intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch trong chuyển đổi số quốc gia

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giải pháp đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch trong chuyển đổi số quốc gia" sẽ đi vào tìm hiểu về thực trạng chuyển đổi số trong ngành Du lịch; thông qua thực trạng đề xuất một vài giải pháp đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch trong chuyển đổi số quốc gia hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch trong chuyển đổi số quốc gia

  1. GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH ... TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA ThS. Dương Thị Tuyết Trinh1 Tóm tắt: Có thể nói, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem đến nhiều thời cơ cũng như đặt ra thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực du lịch nói riêng. Trong quá trình phát triển hoạt động du lịch, việc phát triển nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng được quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong chuyển đổi số quốc gia còn nhiều hạn chế trước yêu cầu hội nhập. Trong giới hạn bài viết, tác giả tập trung khái quát về thực trạng nguồn nhân lực du lịch trong chuyển đổi số; trên cơ sở đó đề xuất một vài giải pháp đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch trong chuyển đổi số hiện nay. Từ khóa: Nguồn nhân lực, du lịch, chuyển đổi số, quốc gia. SOLUTIONS FOR TRAINING AND USING TOURISM HUMAN RESOURCES IN NATIONAL DIGITAL TRANSFORMATION Abstract: It can be said that the 4.0 industrial revolution brings many opportunities as well as challenges to Vietnamese human resources in general and tourism human resources in particular. In the process of developing tourism activities, human resource development is an important issue that receives special attention. However, the quality of tourism human resource training in national digital transformation is still limited due to integration requirements. Within the limits of the article, the author focuses on generalizing the current situation of tourism human resources in digital transformation. From there, the author will propose a few solutions for training and using tourism human resources in today’s digital transformation. Keywords: Human resources, tourism, digital transformation, country. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, bức tranh kinh tế Việt Nam nhìn chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn, du lịch luôn thể hiện là một điểm sáng đáng trân trọng, ngày càng khẳng định vai trò là ngành kinh tế Trường Cao đẳng Vĩnh Long. 1
  2. 314 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... dịch vụ, ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội cao. Để tiếp tục phát triển ngành du lịch trong thời đại chuyển đổi số, đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho lĩnh vực này là một trong những yêu cầu cấp thiết được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Bài viết sẽ đi vào tìm hiểu về thực trạng chuyển đổi số trong ngành Du lịch; thông qua thực trạng đề xuất một vài giải pháp đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch trong chuyển đổi số quốc gia hiện nay. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm “nguồn nhân lực” Nguồn nhân lực là “tổng thể số lượng và chất lượng con người với tổng hòa các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức – tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội”.1 1.2. Khái niệm nguồn nhân lực du lịch Nguồn nhân lực du lịch chỉ lực lượng lao động tham gia vào quá trình phát triển du lịch, gồm cả nhân lực trực tiếp và nhân lực gián tiếp. Trong đó, nhân lực trực tiếp là những người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; các đơn vị sự nghiệp du lịch; các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Còn nhân lực gián tiếp là bộ phận nhân lực làm việc trong các ngành, các quá trình liên quan đến hoạt động du lịch như văn hóa, hải quan, giao thông, xuất nhập cảnh, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ công cộng, môi trường, bưu chính viễn thông, cộng đồng dân cư,... Điều đó cho thấy, nhân lực du lịch có độ bao phủ tương đối rộng và chất lượng của nó không chỉ tác động và đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển du lịch, mà còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển các ngành, các lĩnh vực khác có liên quan. 1 https://mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/156349/Phat-trien-nguon-nhan- luc-trong-xay-dung-kinh-te-so-o-Viet-Nam.html#:~:text=Quy%C, truy cập ngày 7/10/2022.
  3. GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH... 315 1.2. Vai trò của nguồn nhân lực du lịch trong phát triển nền kinh tế Ngành Du lịch được hiểu một cách đơn giản chính là những hoạt động liên quan đến nhu cầu về giải trí, nghỉ dưỡng, tham quan,… của con người sống tại địa điểm nào đó. Do đó, ngành Du lịch không còn đơn giản phục vụ nhu cầu của khách hàng. Chính nhờ xu hướng hội nhập của thế giới, ngành Du lịch tác động rất lớn đến việc quảng bá nét đẹp về thiên nhiên, văn hóa lẫn cả con người. Vì vậy mà rất nhiều bạn bè thế giới biết đến nước ta với những hình ảnh tuyệt đẹp về thiên nhiên, ẩm thực, văn hóa,... cho nên, du lịch có vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế nước nhà. Mặt khác, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách quốc gia, thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, tác động tích cực đối với các ngành kinh tế liên quan. Đối với phương diện xã hội, ngành Du lịch góp phần nhiều đến việc bạn bè quốc tế biết đến với những hình ảnh thiên nhiên, văn hóa đẹp nhất, mang đến cơ hội giao lưu, tìm tòi nhiều nền văn hóa khác nhau. Chính vì lẽ đó, nguồn nhân lực du lịch đóng một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với phát triển ngành du lịch mà còn góp phần không nhỏ đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Do đó, yêu cầu căn bản để phát triển ngành du lịch là phải có một đội ngũ nhân lực của ngành có chất lượng cao, được đào tạo, bồi dưỡng kịp thời, đáp ứng được các yêu cầu về kỹ năng, kinh nghiệm, khả năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ, biết ứng dụng công nghệ trong thời kỳ công nghệ số hiện nay. 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Thuận lợi Chuyển đổi số là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã nêu rõ nhiệm vụ cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh ở Việt Nam. Để triển khai chuyển đổi
  4. 316 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... số của ngành Du lịch, năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1671/QÐ-TTg, ngày 30/11/2018 phê duyệt “Ðề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025”, trong đó, nhấn mạnh ưu tiên phát triển du lịch số, du lịch thông minh, xem đây là một trong những lĩnh vực có mức độ sẵn sàng cao. Nhận thức được chuyển đổi số thành công sẽ đem lại nhiều lợi ích và tiềm năng lớn cho sự phát triển của ngành Du lịch nước nhà, hiện nay, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp công nghệ cũng như thiết lập các chính sách phù hợp để tăng tốc chuyển đổi và đem lại trải nghiệm tích cực hơn cho du khách. Có thể nói, năm 2022 là giai đoạn đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, toàn dân, toàn diện. Theo đó, Chương trình thúc đẩy chiến lược nền tảng số quốc gia sẽ cung cấp đầy đủ thông tin và trải nghiệm trực tuyến cho khách du lịch cũng được diễn ra quyết liệt trên nhiều địa phương. Năm 2023, Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch) cũng chính thức ra mắt phiên bản mới tài liệu Hướng dẫn Chuyển đổi số trong ngành Du lịch “Chuyển đổi nhận thức và thống nhất hành động” gồm các giải pháp tổng thể và bước đi cụ thể để triển khai chuyển đổi số. Đây là nhiệm vụ thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Du lịch nhằm hình thành một bộ tài liệu hướng dẫn chung trong toàn ngành về chuyển đổi số. Tài liệu Hướng dẫn chuyển đổi số trong ngành Du lịch “Chuyển đổi nhận thức và thống nhất hành động” sẽ là khung hướng dẫn để triển khai chuyển đổi số một cách thống nhất, đồng bộ trong ngành Du lịch, giúp tối ưu hóa kết quả, tiết kiệm nguồn lực và tăng cường tính liên kết trong toàn ngành. Hiện nay, trên cả nước, các địa phương đã đồng loạt triển khai và áp dụng nhiều ứng dụng chuyển đổi số nhằm thích ứng xu thế và nâng cao hiệu quả ngành du lịch. Có thể kể đến các tỉnh thành sau:  Tại Hà Nội, Cổng thông tin Du lịch cùng vô vàn ứng dụng du lịch thông minh hay bản đồ du lịch số đã ra đời. Đồng thời, hệ thống dữ liệu của hơn 300 điểm du lịch trên địa bàn đã được thống
  5. GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH... 317 nhất và liên kết với nhau. Trên cổng thông tin, khách du lịch có thể tiếp cận thông minh đa phương tiện vừa xem, vừa nghe, vừa đọc để khai thác trọn vẹn tiềm năng, thế mạnh di sản văn hóa Hà Nội.   Thành phố Đà Nẵng cũng tích cực chuyển đổi số ngành du lịch với việc triển khai ứng dụng thực tế ảo VR360 “Một chạm đến Đà Nẵng”. Thông qua ứng dụng, du khách có thể trải nghiệm và khám phá các địa danh nổi tiếng tại Đà Nẵng với thuyết minh tự động hai ngôn ngữ Anh – Việt, hình ảnh 360 độ,… cùng nhiều ứng dụng chuyển đổi số khác nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch từ nhiều nơi trên thế giới.  Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngành Du lịch đã có những bước tiến lớn khi ứng dụng phần mềm du lịch thông minh trên cả hai nền tảng Android và IOS; đồng thời triển khai ứng dụng công nghệ 3D trong thông tin, quảng bá du lịch nhằm mục đích tái hiện sinh động không gian Thành phố trên cao, đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị. Ngoài ra, Thành phố còn cập nhật 366 tài nguyên du lịch lên trên nền tảng Google Earth và Google Map, đồng thời đưa sản phẩm du lịch lên sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee, Traveloka, tiếp cận dễ dàng hơn với khách du lịch hiện đại.   2.2. Khó khăn Trên thực tế hiện nay, quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin của ngành Du lịch chưa được diễn ra đồng bộ và thống nhất. Tại nhiều địa phương vẫn tồn tại sự khác biệt về công nghệ số. Các khu vực có điều kiện tốt để chuyển đổi số trong du lịch hầu hết là ở các tỉnh, Thành phố lớn.  Bên cạnh đó, những hoạt động số hóa trong ngành còn diễn ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa kết nối và xây dựng cơ sở dữ liệu thành công. Bởi vậy quá trình quản lý, kiểm soát, báo cáo cũng như thống kê dữ liệu trong ngành gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn như nhiều lĩnh vực khác, chuyển đổi số ngành du lịch hiện cũng đang phải đối diện với không ít những khó khăn về thiếu hụt nguồn lực. Cụ thể, đó là thiếu công nghệ hiện đại, tài chính cũng như nguồn nhân lực số có đầy đủ kiến thức, kỹ năng. Để chuyển đổi số thành công, cần phải
  6. 318 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... có nguồn nhân lực giỏi, đội ngũ chuyên gia có năng lực về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, hệ thống đào tạo hiện nay của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập trong việc bắt kịp xu hướng đào tạo nhân tài và phát triển nguồn nhân lực du lịch số.  Song song đó, công tác bồi dưỡng, đào tạo nhân lực du lịch mới còn nhiều bất cập. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, mỗi năm, toàn ngành cần thêm 40.000 lao động. Tuy nhiên, lượng sinh viên chuyên ngành Du lịch chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó, chỉ có hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp vào làm tại các doanh nghiệp đã không đáp ứng được vị trí việc làm, hầu hết các doanh nghiệp đều phải mất thời gian, công sức đào tạo lại kỹ năng nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ và đặc biệt là ý thức nghề nghiệp.1 Thêm vào đó, chất lượng lao động, năng suất làm việc, chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn nhiều hạn chế, thiếu lao động lành nghề, nhất là các chuyên gia đầu ngành, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tay nghề vẫn chưa đáp ứng được tốc độ phát triển. Nhân lực được đào tạo du lịch tại vùng sâu, vùng xa tiếp tục thiếu và yếu sẽ là thách thức lớn khi phát triển các khu du lịch mới, việc đào tạo cho dân tộc thiểu số gặp nhiều trở ngại về ngôn ngữ, văn hóa,… Việt Nam có giá nhân công rẻ, nhưng năng suất lao động thấp hơn so với các quốc gia trong khu vực. Một số nhân lực phục vụ du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng,… chưa được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, trình độ ngoại ngữ,…; Mất cân đối cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực theo các vùng miền, địa phương; Chậm đổi mới, hội nhập với xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa. Ngoài ra, các ứng dụng về chuyển đổi số du lịch còn riêng lẻ, chưa liên thông, chưa đồng bộ, cơ sở dữ liệu được xây dựng theo từng lĩnh vực chuyên ngành ít có sự chia sẻ, kết nối thông tin; chưa có cơ chế bắt buộc chia sẽ dữ liệu; công tác điều hành của Sở Du 1 https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/giai-phap-lien-ket-dao-tao-giua-nha- truong-va-doanh-nghiep-trong-dao-tao-phat-trien-nguon-nhan-luc-du-lich- nham-thich-ung-thoi-ky-hau-covid-19-89795.htm, truy cập ngày 07/07/2022.
  7. GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH... 319 lịch vẫn theo cách truyền thống, chỉ đạo bằng văn bản; chưa có hệ thống tổng hợp dữ liệu trên nền tảng công nghệ thông tin. Đặc biệt, các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp kinh doanh khách sạn vẫn trong tình trạng thiếu nhân lực làm được việc thiếu chuyên nghiệp, tính kỷ luật lao động kém, thái độ phục vụ chưa chu đáo. Việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ, tin học trong công việc của lao động Việt Nam còn rất hạn chế. Mặt khác, đa số các nhà hàng, khách sạn, đại lý lữ hành, cửa hàng du lịch, điểm du lịch trong nước chưa bố trí nhân sự có kinh nghiệm về du lịch số để phục vụ yêu cầu chuyển đổi số và nhu cầu của du khách. Ngoài ra, thiếu hụt dữ liệu do chưa cập nhật được đầy đủ toàn bộ số liệu, báo cáo, phân tích từ nhiều nguồn khác nhau; nhiều địa phương chưa biết bắt đầu chuyển đổi số từ đâu cũng chính là vật cản trên bước đường chuyển đổi số ngành Du lịch thành công.   3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA Thứ nhất, Đảng ủy và chính quyền các cấp cần quan tâm, hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển ngành du lịch trong quá trình chuyển đổi số; đồng thời tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức trong toàn ngành về cách mạng công nghệ số với ngành Du lịch. Đội ngũ nhân lực trong toàn ngành phải nhận thức được đúng đắn về cách mạng công nghệ 4.0 và ý thức được sự tác động của làn sóng công nghệ mới lên ngành Du lịch, lên từng vị trí việc làm là tất yếu. Từ đó, mỗi nhân lực làm việc trong ngành cần chủ động, nỗ lực trong học tập và đổi mới, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, trình độ sử dụng công nghệ mới. Các cơ quan quản lý du lịch các cấp, cơ quan truyền thông đại chúng đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của đội ngũ người lao động, khách du lịch và cộng đồng về cách mạng công nghệ số với ngành Du lịch. Thứ hai, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về phát triển nguồn nhân lực du lịch bằng cách rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới
  8. 320 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến cách mạng công nghệ số với ngành Du lịch nói chung và phát triển nguồn nhân lực du lịch nói riêng cho phù hợp với bối cảnh, tình hình mới; phải có chính sách hỗ trợ, nâng cao năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề du lịch trong cả nước gắn với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác đào tạo; đảm bảo hài hòa giữa chính sách thuyên giảm biên chế với chính sách tuyển mộ nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các cấp; phải có cơ chế đãi ngộ tốt và cơ chế thu hút hiền tài cho ngành du lịch; tạo thuận lợi về điều kiện công tác, môi trường làm việc cho nguồn nhân lực có trình độ cao về công nghệ trong ngành du lịch; phải có cơ chế khuyến khích, khen thưởng kịp thời đối với người lao động trong ngành có ý tưởng đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu, áp dụng những thành tựu công nghệ tiên tiến nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả trong công việc; đặc biệt doanh nghiệp du lịch cần trang bị cho nhân lực du lịch những kiến thức về hội nhập, giỏi về ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ du lịch, am hiểu thị trường, luật pháp,… nhằm phục vụ tốt cho du khách tham quan. Thứ ba, đối với cơ sở đào tạo, cần có cơ chế, chính sách ưu tiên đào tạo nhân lực du lịch; thay đổi mục tiêu đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu hội nhập, đổi mới nội dung chương đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tiếp cận dần yêu cầu năng lực làm việc trong các lĩnh vực của ngành, trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; đẩy mạnh hoạt động liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, hướng tới đạt chuẩn quốc tế về chất lượng đào tạo; tăng cường cơ sở vật chất, nhất là công nghệ thông tin phục vụ việc ng- hiên cứu, giảng dạy, học tập là yếu tố rất quan trọng trong thời kỳ công nghiệp 4.0 để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập. Thứ tư, đào tạo và cải thiện nguồn nhân lực du lịch đủ về số lượng phù hợp với đảm bảo cung cấp đủ cho các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và cho nhu cầu của các doanh nghiệp du lịch. Việc đảm bảo về số lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sử
  9. GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH... 321 dụng lao động của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp du lịch là cơ sở để đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu, tiêu chuẩn đặt ra đối với chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách du lịch. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì và mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp du lịch bằng cách thiết lập các đối tác với các doanh nghiệp du lịch để đảm bảo chương trình học phù hợp với nhu cầu thực tế của ngành. Hợp tác này có thể bao gồm việc cung cấp cơ hội thực tập cho sinh viên, giảng dạy bởi các chuyên gia ngành và đảm bảo rằng nội dung chương trình học liên quan đến các dự án và nghiên cứu của các doanh nghiệp. Đồng thời, đào tạo giảng viên chất lượng, phải đảm bảo rằng các giảng viên được đào tạo thường xuyên và cập nhật kiến thức để có thể dạy các chương trình đào tạo du lịch theo một cách hiệu quả và chuyên nghiệp. Thứ năm, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại cho nguồn nhân lực du lịch  nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng về cách mạng công nghệ số; nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong công việc của người lao động ngành Du lịch; nâng cao trình độ, hiểu biết của người lao động về những công nghệ nguồn, công nghệ cốt lõi của cách mạng công nghệ số và khả năng ứng dụng vào ngành; đồng thời cần tăng cường đào tạo kỹ năng số cho người dân. Khi người dân địa phương được trao quyền bằng cách đào tạo kỹ năng số sẽ mở ra cơ hội đầu tư rộng rãi từ các nhà cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến và cung cấp sự thuận tiện cho khách du lịch. Mặt khác, người dân địa phương cần phải được trao quyền kỹ thuật số vì họ là những người sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch và họ đóng vai trò chính trong việc tạo ra những điều đáng nhớ và trải nghiệm phong phú cho khách du lịch, đồng thời họ cũng là người tạo ra giá trị và cộng tác viên trong quảng bá hình ảnh quê hương mình như một điểm đến du lịch hấp dẫn. Thứ sáu, tăng cường liên kết, nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu nhân lực. Nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh ngay từ đầu vào, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đầu tư hệ thống cơ sở vật chất phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế; chú trọng đào tạo chuyên môn
  10. 322 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... gắn với đào tạo nâng cao năng lực tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến, chuẩn hóa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề ngày càng tốt hơn trước yêu cầu chuyển đổi số; phát triển mạng lưới chuyên gia ở tất cả ngành nghề trong du lịch và tổ chức chương trình đào tạo theo hướng chuyển đổi số; tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo chuyên sâu với các đơn vị du lịch, bảo đảm sự tham gia tích cực và đóng góp hiệu quả giữa “Nhà trường – Nhà tuyển dụng – Nhà nước”; từng bước triển khai hiệu quả cơ chế “đặt hàng đào tạo” gắn với tuyển dụng nhân sự du lịch chất lượng cao. Thứ bảy, cần tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các hoạt động du lịch. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các cấp cần hoàn thiện và triển khai đồng bộ Chính phủ điện tử, thực hiện thủ tục hành chính điện tử, dịch vụ công trực tuyến, số hóa – công nghệ hóa các hoạt động quản lý chuyên môn; phát triển Cổng thông tin du lịch quốc gia trên cơ sở tích hợp thông tin sản phẩm du lịch của các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch. Đây là một trang web trực quan, giới thiệu các điểm đến của đất nước, chia sẻ những việc hoạt động diễn ra trên khắp đất nước và cung cấp thông tin thực tế về cách thực hiện chúng; cung cấp cho khách du lịch những ý tưởng về kỳ nghỉ; giới thiệu các chiến dịch và thông tin điểm đến được phát triển theo chuyên đề, chủ đề xoay quanh các hoạt động phổ biến và các loại hình nghỉ ngơi. Do đó, Cổng du lịch quốc gia cần được thiết kế “động”, thông tin theo thời gian thực. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần tích cực triển khai thương mại điện tử, đẩy mạnh các loại hình kinh doanh trực tuyến, hình thành và thu hút sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp đối với hệ thống các sàn giao dịch du lịch điện tử; đối với khách du lịch, khuyến khích sử dụng các dịch vụ trực tuyến, sử dụng các phần mềm, tiện ích thông minh trên các thiết bị di động thông minh, sử dụng các hình thức thanh toán điện tử. Thứ tám, Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp ngành du lịch trong quá trình chuyển đổi số bằng cách xây dựng, ban hành bộ chỉ số chuyển đổi số du lịch áp dụng cho các doanh nghiệp. Chỉ số này đánh giá tình trạng chuyển đổi số hiện tại của doanh nghiệp
  11. GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH... 323 dựa trên các trụ cột: lãnh đạo và tổ chức, quy trình và hoạt động, khách hàng, đổi mới, công nghệ và dữ liệu. Về phía cơ quan quản lý du lịch, trên cơ sở chấm điểm tự động, cơ quan nhà nước tư vấn chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Đây là bước đầu tiên quan trọng cho phép cơ quan quản lý du lịch xác định các hành động/trụ cột cần hỗ trợ doanh nghiệp và các bên liên quan. Cơ quan quản lý du lịch xây dựng các giai đoạn trưởng thành của quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp và danh sách các nền tảng số để khuyến nghị các doanh nghiệp sử dụng phù hợp với mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp. KẾT LUẬN Tóm lại, trong xu thế hội nhập và phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch có ý nghĩa quyết định để đưa ngành du lịch nước ta trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và hội nhập với quốc tế. Vì vậy, phát triển du lịch trong giai đoạn mới phải chú trọng tính chuyên nghiệp, hiện đại, theo chuẩn mực quốc tế nhưng cũng đa dạng, độc đáo, riêng có; kiên định mục tiêu nhưng phải hết sức linh hoạt, thích ứng, đổi mới, sáng tạo, gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số. Thông qua một vài đề xuất, người viết hy vọng góp thêm một phần công sức vào phát triển tiềm năng du lịch trong thời kỳ đổi mới hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Xuân Hậu (2019), Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập – Sự lựa chọn những giải pháp phù hợp, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Lê Anh Tuấn (2019), Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2017), Nghị quyết số 08-QĐ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 4. Chính phủ (2020), Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020, Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.
  12. 324 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... 5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016), Đề án tăng cường đào tạo theo nhu cầu xã hội lĩnh vực du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030. 6. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2019), “Xu hướng phát triển của du lịch thế giới và tác động đối với du lịch Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội. 7. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/giai-phap-lien-ket-dao- tao-giua-nha-truong-va-doanh-nghiep-trong-dao-tao-phat- trien-nguon-nhan-luc-du-lich-nham-thich-ung-thoi-ky-hau- covid-19-89795.htm, truy cập ngày 07/07/2022. 8. https://tapchitaichinh.vn/nganh-du-lich-viet-nam-nam-2023-ca- hoi-vuot-thac-suy-thoai.html, truy cập ngày 14/3/2024. 9. https://tapchitaichinh.vn/nganh-du-lich-viet-nam-nam-2023-ca- hoi-vuot-thac-suy-thoai.html, truy cập ngày 19/12/2023. 10. https://mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/156349/Phat-trien- nguon-nhan-luc-trong-xay-dung-kinh-te-so - o -Viet-Nam. html#:~:text=Quy%C, truy cập ngày 7/10/2022.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2