intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển đổi số trong du lịch và yêu cầu đặt ra đối với chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích xu hướng chuyển đổi số du lịch; những yêu cầu về nguồn nhân lực du lịch trong quá trình chuyển đổi số của ngành, bài viết "Chuyển đổi số trong du lịch và yêu cầu đặt ra đối với chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam hiện nay" làm rõ thực trạng nguồn nhân lực du lịch và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch trong xu thế chuyển đổi số du lịch ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển đổi số trong du lịch và yêu cầu đặt ra đối với chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam hiện nay

  1. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DU LỊCH VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI ... CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Đỗ Thị Thu Huyền1, ThS. Nguyễn Cẩm Nga2 Tóm tắt: Trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ thực tế ảo (VR), Internet vạn vật (IoT),... đang có những tác động to lớn làm thay đổi mọi mặt trong đời sống kinh tế xã hội. Đó là những thay đổi từ phương thức truyền thống sang phương thức số hóa và hoạt động du lịch cũng không phải ngoại lệ. Những thay đổi này chính là quá trình chuyển đổi số. Chuyển đổi số trong du lịch thể hiện ở sự thay đổi về cách thức tổ chức quản lý, phương thức cung cấp sản phẩm du lịch đến du khách cũng như cách hưởng thụ trải nghiệm các dịch vụ du lịch của du khách,... Sự chuyển đổi đó một mặt đặt ra yêu cầu đối với nhà quản lý, mặt khác nguồn nhân lực cần phải đảm bảo một số nhóm kỹ năng để có thể trở thành chủ thể của ngành trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Trên cơ sở phân tích xu hướng chuyển đổi số du lịch; những yêu cầu về nguồn nhân lực du lịch trong quá trình chuyển đổi số của ngành, bài viết làm rõ thực trạng nguồn nhân lực du lịch và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch trong xu thế chuyển đổi số du lịch ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: chuyển đổi số; du lịch; du lịch số; nguồn nhân lực; chất lượng nguồn nhân lực du lịch. DIGITAL TRANSFORMATION IN TOURISM AND REQUIREMENTS FOR THE QUALITY OF TOURISM HUMAN RESOURCES IN VIET NAM NOW Abstract: Artificial intelligence (AI), virtual reality technology (VR), Internet of Things (IoT),... are having huge impacts that change all aspects of socio-economic life. These are changes from traditional methods to digital methods and tourism activities are no exception. These changes are the digital transformation process. Digital transformation in tourism is reflected in changes in the way of organizing and managing, the method of providing tourism products to tourists as well as the way tourists enjoy and experience tourism services,... That transformation, on the one hand, places demands on managers, on the other hand, human resources need to ensure certain skill groups to be able to become industry subjects in the current digital transformation context. Based on analysis of tourism digital transformation trends; requirements for tourism human resources Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, Email: dohuyenchc@gmail.com. 1 Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. 2
  2. 304 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... in the process of digital transformation of the industry, the article clarifies the current situation of tourism human resources and proposes some solutions to develop tourism human resources in the trend of digital transformation in tourism. calendar in Viet Nam today. Keyword: digital transformation; tourism; digital tourism; human resources; quality of tourism human resources 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã thúc đẩy xu hướng chuyển đổi số trong mọi mặt của đời sống xã hội. Quá trình này diễn ra ở tất cả các khâu của hoạt động kinh tế xã hội như cung ứng, sản xuất, hợp tác, mối quan hệ khách hàng hoặc thậm chí là tạo ra những doanh nghiệp mới với cách thức hoạt động mới mẻ hoàn toàn. Sự thay đổi này diễn ra trong hoạt động du lịch đã mang lại nhiều cơ hội cho các địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, du khách để tham gia và kết nối với nhiều cơ hội để tiếp cận và chia sẻ thông tin, kiến thức giữa các chủ thể, cộng đồng có chung lợi ích và mang lại hợp tác trong các dự án quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch cùng nhau. Tuy nhiên, sự chuyển mình này tất yếu dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu, chất lượng lao động. Đó không chỉ là nguồn nhân lực với kỹ năng lao động cơ bản mà là nguồn nhân lực với những kỹ năng quan trọng nhất mà người lao động cần có để trở thành chủ thể của quá trình chuyển đổi số như: Tư duy phân tích, học tập tích cực và có chiến lược học tập sáng tạo, chủ động và độc đáo,... nhằm đáp ứng sự thay đổi và biến động của nghề nghiệp. 2. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1. Xu hướng chuyển đổi số trong du lịch Chuyển đổi số (Digital Transformation) được hiểu là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào các hoạt động của doanh nghiệp làm thay đổi phương thức kinh doanh vận hành của doanh nghiệp nhằm tiếp cận và đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu khách hàng. Trong hoạt động du lịch, quá trình chuyển đổi số được thể hiện ở một số xu hướng tiêu biểu:
  3. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DU LỊCH VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI... 305 Thứ nhất, sử dụng các thiết bị thông minh kết nối Internet vào việc thiết lập các kế hoạch du lịch. Xu hướng này giúp khách du lịch có thể dễ dàng xây dựng các kế hoạch du lịch từ việc tìm kiếm thông tin về địa điểm du lịch, đặt vé, đặt phòng cho đến việc lựa chọn các phương thức di chuyển cũng như lựa chọn giá trị thụ hưởng của những chuyến đi. Thứ hai, ứng dụng AI và chatbox. AI và chatbox khi đã được lập trình có ưu điểm là khả năng làm việc liên tục và phản hồi các yêu cầu của khách hàng một cách tức thời. Do vậy, các doanh nghiệp và công ty lữ hành khi ứng dụng AI và chatbox có thể tiết kiệm nhiều chi phí nhân công trong hoạt động chăm sóc khách hàng. Thứ ba, xu hướng lưu trú chia sẻ trên các nền tảng số. Xu hướng này mở rộng liên kết mạng lưới người cung cấp dịch vụ lưu trú và người có nhu cầu lưu trú qua các mạng xã hội trực tuyến và thị trường điện tử, tạo điều kiện tương tác mạnh mẽ nguồn cung và nguồn cầu không gian lưu trú. Thứ tư, du lịch thực tế ảo. Du lịch công nghệ thực tế ảo được ứng dụng để thiết kế các tour tham quan, tương tác ảo giúp du khách không muốn hoặc không có điều kiện di chuyển vẫn có thể dễ dàng hình dung và tiếp cận các địa điểm, không gian du lịch. Thứ năm, kết nối vạn vật (IoT−Internet of Things) trong ngành Du lịch. Dữ liệu IoT giúp doanh nghiệp biết được nhu cầu, thói quen du lịch và một số đặc điểm khác để có thể chuyển đến khách hàng tiềm năng những thông tin mà họ thật sự quan tâm. Chuyển đổi số trong các hoạt động nói chung, chuyển đổi số trong du lịch nói riêng không chỉ tạo ra quy mô và tốc độ tăng trưởng, mà còn làm hoạt động du lịch thay đổi trên hai bình diện. Một là, thay đổi các yếu tố cấu thành phương thức tổ chức quản lý kinh doanh như nguồn lực, hạ tầng, mô hình, cách thức vận hành doanh nghiệp. Hai là, thay đổi cấu trúc mô hình doanh nghiệp. Trong đó, đáng chú ý là những yêu cầu đặt ra đối với chất lượng nguồn nhân lực.
  4. 306 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... 2.2. Nguồn nhân lực du lịch Theo Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), nguồn nhân lực  là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển, bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. Ở phạm vi hẹp hơn, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, bao gồm lực lượng trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội. Nhân lực ngành Du lịch bao gồm toàn bộ các nhân lực trực tiếp và gián tiếp tham gia vào quá trình phục vụ khách du lịch. Trong đó nhân lực trực tiếp là những người trực tiếp phục vụ khách du lịch tại khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, cửa hàng phục vụ khách du lịch, cơ quan quản lý du lịch,… Lao động gián tiếp là những lao động thực hiện các công việc mang tính quản lý, hỗ trợ cho hoạt động du lịch như quản lý nhà nước về du lịch tại các cơ quan của Chính phủ, quản lý, hành chính tại công ty lữ hành, khách sạn,… Nhìn chung, nguồn nhân lực ngành Du lịch có một số đặc điểm chung như sau: Thứ nhất, nhân lực ngành Du lịch có tính chuyên môn hoá cao; Thứ hai, tỷ lệ lao động trẻ, lao động nữ, lao động thời vụ trong ngành Du lịch cao hơn các ngành khác; Thứ ba, thời gian làm việc của nhân lực ngành Du lịch phụ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng; Thứ tư, trong kinh doanh du lịch, phần lớn nhân lực tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và họ tham gia thực hiện các công việc nhằm đạt được mục tiêu đề ra. (Lê Quân, 2015) Cũng như nhân lực ở các ngành nghề khác, nhân lực du lịch là bộ phận cầu thành lực lượng sản xuất giữ vị trí hàng đầu trong các nguồn lực. Nó là tổng thể số lượng và chất lượng của con người với tổng hòa các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức, tinh thần tạo nên năng lực mà con người, doanh nghiệp, xã hội đã, đang và sẽ thực hiện sử dụng trong quá trình lao động tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần, giúp xã hội tồn tại, vận động và phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện và tiến bộ hơn.
  5. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DU LỊCH VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI... 307 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu, sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk Re- search) phân tích, tổng hợp tài liệu, lấy thông tin thứ cấp. Trong nghiên cứu, trước tiên, nhóm tác giả thu thập các công bố về chuyển đổi số, nguồn nhân lực, nhân lực du lịch nhằm hiểu rõ một số lý thuyết nền trong nghiên cứu nguồn nhân lực du lịch trong xu hướng chuyển đổi số. Sau khi có đầy đủ thông tin cần thiết về lý thuyết nền, tiếp tục nghiên cứu nhằm hiểu rõ các nhóm kỹ năng nhân lực du lịch cần đảm bảo trong chuyển đổi số; thực trạng nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam để từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong xu hướng chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Các nhóm kỹ năng nhân lực du lịch cần đảm bảo trong chuyển đổi số Chuyển đổi số trong du lịch được hiểu là toàn bộ hoạt động du lịch dựa trên nền tảng số, sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những đổi mới trong tổ chức quản lý, cung ứng dịch vụ thậm chí là tạo ra mô hình kinh doanh mới. Thời gian gần đây Việt Nam đang tạo ra các điều kiện cơ bản để thực hiện và thúc đẩy chuyển đổi số trong các hoạt động nói chung và hoạt động du lịch nói riêng, như mức độ kết nối Internet, mức độ sử dụng các thiết bị thông minh có kết nối Internet Tuy nhiên, mức độ chủ động tham gia vào quá trình chuyển đổi số nước ta còn một số hạn chế, có phần tự phát. Khoa học − công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực phát triển kinh tế − xã hội; hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia mới được hình thành, chưa đồng bộ và hiệu quả,... Những hạn chế trong chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi số kinh tế đã có những ảnh hưởng đến chuyển đổi số du lịch, đặc biệt là cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu, lực lượng lao động còn thiếu những kỹ năng cần thiết để hoàn toàn làm chủ trong quá trình chuyển đổi số. Thực tế để luôn chủ động và là chủ thể của quá trình chuyển đối số thì nguồn nhân lực du lịch cần đảm bảo một số nhóm kỹ năng. Cụ thể:
  6. 308 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... Thứ nhất, nhóm kỹ năng liên quan đến nhận thức bao gồm tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề − ra quyết định, khả năng sáng tạo – tư duy đột phá trong công việc; có khả năng làm chủ các thiết bị công nghệ số trong quá trình tương tác của các hoạt động du lịch. Thứ hai, nhóm kỹ năng về thể chất được thể hiện ở kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng về cuộc sống; kỹ năng làm chủ cảm xúc; kỹ năng vượt qua khó khăn và áp lực, thích ứng trong thời gian nhanh nhất với môi trường lao động và tiến bộ khoa học công nghệ mới; Thứ ba, nhóm kỹ năng về xã hội gồm có kỹ năng giao tiếp ứng xử; kỹ năng thu hút đối phương; kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm hiệu quả; kỹ năng tạo lập và duy trì các mối quan hệ; kỹ năng thuyết phục và gây ảnh hưởng, có tác phong kỷ luật và đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp. Có thể khẳng định nguồn nhân lực là nhân tố đóng vai trò quyết định cho sự phát triển bền vững du lịch. Do vậy, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng nhất không chỉ tạo sự phát triển ổn định và bền vững của ngành mà còn tạo cơ hội thúc đẩy quá trình chuyển đổi số du lịch diễn ra nhanh chóng. 4.2. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam hiện nay Nhân lực làm việc trong lĩnh vực du lịch hiện nay đạt khoảng 2,25 triệu người, chiếm khoảng 4% lực lượng lao động cả nước bao gồm các vị trí việc làm: nhân sự tham mưu quản lý nhà nước về hoạt động du lịch; nhân sự quản lý doanh nghiệp, quản trị kinh doanh; nhân sự tham gia đào tạo lĩnh vực du lịch; nhân sự làm việc trực tiếp trong hoạt động du lịch như hướng dẫn viên, marketing, lễ tân,... Chỉ riêng hướng dẫn viên du lịch, tính đến hết năm 2023, cả nước có khoảng 37.331 người được cấp thẻ. (Nguyễn Đăng Tiến, 2021) Số lượng nhân lực trong ngành Du lịch đang có xu hướng tăng, đáp ứng ngày càng tốt hơn sự vận động phát triển của ngành. Tuy nhiên, để phát triển du lịch trong xu thế chuyển đổi số thì chất lượng nguồn nhân lực còn một số hạn chế. Theo ông Nguyễn Đạo Dũng, trưởng phòng Quản lý lữ hành của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam
  7. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DU LỊCH VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI... 309 trên chuyên trang “Du lịch” của Báo Lao động cho biết: năng suất lao động trong ngành Du lịch và khách sạn còn thấp, cụ thể năng suất lao động tại khách sạn ở Việt Nam chỉ bằng 1/15 Singapore, 1/10 Nhật Bản và 1/5 Malaysia, mỗi năm ngành cần khoảng 40.000 nhân viên mới và 25.000 nhân viên cần được đào tạo lại. Nhân lực ngành Du lịch còn nhiều mặt chưa đáp ứng nhiệm vụ phát triển du lịch khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và yêu cầu chuyển đổi số du lịch. Số lượng nhân lực còn ít, cơ cấu chưa đồng bộ và năng lực thực tiễn chưa tương xứng với bằng cấp. Kiến thức hội nhập, năng lực ngoại ngữ, tin học; năng lực sáng tạo, lãnh đạo, quản lý, quản trị và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế chưa tương ứng với yêu cầu phát triển của ngành. Nguồn nhân lực du lịch hiện nay, về mặt số lượng cần bổ sung ở một số vị trí như cán bộ tham mưu quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, chuyên gia hoạch định chính sách, nghiên cứu chiến lược phát triển ngành; về mặt chất lượng cần định hướng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm cần thiết để thích ứng với các xu thế chuyển đổi số trong hoạt động du lịch hiện nay. 4.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong xu thế chuyển đổi số Giải pháp về cơ chế, chính sách Cần có sự tham gia đầy đủ, có trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành trong đề xuất, xây dựng chương trình phối kết hợp đào tạo bồi dưỡng, lựa chọn nguồn nhân lực, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của ngành. Tập trung thống nhất ở mục tiêu, quan điểm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực của ngành, trong đó cần có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo từng nhóm nhân lực trọng tâm, đi đầu trong quá trình chuyển đổi số. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan tham mưu, quản lý nhà nước về du lịch nhằm phát huy vai trò của cơ quan tham mưu trong việc theo dõi, dự báo, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành theo xu hướng chuyển đổi số ngành.
  8. 310 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục – đào tạo nhân lực du lịch; đẩy mạnh phân cấp, thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo nhân lực. Tiếp tục hoàn thiện nội dung, chương trình giảng dạy, đào tạo theo hướng tiên tiến, hiện đại; xác định nội dung kiến thức, kỹ năng cần đào tạo chuyên sâu cho từng nhóm nhân lực du lịch nhằm hướng tới việc đào tạo các kỹ năng, năng lực số cho nguồn nhân lực du lịch. Giải pháp đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các công ty lữ hành Cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp du lịch hay công ty lữ hành cần xây dựng chiến lược, giải pháp kinh doanh song song với chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong hoạch định chính sách. Thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành thường chú trọng đến chiến lược kinh doanh, phân khúc khách hàng,... mà chưa chú trọng đúng mức đến công tác phát triển nhân lực. Điều này dẫn đến tình trạng chất lượng nguồn nhân lực không đáp ứng được nhu cầu phát triển đặc biệt trong xu thế chuyển đổi số hiện nay. Nếu muốn phát triển bền vững, doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược kinh doanh song song với chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, doanh nghiệp cần gắn kết chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp theo từng thời kỳ và mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn để quy hoạch nguồn nhân lực tại các vị trí việc làm phù hợp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học tập, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như hỗ trợ kinh phí, thời gian, lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp với yêu cầu chuyên môn, năng lực nghề nghiệp của nguồn nhân lực tại đơn vị. Doanh nghiệp cũng cần thúc đẩy việc liên kết hợp tác đào tạo với các cơ sở giáo dục bằng cách doanh nghiệp tham gia đào tạo, trao đổi công nghệ hoặc tham gia vào xây dựng chương trình, mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra cho các chương trình đào tạo chuyên ngành Du lịch. Giải pháp đối với các cơ sở đào tạo Trong xu thế chuyển đổi số, yêu cầu đối với nguồn nhân lực sẽ ngày càng khắt khe. Những yêu cầu đó không chỉ dừng lại ở
  9. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DU LỊCH VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI... 311 phạm vi kiến thức chuyên môn mà còn bao gồm cả kỹ năng sống, sự nhanh nhạy trong xử lý công việc, cũng như sử dụng thành thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Điều này đòi hỏi các cơ sở đào tạo chuyên ngành Du lịch trong bối cảnh hiện nay phải đem lại cho người học những kỹ năng và kiến thức cơ bản lẫn tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với các thách thức và yêu cầu công việc thay đổi liên tục để tránh bị đào thải. Do vậy, đối với các cơ sở đào tạo cần phải: − Nghiên cứu thay đổi nội dung, phương pháp đào tạo nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ mới, đặc biệt là hình thành và hoàn thiện các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học. Xây dựng hệ sinh thái với sự liên kết, chuyển giao ba bên giữa doanh nghiệp, nhà trường và người học nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo về kỹ thuật, công nghệ cũng như đáp ứng nhu cầu học tập, cập nhật công nghệ cho các lứa tuổi. − Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp  thay đổi phương thức giảng dạy, tăng cường thực hành; ứng dụng công nghệ trong nghiên cứu, đào tạo,... Ngoài ra, cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực du lịch cần được tiếp tục hoàn thiện; khuyến khích và thực hiện xã hội hóa trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch,… KẾT LUẬN Chuyển đổi số nói chung, chuyển đổi số du lịch nói riêng là tất yếu do sự tác động ngày càng mạnh mẽ của các thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0. Để quá trình này thực sự mang lại hiệu quả thúc đẩy chuyển đổi số kinh tế và chuyển đổi số quốc gia thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trở thành yếu tố giữ vai trò cốt lõi. Việc thực hiện tổng hòa các giải pháp vai trò trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, các công ty lữ hành, các cơ sở giáo dục chuyên ngành Du lịch và bản thân mỗi nguồn nhân lực sẽ phát huy vai trò chủ động trong việc tiếp cận, thích ứng và sử dụng các công nghệ số hiện nay.
  10. 312 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo hằng năm của về hoạt động kinh doanh du lịch của Tổng cục du lịch Việt Nam. [2] Bộ chính trị, Nghị quyết về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn(Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017), Hà Nội. [3] TS. Hoàng Thị Bình, TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai. “Đào tạo nguồn nhân lực phát triển du lịch bền vững: cơ hội và thách thức”, Tạp chí Văn học nghệ thuật, số 491, tháng 3/2022. [4] Mai Lan Hương (2020), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam (Số 03), 37−43. [5] Lê Quân (2015), “Nghiên cứu, đề xuất phát triển nhân lực ngành Du lịch tỉnh Quảng Bình”, Luận án Tiến sĩ. [6] Nguyễn Đăng Tiến (2021), “Nhu cầu nguồn nhân lực hướng dẫn viên du lịch − cơ hội và thách thức”, [http://ftf.saodo.edu.vn/ nghien-cuu-trao-doi] [7] https://dulich.laodong.vn/tin-tuc/giai-quyet-bat-cap-trong-dao- tao-nguon-nhan-luc-du-lich-viet-nam-1283031.html.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2