intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển du lịch di sản theo hướng tăng trưởng xanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phát triển du lịch di sản theo hướng tăng trưởng xanh" phân tích thực trạng phát triển hiện nay của du lịch di sản, đồng thời nêu lên tính thiết thực của phát triển theo hướng tăng trưởng xanh và đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển du lịch di sản theo hướng tăng trưởng xanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển du lịch di sản theo hướng tăng trưởng xanh

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN DU LỊCH DI SẢN THEO HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH ThS. Nguyễn Thị Thu Hà Giảng viên Bộ môn Quản trị Du lịch, Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Thủy lợi Email: hantt_kt@tlu.edu.vn Tóm tắt: Du lịch di sản (DLDS) mang lại nguồn khách và doanh thu lớn cho ngành du lịch Việt Nam. Bên cạnh chính sách phát triển và quảng bá, Nhà nước cùng các cơ quan liên ngành đã tăng cường công tác bảo tồn (CTBT) tại các điểm, khu Di sản (DS) có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, còn tồn tại một số bất cập trong khâu chính sách cũng như quản lý. Bài viết phân tích thực trạng phát triển hiện nay của DLDS, đồng thời nêu lên tính thiết thực của phát triển theo hướng tăng trưởng xanh (TTX) và đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển DLDS theo hướng TTX. Từ khóa: di sản, du lịch di sản, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh 1. Khái niệm về Du lịch di sản Thuật ngữ DS có nguồn gốc từ tiếng Latinh: “Patrimonium”, nghĩa là “Quyền thừa kế tài sản gia đình do cha truyền lại” [4]. Ban đầu, thuật ngữ mang nghĩa hẹp dùng để chỉ tài sản cá nhân được thừa kế từ tổ tiên đã chết. Sau này, thuật ngữ mở rộng dùng để chỉ tài sản tập thể, cộng đồng, quốc gia và thậm chí là toàn cầu [4]. DS thế giới, hay DS Nhân loại, là một tập hợp các DS có giá trị phổ quát vượt trội được đưa vào danh sách do Ủy ban DS thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) thiết lập [14]. Theo Công ước DS năm 1972 thì, “DS là sự kế thừa của quá khứ mà chúng ta đang hưởng ngày hôm nay và sẽ truyền lại cho thế hệ mai sau” [33]. DLDS có vai trò quan trọng trong ngành du lịch. Loại hình du lịch này được phổ biến vào những năm 1990 [30]. Theo Nuryanti (1996): “DLDS mang đến cơ hội khắc họa quá khứ trong hiện tại” [8]. Cụ thể hơn, Timothy (2011) thì, “DLDS là việc sử dụng quá khứ của Nhân loại như một tài nguyên du lịch” [8]. “DLDS liên quan đến việc con người đi du lịch đến một số di tích lịch sử trên thế giới được hình thành một cách tự nhiên, được xây dựng hoặc có truyền thống. Những khu di tích lịch sử này có tầm quan trọng về văn hóa và được gọi là các địa điểm DS. Các địa điểm này có vai trò quan trọng trong lịch sử, văn hóa và bản sắc của con người” (Sophea Tieng, 2020). Tại Việt Nam, sự gắn kết của 2 loại hình du lịch này được đưa ra bởi Lại Phi Hùng (2016): “DLDS là loại hình du lịch lấy việc tìm hiểu, nghiên cứu và thưởng thức các giá trị văn hóa hàm chứa trong DS làm mục đích và động lực” [9]. Arthur Pedersen (2002) cho rằng: “ DLDS là hình thức du lịch có sự kết Economy and Forecast Review 305
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP hợp của cả du lịch sinh thái và du lịch văn hóa, trong đó loại hình du lịch này chú trọng tới bảo toàn DS thiên nhiên và di sản van hóa” [2]. Nhận định này cũng được Sophea Tieng (2020) nêu trong 4 mục tiêu chính của DLDS: 1) Bảo tồn các di tích lịch sử, địa điểm cổ xưa và tài nguyên văn hóa; 2) Phân tích và nắm được chính xác nguồn tài nguyên sẵn có cho DLDS; 3) Cải thiện số lượng khách du lịch đến các khu DS và cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm chân thực; 4) Khuyến khích nguồn thu nhập được tạo ra và nhận được từ DLDS. 2. Thực trạng phát triển DLDS Việt Nam 2.1. Kết quả đạt được 2.1.1. Số lượng và chất lượng Đứng thứ 40 trên thế giới về tài nguyên thiên nhiên và 33 về tài nguyên văn hóa [26], Việt Nam là một trong những quốc gia tại Đông Nam Á có số lượng DS lớn nhất và 2 lần được vinh danh “Điểm đến DS hàng đầu thế giới” [3]. Bên cạnh các DS địa phương và quốc gia (4 vạn di tích được kiểm kê trong đó gần 10.000 di tích cấp tỉnh [31], 3.486 di tích quốc gia và 105 di tích quốc gia đặc biệt, 61.669 DS văn hóa phi vật thể, trong đó 301 DS văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục DS văn hóa phi vật thể quốc gia, 164 hiện vật và nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia [23]), Việt Nam còn sở hữu các DS có giá trị quốc tế được UNESCO công nhận (8 DS thế giới: 2 di sản thế giới, 5 di sản văn hóa 1 DS hỗn hợp; 14 DS văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; 7 di sản tư liệu (DS tư liệu) [6]: 3 DS tư liệu thế giới, 4 DS tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Về chất lượng, DS Việt Nam luôn được đánh giá cao trên bản đồ DS thế giới. Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Phố cổ Hội An luôn được xếp hạng cao tại các cuộc bình chọn thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam còn sở hữu hệ thống bảo tàng phong phú (167 bảo tàng trong đó 125 bảo tàng công lập và 42 bảo tàng tư nhân) lưu giữ và phát huy giá trị của hơn 3 triệu [23] hiện vật phản ánh về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam qua các thời kỳ. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Di tích Chiến tranh luôn được đánh giá cao bởi du khách tham quan trong và ngoài nước. 2.1.2. Doanh thu và số lượng khách Tại Việt Nam, số lượng khách và doanh thu du lịch tại các địa điểm chứa DS đặc biệt tại 8 DS thế giới đóng góp rất lớn cho ngành Du lịch. Năm 2019 (năm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19), số lượng du khách đến tham quan các DS thế giới đạt 21 triệu lượt [17]. Vịnh Hạ Long đón 4,4 triệu khách, doanh thu du lịch toàn Tỉnh ước đạt 29,457 tỷ đồng; Quần thể danh thắng Tràng An đón hơn 6,33 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt 3.600 tỷ đồng; Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đón 921 nghìn lượt khách; Quần thể di tích cố đô Huế đạt gần 3,33 triệu lượt, doanh thu du lịch đạt 4,945 tỷ đồng; Phố cổ Hội An đạt 5,35 triệu lượt, doanh thu du lịch đạt 8.563 tỷ đồng [18]. 2.1.3. Cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú Tại một số điểm đến DS có giá trị quốc tế nổi bật như Vịnh Hạ Long, hệ thống giao thông được nâng cấp cải thiện. Cụ thể hệ thống đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long hiện đại giúp giảm thiểu một nửa thời gian di 306 Kinh tế và Dự báo
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP chuyển của du khách từ Hà Nội đến Vịnh Hạ Long, khánh thành sân bay quốc tế Vân Đồn, đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, cải tạo nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Uông Bí - Hạ Long góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành du lịch... Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở lưu trú đã được đầu tư nâng cấp đáp ứng được nhu cầu của du khách. Năm 2021, địa bàn tỉnh đã có 2.080 cơ sở lưu trú du lịch với 35.893 buồng trong đó có 1.586 cơ sở với 29.849 buồng được xếp hạng [7]. Tại điểm du lịch DSVH thế giới Cố đô Huế và phố cổ Hội An, hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở lưu trú được quan tâm cải thiện. Cụ thể, tại điểm DLDS cố đô Huế, hệ thống đường ven biển, đường cao tốc, nâng cấp hiện đại hầm đường bộ Hải Vân kết nối điểm DSVH Hội An và các đường tiếp nối các điểm du lịch có giá trị khác. Cơ sở lưu trú đạt trên 40.000 - 50.000 phòng [1], các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, đẳng cấp quốc tế được đặc biệt ưu tiên phát triển. Tại điểm di sản phố cổ Hội An, tính đến hết năm 2020, toàn tỉnh Quảng Nam có 741 cơ sở lưu trú, với tổng số phòng là 16.111 phòng [10]. Cơ sở hạ tầng giao thông (bộ, sông) kết nối trung tâm Phố cổ Hội An và các điểm du lịch được đồng bộ, thuận tiện, chất lượng và an toàn [32]. Bên cạnh những điểm đến DS có giá trị nổi bật kể trên, các điểm DLDS khác cũng được đầu tư đáng kể về cơ sở hạ tầng và cơ sở lưu trú nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan ngày càng gia tăng của du khách. 2.1.4. Chính sách quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản - Xây dựng được hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến DS, bảo tồn và phát huy giá trị DS. Cụ thể: Luật Di sản văn hóa được Quốc hội thông qua vào năm 2001 và Luật Di sản văn hóa sửa đổi năm 2009; Nghị định quy định về bảo vệ và quản lý DS văn hóa và DS thiên nhiên thế giới ở Việt Nam 2017; Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 liên quan đến triển khai quản lý và bảo vệ DS thiên nhiên... Bên cạnh đó, chính sách liên quan đến quản lý cũng như bảo tồn DS cũng được hoạch định cụ thể tại các chiến lược, đề án phát triển du lịch của Việt Nam. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 147/QĐ-TTg, ngày 22/01/2020 xác định: “Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững gắn chặt với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường... Tiềm năng DS phong phú trở thành nguồn tài nguyên quý giá để phát triển du lịch”. - Xây dựng được hệ thống thiết chế quản lý DS. Tại Điều 55 Luật Di sản văn hóa, ghi rõ chức năng của các cơ quan trong việc quản lý DS: “1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về DS văn hóa; 2) Bộ Văn hóa - Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về DS văn hóa; 3) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về DS văn hóa theo phân công của Chính phủ. Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về DS văn hóa; 4) Ủy ban Nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về Economy and Forecast Review 307
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP DS văn hóa ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ”. Có thể thấy rằng, công tác quản lý DS đã được Chính phủ và Nhà nước đã xây dựng, thiết chế từ Trung ương đến địa phương. Các Ban quản lý, điều hành trực tiếp các hoạt động theo Luật và qui định của Nhà nước có mặt hầu hết tại các khu vực DS. - Ưu tiên đầu tư ngân sách cho các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị DS. Điều 8 và điều 9 Luật Di sản văn hóa, điều 17 chương 2: Bảo vệ và quản lý DS thế giới tại Nghị định quy định về bảo vệ và quản lý DS văn hóa và DS thiên nhiên thế giới ở Việt Nam, qui định rõ vai trò của Nhà nước trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị DS văn hóa. Tại điều 59 mục 2 Luật Di sản văn hóa: “Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, BT quốc gia, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử cách mạng và DS văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu”. Những năm vừa qua, Nhà nước đã thực hiện công tác tuyên truyền quảng bá các giá trị cũng như bảo tồn DS tới cộng đồng, kêu gọi sự giúp đỡ của các cơ quan, cá nhân trong và ngoài nước. Hai chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng dự án kinh phí thực hiện là 18.019 tỷ đồng, trong đó dự toán kinh phí cho dự án Bảo tồn và phát huy giá trị DS văn hóa là 12.419 tỷ đồng[23]. Di tích Cố đô Huế (giai đoạn 2010-2020) với tổng mức đầu tư lên đến 1.284 tỷ [21]. 2.2. Một số hạn chế Một là, chính sách quản lý DS còn chưa cụ thể và đồng bộ. Các văn bản Luật, chính sách liên quan đến quản lý và phát triển DS thiên nhiên, DS văn hóa phi vật thể, DS tư liệu, Bảo vật quốc gia hiện nay chưa có những quy định, chính sách rõ ràng. Bên cạnh đó chưa có văn bản đồng bộ hóa về quản lý DS. Chính vì vậy, sự kết nối tại các khu DS trên cả nước khá rời rạc. Hai là, công tác quản lý, BTDS còn bất cập. Tình trạng quá tải khách du lịch xuất hiện tại một số điểm tham quan lớn đặc biệt là trong mùa cao điểm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực DS và đời sống người dân địa phương. Nguồn nhân lực thiếu, thường không được đào tạo chuyên môn, ứng dụng khoa học và công nghệ trong BTDS là nguyên nhân gây ra tình trạng kém chuyên nghiệp trong các khâu thẩm định, đánh giá, quản lý. Chưa tiến hành thường xuyên công tác đánh giá về quản lý hàng năm của các trung tâm/ban quản lý DS. Công tác thanh tra, kiểm tra tại một số điểm DS còn lỏng lẻo dẫn đến sự gia tăng của một số hành động bất hợp pháp và thiếu hỗ trợ kịp thời cho BTDS. Chính sách môi trường và cải tạo môi trường tại các điểm, khu DS chưa thực sự được quan tâm và đầu tư đúng mực cụ thể như Vịnh Hạ Long đã dẫn đến những hậu quả môi trường lớn như ô nhiễm cục bộ nguồn nước, rác thải nhựa, xuống cấp tài nguyên DS. Ba là, nguồn nhân lực về DLDS còn thiếu và yếu. DLDS tạo ra gần 75 triệu việc làm gián tiếp trong ngành du lịch [30], chiếm khoảng 1/3 số việc làm gián tiếp trong ngành du lịch trên toàn thế giới (334 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, trong đó khoảng 100-120 triệu lao động trực tiếp[24]). Tại Việt Nam, nguồn lao động du lịch khá khiêm tốn so với các ngành nghề khác: khoảng 2,5 triệu lao động trong đó có 860.000 lao động trực tiếp vào năm 2019. Sau đại dịch Covid-19, số lượng nhân lực du lịch có sự sụt giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, 308 Kinh tế và Dự báo
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP chất lượng nguồn nhân lực cũng là bài toán nan giải. 70% lao động trong ngành chủ yếu làm việc trong các cơ sở lưu trú; lữ hành (bao gồm cả hướng dẫn viên) và vận chuyển chiếm 10%; khối các dịch vụ khác 20% tuy nhiên chỉ 45% tỷ lệ nhân lực được đào tạo về du lịch, 35% được đào tạo chuyên ngành khác, 20% chưa qua đào tạo[24]. Trong khi đó, công tác đào tạo về bảo tồn, bảo tàng tại một số trường, như: Đại học Văn hóa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc, Viện Văn hóa nghệ thuật... khá nặng về lý thuyết, chưa hệ thống chuyên sâu nên việc áp dụng vào công tác quản lý, thẩm định, phản biện, giám sát thi công các dự án bảo tồn di tích còn lúng túng [11]. Tại một số trường đại học đào tạo về du lịch, chuyên ngành về DS vẫn còn rất ít, thậm chí DLDS chỉ nằm trong học phần du lịch văn hóa. Để phát triển DLDS một cách bền vững, cần một nguồn nhân lực không chỉ cao về số lượng mà còn về chất lượng. Bốn là, cơ sở hạ tầng chưa được chú trọng đồng bộ. Có thể nhận thấy, cơ sở hạ tầng và cơ sở lưu trú còn rất yếu kém tại một địa điểm DLDS có lượng khách du lịch thấp. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch thiếu đồng bộ, xây dựng trái phép đã khiến DS tại một số khu vực kém sức hút, cảnh quan kiến trúc thiếu tính thẩm mỹ. Năm là, công tác quảng bá chưa được chú trọng đồng bộ. Thực trạng quảng bá ồ ạt tại các điểm DS nổi tiếng dẫn đến tình trạng quá tải tại các điểm DS này. Ngược lại, công tác quảng bá lại bị xem nhẹ thậm chí lãng quên ở một điểm DS khác điển hình như trường hợp Thành nhà Hồ [21], hay đối với một số điểm DS ít khách tham quan. Các loại hình DS văn hóa phi vật thể, DS tư liệu, báu vật quốc gia, lễ hội truyền thống chưa được chú trọng quảng bá và ít được giới thiệu trong các chương trình tham quan du lịch. 3. Giải pháp phát triển DLDS Việt Nam theo hướng TTX Là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp liên ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất trên thế giới, du lịch được coi là ngành kinh tế chủ đạo tại một số quốc gia đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó du lịch cũng để lại những tổn hại nghiêm trọng tới môi trường tự nhiên, đặc biệt là tài nguyên DS. Chính vì vậy, PTBV du lịch theo hướng TTX được coi là hướng đi đúng đắn cho sự phát triển của ngành du lịch trong hiện tại hướng tới PTBV trong tương lai. PTBV du lịch theo hướng TTX có thể hiểu là phát triển kinh tế du lịch ổn định đồng thời: “tôn trọng, bảo tồn phát huy hiệu quả các giá trị tài nguyên, thực hiện các hoạt động quản lý, kinh doanh và tiêu dùng du lịch xanh; tiêu thụ ít năng lượng, phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo; đồng thời, tạo việc làm, cải thiện sinh kế và mang lại hạnh phúc cho người dân, góp phần xây dựng nền kinh tế xanh và thực hiện mục tiêu PTBV” [20]. DLDS dựa trên nguồn lực và giá trị của tài nguyên DS và chỉ có thể PTBV khi mà các nguồn tài nguyên này được “quản lý, kinh doanh, tiêu dùng và bảo tồn ” dựa trên các tiêu chí của PTBV gồm: 1) Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, chất lượng, xanh hóa hoạt động kinh doanh và tiêu dùng du lịch; 2) Khai thác sử dụng tiết kiệm hiệu quả tài nguyên và nguồn lực du lịch, tôn trọng tính Economy and Forecast Review 309
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP nguyên bản, hài hòa bảo tồn và phát triển; 3) Đầu tư du lịch theo hướng TTX; 4) Phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn nhân lực theo hướng TTX; 5) Phát triển du lịch thấp các bon, giảm thiệu phát thải nhà kính trong kinh doanh và tiêu dùng du lịch; 6) Coi trong, bảo vệ tài nguyên, môi trường bảo tồn đa dạng sinh học thích ứng biến đổi khí hậu; 7) Phát triển xã hội trên nền tảng văn minh, lịch sự, thân thiện, an toàn, đảm bảo lợi ích cộng đồng; 8) Bảo tồn phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, khôi phục giá trị văn hóa [27]. Tại Việt Nam, Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 147/QĐ-TTg, ngày 22/01/2020 nêu rõ quan điểm: “Phát triển DLBV và bao trùm, trên nền tảng TTX, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu PTBV của Liên hợp quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh”. Để đạt những tiêu chí trên, tác giả đề xuất một số giải pháp cho lĩnh vực DLDS như sau: Thứ nhất, quản lý theo hướng phát triển xanh. Ở cấp độ này, nhân tố chính cần tập trung là Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và DS. Chính vì vậy, Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và DS cần: - Nghiên cứu, ban hành cũng như tạo hành lang pháp lý đến PTBV DLDS theo hướng TTX tại các văn bản Luật DSVH, hay tại các văn bản Luật liên quan đến DSTN, DSVHPVT, DSTL, báu vật quốc gia bên cạnh đó có những chính sách liên quan đến các biện pháp đo lường hiệu quả. - Tăng cường công tác quản lý, khuyến khích sự hợp tác của các nhóm tác nhân liên quan đến DLDS: Các doanh nghiệp tư nhân; Các tổ chức phi Chính phủ; Các nhóm cộng đồng, trong công tác phát triển DLDS và BTDS. - Các cơ quan liên ngành khác như: Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài Nguyên và Môi trường… trong công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra giam sát các điểm đến DLDS, có những chế tải xử phạt đối với đơn vị kinh doanh hoặc cá nhân có hành vi xâm phạm, kinh doanh trái phép, phá hoại tài nguyên DS hay xả thải, làm ô nhiễm mất mỹ quan. - Thực thi chính sách kiểm soát về quy mô sức chứa tại điểm DS để tránh tình trạng quá tải đồng thời thiết lập các khu DLDS xanh, nghiên cứu, trao tặng chứng chỉ Nhà nước cho những điểm đến DLDS đạt tiêu chuẩn trong công tác bảo vệ môi trường. - Chú trọng công tác quy hoạch và đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tạo sự nhất quán, kết nối hướng tới bảo vệ tài nguyên DS, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. - Đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực mạnh cả số lượng, chất lượng đồng thời tăng cường khóa đào tạo về công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học ứng dụng công nghệ tại các cơ quan công lập, tư nhân và tại các cơ sở giáo dục Đại học và chuyên nghiệp để cải thiện công tác bảo tồn và đánh giá DS. 310 Kinh tế và Dự báo
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP - Công tác quảng bá cần thống nhất xuyên suốt và triển khai theo 3 quy mô: địa phương, quốc gia và thế giới và đảm bảo tính kết nối, xuyên suốt và bền vững. Đồng thời, cần chú trọng tuyên truyền về DS, giá trị DS, ý nghĩa của việc bảo tồn đối với các loại hình DS đặc biệt: DS văn hóa phi vật thể, DS tư liệu, báu vật quốc gia, lễ hội truyền thống để cộng đồng nhận thức một cách đúng đắn. Đồng thời, thành lập Quỹ DS quốc gia phục vụ chương trình bảo tồn và phát huy giá trị DS khuyến khích sự tham gia và đóng góp của các tổ chức, cộng đồng trong và ngoài nước. Thứ hai, kinh doanh theo hướng phát triển xanh. Các nhóm tổ chức tư nhân trong DLDS (khách sạn, nhà hàng, đơn vị vận chuyển, công ty du lịch, các nhà cung cấp...) là tác nhân thực thi các chính sách nhà nước liên quan đến khai thác, bảo vệ và phát huy giá trị DS. Chính vì vậy, cần: (i) Kiểm soát về quy mô sức chứa và cần giới hạn lượng khách nhất định tại điểm đến DS tránh tình trạng quá tải; (ii) Khuyến khích phát triển sáng tạo những sản phẩm du lịch DS xanh, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, tái chế rác thải; (iii) Tăng cường đào tạo nhân lực về DS và BTDS, PTBV, ưu tiên nhân lực tại cộng đồng địa phương; (iv) Tăng cường công tác quản lý, áp dụng chế tài xử phạt tại chỗ đối với khách du lịch có hành vi phá hoại, xâm phạm DS; (v) Cần dự chi, trích nguồn ngân sách hàng năm dành cho việc cải tạo môi trường, xử lý rác thải, bù trừ các boon đến từ hoạt động kinh doanh. Thứ ba, tiêu dùng xanh. Tiêu dùng xanh là: “hành vi của khách du lịch trong quá trình lựa chọn, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ du lịch xanh, thân thiện với môi trường, không gây hại sức khỏe và không đe dọa hệ sinh thái” [20]. Ở cấp độ này vai trò của nhóm cộng đồng, khách du lịch cần được chú trọng. Khách hàng du lịch cần chọn lựa các điểm, khu DLDS tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ DS cũng như công tác bảo vệ môi trường đồng thời cần tôn trọng và tuân thủ nguyên tắc ứng xử liên quan đến BTDS và bảo vệ môi trường tại các điểm đến DS. Để đạt được điều này, công tác truyền thông, vận động, giáo dục các tổ chức, nhà trường, cộng đồng địa phương, tập thể, cá nhân cần được nâng cao, nhằm nâng cao lòng tự hào, nhận thức được giá trị thực của tài nguyên DS cũng như ý nghĩa của bảo vệ môi trường, CTBT tại điểm đến DS. 4. Kết luận Sự tăng trưởng và phát triển của DLDS có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của bất kì quốc gia nào trên thế giới. Tham luận đã phân tích được thực trạng và thách thức phát triển của DLDS Việt Nam hiện nay. Bên cạnh một số thành tựu, phát triển DLDS tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong công tác triển khai cũng như công tác bảo tồn nguyên nhân chủ yếu do chính sách quản lý, bảo tồn di sản còn chưa cụ thể chú trọng toàn diện, công tác quản lý còn lỏng lẻo, nguồn nhân lực còn hạn chế. Phát triển DLDS theo hướng TTX là điều tất yếu và để thực hiện được điều này cần một hệ thống các giải pháp đồng bộ không chỉ là Nhà nước, chính quyền địa phương mà còn là toàn bộ các tác nhân liên đới đến DLDS.■ Economy and Forecast Review 311
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh Tuấn (2020). Du lịch di sản giúp Huế khẳng định vị thế trung tâm văn hóa đặc sắc của Việt Nam, truy cập từ https://dangcongsan.vn/chao-nam- moi-2020/dat-nuoc-vao-xuan/du-lich-di-san-giup-hue-khang-dinh-vi-the- trung-tam-van-hoa-dac-sac-cua-viet-nam-547332.html 2. Authur Pedersen (2002). Quản lý du lịch tại các khu Di sản thế giới, Nxb Trung tâm Di sản thế giới của UNESCO 3. Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch, Tổng cục Du lịch (2020). Danh hiệu điểm đến di sản hàng đầu thế giới, khẳng định sức hút và vị thế của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới, truy cập từ https://vietnamtourism.gov.vn/post/35203 4. Chaozhi Zhang (2017). L’évolution historique de “patrimoine” en Chine, L’information géographique, retrieved from https://www.cairn.info/revue-l- information-geographique-2017-2-page-75.htm 5. UNESCO (1972). Công ước về việc bảo vệ Di sản Văn hóa và Di sản Thiên nhiên của thế giới 6. Cục Di sản Văn hóa, Di sản tư liệu, truy cập từ http://dsvh.gov.vn/di-san- tu-lieu-1761 7. Duy Khoa (2021). Đảm bảo chất lượng, an toàn tại cơ sở lưu trú, truy cập từ https://baoquangninh.com.vn/dam-bao-chat-luong-an-toan-tai-co-so- luu-tru-3156727.html 8. Egberts Linde, D.Alvarez Maria (2018). Heritage and Tourism, Places, Imageries and the Digital Age, Amsterdam University Press 9. Lại Phi Hùng (2016). Bài giảng Du lịch Văn hóa, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân 10. Lê Chí Thanh (2022). Xây dựng và triển khai thực hiện chính sách, cơ chế của tỉnh Quảng Nam trong thu hút đầu tư, phát triển du lịch, truy cập từ https://vtr.org.vn/xay-dung-va-trien-khai-thuc-hien-chinh-sach-co-che-cua- tinh-quang-nam-trong-thu-hut-dau-tu-phat-trien-du-lich.html 11. Lưu Trần Tiêu (2012). Mấy vấn đề về nguồn nhân lực trong hoạt động bảo tồn di tích lịch sử-văn hóa, Tạp chí Di sản Văn hóa, số 3 12. Quốc hội (2020). Luật Bảo vệ môi trường, số 72/2020/QH14, ngày 17/11/2020 13. Quốc hội (2009). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, số 32/2009/QH12, ngày 18/6/2009 14. Martinique, Merveille du monde (2009). Qu’est-ce que le patrimoine mondial, retrieved from https://martiniquemerveilledumonde.com/quest-ce- que-le-patrimoine-mondial/ 15. Mieczyslaw Adamowicz (2022). Green Deal, Green Growth and Green Economy as as Means of Support for Attaining the Sustainable Development Goalds, MDPI journals, retrieved from https://www.mdpi.com/2071-1050/14/10/5901 16. Michel Vernières (2015). Le patrimoine: une ressource pour le développement, Techniques financières et développement, retrieved from https://www.cairn.info/revue- techniques-financieres-et-developpement-2015-1-page-7.htm?contenu=article 312 Kinh tế và Dự báo
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP 17. MK (2020). 21 triệu lượt khách thăm 8 di sản thế giới tại Việt Nam, truy cập từ https://baochinhphu.vn/21-trieu-luot-du-khach-tham-8-di-san-the-gioi- tai-viet-nam-102266786.htm 18. Nhân Sơn (2022). Những thách thức khi mở cửa du lịch di sản, truy cập từ https://laodong.vn/van-hoa/nhung-thach-thuc-khi-mo-cua-du-lich-di- san-1026279.ldo 19. Chính phủ (2017). Nghị định số 109/2017/NĐ-CP, ngày 21/9/2071 quy định về bảo vệ và quản lý DSVH và DSTN thế giới ở Việt Nam 20. Nguyễn Anh Tuấn, Lê Quang Đăng (2021). Phát triển du lịch Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh, Nxb Chính trị quốc gia sự thật 21. Nguyễn Phúc Lưu (2020). Giải pháp phát triển du lịch di sản văn hóa, truy cập từ https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/06/18/giai-phap-phat-trien- du-lich-di-san-van-hoa/ 22. Nguyễn Văn Lưu (2022). Bài giảng Chính sách và quy hoạch du lịch 23. Nguyễn Thanh Hiền (2020). Cơ chế, chính sách tài chính đối với công tác bảo tồn di sản văn hóa Việt nam, truy cập từ https://mof.gov.vn/webcenter/ portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=MOFUCM187896 24. Nguyễn Thị Thu Hà (2022). Phát triển bền vững nguồn nhân lực du lịch Việt Nam sau đại dịch Covid-19, Hội thảo du lịch: Liên kết đào tạo du lịch trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tháng 7/2022, trang 170-179. 25. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Thị Thu Hà (2022). Quản lý khu du lịch gắn với bảo vệ môi trường, Tạp chí Môi trường, số 6, trang 39-42 26. Phan Huy Xu, Võ Văn Thành (2016). Bàn về Văn hóa Du lịch Việt Nam, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 27. Phạm Thanh Tâm (2018). Quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Văn hóa, số 8, trang 31-37 28. Radoslava Kanianska (2017). Green Growth and Green Economy, Matej Bel University 30. Sophea Tieng (2020). Cultural Tourism, Society Publishing 31. Thái Tùng (2019). Di sản đóng góp lớn cho du lịch như thế nào, truy cập từ https:// bvhttdl.gov.vn/di-san-dong-gop-lon-cho-du-lich-nhu-the-nao-20190207142004488.htm 32. Trần Văn Anh và cộng sự (2021). Phát triển du lịch cộng đồng hướng tới sự phát triển bền vững ở Hội An, truy cập từ https://www.researchgate. net/publication/355482795_PHAT_TRIEN_DU_LICH_CONG_DONG_ HUONG_TOI_SU_PHAT_TRIEN_BEN_VUNG_O_HOI_AN 33. UNESCO (2010). Convention du patrimoine mondial, notre patrimoine mondial, retrieved from https://whc.unesco.org/fr/apropos/ 34. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (2021). Khai thác và quản lý giá trị di sản thích ứng trong xu hướng phát triển du lịch mới, truy cập từ http://itdr.org. vn/nghien_cuu/khai-thac-va-quan-ly-gia-tri-di-san-thich-ung-trong-xu-huong- phat-trien-du-lich-moi/ Economy and Forecast Review 313
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2