intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Yêu cầu đối với nhân lực ngành du lịch Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Yêu cầu đối với nhân lực ngành du lịch Việt Nam hiện nay" đánh giá thực trạng nhân lực ngành du lịch Việt Nam hiện nay và nhận định những yêu cầu đặt ra đối với khối nhân lực quản lý nhà nước và sự nghiệp du lịch; và khối nhân lực kinh doanh du lịch. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để có biện pháp cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực, góp phần phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Yêu cầu đối với nhân lực ngành du lịch Việt Nam hiện nay

  1. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Nguyễn Thùy Trang Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Từ cơ sở lý thuyết về nhân lực ngành du lịch và tiêu chuẩn nhân lực ngành du lịch, bài viết đánh giá thực trạng nhân lực ngành du lịch Việt Nam hiện nay và nhận định những yêu cầu đặt ra đối với khối nhân lực quản lý nhà nước và sự nghiệp du lịch; và khối nhân lực kinh doanh du lịch. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để có biện pháp cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực, góp phần phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Từ khóa: Du lịch Việt Nam, nhân lực, nhân lực du lịch, tiêu chuẩn nhân lực, yêu cầu nhân lực 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2018, du lịch Việt Nam tăng trƣởng ấn tƣợng, đón gần 15,5 triệu khách du lịch quốc tế, tăng 19,9% so với năm 2017, phục vụ 80 triệu lƣợt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 620 nghìn tỷ đồng [8]. Tháng 11/2019 ghi nhận mốc mới của du lịch Việt Nam với lƣợng khách quốc tế đạt trên 1,8 triệu lƣợt ngƣời, cao nhất từ trƣớc đến nay, nâng tổng số khách quốc tế đến nƣớc ta trong 11 tháng đạt gần 16,3 triệu lƣợt ngƣời, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trƣớc [9]. Đây là những thành tựu du lịch nổi bật mà Việt Nam đạt đƣợc theo đúng chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển ngành du lịch. Theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017của Đảng về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, sự phát triển của ngành Du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam. Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, ngành Du lịch còn một số hạn chế, yếu kém. Du lịch phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng 143
  2. của xã hội. Sản phẩm du lịch chƣa thực sự hấp dẫn và có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chƣa cao. Chất lƣợng dịch vụ du lịch chƣa đáp ứng yêu cầu. Hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch chƣa cao. Môi trƣờng du lịch, an toàn thực phẩm và an toàn giao thông còn nhiều bất cập. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế về nguồn lực, sự phối hợp và tính chuyên nghiệp, hiệu quả chƣa cao. Nguồn nhân lực du lịch vừa thiếu vừa yếu. Doanh nghiệp du lịch chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; vốn, nhân lực và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế. Vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch chƣa đƣợc phát huy. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém nêu trên là do các cấp, các ngành chƣa thực sự coi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa và hội nhập quốc tế cao, mang nội dung văn hóa sâu sắc; thiếu chính sách quốc gia phù hợp để du lịch phát triển theo đúng tính chất của một ngành kinh tế vận hành theo quy luật thị trƣờng. Thể chế, chính sách phát triển du lịch chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển, vẫn còn nặng tƣ tƣởng bao cấp. Sự phối hợp liên ngành, liên vùng hiệu quả còn thấp; đầu tƣ còn dàn trải, chƣa huy động đƣợc nhiều nguồn lực của xã hội cho phát triển du lịch. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch chƣa đƣợc quan tâm đúng mức [1]. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 là Nghị quyết đầu tiên của Đảng đề cấp đến phát triển ngành du lịch. Nghị quyết chỉ ra, trong 15 năm qua, ngành Du lịch đã có bƣớc phát triển rõ rệt và đạt đƣợc những kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ. Để thực hiện mục tiêu đƣa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững và đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi cần phải có những chính sách đột phá, các giải pháp tổng thể xử lý ngay những khó khăn, vƣớng mắc, tạo điều kiện cho phát triển du lịch, trong đó không thể không nhắc đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực du lịch. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực có chất lƣợng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trƣớc yêu cầu của tình hình mới. Đây cũng là vấn đề đặt ra trong việc xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm du lịch Việt Nam một cách bền vững. Và để công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch đạt hiệu quả, chúng ta cần chỉ ra đƣợc những yêu cầu đối với nhân lực ngành du lịch trong bối cảnh hiện nay. 2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Nhân lực ngành du lịch 2.1.1. Các khái niệm - Du lịch Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đƣa ra định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là làm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”. Luật Du lịch Việt Nam (2005) định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. (Khoản 1, Điều 4). - Nhân lực ngành du lịch Nhân lực ngành du lịch bao gồm toàn bộ các nhân lực trực tiếp và gián tiếp tham gia vào quá trình phục vụ khách du lịch(Mạnh và Chƣơng, 2006). Trong đó nhân lực trực tiếp là những ngƣời trực tiếp phục vụ khách du lịch tại khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, cửa hàng phục vụ khách du lịch, cơ quan quản lý du lịch,… Lao động gián tiếp là những lao động không trực tiếp phục vụ khách du lịch nhƣng thực hiện các công việc mang tính quản lý, hỗ trợ cho các lao động trực tiếp. Ví dụ nhƣ quản lý về du lịch tại các cơ quan của Chính phủ, quản lý, hành chính tại công ty lữ hành, khách sạn,… Nhân lực ngành du lịch có một số đặc điểm chung nhƣ sau: Nhân lực ngành du lịch có tính chuyên môn hoá cao; Tỷ lệ lao động trẻ, lao động nữ, lao động thời vụ trong ngành du lịch cao hơn các ngành khác; Thời gian làm việc của nhân lực ngành du lịch phụ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng; Trong kinh doanh du lịch, phần lớn nhân lực tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và họ tham gia thực hiện các công việc nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra; Nhân lực ngành du lịch đƣợc chia thành hai nhóm là nhân lực trực tiếp và nhân lực gián tiếp. 144
  3. Nhân lực ngành du lịch đƣợc chia làm 2 khối: (1) Nhân lực quản lý nhà nƣớc về du lịch: Là các lao động trí óc, đòi hỏi có kiến thức tổng hợp về du lịch; có khả năng xây dựng các quy hoạch phát triển du lịch, định hƣớng phát triển du lịch quốc gia, địa phƣơng; có kỹ năng xây dựng và điều phối các chƣơng trình, sự kiện về du lịch ở quy mô quốc gia, tỉnh, thành phố. Nhóm nhân lực này chiếm số lƣợng nhỏ nhƣng lại có vai trò quan trọng trong việc phát triển hoạt động du lịch của quốc gia và địa phƣơng. (2) Nhân lực trong các đơn vị kinh doanh du lịch, bao gồm: Nhân lực quản lý tại các đơn vị kinh doanh du lịch: Chất lƣợng dịch vụ du lịch đƣợc cung cấp cho khách hàng phụ thuộc nhiều vào quan điểm, tƣ duy và phƣơng pháp quản lý của nhóm nhân lực quản lý tại các đơn vị kinh doanh về du lịch, tổ chức kinh doanh du lịch nhƣ các khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành,… Nhân lực trực tiếp cung ứng và kinh doanh dịch vụ tại các đơn vị kinh doanh du lịch: Trong khách sạn là nhân lực đảm nhận các công việc buồng, bàn, bar, bếp,... Trong kinh doanh lữ hành có nhân lực đảm nhận công tác điều hành tour du lịch, marketing du lịch và hƣớng dẫn du lịch,... Nhân lực hỗ trợ trong các đơn vị kinh doanh du lịch: Nhóm này bao gồm nhân lực thuộc các phòng nhƣ phòng kế hoạch đầu tƣ; phòng tài chính-kế toán; phòng vật tƣ thiết bị, phòng tổng hợp; phòng quản lý nhân sự cho đến các nhân viên; nhân viên tạp vụ... trong các công ty, khách sạn hoặc các đơn vị kinh doanh về du lịch kinh doanh du lịch. 2.1.2. Tiêu chuẩn nhân lực ngành du lịch Để áp dụng quản trị theo năng lực, điều tiên quyết là phải mô tả và đo lƣờng đƣợc năng lực. Mô hình ASK giúp giải quyết vấn đề này. ASK xuất hiện vào những năm 1990 với chữ A thể hiện Thái độ (Attitudes), chữ S thể kiện Kỹ năng (Skills) và chữ K thể hiện Kiến thức (Knowlegde). Khung năng lực là tập hợp các năng lực cốt lõi cần có đáp ứng theo yêu cầu của công việc. Khung năng lực thƣờng bao gồm hai cấu phần: danh mục các năng lực và mô tả cấp độ năng lực. Với mỗi chức danh công việc, khung năng lực thƣờng bao gồm từ 7 đến 15 năng lực. Khung năng lực là cơ sở để tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển năng lực của ngƣời đảm nhận công việc. Tiêu chuẩn năng lực nhân lực quản lý nhà nước về du lịch - Những tiêu chuẩn chung về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống Trung thành với Tổ quốc, với Đảng; kiên định đƣờng lối đổi mới, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội của Đảng; chấp hành nghiêm chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc. Có tƣ tƣởng đổi mới và tích cực tham gia sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc, của ngành; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm cá nhân; không tham ô, tham nhũng; thực hiện cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tƣ. Có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, gƣơng mẫu chấp hành nội quy, quy chế cơ quan; chân tình với đồng nghiệp, gần gũi với nhân dân, giữ gìn đoàn kết nội bộ tốt. - Những tiêu chuẩn chuyên môn theo vị trí việc làm Các tiêu chuẩn chuyên môn theo hƣớng dẫn của Bộ Nội vụ đối với công chức gồm có: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, kỹ năng quản lý lãnh đạo, xử lý tình huống, khả năng phân tích, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp, sử dụng ngoại ngữ, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng tin học,... Tiêu chuẩn năng lực nhân lực tại các đơn vị kinh doanh về du lịch (1) Nhóm tiêu chuẩn đối với nhân lực quản lý Nhân lực quản lý tại các đơn vị kinh doanh du lịch là những ngƣời làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của ngƣời khác và chịu trách nhiệm trƣớc kết quả hoạt động của họ. Các nhiệm vụ cơ bản của một nhân lực quản lý là: (1) Hoạch định: xác định mục tiêu, quyết định những công việc cần làm trong tƣơng lai và lên các kế hoạch hành động; (2) Tổ chức: sử dụng một cách tối ƣu các tài nguyên để thực hiện kế hoạch; (3) Lãnh đạo: thông qua việc tạo ra một môi trƣờng làm việc tốt, giúp các nhân viên làm việc hiệu quả hơn để đạt đƣợc các kế hoạch; (4) Kiểm soát: giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch (kế hoạch có thể sẽ đƣợc thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của quá trình kiểm soát). 145
  4. - Nhân lực quản lý cấp cao: chịu trách nhiệm về những thành quả cuối cùng của tổ chức đó. Nhiệm vụ của các nhà quản lý cấp cao là đƣa ra các quyết định chiến lƣợc, tổ chức thực hiện chiến lƣợc, duy trì và phát triển tổ chức. Các chức danh chính của nhân lực quản lý cấp cao trong một đơn vị kinh doanh du lịch là: chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, các ủy viên hội đồng quản trị, các tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc… - Nhân lực quản lý cấp trung: là nhà quản lý hoạt động ở dƣới nhân lực quản lý cấp cao nhƣng ở trên các nhân lực quản lý cấp cơ sở. Nhiệm vụ của họ là đƣa ra các quyết định chiến thuật, thực hiện các kế hoạch và chính sách của đơn vị kinh doanh về du lịch, phối hợp các hoạt động, các công việc để hoàn thành mục tiêu chung. Nhân lực quản lý cấp trung trong các đơn vị kinh doanh du lịch thƣờng là các trƣởng phòng ban, các phó phòng, trƣởng các bộ phận buồng, bàn, bar, bếp. - Nhân lực quản lý cấp cơ sở: là những nhân lực quản lý ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản lý trong cùng một tổ chức. Nhiệm vụ của họ là đƣa ra các quyết định tác nghiệp để đốc thúc, hƣớng dẫn nhân viên trong công việc sản xuất kinh doanh cụ thể hàng ngày nhằm thực hiện mục tiêu chung. Các chức danh của nhân lực quản lý cấp cơ sở trong các đơn vị kinh doanh du lịch thƣờng là: trƣởng nhóm, tổ trƣởng,… (2) Nhóm tiêu chuẩn đối với nhân lực trực tiếp cung ứng, kinh doanh dịch vụ Nhân lực trực tiếp cung ứng và kinh doanh dịch vụ ở các đơn vị kinh doanh du lịch đảm nhận nhiều công việc khác nhau tại các bộ phận trong khách sạn (buồng, bàn, bar, bếp, lễ tân, bảo vệ,...) và trong các đơn vị kinh doanh về du lịch lữ hành (kinh doanh tour, điều hành/ trợ lý tour, hƣớng dẫn viên theo đoàn,...). Hệ thống kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (Vtos) đã chia thành 13 nghề cơ bản, tƣơng ứng với mỗi nghề đòi hỏi nhân lực phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực (kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và thái độ). (3) Nhóm tiêu chuẩn đối với nhân lực hỗ trợ Nhóm này bao gồm nhân lực thuộc các phòng nhƣ phòng kế hoạch đầu tƣ; phòng tài chính- kế toán; phòng vật tƣ thiết bị, phòng tổng hợp/ hành chính - nhân sự; nhân viên làm vệ sinh môi trƣờng; nhân viên phụ trách IT và công tác sửa chữa điện nƣớc; nhân viên cung ứng hàng hoá; nhân viên tạp vụ... trong các công ty, khách sạn hoặc các đơn vị kinh doanh về du lịch kinh doanh du lịch. Họ không trực tiếp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho du khách. Nhiệm vụ chính của họ là cung cấp những nhu yếu phẩm, phƣơng tiện làm việc cho những lao động thuộc các bộ phận khác của đơn vị kinh doanh về du lịch. 2.2. Thực trạng nhân lực ngành du lịch Việt Nam Thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch hiện nay ở Việt Nam, tỷ lệ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch còn thấp, chỉ chiếm khoảng 43% tổng số lao động du lịch. Số lao động chƣa tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm 30% trong tổng số lao động và hơn ½ lao động làm việc trong khu du lịch không biết ngoại ngữ. Năng suất lao động Du lịch ở Việt Nam bằng 1/15 Singapore, 1/11 Nhật Bản, 1/5 Malaysia, 2/5 Thái Lan. Có thể thấy, cái thiếu của Việt Nam không phải là nhân lực phổ thông mà là nhân lực chất lƣợng cao. Hiện tại, cả nƣớc mới có trên 1,3 triệu lao động du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nƣớc. Trong đó chỉ có 42% đƣợc đào tạo về du lịch, 38% đƣợc đào tạo từ ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chƣa qua đào tạo chính quy mà chỉ đƣợc huấn luyện tại chỗ. Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch thế giới, năm 2017, Việt Nam đứng trong top 20 điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất thế giới. Đến năm 2025, ngành du lịch dự kiến đóng góp trên 10% GDP và mang lại thu nhập cho 6 triệu lao động. Để đạt mục tiêu này ngành du lịch cần hơn 40.000 lao động có tay nghề và chuyên môn. Báo cáo tổng hợp về thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam những năm qua cho thấy: lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 9,7%, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng chiếm 51%, dƣới sơ cấp là 39,3%... Trong đó, chỉ có 43% đƣợc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về các ngành nghề du lịch [3]. Ngoài ra, hơn một nửa lao động làm việc trong du lịch lại rất yếu về ngoại ngữ, đây là một hạn chế rất lớn của du lịch Việt Nam. Theo nghiên cứu của ITDR về trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực ngành Du lịch cho thấy, ngoại ngữ tiếng Anh hiện chiếm khoảng 42% nhân lực toàn ngành, tiếng Trung, tiếng Pháp và các tiếng khác với tỷ lệ tƣơng ứng là 5%, 4% và 9% nhân lực. 146
  5. Nhƣ vậy, nhu cầu về số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực cho ngành Du lịch là rất lớn, trong đó đáng chú ý là nhu cầu nhân lực có trình độ cao ngày một gia tăng. Đánh giá thực trạng nhân lực ngành du lịch Việt Nam hiện nay có thể rút ra những ƣu điểm và hạn chế nhƣ sau: Về ưu điểm:Số lƣợng nhân lực ngành Du lịch có xu hƣớng tăng, phản ánh vai trò ngày càng tăng của Ngành và tính hiệu quả của công tác xã hộihóa hoạt động du lịch. Nhìn chung, nhân lực ngành Du lịch đƣợc rèn luyện, thử thách, có bản lĩnh chính trị vững vàng; năng động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, nỗ lực vƣơn lên thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách đổi mới và phát triển du lịch của Đảng và Nhà nƣớc; có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình và tâm huyết với nghề nghiệp, gắn bó với cơ quan, đơn vị, với ngành và đất nƣớc. Đã đóng góp vào thành tựu xây dựng phát triển Ngành trong 50 năm qua; bƣớc đầu xây dựng đƣợc thƣơng hiệu Du lịch Việt Nam và những sản phẩm du lịch mang lại giá trị mới cho đất nƣớc và xã hội. Trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý nhà nƣớc, nghiên cứu, đào tạo, quản trị kinh doanh ngày một nâng cao. Số đông đƣợc rèn luyện và thử thách trong thực tiễn, có vố n sống, giàu lòng yêu nƣớc; trƣớc những biến động của thời cuộc và những khó khăn của đời sống vẫn kiên định, giữ đƣợc đạo đức, phẩm chất cách mạng, có lối sống lành mạnh. Bên cạnh những cán bộ công tác lâu năm, có nhiều cống hiến và những nhà khoa học, chuyên gia, nghệ nhân tuy tuổi cao, vẫn tiếp tục sự nghiệp sáng tạo và cống hiến, đã xuất hiện những lao động trẻ, đƣợc đào tạo cơ bản, năng động, tự tin, dám nghĩ, dám làm, trình độ nhiều mặt và năng lực, cống hiến ngày một nâng cao, cố gắng tìm tòi cái mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ, tiếp thu nhanh kiến thức mới và có ý chí vƣơn lên lập thân, lập nghiệp. Về hạn chế:Nhân lực ngành Du lịch còn nhiều mặt chƣa đáp ứng nhiệm vụ phát triển du lịch khi hội nhập quốc tế ngày một sâu, toàn diện và yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức. Số lƣợng nhân lực còn ít, cơ cấu chƣa đồng bộ và năng lực thực tiễn chƣa tƣơng xứng với bằng cấp. Nhân lực có trình độ, tay nghề cao chƣa nhiều và ngày càng thiếu những cán bộ đầu đànlàm nòng cốt đào tạo nhân lực trẻ. Kiến thức hội nhập, ngoại ngữ, tin học; năng lực sáng tạo, lãnh đạo, quản lý, quản trị và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế chƣa tƣơng ứng với yêu cầu phát triển của Ngành. Một bộ phận nhỏ chƣa tích cực tự học, còn ngại học, kết quả làm việc không cao. Nhiều lĩnh vực chuyên môn sâu còn thiếu nhiều nhân lực. Đang thiếu nhiều cán bộ quản lý nhà nƣớc, quản lý doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, chuyên gia hoạch định chính sách, nghiên cứu chiến lƣợc phát triển Ngành; đặc biệt thiếu chuyên gia đầu ngành giỏi kỹ thuật, nghiệp vụ du lịch. Chất lƣợng nhân lực quản lý ở địa phƣơng còn nhiều bất cập; nhân lực thuộc các ngành nghề kinh doanh mới, doanh nghiệp mới chƣa đƣợc đào tạo đầy đủ và bài bản. Bên cạnh sự mất cân đối và thiếu cán bộ có chuyên môn giỏi ở nhiều lĩnh vực, sự mất cân đối theo vùng, miền cũng là vấn đề lớn. 2.3. Yêu cầu đối với nhân lực ngành du lịch hiện nay Sự phát triển của thế giới đang bƣớc sang trang mới với những thành tựu có tính đột phá, trong đó yếu tố đóng vai trò trung tâm quyết định sự biến đổi về chất của nền kinh tế chính là nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Đặc biệt, trong bối cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để có đƣợc tốc độ phát triển cao và bền vững, các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, một vấn đề cấp bách có tầm chiến lƣợc và sống còn trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế thế giới. Trong lĩnh vực du lịch, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng tạo ra những thay đổi rất cơ bản. Đó là: - Mở rộng không gian, thời gian và thị trƣờng du lịch - Giảm chi phí cho các hoạt động quảng cáo, tiếp thị. - Số hóa cơ sở dữ liệu du lịch - Tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới trong đó có du lịch thực tế ảo - Giảm chi phí trong vận hành, quản lý, giảm nhân công. - Tăng cƣờng liên kết trong tổ chức kinh doanh du lịch 147
  6. Bảng 1: Dự báo nhu cầu nhân lực ngành Du lịch đến năm 2020 (theo ngành đào tạo) Chỉ tiêu Số lƣợng (Ngƣời) Tỉ lệ (%) 1. Trình độ trên đại học 6.100 0,70 2. Trình độ đại học, cao đẳng 130.500 15,00 3. Trình độ trung cấp 113.110 13,00 4. Trình độ sơ cấp 194.000 22,30 5. Trình độ dƣới sơ cấp (qua đào tạo tại chỗ, 426.300 49,00 truyền nghề hoặc huấn luyện ngắn hạn) Tổng 870.000 100,00 Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Ngành Du lịch tiếp tục tăng trƣởng nhanh và bền vững theo định hƣớng chiến lƣợc trong thời gian tới cùng với xu hƣớng tăng trƣởng du lịch của khu vực. Du lịch tăng trƣởng kéo theo nhu cầu nhân lực du lịch lớn, vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với phát triển nhân lực du lịch. Bảng 2: Dự báo nhu cầu nhân lực ngành Du lịch đến năm 2020 (theo vị trí làm việc và theo ngành nghề) Chỉ tiêu Số lƣợng (Ngƣời) A. Phân theo vị trí việc làm 870.000 1. Nhân lực quản lý nhà nƣớc về du lịch 5.800 2. Nhân lực quản trị doanh nghiệp (từ cấp trƣởng, phó phòng trở lên) 51.100 3. Nhân lực nghiệp vụ ở những nghề chính 809.100 B. Phân theo ngành nghề kinh doanh 870.000 1. Khách sạn, nhà hàng 408.900 2. Lữ hành, vận chuyển du lịch 113.100 3. Dịch vụ khác 348.000 Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Trƣớc thực trạng về nhân lực du lịch nêu trên, để tạo ra sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao thì chất lƣợng của nguồn nhân lực du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng. Chỉ có chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực đƣợc quan tâm đúng mức và hợp lý mới duy trì đƣợc thƣơng hiệu và chất lƣợng phục vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đặc biệt trong bối cảnh thỏa thuận tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch cho phép dịch chuyển lao động trong ngành du lịch thuộc khối ASEAN. Một ngƣời lao động tại Việt Nam có thể làm việc tại các nƣớc thành viên ASEAN, trong khi đó, Việt Nam cũng có thể thu hút các lao động có trình độ để đáp ứng đƣợc các vị trí đồi hỏi trình độ cao đang bị thiếu hụt nhân lực. Trƣớc những đòi hỏi của ngành du lịch trong bối cảnh hiện nay, để ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhƣ định hƣớng của Đảng, đội ngũ nhân lực ngành du lịch Việt Nam cần đáp ứng những yêu cầu sau: (1) Đối với nhân lực khối quản lý nhà nước và sự nghiệp du lịch Phải có kiến thức, năng lực lãnh đạo, kỹ năng trong quản lý và vận hành hoạt động du lịch, có khả năng giao tiếp, am hiểu các lĩnh vực văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị...có ngoại ngữ để giao tiếp và kết nối. Thƣờng xuyên cập nhật thông tin lý luận và thực tiễn. Cần phát huy đƣợc năng lực, sử dụng kiến thức đƣợc đào tạo và kinh nghiệm tích luỹ trong quá trình công tác vào nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn phát triển du lịch trên thế giới và trong nƣớc để hoạch định chính sách, xây dựng hoặc góp ý xây dựng, tuyên truyền phổ biến, hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện chủ trƣơng, chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nƣớc hiệu quả; Nghiên cứu, đề xuất chính sách tạo điều kiện phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo nhƣ du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái; định vị điểm đến nghỉ dƣỡng biển có sức hấp dẫn cao. Có cơ chế mở rộng phát triển các sản phẩm du lịch mới, có tiềm năng nhƣ du lịch công vụ, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, du lịch golf, du lịch vui chơi giải trí, công viên chuyên đề, tham dự sự kiện, trình diễn nghệ thuật. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về du lịch sao cho đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, liên thông, tạo cơ sở pháp lý cho các loại hình du lịch phát triển, kết nối với sự phát triển của khu vực và thế giới, tránh tạo những điểm nghẽn pháp lý trong quá trình phát triển du lịch; 148
  7. Rà soát các quy định pháp luật về du lịch và dịch vụ liên quan; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các quy định không hợp lý, không còn phù hợp; cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính; cải thiện hơn quyền tự do kinh doanh, tăng mức độ an toàn và giảm chi phí kinh doanh. Tăng cƣờng nghiên cứu cấp chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch vùng, trung tâm, quy hoạch phát triển du lịch các địa phƣơng; kế hoạch, đề án và chƣơng trình hành động quốc gia về du lịch đạt hiệu quả. Nghiên cứu, phát hiện và đề xuất khá kịp thời với Đảng, Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng và hệ thống chính trị thông qua các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nƣớc, cấp bộ, cấp tỉnh và các biện pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh phát triển du lịch, nhất là vào những thời điểm cần thiết và khó khăn, gắn hoạt động du lịch với phát triển sản xuất kinh doanh các ngành, nghề có thế mạnh, là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Nghiên cứu, xây dựng và ban hành bộ tiêu chí phát triển du lịch bền vững (dựa trên các chuẩn mực, kinh nghiệm quốc tế tốt); Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển du lịch thông minh. (2) Đối với nhân lực khối kinh doanh du lịch Những yêu cầu chung là cần phải cần cù, năng động, không ngừng chau dồi nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và kiến thức pháp luật quốc tế để kinh doanh, hội nhập; thích ứng nhanh với cơ chế mới, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả làm việc; gắn bó với doanh nghiệp, đóng góp tích cực trong xây dựng hình ảnh, thƣơng hiệu, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Bên cạnh đó, với từng vị trí việc làm, nhân lực khối kinh doanh ngành du lịch cần đáp ứng những yêu cầu riêng nhƣ sau: * Đối với nhân lực quản lý (bao gồm quản lý cấp cao, cấp trung, cấp cơ sở) Phải là những ngƣời yêu nghề, có trình độ, hiểu biết trong lĩnh vực du lịch. Sáng tạo, năng động, ngoài kiến thức chung về du lịch và quản lý, họ còn cần có chuyên môn trong từng lĩnh vực cụ thể để lãnh đạo nhân viên và các bộ phận dƣới quyền. Cần năm bắt những xu hƣớng phát triển của thị trƣờng du lịch, tìm hiểu nhu cầu của khách cũng nhƣ những gì doanh nghiệp mình đã làm và cần làm để có hƣớng phát triển phù hợp, vừa đáp ứng đúng sản phẩm cần thiết, vừa thu lợi nhuận cao, giảm thiểu những rủi ro không mong muốn. Bên cạnh đó, họ cũng tiến hành các nghiên cứu thị trƣờng khác theo yêu cầu phát triển, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng chƣơng trình quảng bá cho từng sản phẩm du lịch với các mức giá cả, chất lƣợng để khách hàng dễ tiếp cận và chọn lựa. * Đối với nhân lực trực tiếp cung ứng, kinh doanh dịch vụ Mỗi công việc trong ngành du lịch có các yêu cầu cụ thể về phẩm chất, kỹ năng, kiến thức. Nhƣng yêu cầu chung nhất đối với ngƣời lao động làm việc trong ngành du lịch bao gồm: - Có sức khỏe tốt, chịu đƣợc áp lực công việc; - Có kỹ năng giao tiếp tốt (kể cả giao tiếp trực tiếp; qua điện thoại và giao tiếp bằng văn bản); - Có trình độ ngoại ngữ đủ khả năng giao tiếp với khách hàng; - Có ngoại hình, trang phục; - Đúng giờ, sắp xếp thời gian hợp lý; - Chú ý lắng nghe ngƣời khác; - Có khả năng lập kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ nhằm đạt các mục tiêu; - Nhiệt tình, có hoài bão, có chí tiến thủ; - Có lòng yêu nghề, có mong muốn phát triển, hoàn thiện về nghề nghiệp của mình; - Có khả năng duy trì làm việc tốt theo nhóm; - Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin; - Có khả năng bán sản phẩm; - Quan tâm giúp đỡ khách hàng, giải quyết tốt các vấn đề; - Sẵn sàng nhận nhiệm vụ; - Hiểu biết về luật lệ, đặc biệt là các quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động; - Biết tính toán nhanh; - Có khả năng tổ chức các sự kiện; Đây là những yêu cầu mang tính chuyên môn nghề nghiệp cao, là điều kiện để xây dựng và thực hiện tốt các yêu cầu về chất lƣợng trong phục vụ khách du lịch. Những yêu cầu này mang tính kỹ năng cần phải qua đào tạo, rèn luyện. 149
  8. Các yêu cầu về phẩm chất cá nhân: - Có thái độ, ý thức tốt; - Trung thực; - Tự tin; - Thân thiện, lịch sự; - Có tính tổ chức; - Có tính cẩn thận, chắc chắn; - Có tính hài hƣớc, vui vẻ; - Xử sự tốt với ngƣời khác, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ khách hàng và mọi ngƣời. Đây là những yêu cầu riêng về phẩm chất cá nhân nhằm gây dựng sự thân thiện, tin tƣởng của khách hàng với các sản phẩm du lịch. Nó thể hiện văn hóa bản sắc của vùng, địa phƣơng, của con ngƣời. Những yêu cầu phầm chất này cũng cần đƣợc giáo dục để ngƣời lao động nhận thức và tự giác phát huy những phẩm chất tốt đẹp trong quá trình phục vụ. 3. KẾT LUẬN Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế thế giới. Hiện nay, du lịch chiếm vị trí hàng đầu trong thƣơng mại toàn cầu, đƣợc coi là ngành xuất khẩu và tạo việc làm lớn nhất thế giới. Theo Tổ chức Du lịch thế giới, trong thế kỷ XXI, du lịch trở thành hoạt động kinh tế quan trọng nhất trên phạm vi toàn cầu. Với vai trò ngày càng tăng của ngành Du lịch trong nền kinh tế thế giới, ngày càng nhiều quốc gia coi trọng phát triển du lịch, coi du lịch là động lực chính để phát triển kinh tế-xã hội. Trƣớc bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Du lịch Việt Nam đang gặp những thách thức không nhỏ về nhiều mặt, trong đó có yếu tố về nhân lực. Nhân lực ngành Du lịch có vai trò quyết định không chỉ cho riêng sự phát triển du lịch mà còn góp phần không nhỏ vào việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Nhiều năm qua, ngành Du lịch đã có những cố gắng huy động cộng đồng, các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của quốc tế cho phát triển nhân lực. Công tác phát triển nhân lực ngành Du lịch mặc dù đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, nhƣng vẫn còn nhiều bất cập cần giải quyết. Để phát triển ngành du lịch nói chung, phát triển nhân lực ngành du lịch nói riêng, những yêu cầu đối với nhân lực ngành du lịch Việt Nam hiện nay phải đƣợc quan tâm thích đáng và là nội dung trọng tâm của quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn 2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch(2010), Báo cáo: Đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội 3. Nguyễn Thị Thu Hƣơng (2017), Thực trạng và giải pháp phát triển ngành du lịch Việt Nam hiện nay, Tạp chí Công Thƣơng, http://tapchicongthuong.vn/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-nganh- du-lich-viet-nam-hien-nay-20170530111426127p0c488.htm. 4. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2018), Phát triển du lịch trong cách mạng công nghiệp 4.0, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 5. Lê Quân (2015), Nghiên cứu đề xuất phát triển nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Bình, Đề tài khoa học cấp tỉnh 6. Thủ tƣớng Chính phủ (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 7. Tổng cục Du lịch (2016), Tình hình hoạt động của ngành Du lịch năm 2016 và triển khai nhiệm vụ trong năm 2017 8. Tổng cục Thống kê (2018), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 9. Tổng cục Thống kê (2019), Tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng đầu năm 2019 10. http://www.vietnamtourism.gov.vn/ 150
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2