intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển du lịch xanh tại Pù Luông, Thanh Hoá: Tiềm năng và một số vấn đề đặt ra giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

38
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông được chính thức thành lập năm 1999, với tổng diện tích quy hoạch lên đến 17.171.03 ha, nằm trên địa phận của hai huyện Quan Hoá và Bá Thước, phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hoá. Bài viết góp thêm một cái nhìn về tiềm năng du lịch xanh cũng như những gợi ý về chính sách trong thực tiễn phát triển du lịch tại Pù Luông giai đoạn hiện nay, tầm nhìn 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển du lịch xanh tại Pù Luông, Thanh Hoá: Tiềm năng và một số vấn đề đặt ra giai đoạn hiện nay

  1. PHÁT TRIỂN DU LỊCH XANH TẠI PÙ LUÔNG, THANH HOÁ: TIỀM NĂNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Lê Văn Tấn(1), Hoàng Hồng Anh(2), Hoàng Thị Thêm(3), Trịnh Thị Thuyết(4), Mai Thuận Lợi(5) TÓM TẮT: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông Ďược chính thức thành lập năm 1999, với tổng diện tích quy hoạch lên Ďến 17.171.03 ha, nằm trên Ďịa phận của hai huyện Quan Hoá và Bá Thước, phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hoá. Với lợi thế thiên nhiên ưu Ďãi, thời tiết khí hậu mát mẻ vào mùa hè, hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn Ďa dạng Ďộc Ďáo, nhiều dạng thức tài nguyên còn Ďang Ďược bảo tồn tốt, Pù Luông có cơ hội trở thành một Ďiểm Ďến hấp dẫn du khách quốc tế và trong nước. Thời gian qua, bức tranh phát triển du lịch tại Pù Luông ít nhiều còn mang tính tự phát. Với Ďiểm nhấn của tiểu dự án xây dựng cáp treo nối Ďỉnh Pù Luông sang khu vực Cao Sơn giai Ďoạn từ 2023 - 2030, chắc chắn diện mạo của du lịch Pù Luông sẽ có nhiều Ďổi khác (UBND tỉnh Thanh Hoá, 2023). Tuy nhiên, hướng Ďến sự phát triển du lịch bền vững, du lịch xanh, phát triển Ďi Ďôi với bảo tồn hệ sinh thái tại Pù Luông thời gian tới Ďây là vấn Ďề mang tính cấp bách, cần cái nhìn tổng thể và sự vào cuộc của các cấp chính quyền Ďịa phương cũng như cộng Ďồng. Bài viết của chúng tôi góp thêm một cái nhìn về tiềm năng du lịch xanh cũng như những gợi ý về chính sách trong thực tiễn phát triển du lịch tại Pù Luông giai Ďoạn hiện nay, tầm nhìn 2030. Từ khoá: Khu bảo tồn thiên nhiên; Pù Luông; du lịch xanh; Thanh Hoá; Quan Hoá; Bá Thước. ABSTRACT: Pu Luong Nature Reserve was officially established in 1999, with a total planning area of up to 17,171.03 hectares, located in the territory of Quan Hoa and Ba Thuoc districts, northwest of Thanh Hoa province. With favorable natural advantages, cool weather in summer, uniquely diverse natural and human 1. Phó Trưởng Khoa Du lịch, Trường Đại học Công Ďoàn. Email: tanlv@dhcd.edu.vn 2. Bộ môn Việt Nam học - Du lịch, Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức. Email: honganhdulich86@gmail.com 3. Viện Từ Ďiển học và Bách khoa thư Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: themviole@gmail.com 4. Khoa Du lịch, Trường Đại học Công Ďoàn. Email: thuyettt@dhcd.edu.vn 5. Học viên Cao học Du lịch, Khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Thành phố Hồ Chí Minh. Email: 22881010106@hcmussh.edu.vn 1010
  2. ecosystems, and many well-preserved resources, Pu Luong has the opportunity to become an attractive destination for international and domestic tourists. In recent times, the picture of tourism development in Pu Luong has been more or less spontaneous. With the highlight of the cable car construction subproject connecting Pu Luong peak to Cao Son area in the period from 2023 to 2030, the appearance of Pu Luong tourism will certainly have many changes (Thanh Hoa Provincial People‘s Committee, 2023). However, aiming for sustainable tourism development, green tourism, development coupled with ecosystem conservation in Pu Luong in the coming time is always an urgent issue that requires an overall view and commitment. involvement of local authorities as well as the community. Our article contributes a view on the potential of green tourism as well as policy suggestions in the practice of tourism development in Pu Luong in the current period, with a vision to 2030. Keywords: Nature reserve; Pu Luong; green tourism; Thanh Hoa; Quan Hoa; Ba Thuoc. 1. Giới thiệu Du lịch là một ngành kinh tế ―không khói‖, vốn Ďã và Ďang phát triển rất nhanh chóng trên thế gới cũng như ở Việt Nam, mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn Ďối với mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ. Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn trong phát triển Ďa dạng các loại hình dịch vụ du lịch. Thời gian qua, du lịch các tỉnh thành trong cả nước Ďã phát triển xứng tầm với tiềm năng, quá trình vận hành, khai thác,… phục vụ du lịch hướng dần Ďến sự ổn Ďịnh, bền vững. Vấn Ďề bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái môi trường tự nhiên và nhân văn Ďi liền với câu chuyện tăng trưởng xanh dần trở thành kim chỉ nam hành Ďộng của các cấp, các ngành liên quan. Đây là tín hiệu Ďáng mừng cho ngành du lịch cả nước nói chung, du lịch tại các khu, các Ďiểm du lịch trọng Ďiểm nói riêng. Tuy nhiên, qua quan sát bước Ďầu cũng như tổng hợp các nguồn tư liệu, chúng tôi nhận thấy, hệ luỵ quá trình ―phát triển nóng‖ du lịch Ďang là vấn Ďề nan giải với nhiều Ďiểm du lịch ở một số tỉnh, thành. Bài học của Sa Pa (Lào Cai), Mai Châu (Hoà Bình), hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt), Đường Lâm (Sơn Tây), Hội An (Quảng Nam), hay một số Ďiểm du lịch khác của Hà Giang, Quảng Ninh,… nhất thiết cần nghiêm túc nhìn nhận Ďể những Ďiểm du lịch mới như Pù Luông không lặp lại. Đó là vấn Ďề trăn trở của chúng tôi khi Ďặt ra và bàn luận trong bài viết này khi Pù Luông Ďang Ďứng trước những cơ hội cất cánh, thay da Ďổi thịt bởi làn gió du lịch Ďang mang Ďến cho nơi Ďây một diện mạo rất khác. 2. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí thuyết 2.1.1. Lí thuyết phát triển bền vững Phát triển bền vững là một lí thuyết lâu nay Ďã khá quen thuộc, Ďược hiểu và vận dụng ở nhiều lĩnh vực chuyên ngành, trong Ďó có lĩnh vực du lịch. Liên Hợp Quốc 1011
  3. thống nhất khái niệm về phát triển bền vững là sự phát triển Ďáp ứng Ďược những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc Ďáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau: ―Một sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại Ďến khả năng Ďáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai‖ (Green Growth in OECD countries). Với ý nghĩa như vậy, chúng tôi cho rằng, tiếp cận phát triển bền vững phù hợp nhất giai Ďoạn hiện nay là tiếp cận Ďa ngành, Ďa lĩnh vực, tích hợp và công bằng giữa các thế hệ, tăng trưởng, phát triển không làm phá vỡ hệ sinh thái môi trường tự nhiên cũng như môi trường nhân văn, không phát triển nóng, không phát triển lệch, chỉ chú trọng Ďến yếu tố kinh tế, lợi nhuận, không Ďược Ďặt lợi ích kinh tế lên hàng Ďầu và tư duy ngắn hạn. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông có ý nghĩa không chỉ về mặt phát triển kinh tế du lịch mà lâu dài, Pù Luông, cùng với Vườn Quốc gia Cúc Phương, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông còn Ďảm nhiên chức năng dữ trữ sinh quyển, góp phần Ďiều hoà môi trường tự nhiên quan trọng trong vùng. Khi Ďưa vào quy hoạch phát triển du lịch, Pù Luông cần Ďược nhìn nhận ở tính Ďa ngành, Ďa lĩnh vực, nhiều hệ quy chiếu Ďể giải quyết bài toán phát triển bền vững theo hướng kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Yếu tố Ďô thị du lịch cần Ďược nghiêm khắc nhìn nhận ở hệ quả phát triển lâu dài. 2.1.2. Lí thuyết kinh tế xanh Kinh tế xanh là thuật ngữ mới xuất hiện trong những năm gần Ďây, Ďược quốc tế thống nhất sử dụng tại Hội nghị Thượng Ďỉnh của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững diễn ra vào tháng 6/2012, tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil (gọi tắt là Rio+20). Kinh tế xanh Ďược hiểu là hoạt Ďộng của con người gắn tới ý thức gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. Lí thuyết kinh tế xanh sẽ là một Ďối trọng với khái niệm/ lí thuyết ―kinh tế nâu‖ - sự tiêu tốn nhiều nhưng kém hiệu quả trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển nhưng gây tổn hại tới môi trường và tự nhiên. Kinh tế nâu Ďược Ďịnh nghĩa là “mô hình phát triển kinh tế cũ được áp dụng chủ yếu tại các nước đang phát triển. Đặc điểm của kinh tế nâu là chú trọng vào tăng trưởng GDP và thu nhập bình quân đầu người. Tăng trưởng của kinh tế nâu là dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có, phát triển kinh tế đồng nghĩa với khai thác và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, dẫn đến những hệ luỵ: môi trường bị tàn phá nặng nề; cạn kiệt nguồn tài nguyên” (Weaver, D. 2007). Như vậy, xét về thực chất thì kinh tế xanh Ďi Ďôi với phát triển bền vững, hay là phương thức mới Ďể thực hiện phát triển bền vững trong bối cảnh biến Ďổi khí hậu toàn cầu, trái Ďất nóng lên, sinh thái bị khai thác cạn kiệt, khai thác phát triển nóng, khai thác phát triển nhanh hơn quá trình bảo tồn hệ sinh thái,… Sự tác Ďộng to lớn, ngày càng gia tăng của biến Ďổi khí hậu vài thập niên trở lại Ďây Ďã làm cấp bách, riết róng hơn lên yêu cầu tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội cần phải Ďảm bảo yếu tố nền tảng, năng lực cung cấp các nguồn lực cho 1012
  4. tăng trưởng, phát triển; cho duy trì môi trường sống xanh, sạch hay sự ảnh hưởng tiêu cực ít nhất có thể Ďến sự sống của con người. Tiếp cận xanh hay xanh hoá các quyết Ďịnh về phát triển quốc gia là Ďặc trưng nổi bật khi nói về tăng trưởng xanh, kinh tế xanh thời gian gần Ďây. Tuy vậy, tăng trưởng xanh, kinh tế xanh lại không thay thế khái niệm phát triển bền vững mà là công cụ thực hiện phát triển bền vững trong bối cảnh biến Ďổi khí hậu, trong Ďó nhấn mạnh nhiều hơn tới khía cạnh tài nguyên - môi trường. Trên cơ sở Ďó, chúng tôi cho rằng, việc hoạch Ďịnh phát triển du lịch tại Pù Luông và Ďi vào thực tiễn khai thác theo hướng phát triển bền vững theo xu hướng nền kinh tế xanh sẽ là Ďịnh hướng tiên quyết cho lâu dài và ở Ďây, vấn Ďề huy Ďộng tổng thể nguồn lực phục vụ phát triển cũng như những bài toán giải pháp cụ thể mang tính căn cơ sẽ luôn trở thành yếu tố cấp bách. 2.1.3. Lí thuyết du lịch xanh Theo chúng tôi, du lịch xanh, xét về bản chất là một lĩnh vực thuộc kinh tế xanh. Du lịch xanh là loại hình du lịch hoạt Ďộng theo phương thức giảm thiểu tác Ďộng Ďến môi trường, Ďóng góp tích cực cho bảo vệ Ďa dạng sinh học, sử dụng năng lượng tái tạo và phát huy các di sản thiên nhiên và văn hoá, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường. ―Du lịch xanh Ďược hiểu là du lịch dựa trên nền tảng khai thác hợp lí và hiệu quả các nguồn tài nguyên, phát triển gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn Ďa dạng sinh học, giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến Ďổi khí hậu‖ (Melanie Stroebel, 2015). Du lịch xanh mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho các Ďịa phương và cộng Ďồng thụ hưởng từ sự phát triển. Du lịch xanh gắn chặt chẽ với việc bảo vệ môi trường, Ďặt môi trường làm trọng tâm, giảm thiểu tác Ďộng tiêu cực lên nguồn tài nguyên; bảo tồn các giá trị văn hoá, di sản sẵn có nhiều năm của cư dân Ďịa phương; du lịch xanh cũng tạo thu nhập, việc làm, thu hút sự tham gia của cộng Ďồng, sử dụng dịch vụ Ďịa phương, ẩm thực Ďịa phương, sản phẩm Ďịa phương,… Du khách tham gia du lịch xanh sẽ Ďược trải nghiệm và tiếp xúc trực tiếp với các hoạt Ďộng bảo tồn môi trường, gặp gỡ cộng Ďồng Ďịa phương và hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên và văn hoá Ďịa phương, từ Ďó Ďược nâng cao nhận thức về bền vững và khuyến khích thay Ďổi hành vi du lịch tích cực. Du lịch xanh mang Ďến trải nghiệm du lịch Ďộc Ďáo, gần gũi, nương tựa vào thiên nhiên và văn hoá Ďịa phương. Linh hồn của du lịch xanh là không làm xáo trộn hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân văn. Thời gian qua, ở Việt Nam, mặc dù Ďã làm tốt công tác phát triển du lịch xanh, phát triển bền vững, song những vấn Ďề Ďặt ra cần tiếp tục Ďược quan tâm như: khai thác sử dụng tài nguyên chưa hiệu quả; thiếu sự gắn kết với bảo vệ môi trường; chưa tính Ďến biến Ďổi khí hậu; tác Ďộng tiêu cực Ďến môi trường du lịch; xung Ďột lợi ích và tầm nhìn ngắn hạn (Nguyễn Thuỳ Trang, 2023). Đây sẽ là những vấn Ďề thách thức Ďặt ra với Pù Luông thời gian tới cần Ďược xem xét nghiêm cẩn. 1013
  5. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu Thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu là một trong những thao tác phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu. Áp dụng phương pháp này nhằm bảo Ďảm tính thừa hưởng của các tài liệu, số liệu và kết quả nghiên cứu Ďã Ďược công bố. Chúng tôi sử dụng phương pháp này Ďể thu thập, tổng hợp các nghiên cứu Ďi trước về tiềm năng phát triển du lịch, thực trạng phát triển du lịch, các báo cáo hằng năm của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hoá về các nội dung liên quan Ďến phát triển du lịch tại Pù Luông thời gian vừa qua làm căn cứ phân tích, luận giải các vấn Ďề liên quan. 2.2.2. Phương pháp liên ngành Tiếp cận liên ngành hay phương pháp liên ngành lâu nay Ďã trở nên phổ biến và Ďược ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học, mang lại hiệu quả cao và khắc phục Ďược những hạn chế của tiếp cận Ďơn ngành, trong Ďó, có lĩnh vực du lịch, kinh tế du lịch. Nhưng Ďể áp dụng hiệu quả các phương pháp nghiên cứu liên ngành vẫn là một thách thức không hề Ďơn giản. Liên ngành Ďược hiểu là sử dụng ít nhất hai phương pháp nghiên cứu chuyên ngành trở lên Ďối với một Ďối tượng nghiên cứu, các phương pháp này có mối quan hệ mật thiết với nhau, Ďều Ďược Ďặt bình Ďẳng, không phân biệt chính phụ. Chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu của các ngành du lịch, kinh tế, quản trị,... Ďể phân tích các nguồn lực phát triển, thực trạng khai thác phát triển du lịch, từ Ďó Ďề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông giai Ďoạn 2023 - 2030. 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 3.1. Kết quả nghiên cứu 3.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch Pù Luông Nhóm tài nguyên tự nhiên: Pù Luông Ďược Ďánh giá là khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị cao về khoa học, kinh tế xã hội và du lịch sinh thái. Với Quyết Ďịnh 742/QĐ-UBND, ngày 24/4/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, Pù Luông chính thức trở thành khu bảo tồn thiên nhiên với mục tiêu chung là: ―Bảo tồn, phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về Ďa dạng sinh học, danh lam thắng cảnh, tín ngưỡng gắn với bản sắc văn hoá các dân tộc; thu hút, kêu gọi Ďầu tư thuê môi trường rừng, phát triển, Ďa dạng hoá các loại hình, sản phẩm du lịch. Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao Ďời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân Ďịa phương gắn với xây dựng thương hiệu du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông‖ (UBND tỉnh Thanh Hoá, 1999). Tổng diện tích tự nhiên Ďược giao quản lí là 17.173,03 ha, trong Ďó, diện tích rừng Ďặc dụng là 16.982,6 ha nằm trên Ďịa bàn của 9 xã thuộc hai huyện Quan Hoá và Bá Thước. Toàn bộ diện 1014
  6. tích trên là một khu bảo tồn quý giá về thiên nhiên, Ďa dạng sinh học mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Theo các tài liệu khảo sát, Ďiều tra, rừng nguyên sinh tại Pù Luông thuộc loại rừng kín nhiệt Ďới thường xanh theo mùa, có thảm thực vật phong phú, Ďa dạng về số lượng và chủng loại. Tại Ďây xuất hiện 1.542 loài thực vật; 908 loài Ďộng vật, trong Ďó có nhiều loài quý hiếm Ďược xếp trong Sách Ďỏ Việt Nam và Sách Ďỏ thế giới. Pù Luông cũng sở hữu cảnh quan mang Ďặc trưng của sinh thái tự nhiên vùng Tây Bắc với Ďồi núi trùng Ďiệp, ruộng bậc thang Ďẹp mắt, nguyên sơ cùng với các bản làng của cộng Ďồng dân tộc thiểu số ven hồ, suối,… Rừng ở khu vực Pù Luông cũng Ďồng thời Ďóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ Ďầu nguồn sông Mã ở tỉnh Thanh Hoá, bảo vệ nguồn nước cho các cộng Ďồng dân cư sinh sống trong vùng. Ngay vào thời Ďiểm hiện nay, trong mùa khô nước cũng Ďã rất khan hiếm do nền Ďịa chất Ďá vôi của vùng. Do Ďó, nếu rừng tiếp tục bị mất Ďi, thời gian khô hạn sẽ kéo dài hơn và chắc chắn sẽ dẫn Ďến năng suất nông nghiệp suy giảm và kéo theo hệ luỵ khác mà chúng ta sẽ phải Ďối mặt. Các Ďiểm tự nhiên có thể khai thác phát triển du lịch như thác bản Hiêu, bản Son Bá Mười thuộc xã Lũng Cao; cảnh quan hấp dẫn của rừng nguyên sinh trên núi Ďá vôi thuộc bản hang Kho Mường của xã Thành Sơn,… Khoảng cách di chuyển từ trục Ďường chính (quốc lộ 15C) vào các Ďiểm trên không quá xa (chỉ trên dưới 20km với những Ďiểm xa nhất) cũng tạo Ďiều kiện thuận lợi Ďể quy hoạch các tuyến tham quan cho du khách. Nhìn chung, tài nguyên tự nhiên phục vụ phát triển du lịch xanh tại Pù Luông Ďa dạng, phong phú, hấp dẫn và Ďang tồn tại ở trạng thái nguyên bản nhiều. Đây là chìa khoá và là một Ďiểm nhấn mang tính thương hiệu trong dăm năm trở lại Ďây, cũng như hiện tại, Ďặc biệt là với bài toán cho Ďột phá phát triển thời gian tới. Với Ďiều kiện của những tán rừng nguyên sinh, hệ thống hang Ďộng cổ sơ, thác, suối, ruộng bậc thang,… Pù Luông thích hợp với Ďa dạng các loại hình du lịch như du lịch trải nghiệm, khám phá; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch leo núi mạo hiểm; du lịch thể thao,… Đây sẽ là tiềm năng giúp Pù Luông có thể phát triển du lịch quanh năm, khắc phục Ďược tính mùa vụ trong du lịch Ďối với nhiều Ďịa phương phía Bắc như hiện nay. Nhóm tài nguyên nhân văn: Tài nguyên nhân văn của Pù Luông cũng hết sức phong phú và Ďa dạng, giàu bản sắc, có Ďiểm nhấn riêng cần Ďược luận giải thấu Ďáo. Về hệ thống di tích lịch sử, có thể nhắc tới như: Mái Đá Điều (Làng Khiêng, xã Hạ Trung, huyện Bá Thước); Đền thờ Quận công Hà Công Thái (làng Muỗng Do, xã Điền Trung, huyện Bá Thước); Hang Thiết Ống (làng Cốc, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước); Đồn và sân bay Cổ Lũng (Ďỉnh núi Pucu Chó, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước),… Các di tích lịch sử Ďa dạng này sẽ là cơ sở cho phát triển loại hình du lịch văn hoá - tâm linh kết hợp du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Việc khai thác hợp lí các yếu tố này sẽ góp phần Ďa dạng loại hình, tăng sức hấp dẫn du lịch 1015
  7. cho Pù Luông, tạo Ďiều kiện Ďể người dân Ďịa phương có cơ hội tham gia và Ďược hưởng lợi từ hoạt Ďộng du lịch. Đây là một giải pháp bổ sung, làm giảm bớt sức ép lên tài nguyên và môi trường tự nhiên của Pù Luông, thay Ďổi hành vi tiêu dùng của du khách. Khách du lịch sẽ Ďến với Pù Luông không chỉ bởi sức hấp dẫn của sinh thái rừng tự nhiên như trong Ďịnh vị thương hiệu du lịch hiện nay. Bên cạnh Ďó, Ďến với Pù Luông không thể không nhắc Ďến bản sắc văn hoá của cộng Ďồng các dân tộc thiểu số. Huyện Bá Thước là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hoá, có 3 dân tộc chính là Thái, Mường, Kinh cùng chung sống, trong Ďó người dân tộc thiểu số chiếm 84,3% (dân tộc Mường chiếm 53,6%, dân tộc Thái chiếm 30,7%). Còn huyện Quan Hoá thì có 5 dân tộc sinh sống chủ yếu, gồm dân tộc Thái, Mường, Mông, Kinh và Hoa. Trong Ďó, chủ yếu là dân tộc Thái (khoảng trên 65 ), Mường (trên 24,4%). Sự giao thoa giữa các nền văn hoá của 5 dân tộc này cũng Ďồng thời tạo nên một nét văn hoá Ďặc trưng, phong phú Ďa dạng cho huyện Quan Hoá. Như vậy, xét về Ďặc Ďiểm dân cư, Bá Thước và Quan Hoá là huyện vùng núi cao của tỉnh Thanh Hoá với Ďặc Ďiểm dân tộc thiểu số chiếm Ďa số. Quá trình lịch sử hình thành, phát triển lâu dài của cộng Ďồng các dân tộc thiểu số nơi Ďây Ďã tạo nên và Ďể lại hệ di sản vật thể và phi vật thể Ďộc Ďáo, góp phần quan trọng trong quá trình khai thác, bảo tồn trong thực tiễn phát triển du lịch xanh tại Pù Luông. Có thể nhắc Ďến một số Ďặc sắc văn hoá của dân tộc thiểu số tại Pù Luông như: nhà sàn, trang phục và thổ cẩm của người Thái, người Mường. Nhà sàn của người Thái là một công trình kiến trúc tài hoa, hoà Ďồng với thiên nhiên, Ďất trời cùng vạn vật. Nhà Ďược làm tương Ďối cao và có kết cấu chắc chắn. Chiều dài thường là 17 m, chiều rộng 8,6 m, nhà sàn gồm 12 cột dài và 12 cột ngắn, lợp bằng lá cọ, sạp làm bằng luồng. Nhà sàn của người Thái Ďược trang trí nhiều hoa văn hoạ tiết tinh xảo trên cửa sổ, trên các tấm ván hình răng cưa làm chấn song cửa sổ; còn nhà của người Mường thường chỉ có một cầu thang. Song những ngôi nhà dài từ 7 - 12 gian thì phải làm hai cầu thang ở hai Ďầu nhà. Những nhà có hai cầu thang như vậy khá hiếm vì người Mường quan niệm Ďó là sự xui xẻo, kiêng kị, của cải sẽ không giữ Ďược trong nhà ―vào Ďầu này ra Ďầu kia‖. Trang phục và thổ cẩm là sản phẩm mang Ďậm dấu ấn truyền thống, thể hiện tính thẩm mĩ cao và kĩ thuật tinh xảo của người phụ nữ Thái, Mường. Chỉ với chiếc khung cửi dệt thô sơ, họ có thể làm ra Ďược nhiều loại vải với các hoa văn, hoạ tiết khác nhau rất Ďẹp và bắt mắt,… (tổng hợp theo Nguyễn Thị Đông và các tác giả, 2021). Bên cạnh Ďó, tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch tại Pù Luông còn bao gồm phong tục tập quán, lễ hội, nghề truyền thống của Ďồng bào dân tộc Thái, Mường,... như: nghề dệt thổ cẩm; kiến trúc nhà sàn truyền thống với những hình chạm khắc Ďẹp và công phu, thể hiện bàn tay khéo léo và khả năng sáng tạo tài tình của cư dân nơi Ďây; những tập tục,… Ďặc biệt là các Ďội cồng chiêng 1016
  8. trong các bản mường, Lễ hội Mường Ca Da và các Ďiệu múa nón, múa quạt của người Thái. Các lễ hội truyền thống bao gồm Lễ hội Mái Ďá Ďiều nhằm dâng hương tưởng nhớ tới nguồn cội của người Việt cổ; Lễ hội Chùa Mèo hay còn gọi là Lễ hội Mường Khô, Lễ hội Mường Ca Da; Lễ hội dâng hương tưởng nhớ danh nhân Hà Công Thái và những người có công với dân tộc trong dòng họ Hà,… Đến với bản người Thái, du khách có thể trải nghiệm nhiều thú vị trong sinh hoạt sản xuất với nét văn hoá Ďặc sắc thể hiện trong các lễ hội như ―Lễ cảm ơn thần lúa‖, ―Rước hồn lúa‖,… Đặc biệt, người Thái ở Pù Luông còn nổi tiếng với làn Ďiệu ―Khắp‖ với nhiều thể loại khác nhau Ďược thể hiện một cách hồn nhiên, giản dị, hàm chứa nhiều tâm thức, trạng thái tinh thần của cộng Ďồng bản Ďịa, cùng với các Ďiệu múa ―Xoè‖ của dân tộc Thái cũng hết sức hấp dẫn. Người Mường sinh sống lâu Ďời thành các bản trong khu bảo tồn với nét văn hoá riêng, cần Ďược luận giải phục vụ phát triển. Sản xuất nông nghiệp là nghề chính, có thêm nghề dệt vải thổ cẩm, chủ yếu dùng trong gia Ďình. Người Mường còn giữ lại Ďược nhiều truyền thống văn hoá Ďẹp như nếp sinh hoạt, Ďặc trưng với nhiều thế hệ sống cùng nhau trong một gia Ďình, lễ hội cồng chiêng, tục chơi xuân,… Điểm nhấn trong tài nguyên nhân văn ở Pù Luông chính là chợ phiên Phố Đoàn. Chợ phiên này Ďược coi là trung tâm thương mại lớn nhất Pù Luông. Chợ phố Đoàn chỉ họp vào thứ 5 và Chủ nhật hằng tuần. Chợ tập trung từ rất sớm, ngay bên vệ Ďường và giữa cánh Ďồng lúa. Đối với người dân Pù Luông, việc Ďi chợ ngoài trao Ďổi mua bán hàng hoá còn là thói quen hằng tuần. Đôi khi Ďến chợ chỉ gặp gỡ người quen hay chỉ là thưởng thức món bánh rán, bánh gói thơm lừng. Hàng hoá trao Ďổi, mua bán ở chợ cũng rất Ďơn giản, từ sách vở học sinh, rau quả, nông cụ cho Ďến những Ďặc sản của núi rừng, tất cả các sản phẩm Ďều Ďược bày bán ngay bên lề Ďường rất gần gũi và thân thiện. Dạo một vòng quanh chợ, khách du lịch sẽ thấy Ďược sự trù phú của mảnh Ďất Pù Luông. Ngoài một số mặt hàng mang từ xuôi lên, phần lớn hàng hoá ở Ďây Ďều là sản phẩm từ chăn nuôi, trồng trọt của cư dân Ďịa phương bản Ďịa. Du khách Ďến Pù Luông sẽ Ďược trải nghiệm một cuộc sống giản dị cùng người Thái, Mường, Ďược cùng dệt thổ cẩm, gặt lúa, tham gia các lễ hội,… Du khách có thể Ďi qua các bản làng Ďể trải nghiêm cuộc sống hằng ngày của người dân Ďịa phương, hiểu sâu hơn về nền văn hoá bản Ďịa. Nếu Ďến Ďược Pù Luông vào tháng 5 và tháng 10 Ďang mùa lúa chín thì không gian ở Ďây Ďược nhuộm vàng như một dải lụa. Dọc Ďường Ďi qua nhiều bản làng còn bắt gặp nhiều guồng nước khổng lồ bên dòng suối, nước Ďược Ďưa lên từ thấp tới cao Ďến các thửa ruộng bậc thang qua hệ thống thuỷ lợi bằng tre nứa, Ďiều này khá lạ lẫm và thích thú với nhiều du khách (tổng hợp theo Nguyễn Thị Đông & các tác giả, 2021). Như vậy, xét về mặt tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nói chung hết sức Ďa dạng và phong phú. Với sự phong phú và Ďa dạng này, Pù Luông hoàn toàn Ďáp ứng tốt cho việc quy hoạch phát triển các loại hình dịch vụ du lịch như trong luận giải của Đề án của UBND tỉnh 1017
  9. Thanh Hoá mà chúng tôi nhắc Ďến ở phía trên. Vấn Ďề còn lại là từ những mục tiêu chung Ďến mục tiêu cụ thể và lộ trình phát triển ra sao Ďể phát triển du lịch Pù Luông hướng Ďến bền vững, phát triển du lịch xanh, bảo tồn và tái tạo không gian hệ sinh thái nơi Ďây chính là sự chung tay của tất cả các cấp chính quyền từ tỉnh, Ďến huyện cũng như chính quyền của các Ďịa phương trong vùng quy hoạch, Ďặc biệt là sự tham gia có Ďiều kiện của cộng Ďồng cư dân. 3.1.2. Một vài thông tin phát triển du lịch tại Pù Luông thời gian vừa qua và định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 Thống kê của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hoá cho biết, trong 9 tháng Ďầu năm 2022, huyện Bá Thước Ďón 60.452 lượt khách du lịch, tăng 144 so với cùng kỳ năm 2021, trong Ďó khách quốc tế 3.201 lượt. Theo UBND huyện Bá Thước, tính cả năm 2022, huyện Ďón gần 83.000 lượt du khách, vượt 122 so với năm trước, trong Ďó khách quốc tế Ďón gần 5.000 lượt, khách trong nước hơn 77.000 lượt. Tổng doanh thu từ du lịch Ďạt 120 tỉ Ďồng. Đây là năm mà số lượng du khách Ďến Bá Thước tăng mạnh sau Ďại dịch COVID-19, là Ďịa phương Ďón du khách cao nhất trong số 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá. Hiện Bá Thước có 94 cơ sở lưu trú, trong Ďó dạng homestay, nghỉ dưỡng tại Khu du lịch Pù Luông là 74 cơ sở, công suất Ďón trên 1.300 lượt khách/ngày/Ďêm, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 400 lao Ďộng Ďịa phương. Bên cạnh Ďó, vào cuối tháng 8/2023, huyện Bá Thước cũng Ďã phối hợp với Khoa Quản trị Du lịch, Trường Đại học Hà Nội và tổ chức GRET (Pháp) mở lớp tập huấn về du lịch sinh thái và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch Pù Luông cho 34 chủ cơ sở lưu trú cộng Ďồng trên Ďịa bàn huyện. Với tiềm năng, thế mạnh phong phú, Pù Luông Ďã và Ďang là mục tiêu của nhiều dự án cộng Ďồng như ―Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và trồng dược liệu trong rừng Ďặc dụng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, giai Ďoạn 2022 - 2030‖, hay ―Tăng cường và phát triển năng lực hành Ďộng cho phụ nữ dân tộc thiểu số nhằm phát triển sinh kế và quản lí bền vững tài nguyên thiên nhiên trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, giai Ďoạn 2021 - 2023‖, ―Xây dựng mô hình nghỉ dưỡng homestay trong vùng Ďồng bào dân tộc thiểu số gắn với trải nghiệm và nghiên cứu văn hoá dân tộc‖, ―Kĩ năng làm du lịch cộng Ďồng cho bà con dân tộc thiểu số tại Pù Luông‖, ... Thời gian qua, Ďể tiết kiệm quãng Ďường và thời gian di chuyển, vừa giảm chi phí và gia tăng thời gian lưu trú, trải nghiệm cho du khách, nhiều Ďơn vị lữ hành cũng Ďã nhanh nhạy xây dựng các tour tuyến du lịch mang tính liên kết, bởi từ Pù Luông kết nối với quần thể danh thắng Tràng An - Ninh Bình chỉ khoảng 100 km, cách thành phố Thanh Hoá và thành phố Sầm Sơn 120 km, cách các Ďiểm du lịch cộng Ďồng Mai Châu (Hoà Bình) và Mộc Châu (Sơn La) chừng 40 -100km, với Thủ Ďô Hà Nội khoảng 170 km,... Các tour tuyến kết nối trung tâm du lịch Hà Nội với Pù Luông theo tuyến Ďường Hồ Chí Minh nối với thị trấn Cành Nàng qua huyện Cẩm Thuỷ cũng Ďược khai thác, phục vụ nhu cầu của du khách. 1018
  10. Đặc biệt, ngày 15/10/2022, Công ty TNHH Phú Thịnh (Topas Travel) Hà Nội phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá, UBND các huyện Quan Hoá, Bá Thước Ďã tổ chức Giải chạy Marathon băng rừng Việt Nam (Vietnam Jungle Marathon) - Pù Luông lần thứ V - 2022. Tham gia giải có hơn 1.500 vận Ďộng viên (VĐV) Ďến từ 47 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các VĐV tranh tài ở 5 cự ly chạy, gồm: 10 km, 25 km, 42 km, 55 km và 70 km dành cho nam và nữ. Các cự ly chạy Ďều có Ďiểm xuất phát từ các Ďịa Ďiểm nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc các huyện Bá Thước, Quan Hoá như: Phố Đoàn - Eo Điếu - bản Hiêu - bản Nủa - bản Kịt - bản Thành Công - bản Kho Mường - bản Đông Điển - bản Eo Kén và có Ďiểm về Ďích tại bản Hang, xã Phú Lệ, huyện Quan Hoá. Hiệu ứng của sự kiện này rất lớn, mang lại một thông Ďiệp truyền thông cho nhận diện thương hiệu du lịch Pù Luông thời gian vừa qua. Về Ďịnh hướng phát triển du lịch Pù Luông, theo Quyết Ďịnh số 4513 (UBND tỉnh Thanh Hoá, 2023), Đề án phát triển du lịch tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông sẽ có tổng diện tích là 16.986,16 ha thuộc phạm vi quản lí Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và kết nối với các xã vùng Ďệm 2 huyện Bá Thước và Quan Hoá. Kinh phí dự kiến khoảng 182,93 tỉ Ďồng. Đề án hướng Ďến mục tiêu thu hút 15.800 lượt khách vào năm 2025, doanh thu Ďạt khoảng 12,6 tỉ Ďồng; Ďến năm 2030, thu hút 27.000 lượt khách, doanh thu Ďạt khoảng 33 tỉ Ďồng. Định hướng Ďến năm 2045, Ďón Ďược khoảng 50.000 lượt khách, tổng thu từ hoạt Ďộng du lịch khoảng 85 tỉ Ďồng. Với Ďặc thù là vùng có nhiều Ďồng bào dân tộc thiểu số Ďang sinh sống còn lưu giữ Ďược những giá trị văn hoá truyền thống trong kiến trúc nhà cửa, sản xuất và phong tục, tập quán,… do Ďó, Đề án du lịch còn hướng Ďến nhiều giá trị, lợi ích về kinh tế, văn hoá, như: tạo việc làm cho gần 1.000 lao Ďộng Ďịa phương và lân cận, dự án chú trọng phát triển du lịch dựa vào cộng Ďồng, tạo Ďiều kiện, hỗ trợ cộng Ďồng dân cư Ďịa phương phát triển hạ tầng tại các khu vực có tiềm năng, Ďồng thời huy Ďộng và sử dụng các sản phẩm do cộng Ďồng sản xuất trong phát triển du lịch. Trong Ďó, tập trung phát triển các Ďiểm tham quan, du lịch tại thác Canh Chan, hang Kho Mường, Ďỉnh Pù Luông, suối Già; kết nối các Ďiểm du lịch tạo thành 9 tuyến du lịch nội vùng, 7 tuyến kết nối liên vùng và 5 tuyến chạy marathon băng rừng, Ďầu tư 3 Ďiểm tham quan, du lịch tại quần thể Thông Pà Cò, khu du lịch Cao Sơn và khu nghỉ dưỡng sinh thái Pù Luông. Thu hút Ďược ít nhất 5 nhà Ďầu tư Ďể hợp tác, liên kết và thuê môi trường rừng Ďể phát triển du lịch trong rừng Ďặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Ngoài ra, các hoạt Ďộng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo Ďề án Ďưa ra sẽ góp phần tuyên truyền, giáo dục cho người dân Ďịa phương và du khách các giá trị tự nhiên, lịch sử - văn hoá của Ďịa phương. Từ Ďó, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về Ďa dạng sinh học, danh lam thắng cảnh, tín ngưỡng gắn với bản sắc văn hoá các dân tộc; thu hút, kêu gọi Ďầu tư thuê môi trường rừng, phát triển, Ďa dạng hoá các loại hình, sản phẩm du lịch; tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao Ďời sống vật chất, 1019
  11. tinh thần cho nhân dân Ďịa phương gắn với xây dựng thương hiệu du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Đề án cũng Ďưa ra các nhóm giải pháp cụ thể về bảo vệ môi trường du lịch, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và Ďa dạng sinh học; các cơ chế, chính sách; giải pháp nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực du lịch; quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch; phát triển loại hình, sản phẩm du lịch; Ďầu tư và liên kết phát triển du lịch,... 3.2. Đánh giá Nhìn chung, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông có hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn Ďa dạng, phong phú, giàu giá trị trên nhiều phương diện, trong Ďó, Ďiểm nhấn mà chúng tôi Ďang bàn Ďến chính là phục vụ phát triển du lịch. Theo quan sát của chúng tôi, thời gian qua, bức tranh phát triển du lịch của Pù Luông chưa tương xứng với tiềm năng, ít nhiều còn mang tính tự phát, chưa có hoạch Ďịnh tổng thể, bắt Ďầu có dấu hiệu của sự phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn liên quan, phát triển chưa Ďi liền với bảo tồn. Chính sách của tỉnh Thanh Hoá ra Ďời trong bối cảnh này mang tính thực tiễn cấp bách, chắc chắn sẽ mang lại hiệu ứng quan trọng, tạo cú hích, Ďòn bẩy chính sách quyết Ďịnh cho tương lai của Pù Luông thời gian tới. 4. Một số vấn đề đặt ra Để Pù Luông trở thành một thương hiệu du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế, theo chúng tôi, những vấn Ďề Ďặt ra sau Ďây là thực sự cần thiết: Một là, Ďầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp Ďoạn Ďường nối từ Cành Nàng Ďến trung tâm Pù Luông Ďể thuận lợi cho du khách tiếp cận Ďiểm Ďến. Hệ thống giao thông kết nối từ trung tâm Pù Luông Ďến các xã, bản, các Ďiểm tham quan, du lịch còn khá khó khăn, cần tiếp tục nâng cấp Ďầu tư và tính Ďến phương án kết nối phù hợp nhất. Hệ thống lưu trú chưa Ďa dạng, chưa tạo Ďược sự lựa chọn phong phú cho du khách. Không gian tổ chức sự kiện chưa có nhiều, sức chứa cho Ďoàn trên 100 khách còn hạn hẹp, dẫn Ďến sự cân nhắc cho các Ďoàn khách có số lượng lớn muốn kết hợp tổ chức gala; dịch vụ ăn uống chưa phong phú, chưa có bản sắc riêng của vùng,… Hai là, các cơ quan quản lí nhà nước về du lịch của tỉnh cần gia tăng thực hiện các chương trình Ďào tạo thực tế cho người làm du lịch trên Ďịa bàn Pù Luông (gồm hai huyện Bá Thước và Quan Hoá), không chỉ cải thiện về mặt nghiệp vụ thực hành nghề nghiệp du lịch mà còn nâng cao, thay Ďổi tư duy làm du lịch cho người lao Ďộng, Ďặc biệt là cho các doanh nghiệp du lịch tại khu vực trung tâm của Pù Luông,… Ví dụ: chất lượng phục vụ của các nhân lực chạy xe máy chở khách từ Ďầu bản vào trung tâm bản Kho Mường còn rất non yếu, chưa ý thức và cũng chưa Ďược quản lí chặt chẽ về mặt chất lượng. Nhiều khách quốc tế lựa chọn cách Ďi bộ cũng bởi Ďiều này, giá dịch vụ cũng chưa thật sự hợp lí,… 1020
  12. Ba là, triển khai các hoạt Ďộng Ďào tạo chuyên nghiệp, nhất là với những cán bộ trực tiếp tham gia công tác quản lí nhà nước về du lịch tại Ďịa phương: cử người Ďi tham gia các chương trình Ďào tạo trình Ďộ cao về du lịch tại các cơ sở Ďào tạo hàng Ďầu trong cả nước; thuê các chuyên gia về Ďào tạo cho các nhóm nhân sự lãnh Ďạo, quản lí du lịch trên Ďịa bàn Pù Luông. Câu chuyện của Pù Luông nhất Ďịnh phải là sự kiểm soát tốc Ďộ phát triển, tránh ―phát triển nóng‖. Phát triển phải Ďi Ďôi với bảo tồn, tuyệt Ďối không làm phá vỡ, huỷ hoại sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn,… Bốn là, tiếp tục gia tăng hoạt Ďộng quảng bá, truyền thông du lịch tỉnh Ďể thu hút lượng lớn du khách Ďến với Pù Luông, tạo Ďiều kiện cho nhân lực du lịch có nhiều hơn các cơ hội thực hành, thực tế với du khách Ďể nâng cao kĩ năng tay nghề trong hoạt Ďộng kinh doanh dịch vụ du lịch,… Năm là, cơ quan quản lí nhà nước của tỉnh cũng cần phối hợp với chuyên gia, cơ sở Ďào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch Ďể xây dựng các dự án, các Ďề tài nghiên cứu nhằm tổng hợp, phân tích, luận giải, minh Ďịnh giá trị bản sắc, tính Ďộc Ďáo của hệ thống các sản phẩm du lịch tại Pù Luông theo hướng Ďa dạng hoá và bền vững, tạo cơ hội cho cộng Ďồng dân tộc thiểu số tại Ďịa bàn có thể phát triển và gắn bó lâu dài với ngành du lịch. Bên cạnh Ďó, các cơ quan quản lí nhà nước Thanh Hoá cũng Ďồng thời cần phải quan tâm giải quyết bài toán tổng thể về sinh kế vào các thời Ďiểm du lịch chịu tác Ďộng bởi tính mùa vụ, chẳng hạn triển khai các hoạt Ďộng canh tác nông nghiệp, sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ gắn với bản sắc, Ďăng ký thương hiệu, tìm Ďầu ra cho sản phẩm,… Ďể duy trì nguồn thu kinh tế Ďều Ďặn cho người dân, hướng tới sự phát triển bền vững theo hướng du lịch xanh. 5. Kết luận Pù Luông là một Ďiểm du lịch mới, có sức quyến rũ nhất Ďịnh Ďối với du khách cũng bởi chính sự mới mẻ của nó. Tính nguyên sơ, hoang sơ, mọi Ďiều kiện từ di chuyển, lưu trú, ăn uống, trải nghiệm,… mang Ďặc thù sơn cước của Pù Luông tạo sự hấp dẫn cho bè bạn quốc tế cũng như Việt Nam. Đây chính là thời Ďiểm Pù Luông cần có sự cân nhắc cho lộ trình phát triển trong giai Ďoạn tới, Ďến năm 2030 và tầm nhìn 2045. Kiểm soát tốc Ďộ và nhịp Ďộ phát triển, không Ďặt lợi ích kinh tế lên hàng Ďầu sẽ là bài toán nan giải với mọi cấp chính quyền cũng như người dân Ďịa phương nơi Ďây. Bài học từ Đà Lạt (Lâm Đồng), Mộc Châu (Sơn La) và phần nào là Măng Đen (Kon Tum) sẽ là gợi ý chính sách quan trọng với Pù Luông. Để Ďạt Ďược các chỉ tiêu phát triển như trong Đề án phát triển 4513, Pù Luông chắc chắn phải thay Ďổi và diện mạo của nó cũng sẽ khác. Tuy nhiên, sự cân bằng giữa phát triển và bảo tồn Ďược Ďặt ra mang tính riết róng. Sinh thái tự nhiên rừng Ďặc dụng nên giữ nguyên (tuyến cáp treo nên cân nhắc thêm); sinh thái nhân văn cần giữ nguyên, càng hướng trọng lực nghiêng về bản lai gốc, càng giữ truyền thống càng có cơ hội cho Pù Luông phục vụ khách du lịch hơn,… Chính sách tổng thể mang tính quyết Ďịnh song các quy Ďịnh bổ sung 1021
  13. và Ďặc biệt là hệ hình tư duy mang tính hệ thống cũng như kiểm soát chặt chẽ sẽ là chìa khoá cho du lịch Pù Luông phát triển bền vững, phát triển xanh trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Đông, Chu Thị Hồng Huyền, Nguyễn Thị Hồng Viên, Nguyễn Thị Hồng (2021). ―Đánh giá tiềm năng du lịch nhân văn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hoá‖. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 226 (08), tr.460-467. 2. Green Growth in OECD countries: http://www.oecd.org/greengrowth/. 3. Nguyễn Thuỳ Trang. ―Phát triển du lịch xanh ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp phát triển bền vững‖. Nguồn: https://tapchicongthuong.vn/bai- viet/phat-trien-du-lich-xanh-o-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-ben- vung-107192.htm 4. UNEP (2011). ―Hướng tới nền kinh tế xanh - Lộ trình cho phát triển bền vững và xoá Ďói giảm nghèo, 2011‖. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, tr.107, Hà Nội. 5. UNWTO (2021). ―International Tourism and COVID-19‖, https://www.unwto.org/ international-tourism-and-covid-19, truy cập ngày 4/3/2022. 6. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá (1999). Quyết Ďịnh số 742, ngày 24/4/1999 về việc thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. 7. Uỷ ban nhân tỉnh tỉnh Thanh Hoá (2023). Quyết Ďịnh số 4513, ngày 29/11/2023 về việc phê duyệt Ďề án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng Ďặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông Ďến năm 2030, Ďịnh hướng Ďến năm 2045. 8. Weaver, D. (2007). Sustainable tourism. Routledge. 1022
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1