Du lịch Việt Nam : yếu ngoại ngữ và Thiếu vắng nụ cười
lượt xem 19
download
Năm nay, Việt Nam hy vọng đón 3,2 triệu khách quốc tế và tăng mạnh con số này trong các năm tới. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam còn gặp nhiều rào cản, đặc biệt về chất lượng dịch vụ và nhân lực. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam giới báo chí hay dùng cụm từ 'cất cánh' để chỉ sự phát triển nhanh mạnh trong các lĩnh vực kinh tế. Một trong các ngành kinh tế được coi là cất cánh nhanh, phải nói tới du lịch....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Du lịch Việt Nam : yếu ngoại ngữ và Thiếu vắng nụ cười
- Du lịch Việt Nam : yếu ngoại ngữ và Thiếu vắng nụ cười Năm nay, Việt Nam hy vọng đón 3,2 triệu khách quốc tế và tăng mạnh con số này trong các năm tới. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam còn gặp nhiều rào cản, đặc biệt về chất lượng dịch vụ và nhân lực. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam giới báo chí hay dùng cụm từ 'cất cánh' để chỉ sự phát triển nhanh mạnh trong các lĩnh vực kinh tế. Một trong các ngành kinh tế được coi là cất cánh nhanh, phải nói tới du lịch. Nếu như năm 1995, số khách nước ngoài vào Việt Nam là khoảng một triệu ba trăm ngàn thì mười năm sau, 2005, con số này dự kiến sẽ khoảng ba triệu hai trăm ngàn, tức tăng gấp hai lần rưỡi. Tuy nhiên, một điều gây quan ngại cho các nhà làm du lịch là số khách quay trở lại Việt Nam không nhiều. Một báo cáo mới đây của Tổng cục Du lịch Việt Nam chỉ ra rằng, nguyên nhân chính có thể là do chất lượng đội ngũ nhân viên du lịch ở Việt Nam còn quá kém. Trong 230.000 người lao động trong ngành du lịch, một số lớn không qua đào tạo nghiệp vụ. Điểm yếu nhất là ngoại ngữ
- Bản báo cáo cũng cho biết, hơn một nửa số nhân viên du lịch trong nước không biết ngoại ngữ, ngay cả các thứ tiếng 'phổ thông' như tiếng Anh, tiếng Pháp. Khỏi nói tới các thứ tiếng mới thịnh hành như tiếng Hàn, tiếng Nhật, hay 'quý hiếm' hơn là tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả rập. Trình độ ngoại ngữ bị cho là điểm yếu nhất của nhân lực ngành du lịch Việt Nam. Con số đưa ra đã gặp phải phản đối dữ dội từ các chuyên gia đào tạo ngành du lịch. Tiến sỹ, Phó giáo sư Đinh Trung Kiên, Chủ nhiệm khoa Du lịch thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nói thống kê như vậy là không chính xác. "Nếu tính lao động thời vụ tại các khu du lịch thì có thể, nhưng còn nói tới nhân viên du lịch chuyên nghiệp thì phải đạt trình độ A mới được tuyển". Nhiều người trực tiếp hoạt động trong ngành du lịch cũng cho rằng, nhận xét của Tổng cục Du lịch có vẻ như quá bi quan. Anh Nguyễn Đức Quỳnh, phụ trách marketing khách sạn Melia Hà Nội nói khách sạn của anh luôn lấy ngoại ngữ làm tiêu chí tuyển chọn nhân viên. Tuy nhiên anh thừa nhận, tại một số cơ sở của nhà nước với đội ngũ nhân viên đã có tuổi thì mặt bằng trình độ có thể còn hạn chế. Thiếu vắng nụ cười Tổng Cục Du lịch Việt Nam cho rằng, để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch phải gấp rút tăng nguồn nhân lực có chất lượng, ít nhất là 50% trong thời gian từ nay đến cuối năm 2006. Báo chí Việt Nam trích lời nhóm chuyên gia xây dựng chương trình nhân lực du lịch nói rằng nếu không giải được bài toán nhân lực thì du lịch Việt Nam sẽ khó mà phát triển. Tiến sỹ Đinh Trung Kiên từ Đại học Quốc gia thừa nhận, năng lực nhân viên du lịch Việt Nam còn phải nâng cao, thế nhưng nguyên do chính kìm
- hãm phát triển du lịch không phải là nhân lực mà là chất lượng dịch vụ. "Cơ sở vật chất, như máy lạnh, giường chiếu, ở Việt Nam nhiều nơi còn sang hơn ở London. Thế nhưng chất lượng phục vụ thì đúng là tồi thật". Ông Kiên nói khách nước ngoài nhiều lần than phiền với ông là bước chân xuống sân bay, họ mong được một nụ cười từ nhân viên hải quan hay nhân viên an ninh nhưng đáp lại là sự lạnh tanh. "Người ta đi du lịch để mong được thấy nụ cười và những điều tốt đẹp, chứ không phải để thấy lạnh lùng kiểm soát, luôn luôn nhìn họ với con mắt như là những người vào để phá hoại đất nước". Cuộc họp cấp bộ trưởng về du lịch của khối APEC vừa khai mạc tại Hội An, tỉnh Quảng Nam, để bàn việc thúc đẩy ngành "công nghiệp không khói" trong khu vực. Du lịch mang lại thu nhập mỗi năm trên ba ngàn tỷ đôla cho các nước APEC, tạo công ăn việc làm cho khoảng 100 triệu người ở 21 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương. Hội nghị kéo dài hai ngày sẽ bàn về nhiều khía cạnh khác nhau của ngành du lịch, từ phát triển doanh nghiệp nhỏ ngành du lịch tới chống khủng bố và phương án hành động khẩn cấp trong trường hợp có đe dọa về an ninh. Có dự báo từ nay tới 2010, ngành du lịch khu vực sẽ tăng trưởng mạnh, tạo thêm 30 triệu việc làm. Cho dù du lịch châu Á - Thái Bình Dương gặp nhiều khó khăn trong thời gian vừa qua, như vụ đánh bom tại Bali 2002 hay nạn cúm gà, Hiệp hội du lịch PATA vẫn tiên đoán ty lệ tăng trưởng cao của ngành này. PATA cho hay trong năm ngoái có tổng cộng khoảng 300 triệu lượt khách du lịch đến các nước APEC, trên tổng số 800 triệu ở toàn cầu. Nghị trình thảo luận Tại cuộc họp ở Hội An, các bộ trưởng và quan chức sẽ tập trung bàn việc
- tăng trưởng bền vững cũng như xóa bỏ rào cản đối với các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư. Họ sẽ xem xét việc tăng khả năng của các sân bay hiện tại, đưa ra các thỏa thuận thúc đẩy du lịch đường không cũng như tăng cường hợp tác giữa khu vực công và tư trong ngành du lịch. Tổng cục Du lịch Việt Nam được biết cũng đề xuất một số biện pháp như tổ chức Hội chợ Du lịch APEC hàng năm luân phiên tại các nước thành viên. Hội chợ năm nay, tổ chức ở chính Hội An, đã thu hút 40.000 khách thăm. Có kiến nghị về việc thành lập Diễn đàn Đầu tư Du lịch APEC để thu hút tài chính từ trong và ngoài khối. Các quan chức Việt Nam cũng tỏ ra nhiệt tình với ý tưởng mở các đường bay nối các di sản văn hóa và thiên nhiên trong khu vực để tổ chức tour du lịch. Du lịch Việt Nam vẫn đắt Tổng cục du lịch Việt Nam cho biết du khách quốc tế tới Việt Nam đã tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái đặc biệt là trong ba tháng gần đây. Có lẽ đó một phần nhờ chính sách bỏ visa nhập cảnh cho một số nước tại châu Á. Tuy nhiên nhìn chung giá tour đến Việt Nam vẫn còn cao hơn rất nhiều với các nước Đông Nam Á khác và việc phối hợp giữa các ngành liên quan còn chưa đồng bộ. Lượng khách người Việt đi du lịch sử dụng các tour tại Việt Nam trên thực tế gấp ba lần khách quốc tế nhưng đây mới là đối tượng mang lại lợi nhuận chính cho ngành này. Theo ông Nguyễn Trọng Tín, giám đốc công ty du lịch và thương mại Nam Việt tại Hà nội thì du lịch Việt Nam có nhiều điểm mạnh, với nhiều điểm du lịch thu hút khách quốc tế như Vịnh Hạ Long, Sapa, Động Phong Nha,
- cố đô Huế, Hội An - các di sản văn hóa thế giới, hay các khu bãi biển nghỉ mát rất đẹp như biển Nha Trang, Phan Thiết và đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra Việt Nam còn có nền văn hóa đa dạng mang nhiều bản sắc dân tộc khác nhau như người Thái ở miền Bắc, người Chăm và người Khơ me ở miền Nam và thêm vào đó là người Việt lại rất hiếu khách. Khó khăn của ngành du lịch Nhưng khó khăn cho ngành du lịch hiện nay là vấn đề tiếp thị còn thiếu tính chuyên nghiệp, không đồng bộ. Ông Nguyễn Trọng Tín của công ty Nam Việt cho biết khó khăn của ngành du lịch Việt Nam là việc quảng bá và tiếp thị còn thiếu tính chuyên nghiệp, không có chiến lược tổng thể. Ông Tín cho biết thêm so với các nước ĐNA thì việc tiếp thị của Việt Nam còn chưa bằng mặc dù tiềm năng du lịch của Việt Nam không kém họ, đặc biệt độ an toàn cao do có chế độ chính trị ổn định, không có khủng bố như Malaysia, Indonesia, v.v. Tuy vậy, khách vào Việt Nam theo một số tour du lịch vẫn gặp phải một số điều khó chịu mà có lẽ không gặp phải ở một số nước khác. Ông Xuân Hải, thuộc công ty Sinh Travel tại Hà Nội cho biết giao thông ở Việt Nam đi lại còn chưa thuận lợi, một số công ty không phục vụ đúng như quảng cáo, khách sạn đôi khi còn chưa sạch sẽ, và có tình trạng níu kéo khách nước ngoài bán hàng vặt gây khó chịu cho khách. Nhưng một yếu tố rất quan trọng để có thể thu hút khách là chuyện giá cả. Hiện nay giá tour du lịch tới Việt Nam còn rất cao so với các nước ĐNA khác. Vẫn theo điều tra mới đây của Tổng cục du lịch thì trong giá tour, phí lưu trú, tức ăn ở khách sạn, chiếm tới 45-50%, phí vận chuyển, như vé máy bay, đi lại thăm quan chiếm 25-30%, nâng giá thành chung lên rất cao. Hàng không Việt Nam hiện nay độc quyền thị trường nội địa ngoại trừ một vài chuyến bay tuyến Hà Nội – Thành phố HCM của Pacific Airlines,
- nhưng các chuyến bay quốc tế thì HK Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều hãng khác của Thái Lan, Maylaysia, Philipin, Nam Hàn.v.v. Theo ý kiến của một số người làm trong ngành khách sạn và du lịch thì không chỉ cần phải giảm giá khách sạn và hàng không là đủ mà còn có các chính sách thu hút vốn đầu tư để nâng cao cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nữa mới có thể giúp phát triển hơn nữa ngành du lịch Việt Nam. Tin Tổng hợp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài thảo luận "Nhân lực du lịch Việt Nam"
14 p | 480 | 213
-
Sổ tay du lịch Việt Nam: Phần 1
231 p | 246 | 96
-
Phát triển du lịch Việt Nam trước yêu cầu mới trong hội nhập quốc tế
6 p | 110 | 15
-
Tài liệu hướng dẫn vận hành Trung tâm Thông tin du lịch Việt Nam - Tổng cục Du lịch
40 p | 127 | 14
-
Du lịch Việt Nam cần phát huy tiềm năng khi hội nhập
2 p | 126 | 11
-
Đánh giá du lịch Việt Nam năm 2023 và triển vọng phát triển năm 2024
12 p | 17 | 5
-
Đào tạo nhân lực ngành du lịch Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và địa phương hóa du lịch
5 p | 36 | 5
-
Những yêu cầu đối với nguồn nhân lực du lịch Việt Nam thời kỳ cách mạng 4.0
6 p | 42 | 4
-
Nhân lực du lịch Việt Nam trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0
7 p | 9 | 4
-
Liên kết đào tạo quốc tế: Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch Việt Nam
12 p | 4 | 3
-
Yêu cầu đối với nhân lực ngành du lịch Việt Nam hiện nay
8 p | 4 | 3
-
Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trước bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
6 p | 7 | 3
-
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trước các cơ hội và thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0
4 p | 8 | 2
-
Cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực du lịch Việt Nam
9 p | 5 | 2
-
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam
5 p | 24 | 2
-
Chiến lược điểm đến thông minh - Yếu tố then chốt tạo nên sự thay đổi cho ngành du lịch Việt Nam
15 p | 2 | 1
-
Bối cảnh quốc tế và trong nước đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đạt chuẩn quốc tế
23 p | 6 | 1
-
Yêu cầu tất yếu về chuyển đổi số của du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
11 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn