lát, làm rượu cần. múa cồng chiêng, chơi các trò chơi dân gian như múa sạp, ném còn, đánh mãng… tạo nên không khí sôi nổi phục vụ du khách. - Liên kết giao thông, xây dựng tiểu cảnh theo chủ đề làng quê thuần Việt tại các trục đường, bờ sông, suối; cải tạo vườn, nhà của các hộ dân trong làng theo hướng kết hợp giữa yếu tố truyền thống và mới lạ, độc đáo… Cải tạo, nâng cao địa hình (độ chênh lệch bờ ruộng) của các đồng ruộng nhỏ trong làng nhằm tăng hình thái hấp dẫn của mô hình ruộng bậc thang trên địa hình đồi trong làng… Từ đó, phát triển các hoạt động du lịch trải nghiệm với các tour xe đạp, check in… - Phát triển thêm các sản phẩm du lịch sinh thái, khám phá gắn liền với địa hình của sông suối, đồi núi, các cánh rừng phụ cận. Các hoạt động du lịch cụ thể như tắm suối, trekking trong ngày, soi cá về đêm… - Chọn lọc, nâng cao chất lượng chế biến và trình bày, đưa các ẩm thực nổi tiếng của người Mường vào phục vụ du khách trong không gian làng. Những món ăn như món xôi ba màu bắt mắt, gà nấu măng chua, ếch đá nướng, rau luộc đậm hương vị núi rừng. Ngoài ra còn có món thịt heo nướng chấm muối hạt dỗi, gà nướng, canh xương sắn, thịt quấn lá bưởi… thơm ngon, hấp dẫn. 60
- HUỲNH THANH SIÊNG - Thiết kế thêm chương trình du lịch trong ngày (daily tour) cho khách lựa chọn như: “Một ngày làm nông dân” qua các hoạt động thu hoạch nông sản, hái thảo dược, tham gia trồng cây thuốc, học cách chế biến món ăn hoặc bào chế thuốc ngâm chân, học cách chăm sóc sức khỏe và làm đẹp từ các loại thảo dược. Học cách nấu các món ăn đặc sản địa phương (cooking class)… 2.6.4. Giải pháp đào tạo nhân lực phục vụ hoạt động du lịch cộng đồng Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch trong đó chủ thể làm du lịch và hưởng lợi từ du lịch là người dân địa phương. Người dân địa phương vẫn chỉ quen sản xuất nông nghiệp nên chưa có các kĩ năng phục vụ khách du lịch một cách chuyên nghiệp hoặc chưa quan tâm và không đặt mục tiêu sản xuất gắn với phát triển du lịch. Nhận thức về phát triển du lịch tuy có chuyển biến nhưng nhiều hộ dân trong khu vực chưa thật sự xem du lịch là ngành kinh tế có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, của gia đình. Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ tư vấn kinh doanh cho người dân có kĩ năng, niềm tin làm du lịch có vai trò rất quan trọng. Các lĩnh vực chính cần quan tâm là nhận thức về du lịch, đào tạo kinh doanh du lịch, địa phương kiểm soát các hoạt động du lịch, và sự tham gia vào quản lí và điều hành ở địa phương. - Đào tạo, hỗ trợ cho người dân làm du lịch cộng đồng có kĩ năng kinh doanh du lịch. Tùy từng đối tượng, chủ thể trong cộng đồng có thể có chương trình đào tạo khác nhau. Đối với ban quản lí, nhu cầu đào tạo bào gồm mô hình tổ chức, công tác quản trị, chiến lược phát triển, liên kết đối tác, chính sách… Đối với các chủ doanh nghiệp, các lĩnh vực kinh doanh có thể có nhu cầu đào như marketing, dịch vụ đặt trước, liên lạc với các doanh nghiệp và chiến lược giá. Đối với người dân, hộ kinh doanh, họ có nhu cầu về sản phẩm, cách bán sản phẩm, kĩ năng phục vụ khách, quản lí và nâng cao dịch vụ kinh doanh… - Kĩ năng quan trọng, giúp nâng cao tính chuyên nghiệp của người dân khi làm du lịch cộng đồng tại làng Mường là giao tiếp. Giao tiếp trong du lịch cộng đồng thể hiện qua sự thân thiện, chất phát, chân chất, trung thực của người dân vùng quê Quảng Nam. Tiếp đón và phục vụ du khách như tinh thần của người thân, hàng xóm, láng giềng. Giao tiếp của người làm du lịch trong làng phải làm cho du khách có cảm giác như về nhà. Ở đó, du khách có người trò chuyện cùng, có chỗ nghỉ ngơi thoải mái như trong gia đình và cho phép họ được vô tư, vô lo, bình tâm sống nhẹ nhàng. - Đào tạo, bồi dưỡng cho các hộ dân, ban quản lí, những người tham gia trực tiếp trong hoạt động phục vụ du khách như nhà hàng, homestay, farmstay, quán ăn, điểm tham quan, nhà sàn, điểm mua sắm, điểm sản xuất thủ công... các kiến thức chuyên môn sau liên quan đến dịch vụ của mỗi điểm như: Kĩ năng lễ tân, buồng, phòng, nấu và trình bày món ăn, an toàn thực phẩm, hướng dẫn viên, xữ lí tình huống du lịch, tư vấn dịch vụ, xây dựng bảng giá... - Tập huấn người dân địa phương chủ động xây dựng chương trình và sản phẩm du lịch theo lợi thế của từng hộ gia đình. Cố gắng duy trì mô hình kinh doanh du lịch tùy 61
- GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG LÀNG MƯỜNG... theo thế mạnh của từng gia đình. Đầu tư có chiều sâu, khai thác lợi thế văn hóa, sản xuất kết hợp với phát triển du lịch như ngành nghề truyền thống, kinh tế vườn, cảnh quan làng cổ, cổng ngỏ đá. - Chọn và đào tạo ngoại ngữ cho một số thành viên có trình độ, có thời gian học hỏi về kiến thức ngoại ngữ cơ bản. Hình thành cho cộng đồng sự tự tin, động lực, đam mê khi tham gia hoạt động du lịch. Chọn một số thành viên thực sự tâm huyết, hy sinh lợi ích vì du lịch cộng đồng làng Mường làm hạt nhân đầu tư, đào tạo (có thể hợp đồng và nhà nước trả lương trong thời gian đầu). Kinh nghiệm từ mô hình du lịch cộng đồng ở các địa phương trong và ngoài tỉnh cho thấy, những hạt nhân này là nguồn cảm hứng cho người dân địa phương, lầu cấu nối liên kết hữu hiệu giữa điểm du lịch cộng đồng với du khách, các công ty du lịch. 2.6.5. Giải pháp về thị trường, quảng bá hình ảnh du lịch - Đối với thị trường khách quốc tế, vì quy mô làng nhỏ, không đủ sức hấp dẫn để quảng bá độc lập, trực tiếp ra thế giới. Nhưng lợi thế rất lớn của làng là nằm trên địa bản tỉnh Quảng Nam (nơi có hai di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn) và gần thành phố Đà Nẵng (trung tâm du lịch lớn của miền Trung). Thành phố Đà Nẵng cùng với các di sản ở Quảng Nam thu hút khá nhiều khách quốc tế đến tham qua và lưu trú, đây là cơ hội rất tốt để đưa hình ảnh du lịch làng Mường đến với đối tượng khách này, thông qua các kênh như: Các công ty du lịch, các cơ sở lưu trú, nhà hàng, ban quản lí tại các di sản… - Đối với thị trường khách nội địa, tập trung giới thiệu du lịch làng đến người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng phụ cận, du khách ở hai đầu đất nước đến tham quan Quảng Nam, Đà Nẵng. Đối với nhóm khách nội địa, ưu tiên tiếp cận, giới thiệu những sản phẩm đặc trưng của làng như nhà sàn, suối nước, ẩm thực… - Xây dựng mối quan hệ đối tác với các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn Quảng Nam và các tỉnh, thành phố lân cận để phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương. Thiết kế các chương trình du lịch cụ thể, gởi và liên kết với các đối tác giúp đưa thông tin du lịch làng Mường đến với du khách qua các kênh như: Công ty lữ hành, cơ sở lưu trú (các khách sạn, resort… trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi), tham gia, lồng ghép quảng bá hình ảnh du lịch làng trong các sự kiện xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm…. của địa phương và trung ương. - Xúc tiến nhanh việc thành lập website cho làng Mường. Hiện nay thông tin, hình ảnh về làng cổ chủ yếu được đăng trên các trang mạng xã hội (hoặc trên các trang thông tin du lịch, báo chí, tạp chí, clip…) như facebook, tiktok, youtube... Cần có logo và slogan chính thức, trên sản phẩm thể hiện thương hiệu du lịch làng Mường. 2.6.6. Giải pháp về xây dựng mô hình quản lí, thu hút đầu tư và chia sẻ lợi ích với cộng đồng làm du lịch Du lịch cộng đồng muốn phát triển chuyên nghiệp phải có mô hình quản lí hiệu 62
- HUỲNH THANH SIÊNG quả. Mô hình ban quản lí du lịch cộng đồng phổ biến hiện nay ở Việt Nam gồm nhà đầu tư (doanh nghiệp) hoặc ban quản lí do cộng đồng địa phương lập ra (hoặc mô hình hợp tác xã)[7]. - Đối với mô hình quản lí do cộng đồng địa phương lập ra (hoặc mô hình hợp tác xã). Nhân sự của ban này gồm những người dân địa phương (có thể thêm nhân sự bán chuyên trách từ chính quyền xã, huyện. Ban quản lí du lịch sẽ thực hiện quyền điều phối tất cả các hoạt động du lịch diễn ra trong làng. Mối quan hệ giữa ban và người dân làm du lịch là quan hệ phối hợp quản lí, phân phối nguồn khách, dịch vụ, có tỉ lệ phân chia lợi ích phù hợp. Giữa ban quản lí với các hộ gia đình làm du lịch, các doanh nghiệp du lịch là quan hệ hợp tác kinh doanh. Ban quản lí du lịch sẽ thiết kế, xây dựng, quản lí các sản phẩm du lịch, và thông qua các hộ gia đình, các doanh nghiệp địa phương, lực lượng lao động địa phương bán sản phẩm du lịch cho du khách, đồng thời thực hiện quyền giám sát, quản lí việc kinh doanh của hợp phần này theo quy định. Giữa các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp, và lao động địa phương có mối liên hệ hợp tác và cạnh tranh theo quy định. - Hiện tại du lịch làng Mường chưa có ban quản lí. Điều này dẫn tới việc định hướng, tổ chức phát triển du lịch tại làng rất khó khăn. Khi chưa có doanh nghiệp đầu tư, khai thác, việc xây dựng ban quản lí là yêu cầu rất cấp bách. Ban quản lí hoạt động sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức điều hành mọi hoạt động du lịch cộng đồng của làng như tham mưu cơ quan nhà nước về đầu tư, xây dựng hạ tầng kĩ thuật (trong giai đoạn đầu), hỗ trợ các hồ gia đình làm dịch vụ, đón khách, bán vé, tổ chức tour du lịch… - Đối với ban quản lí, quan điểm làm du lịch cộng đồng cần hướng tới tư duy sáng tạo, không chỉ có quan điểm theo kiểu làng có gì thì làm nấy hoặc mô hình này đang thịnh hành thì chỉ cần làm theo là sẽ sinh lời. Tư duy sáng tạo sẽ giúp đưa ra ý tưởng mới phù hợp với thực tế tại địa phương. - Trong mối quan hệ giữa tổ chức quản lí và các hộ gia đình ở làng Mường, nguyên tắc vô cùng quan trọng là phải đảm bảo có sự chia sẻ lợi ích đối với các thành viên trong cộng đồng, kể cả trực tiếp, gián tiếp và không tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch. Định hướng để nguồn thu nhập từ các hoạt động của mô hình theo hướng có lợi cho người dân tham gia, từ đó mới khuyến khích được khả năng tham gia của các hộ gia đình. Các hộ dân không tham gia được hưởng lợi gián tiếp qua việc cảnh quan môi trường được bảo vệ tốt hơn, hạ tầng được đầu tư, bảo vệ, đồng thời được hưởng lợi từ quỹ du lịch cộng đồng của làng và từ các nguồn thu khác. 3. Kết luận Những giá trị thiên nhiên, văn hóa nơi cộng đồng dân tộc thiểu số người Mường ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam sinh sống là tài nguyên du lịch hấp dẫn phục vụ phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, du lịch cộng đồng của làng vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, còn nhiều khó khăn, thách thức như hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch chưa được đầu tư, nguồn nhân lực phục vụ du lịch không đảm bảo, sản phầm du lịch còn đơn điệu, chưa xây dựng được ban quản lí, lượng du khách đến tham 63
- GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG LÀNG MƯỜNG... quan, trải nghiệm còn thấp… Từ thực tế khảo sát và nghiên cứu bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tác giả đã đề xuất được hệ thống giải pháp đồng bộ về quy hoạch, đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, xây dưng mô hình ban quản lí, đào tạo nguồn nhân lực, thu hút đầu tư, xúc tiếng và quảng bá, xác định thị trường… Những giải pháp trên là tài liệu nghiên cứu có ý nghĩa cho sự triển du lịch cộng đồng làng Mường hiện tại và tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Quốc hội (Luật số: 09/2017/QH14, 2017), Luật Du lịch, 2. [2] UBND huyện Bắc Trà My (Đề án số 88/ĐA-UBND, 2019), Đề án phát triển du lịch huyện Bắc Trà My giai đoạn 2019 – 2025, định hướng đến năm 2030, 5-7. [3] UBND huyện Bắc Trà My (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bắc Trà My đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. [4] UBND huyện Bắc Trà My (Kế hoạch số 174/KH-UBND, 2022), Kế hoạch triển khai Đề án phát triển du lịch huyện Bắc Trà My năm 2022. [5] Tỉnh ủy Quảng Nam (Nghị quyết số 13-NQ/TU, 2021), Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư, khóa XXII về phát triển thương mại, du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. [6] UBND tỉnh Quảng Nam (Quyết định số 2596/QĐ-UBND, 2021), Quyết định ban hành Chương trình phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, 8. [7] UBND tỉnh Quảng Nam (Quyết định số 3385/QĐ-UBN, 2020), Quyết định Phê duyệt quy hoạch và ban hành Quy định quản lí kèm theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bắc Trà My giai đoạn đến năm 2020 và năm 2030, 4-5. [8] Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Quảng Nam (Tờ trình số 32/TTr-VPĐPNTM, 2023), Tờ trình về việc đề nghị phân bổ kinh phí sự nghiệp ngân sách Trung ương kế hoạch năm 2023 trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới để thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới và nội dung liên quan (đợt 3). [9] UBND xã Trà Giang (2023), Bản thuyết minh Đề nghị công nhận điểm du lịch làng Mường. [10] Quỹ Chấu Á - Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012), Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng, 2-3. 64
- HUỲNH THANH SIÊNG SOLUTIONS FOR DEVELOPING COMMUNITY-BASED TOURISM AT MUONG VILLAGE, TRA GIANG COMMUNE, BAC TRA MY DISTRICT, QUANG NAM PROVINCE HUYNH THANH SIENG Quang Nam University Abstract: The village of the Muong people (Muong village), located at Hamlet 3, Tra Giang Commune, Bac Tra My District, Quang Nam Province, has a great potential for community-based tourism development (including natural and humanistic tourism resources). The study conducted field surveys, collected data, and studied the strengths and limitations in the development of community-based tourism in Muong village; from which, proposing a reasonable system of solutions such as infrastructure construction, technical facilities, and tourism product development... that are practical and scientific, contributing to the development of community-based tourism in this area. Keywords: Community-based tourism, Muong village, Bac Tra My district, tourists, tourism resources. 65

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
tiểu luận: Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ
23 p |
330 |
61
-
Phát triển du lịch MICE ở Châu Á - một số điểm quan sát và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
11 p |
3 |
2
-
Định hướng khai thác và phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tà Đùng, Tỉnh Đăk Nông gắn với chuyển đổi số
11 p |
2 |
2
-
Định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong bối cảnh mới
8 p |
3 |
2
-
Phát triển du lịch biển Bà Rịa - Vũng Tàu - Thực trạng và giải pháp
6 p |
8 |
2
-
Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum
9 p |
2 |
2
-
Giải pháp về nhân lực phát triển du lịch cộng đồng ở xã Phù Long, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng
7 p |
4 |
1
-
Xây dựng bản đồ số giới thiệu di tích và di vật khảo cổ, lịch sử của tỉnh Đắk Nông: Giải pháp phát triển du lịch gắn với yêu cầu chuyển đổi số
12 p |
1 |
1
-
Phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Vĩnh Long
7 p |
1 |
1
-
Phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bình Dương gắn với yêu cầu chuyển đổi số
10 p |
9 |
1
-
Nguồn lực lễ hội với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam
7 p |
4 |
1
-
Giải pháp phát triển du lịch Đắk Nông ứng dụng nền tảng số
9 p |
2 |
1
-
Liên kết phát triển du lịch bền vững các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên
6 p |
2 |
1
-
Một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa trở thành ngành kinh tế quan trọng của kinh tế Việt Nam
7 p |
2 |
1
-
Phát triển du lịch xanh tại Pù Luông, Thanh Hoá: Tiềm năng và một số vấn đề đặt ra giai đoạn hiện nay
13 p |
37 |
1
-
Phát triển du lịch xanh tỉnh Bình Dương trong hiện tại và tương lai
10 p |
4 |
1
-
Phát triển du lịch bền vững huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên: Thực trạng và giải pháp
5 p |
4 |
0
-
Phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng
10 p |
7 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
